Wednesday, 8 August 2012

NHÂN SĨ TRÍ THỨC VN LẠI KIẾN NGHỊ về BIỂN ĐÔNG & DÂN CHỦ (RFI - BBC - RFA)




Thy My  -  RFI
Thứ tư 08 Tháng Tám 2012

Trong lá thư ng đ ngày 06/08/2012, các nhân sĩ trí thc năm ngoái đã hai ln gi kiến ngh lên lãnh đo Đng và Nhà nước Vit Nam v tình hình đt nước, nay li bày t ý kiến trước vic Trung Quc xâm phm trng trn ch quyn quc gia Vit Nam, đng thi đ ngh ci cách toàn din v chính tr.

By mươi mt người ký tên trong thư ng là các nhà nghiên cu, nhà hot đng xã hi ni tiếng trong và ngoài nước như : giáo sư Tương Lai, các tiến sĩ Lê Đăng Doanh, Nguyn Quang A, lut gia Lê Hiếu Đng, chuyên gia Vũ Quang Vit Hoa Kỳ… Các nhà trí thc này đã tng gi kiến ngh ngày 10/07/2011 v « Bo v và phát trin đt nước trong tình hình hin nay », và ngày 08/09/2011 v vic « Ci cách toàn din đ phát trin đt nước ».

Hai bn kiến ngh trước đu có chung nhn đnh là Trung Quc đã đi được nhng bước quan trng trong mưu đ bá quyn, làm Vit Nam phi khut phc. Thư ng ln này nhn xét rng trong mt năm qua Trung Quc đã tiến thêm nhng bước mi xâm phm trng trn ch quyn quc gia Vit Nam. T vic ngang nhiên lp đơn v hành chính có quân đn trú ti đo Phú Lâm, thuc qun đo Hoàng Sa ca Vit Nam, mi thu ti 9 lô du khí thuc vùng đc quyn kinh tế Vit Nam, cho đến vic t đưa hàng đoàn tàu đánh cá và tàu bán quân s xâm phm Trường Sa, k c đe da gây chiến.

Các nhân sĩ hoan nghênh Lut Bin va được Quc hi thông qua, và đ ngh Nhà nước công b trước dư lun trong nước và thế gii thc trng quan h Vit Trung. Nhân dp này Nhà nước cn gii thích v thc cht ca công hàm Th tướng Phm Văn Đng gi Th tướng Chu Ân Lai năm 1958 v Bin Đông đ dư lun biết rõ s tht, bên cnh đó to điu kin cho các nhà nghiên cu trong và ngoài nước sưu tm, h thng hóa tư liu lch s và pháp lý v ch quyn bin đo. Trước các th đon bành trướng ca Trung Quc, cn tranh th s ng h ca quc tế và sáng sut la chn các đi tác chiến lược.

Phn th hai trong thư ng đ ngh Nhà nước ci cách sâu sc, toàn din v chính tr, đc bit là vic sa đi Hiến pháp. Trong vic bo đm các quyn hiến đnh v t do, dân ch, các nhà trí thc đã nhn mnh đến quyn t do ngôn lun và t do báo chí, quyn lp hi, quyn t do bày t thái đ chính tr thông qua các cuc biu tình ôn hòa. Thư ng đ ngh chm dt các hành đng trn áp người dân biu tình chng Trung Quc xâm lược.
Cui cùng các nhân sĩ ký tên trong thư bày t mong mi các nhà lãnh đo đt nước đt li ích dân tc lên trên hết, trong tình thế him nghèo hin nay.

Nghe (01:58)  :  Giáo sư Tương Lai - Việt Nam   08/08/2012

Tr li RFI Vit ng, giáo sư Tương Lai, mt trong s nhng trí thc ký tên vào thư ng đã nhn mnh :

