Nguyễn
Huỳnh Mai (từ Liège, Bỉ)
Dân
Trí Online
Thứ Bẩy, 11/08/2012 - 11:17
(Dân
trí) - Có thể nói giáo dục và y tế là hai nhiệt kế để đo thực trạng xã hội. Hai
nhiệt kế này đang qua số “đỏ” (nguy hiểm) . Rõ ràng là phải làm một cuộc thay
đổi toàn diện mới mong cứu vãn được tình thế.
A/.
Chuyện bệnh viện:
Những
tin tức gần đây cho thấy các dấu hiệu của một nền y khoa đang “bệnh”.
1.
Việc siêu âm sinh đôi nhưng lúc mổ bà mẹ ra chỉ có một em bé là một bất bình
thường. Tất cả các bác sĩ về siêu âm sản khoa sẽ nói là cả đời họ chưa bao
giờ nghe hay biết một sự lầm lẫn như thế, vì siêu âm sinh đôi thì phải có 2 em
bé, 2 tim đập nhịp khác nhau ...
Thế
là sản phụ có thể đã phải sinh mổ vì siêu âm song thai. Thế là gia đình hoang
mang tự hỏi biết đâu ai đó đã đánh tráo con họ (một em bé trai, theo siêu âm.
Em bé sinh năm Rồng - quí lắm chứ). Đó là chưa nói đến những hậu quả tâm lý, xã
hội, vật chất ... khác.
2.
Một tin ngắn khác không “đau đớn” và chuyện có “hậu”, nhưng cũng nói lên khả
năng thực sự của ít nhất là một vài bác sĩ: (theo: http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/82436/bi-viem-vom-hong--bac-si-phan-ung-thu.html).
Thế là bác sĩ ấy không biết đọc một hình chụp scan CT? (khi bị viêm vòm họng
đáng lẽ ra không phải chụp scanner CT, đỡ tốn kém cho bệnh nhân mà lại giảm tải
cho bệnh viện).
Nhưng
cũng phải nói là chỉ với 3 hay 4 phút dành cho một bệnh nhân thì đến...
Thánh cũng không khám chữa bệnh tốt được. Trong khi trung binh fở nước
ngoài, bác sĩ khám tai mũi họng dành 15-20 phút cho mỗi bệnh nhân. Ở
những chuyên khoa khác như Thần kinh chẳng hạn, là 45-60 phút cho một bệnh
nhân.
Con
gái tôi, lúc về khám tai mũi họng cho trẻ ở thành phố Hồ chí Minh đã rất khổ sở
về cái “nhịp độ” này. Cháu kể: 60-70 em được y tá canh xếp hàng, khám mỗi em 3
phút. Có bé sợ hay đau cũng không dám khóc, chỉ có vài giọt lệ lăn trên má. Con
tôi rất muốn ôm bé vào lòng để an ủi, nhưng cô y tá đã đẩy một em khác vào. Cứ
y như trong một nhà máy, làm theo dây chuyền mà mỗi bệnh nhân là một sản phẩm.
Làm
sao săn sóc “đàng hoàng” mỗi bệnh nhân ? Câu trả lời thật là khó.
Ở
Bỉ trung bình có 4 bác sĩ /1.000 dân, ở Việt Nam là 1, 2 bác sĩ/1000 dân.
(Nguồn : thống kê thế giới http://www.statistiques-mondiales.com/vietnam.htm;
http://www.statistiques-mondiales.com/belgique.htm). Những
sai lầm của bác sĩ vẫn xảy ra ở các nước phát triển, bằng cớ là bác sĩ nào cũng
phải mua bảo hiểm về trách nhiệm dân sự để khi cần có thể đền bù cho nạn nhân
một cách thỏa đáng. Dù là trong làm việc thường ngày, người chữa bệnh luôn cố
gắng đem hết lương tri và tài sức để mang sức khoẻ và sự sống cho người dân.
3.
Nhưng những con số không nói lên hết hiện trạng.
