Trong
loạt bài “Miền dịch hạch” [bài 1]
- [bài 2]
- [bài 3]
vừa qua , sau khi gửi bài 3 đi, tôi đã đoán trước sẽ có sự phản bác khó chịu,
và quả đúng như vậy.
Lý do của bài viết này là để nói thêm cho rõ vài điều mà trong khuôn khổ của 3
bài trước tôi chưa thể nói hết.
Về việc dịch sai, tôi không hề lồng ghép sự việc dịch sai đó vào
bất cứ một lĩnh vực nào khác như chính trị hay lịch sử dân tộc, tôi chỉ nhìn
thái độ của những người trong cuộc bằng cái nhìn tôi dành cho một số văn nghệ
sĩ-trí thức mà thôi. Tôi không phải là một người quan tâm đặc biệt đến chính
trị nhưng tôi không chọn thái độ né tránh nếu phải nhìn một sự việc dưới nhãn
quan chính trị. Chính trị là gì mà phải né tránh, nó chẳng phải là môt phần tất
yếu của xã hội loài người sao? Tôi đã không phải viết bất cứ một chữ nào về
việc này nếu thái độ của những người dịch sai ấy đúng mực, chứng tỏ là những
người có học thức. Ví dụ, họ khẳng khái trả lời công khai rằng “vâng, đúng là
tôi đã sai, do tuổi tác/thời gian eo hẹp/bất cẩn/chủ quan/(hay gì gì đó) nên đã
không làm tốt như công việc đòi hỏi, xin độc giả hãy lượng thứ cho tôi”, thì dù
họ có sai hơn thế đi nữa những độc giả như tôi sẽ vẫn sẵn sàng đón nhận họ để
họ có cơ hội lần sau làm tốt hơn bởi chúng tôi hiểu chuyện thiếu sót/sai lầm
trong dịch thuật là điều khó tránh khỏi. Chúng tôi không đòi hỏi bất cứ một người
nào đang làm việc trong bất cứ lĩnh vực nào phải trở thành siêu nhân, chúng tôi
chỉ đòi hỏi các vị biết và dám nhận trách nhiệm.
Nhưng trên thực tế thái độ của họ như thế nào? Họ lớn tiếng giễu
cợt những lời phê phán, huy động báo chí và vài người có chút tiếng tăm vào
cuộc để bênh họ, ba hoa ngụy biện tự tâng bốc mình và xúc phạm người khác. Nếu
không thấy rành rành trên “giấy trắng mực đen” thì tôi không bao giờ có thể
nghĩ một tên tuổi như Dương Tường lại có thể nói về các dịch giả miền Nam như “những
người mới biết tiếng Pháp không phải lao động gì cả”. Câu nói ấy quá tàn nhẫn
đối với họ, vì rất nhiều người trong số họ đã phải chịu nước mất nhà tan, phải
chịu lưu vong xa rời cội nguồn quê hương tiếng Việt và phải bỏ nghề sau khi đã
phải bỏ lại rất nhiều thứ thân yêu quý giá, kể cả những đứa con tinh thần của
chính mình để ra đi; những người còn ở lại thì bị đốt sách, diệt thân. Ông
Dương Tường đã không bị mất bất cứ thứ gì lại là người “chiến thắng”, tên tuổi
nổi như cồn, hả hê sung sướng nỗi gì mà đến tận hôm nay ông còn “đâm” họ thêm
nhát nữa? Cho đến trước khi gửi đi bài viết “Nghi ngờ về
trình độ ngoại ngữ của ông Dương Tường”, tôi vẫn hy vọng ông sẽ lên
tiếng đính chính rằng Vietnamnet đã viết/in sai nội dung câu nói của ông, nhưng
ông không thèm đính chính.
Chỉ đến khi không thể trốn trách nhiệm nữa thì Cao Việt Dũng và Nhã Nam mới buông một
câu xin lỗi cho qua chuyện rồi lại tiếp tục vênh mặt lên, lời xin lỗi nhẹ hều
ấy đâu có cân bằng với thái độ khinh khỉnh của họ! Đã phải thu hồi sách rồi họ
vẫn ráng “nạt” thêm một bài “Loạn dịch hay
loạn… cảnh báo?”. Còn Dương Tường
và Trần Tiễn Cao Đăng thì cho đến giờ phút này vẫn coi độc giả như rác.
