Nửa bài báo, một tấm hình
Trà Mi
Trà Mi
04-08-2012
Tờ mờ sáng bên cốc cà-phê bốc khói, đọc bài báo đăng trên tờ An Giang Mobile ngày 3 tháng 8, 2012.
Đây là một bài đã đăng trên trang Người
đưa tin do Hội Luật gia Việt Nam chủ quản. Tựa bài “Trận đánh bất ngờ giải phóng Trường Sa của vị tướng già”
làm người viết đã phải giựt tóc mai ba lần để xác định mình tỉnh hay vẫn đang
mơ.
Trời ạ! Việt Nam lại một lần nữa đứng dậy đánh đuổi ngoại xâm?
Coi vậy mà không phải vậy. Xin trích dẫn lại đây phần liên quan đến “giải phóng Trường Sa” để mọi người cùng đọc.
Trời ạ! Việt Nam lại một lần nữa đứng dậy đánh đuổi ngoại xâm?
Coi vậy mà không phải vậy. Xin trích dẫn lại đây phần liên quan đến “giải phóng Trường Sa” để mọi người cùng đọc.
An Giang Mobile. Cập nhật ngày: 30/01/2012
Quế Ngân
(Nguoiduatin.vn) - Là một trong những người chỉ huy trung đội đặc công nước trên tàu không số ra giải phóng quần đảo Trường Sa trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử năm 1975, nên trong ký ức của vị tướng già Mai Năng đầy hào hùng nhưng đẫm máu và nước mắt.
Dũng sỹ số một
Tướng Mai Năng tên thật là Tạ Văn Thiều, sinh năm 1930, ở huyện Kiến Thuỵ, TP. Hải Phòng. 20 tuổi, ông nhập ngũ và được điều về Bộ chỉ huy quân sự Kiến An (cũ).
[...]
Quế Ngân
(Nguoiduatin.vn) - Là một trong những người chỉ huy trung đội đặc công nước trên tàu không số ra giải phóng quần đảo Trường Sa trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử năm 1975, nên trong ký ức của vị tướng già Mai Năng đầy hào hùng nhưng đẫm máu và nước mắt.
Dũng sỹ số một
Tướng Mai Năng tên thật là Tạ Văn Thiều, sinh năm 1930, ở huyện Kiến Thuỵ, TP. Hải Phòng. 20 tuổi, ông nhập ngũ và được điều về Bộ chỉ huy quân sự Kiến An (cũ).
[...]
Sau khi miền Bắc được giải phóng, Dũng sỹ Năng được cử đi học tại
Cục Tình báo. Học xong, ông được biên chế vào làm chính trị viên của lực lượng
hải quân, chuyên săn tàu ngầm. Năm 1962, ông được giao nhiệm vụ xây dựng lực
lượng đặc công hải quân. Từ năm 1962 đến khi về hưu, ông gắn với nhiệm vụ ban
đầu này.
Thiếu tướng Tạ Văn Thiều (Tức Mai Năng)
Tướng Năng tâm sự:
“Đặc công hải quân hay còn gọi chung là đặc công nước, đòi hỏi người
chiến sỹ có những tố chất khác biệt với lính bình thường. Bơi, lặn là một
chuyện nhưng tố chất của người chỉ huy, tự quyết định không thể thiếu. Bởi trận
địa dưới nước, khác với trận địa trên không, trên mặt đất. Sai lầm trong tích
tắc, có thể phải trả giá bằng mạng sống của mình và đồng đội. Đặc công nước của
Mỹ, Ngụy được trang bị đến tận răng nên ta không thể xem thường”.
Theo tướng Năng, ngày đó, Trung đội đặc công hải quân ra đời, ông
không dám nghĩ rằng, năm 1975, nó lại là mũi tiên phong để ra giải phóng quần
đảo Trường Sa.
Tướng Năng cho biết: Không thể kể chi tiết chuyện huấn luyện hay công tác chuẩn bị, kế hoạch đánh của đặc công hải quân vì đó là bí mật quân sự. Song có một điều chắc chắn rằng, đã vào đặc công thì không thể không khổ luyện. Họ có tư duy trận địa dưới nước rất tốt, ngoài ra, họ cũng thuộc những “món” đánh trên cạn để thích nghi với địa hình khi có phát sinh. Đã có thời gian dài, đặc công hải quân gắn liền với tàu không số trên biển, với những chuyến hàng từ Bắc chi viện cho miền Nam.