Dù
số bác sĩ chỉ kém hơn nước ngoài 4 lần, song số phụ nữ tử vong lúc sinh nở ở
Việt Nam cao gấp 11 lần so với con số ở Bỉ (ở nước ta : 56 tử vong /100.000 sản
phụ vượt cạn, còn ở Bỉ là 5/100.000 – cũng theo thống kê kể trên).
Mới
tính từ tháng Tư năm nay tới giờ, ở nước ta đã có hơn 10 sản phụ tử vong lúc
sinh con. Dĩ nhiên, để tự trấn an ta có thể nói là trên toàn thế giới mỗi ngày
có khoảng 800 phụ nữ chết trong thời kỳ mang thai và sinh nở. Nhưng chỉ 1% số
này tại các nước phát triển và cũng phải nói thêm là đại đa số – tới ca 90% tử
vong - là có thể tránh được.
Tới
90% ca tử vong của sản phụ là có thể tránh được - đó cũng là kết luận của ông
Yannick Jafflé. Ông đã nghiên cứu trong gần 20 năm về hệ thống y tế và tình
hình tử vong của sản phụ ở châu Phi. Và ông đã chứng minh rằng: mặc dù tất cả
các sản phụ tử vong vì những lý do y khoa, nhưng khi quan sát tại chỗ thì những
lý do y khoa ấy chỉ là lý do “bình phong” hay “trên giấy tờ”.
Lý
do thật sự là bệnh viện sinh hoạt không “bình thường” (chữ bình thường được để
trong ngoặc kép, vì bình thường ở đây là bình thường theo quan niệm Âu Mỹ, hay
theo “kiến trúc lý tưởng” - thiếu ban trực, ban trực làm việc chậm chạp, lúc
cần bác sĩ thì bác sĩ không đến, chỉ ra chỉ thị qua điện thoại, lúc cần tiếp
máu thì người quản lý phòng truyền máu ngủ trưa hay vắng mặt. Và trong các công
đoạn khác, chậm vì thiếu tiền hối lộ, chậm vì không quen biết, chậm vì chủ quan
của nhân viên y tế ...(La bataille des
femmes, NXB Faustroll, 2009).
Mỗi
cái bất bình thường riêng lẻ không làm chết sản phụ. Nhưng với hai hay ba sự
kiện như thế chồng chất, kết cục thành bi thảm.
Những
lý do, những “bất thường” mà ông Yannick Jaffré kể hao hao giống các diễn biến
mà báo chí bên ta tường thuật... Chỉ khác là bên ta còn thiếu một (hay nhiều)
nghiên cứu nghiêm chỉnh về đề tài này.
Chính
sách gia đình hai con, hạn chế sinh sản, ... làm cho mỗi lần sinh nở của phụ nữ
càng quí hơn. Chào đón một thành viên mới trong gia đình là một sự kiện vui.
Phải bằng đủ cách giữ vẹn tròn niềm vui đó cho các gia đình.
4.
Vụ bệnh nhân chết ở phòng khám Maria: (theo http://dantri.com.vn/c728/s728-619282/vu-nguoi-phu-nu-chet-tai-phong-kham-maria-bac-sy-mat-tich.htm)
cho thấy rất nhiều điều ... bất thường khác như: Các bệnh viện quá tải, bệnh nhân phải đi khám
ở phòng khám bệnh tư; thiếu y sĩ đoàn để bảo vệ nghề chữa bệnh và lo cho đạo
đức của các thành viên; dân trí còn thấp nên phải cúi đầu chấp nhận những cách
khám chữa bệnh của cả những người tự xưng là y bác sĩ; hệ thống kiểm soát các
dịch vụ y tế tư nhân thiếu sót...
Ở
đây đã có sự “thừa nước đục thả câu” của phòng khám Maria, và có thể còn những
phòng khám khác. Đó là một loại kinh doanh trên sức khỏe và bệnh tật của người
dân.
Một
người vô trách nhiệm sẽ nói: Đó là luật của kinh tế thị trường, có cầu thì sẽ
có cung. Nhưng ở đây vai trò chỉ đạo và quản lý của quốc gia là rất quan trọng.
Phải có luật rõ ràng và phải kiểm soát việc chấp hành luật.