Trần Tiễn Cao Đăng thấy không bênh nổi Dương Tường nữa thì lẳng lặng xóa bài
trên blog, nếu có thể khiến Thể thao & Văn hóa gỡ bài
phỏng vấn đó xuống chắc ông ta cũng chẳng ngại làm. Vì thái độ của họ như vậy
nên tôi mới nhìn họ bằng cái nhìn như tôi đã trình bày ở bài “Những kẻ trắng
tay”. Những kẻ thiệt thòi ấy là ai? Trước hết là chính tôi đây. Như
đã tuyên bố trong bài 2,
tôi không còn muốn nhìn thấy những cái tên Cao Viêt Dng, Dương Tường, Trần Tiễn
Cao Đăng và Nha~ Nam nữa, đồng nghĩa với việc tôi sẽ không tiếp nhận thêm những
gì mà tôi muốn tiếp nhận từ họ như trước đây. Tôi tránh xa họ vì thái độ ứng xử
của họ chứ không phải vì những sai sót trong nghề nghiệp hay trình độ học vấn,
bởi với tôi, yếu tố con người vẫn là quan trọng nhất. Đây là điều tôi không hề
muốn nhưng chính họ đã buộc tôi phải chọn thái độ đó. Tuy nhiên, tôi thấy rằng chỉ chê trách họ thôi là
không công bằng, bởi họ không phải tự nhiên rơi từ trên trời xuống và chủ ý
muốn có thái độ xấu xa như thế, họ phải là kết quả hay ảnh hưởng của cái gì
chứ! Tôi cho rằng chính nền giáo dục và xã hội đã góp
phần khiến họ trở nên như vậy. Đây là điều không chỉ riêng họ mà cả
hơn 90 triệu người dân trong nước đang phải gánh chịu. Tại sao có những cuốn in
đã lâu, đã bán hết, mà không một độc giả nào nêu lên thắc mắc tại sao bản tiếng
Việt tối nghĩa như thế? Độc giả biết sai mà không nói, không biết sai để nói,
biết có nói cũng vô ích hay có nói mà không ai thèm nghe? Ý nào cũng có phần
đúng cả. Nền giáo dục là gì nếu không phải là mô hình đào tạo do thể chế chính
trị dựng lên? Sẽ không bao giờ có cải cách giáo dục đúng nghĩa nếu thể chế
chính trị vẫn như cũ. Nha~ Nam bây giờ chọn thái độ chây ì không thèm trả lời yêu cầu của Hà
Thúc Lang đòi công khai các lỗi dịch. Họ đâu cần gì những độc giả
như tôi, vẫn có bao người ủng hộ họ, cho rằng có dịch sai thì vẫn hiểu được cốt
truyện, thế là được rồi.
Họ không phải là những người đầu tiên và cũng không phải những
người cuối cùng. Trước họ là Đỗ Thu Hà,
Lại Văn Sâm,
sau họ là Tạ Biên Cương
(người này bình loạn),[1]
và không có hy vọng nào khiến tôi mảy may tin rằng những danh sách “loạn” này
sẽ không còn nối dài mãi. Về nội dung sự việc thì có khác nhau đôi chút nhưng
tính chất và nguồn gốc thì chỉ là một. Nếu có một độc giả nào đó đặt câu hỏi
tại sao những vụ dịch loạn/bình loạn cho đến nay chỉ xảy ra ở miền Bắc và tìm cách
lý giải hiện tượng đó thì chắc chắn người ấy cũng phải đi vào phân tích ở các
lĩnh vực ngoài dịch thuật. Chỉ những người yếu bóng vía, thiếu tự tin, đầu óc
đen tối và nhỏ nhen thì mới cảm thấy bị “nhỉa nhói” và muốn chụp cho độc giả đó
cái mũ “thái độ phân biệt vùng miền” và “nâng quan điểm”.