Trận đánh bất ngờ
Theo tướng Năng, thời điểm đó (năm 1975), quần đảo Trường Sa do Chính quyền Sài Gòn cũ chiếm giữ. Ông nhận nhiệm vụ vào Đà Nẵng chỉ huy đơn vị hợp thành giữa Trung đoàn đặc công hải quân và đặc công quân khu V, với 3 tàu không số là 673, 674 và 675 của Đoàn 125 huyền thoại, ra giải phóng Trường Sa. Chỉ có 3 tàu nhưng nhiệm vụ là đánh đồng loạt các đảo để áp đảo tinh thần nguỵ quân, chặn đường chạy, cứu viện từ đảo này sang đảo khác của chúng.
Tướng Năng kể:
Tướng Năng cho biết: Không thể kể chi tiết chuyện huấn luyện hay công tác chuẩn bị, kế hoạch đánh của đặc công hải quân vì đó là bí mật quân sự. Song có một điều chắc chắn rằng, đã vào đặc công thì không thể không khổ luyện. Họ có tư duy trận địa dưới nước rất tốt, ngoài ra, họ cũng thuộc những “món” đánh trên cạn để thích nghi với địa hình khi có phát sinh. Đã có thời gian dài, đặc công hải quân gắn liền với tàu không số trên biển, với những chuyến hàng từ Bắc chi viện cho miền Nam.
Trận đánh bất ngờ
Theo tướng Năng, thời điểm đó (năm 1975), quần đảo Trường Sa do Chính quyền Sài Gòn cũ chiếm giữ. Ông nhận nhiệm vụ vào Đà Nẵng chỉ huy đơn vị hợp thành giữa Trung đoàn đặc công hải quân và đặc công quân khu V, với 3 tàu không số là 673, 674 và 675 của Đoàn 125 huyền thoại, ra giải phóng Trường Sa. Chỉ có 3 tàu nhưng nhiệm vụ là đánh đồng loạt các đảo để áp đảo tinh thần nguỵ quân, chặn đường chạy, cứu viện từ đảo này sang đảo khác của chúng.
Tướng Năng kể:
“Chúng tôi cải trang thành tàu đánh cá rồi “đè sóng” ra khơi. Anh
em đặc công phải nằm gọn dưới gầm tàu. Trên đường ra khơi, máy bay của nguỵ
quân cứ quần thảo trên đầu, chúng gọi, chúng hô. Để nghi binh, tàu phải hướng
về phía đảo Hải Nam (Trung Quốc) như thể là tàu đánh cá quốc tế. Máy bay thăm
dò của quân ngụy bị lừa, bỏ đi. Thế là tàu quay mũi, nhằm quần đảo Trường Sa mà
tiến. Trong các đảo thì Song Tử Tây là được bố trí hệ thống phòng thủ, quân
nhiều nhất. Giải phóng Song Tử Tây có nghĩa là chặn cả ý chí lẫn hy vọng tiếp
viện của quân ngụy.”
Thế là tướng Năng phân bổ nhiều quân vào Song Tử Tây hơn các đảo
khác. Các mũi tiến vào đảo cứ thế mà y lệnh.
Trường Sa luôn trong ký ức của vị tướng già
Lênh đênh trên sóng 3 ngày thì tàu áp sát đảo Song Tử Tây. Như kế
hoạch đã vạch ra trước đó, sau 30 phút từ hiệu lệnh của khẩu súng DKZ phát ra,
đảo Song Tử Tây đã được giải phóng. Lá cờ của quân giải phóng đã tung bay trên
đảo. Một kỷ niệm không thể quên trong ký ức của tướng Năng, đó là, lúc tiến vào
giải phóng đảo, ông gặp viên chỉ huy phía bên kia. Viên sỹ quan này có khuôn
mặt hiền.