Phòng
khám tư cũng có nhiều hạng, dĩ nhiên là có những phòng khám tốt. Nhưng dù có
phòng khám tốt thì hiện trạng này nói lên sự bất bình đẳng trong xã hội. Những
người “có điều kiện” thì được chăm sóc tốt. Nhưng gần phân nửa dân VN ta vẫn
còn nghèo.
Ngoài
ra, Y học cổ truyền bên ta được thừa nhận. Vậy thì nhân đây cũng xin nói thêm
là có thể đã đến lúc cần nghiên cứu tính hữu hiệu của Y học cổ truyền. Bên Âu
Mỹ người ta đã khởi xướng lên từ thập niên 90 của thế kỷ trước khái niệm Y khoa
dựa trên bằng chứng (evidence based medecine hay médecine basée sur les
preuves). Vậy tại sao ta lại không làm để tránh cho dân chúng phải dùng những
loại thuốc hay phương thức chữa trị có khi không có kết quả, mà thậm chí còn độc
hại? (có lẽ cũng phải cấm quảng cáo thuốc và những dịch vụ chữa bệnh).
Kinh
tế thị trường thật đấy, nhưng thuốc và các dịch vụ y tế không phải là những
“hàng hóa” như hoa quả trong chợ, vì ở đây vấn đề có liên hệ đến sự sống và cái
chết của dân chúng.
Từ
từ rồi thì kiến thức phổ thông và dân trí sẽ cao hơn, người dân sẽ đủ kiến thức
hơn để tự bảo vệ mình, sống tốt hơn và không bị “lường gạt” khi bệnh tật. Nhưng
nói đến dân trí là nói đến trường học, mà báo chí gần đây cũng đưa ra vài vấn
đề giáo dục rất đáng quan tâm.
B/.
Chuyện trường học
1/.
Giáo viên trong khủng hoảng hay khủng hoảng trong bộ phận giáo viên?
Đi
dạy là nghề của tôi, tôi đã chọn nó, tôi đã sống với nó và tôi bào chữa bảo vệ
nó với tất cả sức lực của mình. Chia sẻ hiểu biết với giới trẻ là một hạnh phúc
lớn. Cứ mỗi lần nhìn thấy những cặp mắt của các em chăm chú thể hiện rõ sự nóng
lòng muốn biết điều mới, thì dù có đang bệnh, đang mệt tôi cũng hăng say “vào
cuộc” giảng bài. Cứ mỗi lần nhìn thấy các em thở phào như muốn nói “à ra thế”
vì đã hiểu bài, là tôi quên hết mệt nhọc và không hề tiếc công sức mình đã bỏ
ra...
Tôi
nhớ đến các thầy cũ của tôi, những người xem học trò như con em của mình, tận
tụy chăm sóc, động viên và dẫn dắt chúng tôi trên con đường tri thức. Những
câu:
“
Gần con thầy thương con
Xa
con thầy nhớ con
Nhớ
con thầy mong ước
Con
chăm chỉ sách đèn
Mai
giúp nhà giúp nước
Con
gắng học nghe con”
đã
là “sợi chỉ đỏ”, ngọn đèn soi đường tôi đi từ hơn nửa thế kỷ qua.
Thế
nên tôi thực sự hoang mang và bị chấn động khi đọc các bài dưới đây cùng với
các bình luận của độc giả trong ngành :
Giáo
dục Việt Nam có nhiều vấn đề, từ bằng giả bằng dỏm, mua bán bằng, đạo luận văn
tốt nghiệp, tỉ lệ đậu THPT gần 100%, học phí “trên trời” trong khi lợi tức bình
quân chỉ trên dưới 1.000 đô la /người/năm, hối lộ qua nhiều hình thức và biết
bao nhũng nhiễu khác….
Cụ
thể là một số sinh viên và nhà giáo rõ ràng đang ... khủng hoảng. Bằng cớ là ít
thí sinh đăng ký vào học sư phạm, hơn 40% giáo viên muốn rời nghề. Hơn nữa họ
đang sống trong một tình thế xã hội “kỳ dị”: có ai ngờ được rằng để có một chỗ
đi dạy hay để được vào biên chế họ phải trả nhiều khi đến cả trăm triệu
đồng? Với tình thế “khủng hoảng” này, tương lai các trường học sẽ ra sao?