« trong v thế đa chiến lược « trng chi vi đá » - Vit Nam bên cnh mt nước láng ging quá ln, mà gii cm quyn ca nước láng ging y luôn nuôi dưỡng cái mng bành trướng v phương Nam. Ông cha ta biết rt rõ điu đó, nên luôn luôn có kế sách mm do ngoi giao đ có quan h hu ngh, tránh nhng cuc chiến tranh xâm lược.
Nhưng mm do được là vì có ý chí mãnh lit làm hu thun. Không có cái ý chí mãnh lit đó thì không có ngoi giao mm do. Đi vi k thù, không có mt chút mơ h o tưởng nào c, và chính nh không mơ h mà ông cha ta mi gi được nước cho đến bây gi.
Và thi k ông cha ta gi nước đó thì làm gì có bi cnh quc tế h tr như Vit Nam hin nay. Bi cnh hin gi thun li gp vn ln. Vit Nam phi biết tranh th thun li đó. Phi lôi kéo v mình nhng lc lượng có th giúp mình chng li Trung Quc, đ thoát ra khi cái vòng nh hưởng ca Trung Quc.
Cho nên trong thư ng chúng tôi nói là « sáng sut la chn các đi tác chiến lược, vì li ích ca dân tc và phù hp vi xu thế phát trin ca thi đi ». Vì dân tc này trong cái thế trng chi đá, thì phi có khí phách. Khí phách có cng mi đng đu gió !
Bây gi s h tr ca quc tế là rt rõ ràng, thì vn đ làm làm sao biết tranh th ly nó. Vượt qua cái li ích phe nhóm, vượt qua cái li ích cá nhân, mun đ bê-tông cho chiếc ghế ca mình. Làm được chuyn đó, đt được li ích ca T quc lên trước li ích ca cá nhân mình thì s tìm ra đi sách, s tìm ra được sc mnh ».


TÀI LIỆU LIÊN QUAN :




--------------------------------------

BBC
Cập nhật: 11:10 GMT - thứ ba, 7 tháng 8, 2012

Nhóm nhân sỹ trí thức hàng đầu Việt Nam lại gửi thư ngỏ lên lãnh đạo Đảng và Nhà nước hoan nghênh Luật Biển và bênh vực bất đồng chính kiến.

Đây là lần đầu tiên có ý kiến công khai đề cập bất đồng chính kiến về chính trị, điểu mà Chính phủ Việt Nam luôn bác bỏ tồn tại ở trong nước với lập luận "không có tù chính trị, chỉ có người vi phạm pháp luật bị trừng phạt".

Thư ngỏ với chữ ký của 71 nhà khoa học, nhà nghiên cứu và hoạt động xã hội nổi tiếng cả ở trong nước lẫn ở hải ngoại cũng kêu gọi "chấm dứt các hành động trấn áp, quy kết tùy tiện đối với người dân biểu tình yêu nước".

Trong số những người ký tên có các nhân vật như cựu Thứ trưởng Chu Hảo, TS Nguyễn Quang A, Lê Đăng Doanh, GS Tương Lai, Hoàng Tụy, Giám mục Nguyễn Thái Hợp, nhà văn Nguyên Ngọc, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh...
Bức thư ký ngày 6/8 được gửi tới Quốc hội, Chủ tịch nước và Chính phủ Việt Nam, cũng như Bộ Chính trị Đảng cộng sản Việt Nam. Hiện chưa rõ phản hồi của các bên nhận thư ngỏ.

Trước đây, các nhân sỹ trí thức này đã gửi hai thư khác vào tháng 7/2011 và tháng 9/2011 với tựa đề 'Bảo vệ và phát triển đất nước trong tình hình hiện nay' và 'Cải cách toàn diện để phát triển đất nước' để đóng góp ý kiến với lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam.
Lý do để họ gửi thư ngỏ thứ ba là vì nhận định Bắc Kinh "đã đi được những bước quan trọng trong việc thực hiện mưu đồ chiến lược bá quyền của họ, nhằm làm cho Việt Nam suy yếu, chịu khuất phục hay lệ thuộc vào Trung Quốc".

Hoan nghênh Luật Biển
Các nhân sỹ trí thức ngỏ lời 'hoan nghênh và đánh giá cao' Luật Biển vừa được Quốc hội thông qua và cho rằng "sau một thời gian bị kìm hãm, báo chí nước ta đã được cất tiếng nói phê phán thẳng thắn, mạnh mẽ và kịp thời những chủ trương và hành động sai trái của Trung Quốc".