Tướng Năng hỏi: “Sao các anh không chống cự mà lại tự tan rã nhanh thế?” Viên sỹ quan này thành thật: “Biết có tàu chiến vào đảo, tôi huy động quân, chuẩn bị chiến đấu rất sẵn sàng. Theo dõi, tôi nghe được hiệu lệnh chỉ huy là tiếng Việt, tôi biết không phải quân ngoại quốc đến chiếm đảo nên không chống cự, tránh thương vong cho anh em.” Nói xong, viên sỹ quan này thỉnh cầu: “Đừng để người Việt Nam trên đảo đổ máu nữa.” “Tôi thấy nhẹ lòng, dù trước đó đầy bão tố nhưng câu nói đó làm tôi thấy bình yên trở lại,” tướng Năng bộc bạch.
Tướng Năng khẳng định: Đảo Song Tử Tây là kiên cố nhất của quân ngụy ngày ấy mà giải phóng nhanh như vậy thì các đảo khác lại đơn giản hơn. Tôi hỏi: “Bị đánh bất ngờ, nguỵ quân không chống cự, không gọi chi viện sao?”
Tướng Năng nói:
Tướng Năng hỏi: “Sao các anh không chống cự mà lại tự tan rã nhanh thế?” Viên sỹ quan này thành thật: “Biết có tàu chiến vào đảo, tôi huy động quân, chuẩn bị chiến đấu rất sẵn sàng. Theo dõi, tôi nghe được hiệu lệnh chỉ huy là tiếng Việt, tôi biết không phải quân ngoại quốc đến chiếm đảo nên không chống cự, tránh thương vong cho anh em.” Nói xong, viên sỹ quan này thỉnh cầu: “Đừng để người Việt Nam trên đảo đổ máu nữa.” “Tôi thấy nhẹ lòng, dù trước đó đầy bão tố nhưng câu nói đó làm tôi thấy bình yên trở lại,” tướng Năng bộc bạch.
Tướng Năng khẳng định: Đảo Song Tử Tây là kiên cố nhất của quân ngụy ngày ấy mà giải phóng nhanh như vậy thì các đảo khác lại đơn giản hơn. Tôi hỏi: “Bị đánh bất ngờ, nguỵ quân không chống cự, không gọi chi viện sao?”
Tướng Năng nói:
“Có chứ. Quân ngụỵ đã cho tàu ở Vũng Tàu ra chi viện; cho trực
thăng chi viện quân... nhưng đều ở xa, không dám áp sát đảo. Tàu chi viện nhìn
thấy cờ của quân giải phóng bay trên đảo đã tự quay tàu, hướng về điểm xuất
phát. Các đảo khác như Sơn Ca, Sinh Tồn, Trường Sa, Nam Yết cũng ở trong tình
trạng tương tự. Sỹ quan, lính nguỵ hỗn loạn, chen nhau ra tàu để chạy về đất
liền. Không chen được lên tàu thì xuống xuồng, canô... bất kể là thứ gì có thể
để trốn chạy khỏi đảo càng nhanh, càng tốt.”
Đất nước thống nhất, tướng Năng về tham gia Chiến dịch biên giới
Tây Nam rồi Chiến dịch biên giới phía Bắc. Tướng Năng giữ chức vụ Tư lệnh Quân
chủng Đặc công; được tặng thưởng 2 Huân chương kháng chiến, 2 Huân chương quân
công, 4 Huân chương chiến công vì những thành tích đặc biệt xuất sắc trong
chiến đấu và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Năm 1998, ông về
hưu với quân hàm Thiếu tướng.
Nguồn: Quế Ngân. Nguoiduatin
Nguồn: Quế Ngân. Nguoiduatin
Nửa
bài báo
Bây giờ là giữa mùa Hè 2012; từ 1975 đến nay đã có 37 mùa Xuân đi qua nhưng người viết báo và “dũng sỹ số một” trong nước vẫn có thể bình thản dùng những nhóm chữ tràn đầy tính hòa giải, hòa hợp nhưng vô nghĩa như “Quân ngụy bị lừa”, “ Đặc công nước của Mỹ, Ngụy”, “quần đảo Trường Sa do Chính quyền Sài Gòn cũ chiếm giữ.” Chiếm giữ hay bảo vệ Trường Sa, giữ gìn biển mẹ?