Các tác giả của những bài báo mà tôi đã dẫn nguồn trong 3 bài viết
trước - Hồ Hương Giang, Phạm Mi Ly và
Nguyễn Vĩnh Nguyên –[2]
lúc này các vị có thấy ngượng vì đã viết các bài báo đó không? Tôi dám hỏi các
vị câu này vì bài viết của các vị tuy đã cố hết sức làm ra vẻ khách quan nhưng
các vị đã quá non tay không thể giấu được cái chủ ý muốn bênh vực những người
dịch sai và bịt miệng những người phê phán, thậm chí coi họ là một đám rỗi hơi
thích bới lông tìm vết. Các vị đã không dám nêu tên nguồn phê phán, chỉ Nguyễn
Vĩnh Nguyên là có nhắc đến tên Vi Văn Tuyên và Hà Thúc Lang. Các vị có chê
trách đồng nghiệp của các vị, nhiều người không hề biết tiếng Pháp nhưng vẫn
“thừa nước đục thả câu” nhảy vào “ăn theo” để rồi trích dẫn sai tùm lum, tôi
công nhận điều này là đúng. Nhưng bản thân các vị thì ngay cả bản tiếng Việt các
vị cũng có đọc một cách đến nơi đến chốn đâu mà chê họ làm chi cho mất công!
Tiếng Việt là phương tiện làm việc và kiếm sống hàng ngày của các vị, các vị
đọc kiểu gì mà không thấy những câu văn ngây ngô nực cười hết chỗ nói ấy? Chính
các vị đã biến mình thành hề khi cùng với người dịch sách và người làm sách
“chỉ bám vào một điểm rồi khăng khăng nói”. Hóa ra vì những người ấy là chỗ
thân quen nên khi được “đặt hàng” là các vị cắm đầu viết bừa hay sao? Các vị
xuất hiện liên tiếp ba ngày 21, 23 và 25 tháng Tư trên ba tờ báo lớn, rồi sau
đó im bặt - chừng đó cũng đủ cho thấy ai đứng sau các vị. Trong các vị, Nguyễn
Vĩnh Nguyên không chỉ là một nhà báo mà còn là một nhà văn được đánh giá là có
triển vọng, ông hãy đối diện với chính mình và tự hỏi nhà báo Nguyễn Vĩnh
Nguyên và nhà văn Nguyễn Vĩnh Nguyên khác nhau như thế nào! Bằng cách đặt vấn
đề như ông, tôi có thể viết một bài, ví dụ như “Loạn thu hồi hay loạn… sáng
tác?” cho thiên hạ cười chơi.
Tôi không mong các vị bỏ nghề, từ chức hay thậm chí một lời xin
lỗi vì tôi biết các vị đang mang thân phận “ăn cơm chúa múa tối ngày”, tôi chỉ
mong các vị từ nay về sau trước khi đặt bút viết nếu không thể đặt danh dự và
trách nhiệm lên trên hết thì cũng phải hành động sao cho khôn ngoan và kín đáo,
ví dụ muốn tỏ ra khách quan thì hãy cố tìm một độc giả nào đó có ý kiến trái
ngược với luồng phê phán mà phỏng vấn, đừng đi phỏng vấn ngay cái người đang bị
phê phán và người làm sách cho họ, thế là lộ tẩy rồi! Nếu có nghĩ đến vai trò
báo chí thì làm ơn bỏ cái đuôi “cách mạng Viêt nam” đi giùm. Cách làm công tâm
nhất là phải phỏng vấn cả hai phía và để cho họ tranh luận công khai với nhau,
đó mới là văn minh. Từ nay đến lúc làm được điều ấy, các vị và các nhà báo như
các vị hãy rán hết sức đọc thật nhiều để rèn luyện các kỹ năng tiếng Việt, nếu
có thể học thêm ngoại ngữ nữa thì càng tốt, điều này có thể giúp các vị không
bao giờ lặp lại những hành động đáng xấu hổ vừa rồi để phải đứng chung danh
sách với những người “thừa nước đục thả câu” nữa. Khi nào các vị có thể tự mình
nhìn thấy “vết” trong một đám “lông” tức là đã tiến bộ rồi đó. Chúc các vị
thành công.