Tuy nhiên, để Luật Biển đi vào cuộc sống, họ kiến nghị thống nhất tên gọi Biển Đông Nam Á cho các nước khu vực Asean, đồng thời "mong Nhà nước công bố trước nhân dân ta và nhân dân thế giới thực trạng quan hệ Việt - Trung", nhất là giải thích về bối cảnh ra đời, nội dung thực chất và giá trị pháp lý của công hàm mà Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi Thủ tướng Chu Ân Lai năm 1958 về Biển Đông nhằm "bác bỏ dứt khoát mọi xuyên tạc từ phía Trung Quốc".

Thư ngỏ khẳng định "Việt Nam có chính nghĩa" và cần kêu gọi sự ủng hộ của các quốc gia trên trường quốc tế.
Những người ký tên trong lá thư cũng đề xuất tiến hành cải cách sâu sắc, toàn diện về chính trị, tạo điều kiện cho việc đẩy mạnh cải cách các lĩnh vực khác.

Thư viết: "Nhân dân ta rất quan tâm tới việc sửa đổi Hiến pháp để tạo cơ sở cải cách thể chế chính trị, xây dựng nhà nước pháp quyền".

"Trong việc bảo đảm thực hiện các quyền hiến định về tự do, dân chủ, cần nhấn mạnh quyền tự do kinh doanh, quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí, quyền được thông tin, quyền lập hội, quyền được tự do bày tỏ thái độ chính trị thông qua các cuộc biểu tình ôn hòa."

Các vị trí thức cho rằng việc biểu tình phản đối Trung Quốc góp phần hỗ trợ tích cực cho cuộc đấu tranh ngoại giao và "động viên ý chí bảo vệ độc lập, chủ quyền của dân tộc".

Đáp lại quan ngại rằng các cuộc biểu tình chống Trung Quốc có thể bị lợi dụng để chuyển thành biểu tình chống chính quyền, bức thư viết "chính quyền nước ta cùng với ý thức làm chủ của nhân dân ta hoàn toàn có đủ khả năng bảo đảm các cuộc biểu tình phản đối hành động xâm lược, bành trướng của Trung Quốc diễn ra ôn hòa, trật tự, đúng mục đích".

Thư ngỏ kêu gọi chấm dứt ngay hành động trấn áp, quy kết tùy tiện đối với người dân biểu tình yêu nước và "trả tự do cho những người bị giam giữ vì bất đồng chính kiến, chỉ công khai bày tỏ quan điểm chính trị của mình mà đã và đang bị kết án hình sự".

Bức thư kết thúc bằng khuyến nghị: "Chúng tôi mong các nhà lãnh đạo đất nước đặt lợi ích dân tộc lên trên hết, nỗ lực thực hiện trách nhiệm nặng nề trong tình thế hiểm nghèo, không phụ lòng mong đợi của nhân dân".


TÀI LIỆU LIÊN QUAN :


Thư ngỏ  (6-8-2012)

------------------------------

RFA
08-08-2012
Các nhân sĩ, trí thức Việt Nam lại gởi thư ngỏ đến cấp lãnh đạo Chính phủ và Nhà nước.
Thư ngỏ đề ngày 6 tháng 8, trong đó nhấn mạnh 2 nội dung chính liên quan đến tình hình biển Đông và cải cách về chính trị, kinh tế và giáo dục nhằm phát huy thế mạnh dân tộc.

Cho rằng Trung Quốc đang “xâm phạm trắng trợn” chủ quyền Việt Nam, các vị trí thức này hoan nghênh Nhà nước thông qua luật biển Việt Nam.

Ngoài ra, thư ngỏ này còn yêu cầu Nhà nước minh bạch hóa cho nhân dân và thế giới biết “thực trạng quan hệ Việt – Trung” để làm khẳng định chính nghĩa và thiện chí của Việt Nam đồng thời khuyến nghị Nhà nước giải thích rõ về tính pháp lý công hàm năm 1958 mà Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã ký.

Một điểm đáng chú ý nữa là thư ngỏ là kêu gọi Nhà nước thực hiện hiến định về tự do, dân chủ trong đó bao gồm tự do báo chí, quyền lập hội và bày tỏ thái độ chính trị. Thư ngỏ nhấn mạnh những điểm cần làm ngay là chấm dứt hành động trấn áp những người biểu tình yêu nước và trả tự do cho những người bất đồng chính kiến.

Được biết, thư ngỏ được 71 người ký tên với những vị có tên tuổi trong và ngoài nước.





No comments:

Post a Comment

View My Stats