Bài phỏng vấn đăng vào đầu năm 2012 nhưng tác giả và “dũng sỹ số một” đặc công nước Tạ Văn Thiều không một câu, một chữ nhắc đến trận hải chiến Hoàng Sa giữa Hải quân Việt Nam Cộng hòa và quân xâm lăng Cộng sản Trung Hoa (Trung Cộng) vào đầu năm 1974. Có thể nhà báo Quế Ngân và “vị tướng già” mắc kẹt với bản công hàm ngày 14 tháng 9, 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, gởi đồng chí Chu Ân Lai, Tổng lý Quốc Vụ Viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Cộng). Và nếu theo đúng công hàm Phạm Văn Đồng này thì Trường Sa là của Trung Quốc và đặc công nước của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa “giải phóng Trường Sa” khỏi sự chiếm giữ của Chính quyền Sài Gòn chỉ là giải phóng cho Trung Quốc, đúng như lời nguyên Tổng Bí Thư Đảng CSVN, Lê Duẩn, đã nói, “Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc, cho các nước xã hội chủ nghĩa và cả nhân loại.”
Bây giờ là giữa mùa Hè 2012; từ 1975 đến nay đã có 37 mùa Xuân đi qua nhưng người viết báo và “dũng sỹ số một” trong nước vẫn có thể bình thản dùng những nhóm chữ tràn đầy tính hòa giải, hòa hợp nhưng vô nghĩa như “Quân ngụy bị lừa”, “ Đặc công nước của Mỹ, Ngụy”, “quần đảo Trường Sa do Chính quyền Sài Gòn cũ chiếm giữ.” Chiếm giữ hay bảo vệ Trường Sa, giữ gìn biển mẹ?
Bài phỏng vấn đăng vào đầu năm 2012 nhưng tác giả và “dũng sỹ số một” đặc công nước Tạ Văn Thiều không một câu, một chữ nhắc đến trận hải chiến Hoàng Sa giữa Hải quân Việt Nam Cộng hòa và quân xâm lăng Cộng sản Trung Hoa (Trung Cộng) vào đầu năm 1974. Có thể nhà báo Quế Ngân và “vị tướng già” mắc kẹt với bản công hàm ngày 14 tháng 9, 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, gởi đồng chí Chu Ân Lai, Tổng lý Quốc Vụ Viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Cộng). Và nếu theo đúng công hàm Phạm Văn Đồng này thì Trường Sa là của Trung Quốc và đặc công nước của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa “giải phóng Trường Sa” khỏi sự chiếm giữ của Chính quyền Sài Gòn chỉ là giải phóng cho Trung Quốc, đúng như lời nguyên Tổng Bí Thư Đảng CSVN, Lê Duẩn, đã nói, “Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc, cho các nước xã hội chủ nghĩa và cả nhân loại.”
Hải quân Quân giải phóng Nhân dân Trung Hoa xả súng phòng không 37 ly giết 64 chiến sĩ Hải quân Nhân dân nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tại quần đảo Trường Sa (1988)
Đặc công nước Mai Năng, và nhà báo Quế Ngân cũng quên luôn việc các đồng chí anh em Hải quân Quân giải phóng Nhân dân Trung Hoa (Trung Cộng) xả súng bắn giết 64 chiến sĩ Hải quân Nhân dân nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ngay tại quần đảo Trường Sa vào ngày 14 tháng 3, 1988. Xin xem lại đoạn video trên để đừng quên lịch sử.
Hơn nữa khi đề cập đến cuộc tấn công vào Kampuchia đánh Khmer đỏ, con bài của Trung Cộng, cuối năm 1978, hay cuộc chiến tranh biên giới đánh đuổi quân xâm lăng phương Bắc năm 1979 thì nhà báo Quế Ngân chỉ dám gọi đó là “Chiến dịch biên giới Tây Nam” và “ Chiến dịch biên giới phía Bắc”. Đúng là văn phong “dũng cảm” của nhà báo nước CHXHCN Việt Nam.