*
Để phản bác tôi, thì Hà Trung đã sử dụng lối phê phán và
lập luận mang tư duy và thái độ sống “ở trường cô dạy em thế”, tức là nối dài
của lối suy nghĩ “phe nào thắng thì dân ta đều bại”. Lối suy nghĩ này đánh đồng
lẫn lộn vàng thau bằng cách nói “có chiến tranh thì trai hai miền cùng đi lính,
dân hai miền cùng khổ; hết chiến tranh trai hai miền hết đi lính, dân hai miền
hết khổ; lính Cộng hòa chết cũng như lính Cộng sản bỏ mạng; dân miền Nam vượt
biên cũng như dân miền Bắc ở nhà đói meo; nước Viêt nam lạc hậu thì cũng như
hàng trăm nước lạc hậu khác trên thế giới; Việt kiều về nước là vui, Việt nam
ra hải ngoại như cơm bữa là mừng…”. Xin lỗi, nếu Hà Trung hạnh phúc được với
hai bàn tay trắng thì cứ tự nhiên nhưng đừng mong lôi kéo thêm ai khác. Nếu một
ngày không xa nước Việt trở thành phiên bang của Tàu cộng thì tôi sẽ không ngạc
nhiên khi những người như Hà Trung hớn hở vì được đi du lịch giá rẻ thăm Vạn lý
trường thành, được chạy qua mấy khu làm hàng nhái mua giá gốc đem về bán giá
ngọn, được đi coi phong thủy đúng thầy chân truyền… Còn tôi, phải thấy cảnh dân
tộc mình trắng tay là một điều đau thương và cay đắng nhất đời!
Những người như Hà Trung không thể nào nhìn thẳng vào ánh sáng của
lịch sử đúng như nó vốn có mà phải luôn luôn mang sùm sụp trên mắt cặp kính râm
“dân tộc tôi vốn đã thế, tôi đành chịu chứ biết làm sao, anh có giỏi thì thay
đổi lịch sử giùm đi”. Lịch sử đâu phải trò chơi khoa học giả tưởng! Nếu có thể
thay đổi quá khứ thì người Israel sau khi lập quốc thành công đã chạy vào vặn
ngược cái đồng hồ lịch sử để tránh cho 6 triệu đồng bào của họ không bị đưa vào
lò sát sinh; người Nhật đã cho quay đầu 2 máy bay mang bom nguyên tử ném xuống
New York và Washington! Những người như Hà Trung cũng không thể nào tự đặt câu
hỏi và tìm hiểu tại sao cùng ở trong một hoàn cảnh thuộc địa tương tự mà các
quốc gia láng giềng thì được độc lập không tốn một viên đạn, còn Viêt nam phải
đổ xương máu thêm 9 năm để rồi đất nước bị chia đôi; cùng trong một hoàn cảnh
chia cắt nam-bắc mà Nam Hàn vẫn giữ được quốc gia phát triển giàu mạnh đến ngày
nay còn Nam Việt phải chịu mất nước? Tại sao cho đến năm 1975 Nam Việt vẫn là
niềm mơ ước của các nước trong vùng mà nay họ lại văn minh tiến bộ hơn cả hai
miền Viêt nam hàng trăm năm, nam thanh nữ tú Việt nam phải cầm cố nhà cửa ruộng
vườn để sang các nước đó làm lao nô kiếm sống qua ngày? Họ không thể tìm hiểu
để biết rằng dân tộc Viêt đã bỏ lỡ bao nhiêu cơ hội được độc lập toàn vẹn lãnh
thổ mà vẫn tránh được biết bao xương máu tang thương, nồi da xáo thịt đồng bào.
Không, họ không thể hiểu và cũng không muốn hiểu, vì tới ngay bây giờ mà họ còn
đánh giá việc Việt kiều về nước kiếm tiền là vì “Việt Nam đang trở nên dân
chủ hơn; người Việt Nam đang sướng lên, vì nhiều nhu cầu được thỏa mãn hơn, nhu
cầu được hát, được nghe, được đi lại, được giao lưu; nước mình đang giàu lên;
hệ quả tất yếu là cái nhìn thân ái hơn, hận thù cũ sẽ mỗi lúc một phai mờ” !