Nhìn
sang nước khác mà thấy tủi thân. Ở Phần Lan chỉ khoảng 10% ứng viên vào trường
Sư phạm được tuyển và hầu như 100% các nhà giáo thỏa mãn với công việc của
mình. Đó là một trong những nguyên nhân giải thích trình độ của thầy và trò ở
nước này.
Tại
sao ta không áp dụng lời người xưa “Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”? Trọng
thầy giáo, nể người đi dạy, cho ưu tiên trong thứ bậc xã hội mà bắt đầu là thứ
bậc lương bổng... Để những người mô phạm vững tâm đào tạo cho thế hệ tương lai
của nước nhà.
“Quên”
hậu đãi các nhà giáo, một lần nữa, là dấu hiệu của một xã hội chỉ chú trọng đến
ngắn hạn (kiểu văn hóa “mì ăn liền” - lấy lợi trước mắt đã, rồi ngày mai ra sao
sẽ tính sau – cái kiểu “que sera sera” hay “what ever will be, will be” -
"nhại" theo một bài hát của thập niên 1960).
Dĩ
nhiên, tôi không quên cúi đầu nể phục và ghi công một số nhà giáo và cá nhân
hiện vẫn “bơi ngược dòng” và âm thầm lo cho trẻ, mang cái chữ (và đôi khi cả
miếng ăn nữa để các em có thể đến trường) tới cho trẻ, ở các thành phố cũng như
ở các vùng sâu, vùng xa...
2.
Phạt học trò bằng đòn roi:
Trên
phương diện pháp lý, quyền được bảo vệ vẹn tròn cơ thể của trẻ đã nằm trong
Tuyên ngôn Genève 1924 , được nhắc lại bởi Tuyên ngôn CIDE Convention
Internationale des Droits de l'Enfant, ONU năm 1989. Gần 40 nước trên thế giới
đã ra luật cấm đánh phạt trẻ em.
Trong
thực tế, cách giáo dục “thương cho roi cho vọt” ở châu Âu đã không còn áp dụng
từ lâu rồi và khái niệm về chống bạo lực với trẻ em đã ra đời từ những thập
niên 1950: không được dùng bất cứ hình thức bạo lực nào - bạo lực trên cơ thể,
bạo lực tâm lý, xã hội và nhất là bạo lực giới tính. Bao nhiêu vụ xâm hại các bé
mà báo chí đăng tải, chả nhẽ ta im hơi lặng tiếng để những vụ việc như thế vẫn
tiếp diễn?
Trên
phương diện giáo dục, phạt và nhất là đánh trẻ không có ích lợi gì. Mà chỉ làm
cho trẻ chậm lớn, khủng hoảng tinh thần, mang mặc cảm, ngu đần và lì lợm thêm ...
3.
Làm “tốt” công tác học đường: cũng bao gồm cả việc từ bỏ phong trào thi sắc đẹp của
các nữ sinh và nữ sinh viên. Một vấn đề thuộc đạo đức luân lý (trọng nhân phẩm
phụ nữ), vừa thực tiễn vì phòng ngừa được những hậu quả lâu dài.
Có
ai đã nghiên cứu cuộc đời của các hot girls hay người đẹp học đường khi họ sang
tuổi 40-50 chưa? Các nhà tâm lý bên này rất e ngại cho họ. Vài chuyên gia giáo
dục và triết gia thì băn khoăn trước hệ thống giá trị xã hội với sự lẫn lộn
giữa hình thức và nội dung, giữa bề ngoài và giá trị nội tại, cái giả và cái
thật, bản năng và lý trí ...
Đề
cao hình dáng theo những tiêu chí sắc đẹp của các hoa hậu, trong đó có hoa hậu
học đường, là đưa ra những kiểu mẫu không thường gặp trong thực tế, là gây mặc
cảm cho một số thanh nữ, là “khuyến khích” một số người đi nhờ giải phẩu thẫm
mỹ, đi làm trắng da... với những hậu quả khó lường cho tương lai.