Một tấm hình
Trong nguyên bản bài báo đăng ở trang Người Đưa Tin do Hội Luật gia Việt Nam chủ quản cũng như bài đăng lại trên trang Ang Giang Mobile có hai tấm hình minh họa như ở đoạn trích dẫn phía trên. Hình ông đặc công nước, “dũng sỹ số một” Mai Năng không có gì để nói. Đáng nói đến là tấm hình thứ hai có chú thích “Trường Sa luôn trong ký ức của vị tướng già”.
Cuộc chiến Nam Bắc chấm dứt cách đây 37 năm, kể là lâu với đời người nhưng chẳng đáng gì so với lịch sử đất nước. Người trong cuộc có lẽ chưa chết hết và hơn nữa hôm nay là thời đại của thông tin điện tử nên những hành động bất lương, ngang nhiên đánh tráo lịch sử khó có thể xẩy ra. Tuy thế, nhà báo Quế Ngân và tờ Người Đưa Tin chứng tỏ mình là hạng bất lương số một, và cũng không đủ trí khôn.
Trong tấm hình chú thích “Trường Sa luôn trong ký ức của vị tướng già” là hình ảnh các chiến sĩ Việt Nam Cộng hòa hân hoan cầm cờ búa liềm của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng như lá cờ đỏ sao vàng của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và cờ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam trước năm 1975 như chào mừng “giải phóng Trường Sa”. Tấm hình là bằng chứng của sự bất lương và trí tuệ lùn của nhà báo Quế Ngân và tờ báo Người Đưa Tin, cũng như Hội Luật Gia Việt Nam.
Sự thực lịch sử sau tấm hình là các chiến sĩ Việt Nam Cộng hòa đang trưng bày một phần chiến lợi phẩm thu được từ Quân đội Nhân dân Việt Nam trong đợt phản công đầu tại mặt trận Xuân Lộc, vào tháng 4, 1975.
Tấm hình trên đây trích từ trang “Những câu chuyện chưa kể”, Mặt
trận Xuân Lộc. Tại đây lưu trữ một số hình ảnh của trận Xuân Lộc và các bài
viết của Phillip B. Davision, George J. Veith và Merle L. Pribbenow, II, về
chiến trường Xuân Lộc và những ngày tháng 4, 1975.
Với tình hình Biển Đông, và tập đoàn lãnh đạo như hiện nay liệu Trung đội, Đại đội hay Tiểu đoàn đặc công nước, và các dũng sĩ số hai, số ba... của CHXHCN Việt Nam có cơ hội giải phóng Hoàng Sa, và “giải phóng” trường Sa thêm một lần nữa hay không? Có thể đây vẫn còn là một bí mật quân sự.
Đến đây chợt nhớ lại câu mới đọc của một blogger trong nước, Hanwonders viết, “Một dân tộc gì mà độc ác và hèn hạ thế?” Cay đắng thật nhưng có lẽ không sai!
© DCVOnline
Với tình hình Biển Đông, và tập đoàn lãnh đạo như hiện nay liệu Trung đội, Đại đội hay Tiểu đoàn đặc công nước, và các dũng sĩ số hai, số ba... của CHXHCN Việt Nam có cơ hội giải phóng Hoàng Sa, và “giải phóng” trường Sa thêm một lần nữa hay không? Có thể đây vẫn còn là một bí mật quân sự.
Đến đây chợt nhớ lại câu mới đọc của một blogger trong nước, Hanwonders viết, “Một dân tộc gì mà độc ác và hèn hạ thế?” Cay đắng thật nhưng có lẽ không sai!
© DCVOnline
Nguồn:
- Trận đánh bất ngờ giải phóng Trường Sa
của vị tướng già. Quế Ngân. Người Đưa Tin. 30-01-2012 |
06:20
- Phillip B. Davision, BATTLE OF XUAN LOC
- George J. Veith và Merle L. Pribbenow, II,FIGHTING IS AN ART"Fighting
is an Art": The Army of the Republic of Vietnam's Defense of Xuan Loc,
8-20 April 1975, The Journal of Military History 68 (January 2004): pp 163-214.
No comments:
Post a Comment