Vì nhận thức của họ đã như thế nên đừng hỏi tôi “ví dụ về những
đồng nghiệp của họ trên khắp thế giới tuyên bố không về nước biểu diễn chừng
nào còn chế độ độc tài vô nhân tính”, tên tuổi và hành động của các văn
nghệ sĩ ấy chẳng có giá trị gì với họ cả. Họ quên rằng các ca sĩ Việt kiều của
họ vẫn còn đang được hưởng quy chế tị nạn chính trị tại quê hương mới, để được
hưởng quy chế tị nạn ấy biết bao người đã phải khóc lóc vật vã nêu ra hàng đống
bằng chứng bị Cộng sản cướp hết nhà cửa, đất đai, tài sản đến không còn đường
sống mới phải đi vượt biên. Cộng sản đã dùng thứ ngôn từ gì để chửi rủa, thóa
mạ việc họ bỏ xứ sở ra đi, hẳn chưa ai quên! Nay họ khơi khơi quay về quê hương
cũ “hát cho dân tôi nghe” à? Muốn vậy, họ hãy từ bỏ quy chế tị nạn chính trị và
quốc tịch họ đang được hưởng đi đã, đừng bắt cá hai tay để ngày mai bị “thu
hồi” nhà cửa, đất đai, cơ sở làm ăn thì lại thất thểu quay “về bển” ngửa tay
xin “qoeo phe”, nhục lắm! Hôm qua họ bỏ Cộng sản chạy trối chết, hôm nay họ
quay lại xin Cộng sản gia ơn cho họ hát kiếm sống-họ đang phản bội lại chính họ
và cả quốc gia đang cưu mang họ đó. Người dân các quốc gia kia nhìn vào sẽ
khinh hết thảy người Việt chứ đâu cần biết ai Cộng hòa, ai Cộng sản!
Hà Trung cho rằng việc tôi phê phán thái độ bạc nhược của một số
văn nghệ sĩ-trí thức là xúc phạm người Viêt, đây lại là một thái độ trẻ con
nữa. Tôi còn nhớ chuyện mấy năm trước có một nhà nghiên cứu bỏ công sưu tầm các
bài viết của người xưa phê phán thói hư tật xấu của người Việt, lập tức có một
trang báo mạng mời nhà nghiên cứu đó đến phỏng vấn và hỏi thẳng vào mặt ông:
“Ông có những thói hư tật xấu đó không mà muốn làm sách phê phán thói hư tật
xấu?”, khiến nhà nghiên cứu nọ đã phải nổi giận bỏ về. Cái thái độ cho rằng hễ
phê phán thói xấu người Việt là xúc phạm dân tộc, cho rằng người phê phán cao
đạo chỉ có mình tốt - đấy là thái độ vô cùng hẹp hòi và thiển cận mà tôi phải
công nhận rằng nó đã được nhồi nhét thâm căn cố đế vào não trạng đa số người
dân Việt. Cứ phải “có mục đích gì và được gì” thì mới được nói à? Vậy thì Hà
Trung viết bài với mục đích gì và để được gì? Muốn biết dân tộc Việt phải làm
gì để thoát khỏi tình trạng trắng tay thì những người như Hà Trung thay vì ngồi
nghĩ nhảm nhí đến “tự tử tập thể, đổ bộ sang Mỹ, lật đổ” thì hãy chịu
khó động não tự đặt câu hỏi về tình trạng đang diễn ra ngay trước mắt “tại sao
dân tôi phải quằn quại chịu kiếp sống này trong khi dân các nước láng giềng
không phải chịu” và cố gắng tìm câu trả lời đi, đừng hão huyền mong “ngậm thìa
bạc” trong mồm đi ăn bàn tiệc của thiên hạ dọn sẵn không được thì tự nguyện cúi
mặt cam chịu “thế giới ba phần tư nước mắt, bản chất của thế giới này cũng
giống bản chất kiếp người, từ cổ chí kim, chỉ rặt đau thương, kiếp người sinh
ra rồi chịu đày ải chỉ để biết rằng cái chết đang chờ” nữa, thì mới may ra
có hy vọng. Nếu cũng suy nghĩ như vậy thì dân Nhật sau Thế chiến II phải đâm
đầu xuống biển, dân Nam Hàn sau Chiến tranh Triều Tiên phải bỏ xứ đi ăn xin ráo
trọi rồi chứ làm gì có hai cường quốc như ngày nay!