Đẹp
là một giá trị. Nhưng các tiêu chí của các cuộc thi sắc đẹp là những tiêu chí
có thể nói là áp đặt, thậm chí có thể hiểu như “độc tài”. Những từ này đang
được dùng có suy nghĩ chứ không phải dùng một cách cực đoan. Thật vậy, với vài
săn sóc cá nhân tối thiểu (vệ sinh cơ thể, dinh dưỡng tốt, thể thao thường
xuyên ...) tất cả phụ nữ trẻ và cả phụ nữ lớn tuổi nữa đều đẹp, dù cô hay bà ấy
chỉ cao 150cm, da nâu, mắt một mí hay mũi thấp. Tại sao phải giống như các tài
tử Hàn Quốc mới là “đẹp”?
C/.
Báo động đỏ
Vấn
đề bây giờ không còn giới hạn trong phạm vi giáo dục hay y khoa, mà là vấn đề
của toàn xã hội. Một bộ phận quan chức thì tham nhũng để làm giàu. Một số trẻ
chỉ lo những mục tiêu thực dụng, chọn ngành học theo những tiêu chí vật chất.
Một số phòng khám thực ra là những cơ sở kinh doanh. Một số không nhỏ người dân đối xử với nhau thiếu
tình nghĩa và đạo đức.
Thế
có nghĩa là “chiếc tàu đang có xu hương chìm”, ai có phương tiện có lẽ phải rời
tàu đi thôi. Mà thật ra nhiều người đã rời tàu - có người gửi con đi du học
(tức là một hình thức “tị nạn” giáo dục), người khác ra nước ngoài chữa bệnh
(“tị nạn” y tế), một số thiếu nữ thì thích lấy chồng Tây (“tị nạn” hôn
nhân).Bao nhiêu chuyện đó đủ để nói là tình trạng đang đến hồi báo động thật
sự.
Có
thể nói giáo dục và y tế là hai nhiệt kế để đo thực trạng xã hội. Hai nhiệt kế
này đang qua số “đỏ” (nguy hiểm) . Rõ ràng là phải làm một cuộc thay đổi toàn
diện mới mong cứu vãn được tình thế.
Trên
Tia Sáng cách đây hai tuần, TS Trần Xuân Hoài cũng nói đến “Thứ bậc Việt Nam
trên bảng xếp hạng trí tuệ toàn cầu, báo động đỏ” (http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=110&CategoryID=36&News=5434).
Theo bài báo này, cơ chế quản lý khoa học của ta có vấn đề. Nhưng xa hơn nữa,
sự phát triển kinh tế xã hội cũng có vấn đề.
Mà
sức khoẻ dân tình và trình độ chuyên môn của nhân lực là hai yếu tố quyết định
cho tương lai một quốc gia. (Tiếng Pháp gọi đó là capital humain – vốn nhân
sự). Ta lại trở về với những vấn đề của bệnh viện và trường học:
Cần
xây thêm bệnh viện, tổ chức cấu trúc mạng lưới chăm sóc sức khoẻ cho cộng đồng,
bảo hiểm sức khoẻ, đặt ưu tiên cho giáo dục đào tạo ... ta đều có khả năng làm.
Cái cần là phải biết suy nghĩ về các ưu tiên, lo cho dân cho nước, từ bỏ những
“đầu tư vĩ mô” mà mục đích chỉ là để đánh bóng cá nhân hay để hưởng lộc. Kiểm
soát những thất thoát của ngân quĩ để có thể chi cho những mục tiêu tối cần
thiết ...
Về
mặt vi mô, mỗi cá nhân cũng phải sống sao cho thật sự "Tử Tế". Hai từ
này, đạo diễn Trần văn Thủy đã dùng cho phim “Chuyện tử tế” năm 1985, tới nay
vẫn còn nguyên tính thời sự.
Nguyễn
Huỳnh Mai
(từ
Liège, Bỉ)
--------------------------------
XEM THÊM :
No comments:
Post a Comment