Như đã nói từ đầu, mục đích của bài này là để tôi nói cho rõ thêm
những bài trước. Tôi không hy vọng có thể đối thoại hay tranh luận với những
người có nhận thức và lập luận như Hà Trung - họ đã coi trắng tay là hạnh phúc
thì họ rất đáng bị trắng tay và tôi mặc cho họ trắng tay - mong mọi người hiểu
cho.
_________________________
[1]Bài
báo “Bức xúc vì
‘thảm họa’ bình luận mang tên Tạ Biên Cương”, báo Bóng Đá 24h,
ngày 13/06/2012.
[2]Ba
bài báo:
- “Dịch giả Dương
Tường: Lolita còn nhiều sai sót” của Hồ Hương Giang, Vietnamnet
ngày 21/04/2012
- “Trần Tiễn Cao
Đăng nói về vụ "Lolita": Muốn nói dịch lỗi, phải đọc đến nơi đến
chốn” của Phạm Mi Ly, Thể thao & Văn hóa, ngày 23/04/2012
- “Loạn dịch hay
loạn… cảnh báo?” của Nguyễn Vĩnh Nguyên, Sài gòn Tiếp thị,
ngày 25/04/2012
------------------
Bài liên quan:
24.07.2012
11.07.2012
18.06.2012
Ông Trần Tiễn Cao Ðăng nghĩ gì về
THẢM HỌA DỊCH THUẬT trong những cuốn sách do Nhã Nam xuất bản? - Ngô Huy Liễn
15.06.2012
14.06.2012
10.06.2012
04.06.2012
04.06.2012
30.05.2012
25.05.2012
24.05.2012
18.05.2012
16.05.2012
14.05.2012
13.05.2012
11.05.2012
10.05.2012
09.05.2012
08.05.2012
06.05.2012
05.05.2012
04.05.2012
03.05.2012
02.05.2012
01.05.2012
30.04.2012
29.04.2012
28.04.2012
25.04.2012
20.04.2012
18.04.2012
17.04.2012
12.04.2012
02.04.2012
30.03.2012
25.03.2012
22.03.2012
19.03.2012
17.03.2012
16.03.2012
11.03.2012
07.03.2012
01.03.2012
27.02.2012
22.12.2011
Nhận xét về bản dịch truyện ngắn «Quả
táo vàng của ham muốn vĩnh cửu» (M.Kundera) của Cao Việt Dũng (phần IV) - Hà Thúc Lang
20.12.2011
Nhận xét về bản dịch truyện ngắn «Quả
táo vàng của ham muốn vĩnh cửu» (M.Kundera) của Cao Việt Dũng (phần III) - Hà Thúc Lang
18.12.2011
Nhận xét về bản dịch truyện ngắn «Quả
táo vàng của ham muốn vĩnh cửu» (M.Kundera) của Cao Việt Dũng (phần II) - Hà Thúc Lang
16.12.2011
Nhận xét về bản dịch truyện ngắn «Quả
táo vàng của ham muốn vĩnh cửu» (M.Kundera) của Cao Việt Dũng (phần I) - Hà Thúc Lang
15.12.2011
12.12.2011
07.12.2011
Lại chuyện dịch thuật – Bàn về những
bản dịch gần đây của ông Cao Việt Dũng (phần III) - Vi Văn Tuyên
06.12.2011
05.12.2011
04.12.2011
03.12.2011
Lại chuyện dịch thuật – Bàn về những
bản dịch gần đây của ông Cao Việt Dũng (phần II) - Vi Văn Tuyên
02.12.2011
02.12.2011
01.12.2011
Luận về cái gọi là “đạo đức dịch
thuật” của ông Nguyễn Gia Thức, cùng phê phán của các ông Vi Văn Tuyên và Hà
Thúc Lang - Nguyễn Thuận
30.11.2011
29.11.2011
25.11.2011
19.09.2011
07.03.2011
06.03.2011
01.03.2011
26.02.2011
25.02.2011
24.02.2011
26.10.2010
25.10.2010
24.10.2010
24.10.2010
12.09.2010
Có một bà tên Huyen (Huyện) họ Quan
lót chữ Thanh (tiểu luận / nhận định)
08.10.2010
No comments:
Post a Comment