Friday, 17 August 2012

MỸ SẼ VÀO BIỂN ĐÔNG ? (Trần Khải - Việt Báo Cali)




08/14/2012

Có thực là Mỹ muốn vào Biển Đông để ghìm chân Trung Quốc? Hay thực ra vẫn muốn loanh quanh các nước Trung Đông trong một cuộc chiến thôi thúc vì cảm xúc tôn giáo? Hay là, các thế lực khác nhau tại Hoa Kỳ vẫn chưa dứt khoát chiến lược mới, và trong khi Barack Obama nói là phải Hướng Về Châu Á, thì Mitt Romney nói rằng chỉ nhìn thấy Nga là kẻ thù điạ chính trị số một của Mỹ và chỉ dịu dàng nói rằng Trung Quốc chỉ có tội ghìm hối suất đồng yuan thôi?

Các diễn biến về Biển Đông vẫn sôi sục trong lòng người Việt. Trong khi Đài Loan bắt tay với TQ để xử ép các nước trong vùng.

Bản tin RFI cho biết, Lực lượng tuần duyên Đài Loan, hôm 12/08/2012, cho biết sẽ tiến hành tập trận bắn đạn thật tại đảo Thái Bình (mà Việt Nam gọi là đảo Ba Bình) trong tháng Chín, với các loại đại bác và súng cối mới có tầm bắn xa hơn. Đây là hòn đảo lớn nhất của Việt Nam thuộc quần đảo Trường Sa, bị Trung Hoa Dân quốc (Đài Loan ngày nay) dùng danh nghĩa giải giáp tàn quân Nhật để chiếm đóng vào năm 1947. Hành động này có nguy cơ gây thêm căng thẳng trong tình hình hiện nay.

RFI cũng nhắc:

“Việt Nam vừa qua đã phản đối mạnh mẽ khi tuần rồi Đài Bắc đưa đến đảo Thái Bình (Ba Bình) các loại vũ khí mới để chuẩn bị tập trận. Ngoại trưởng Đài Loan đáp lại bằng tuyên bố: «Đảo Thái Bình (tên Đài Loan đặt cho đảo Ba Bình) là một trong các hòn đảo tại khu vực đã được Đài Loan quản lý từ lâu. Chủ quyền của Đài Loan là không thể tranh cãi»...” (hết trích)

Trong khi đó, bản tin VOA cho biết:

“...Báo chí Trung Quốc ngày 13/8 đăng phát biểu của Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Lịch sử Biên giới và Địa lý thuộc Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, ông Lý Quốc Cường, bác bỏ tuyên bố của Tiến sĩ Trần Công Trục, chủ biên cuốn sách “Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông do Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông của Việt Nam giới thiệu hôm 7/8.

Chuyên gia nghiên cứu của Trung Quốc khẳng định Bắc Kinh có chủ quyền không thể tranh cãi tại hai quần đảo mà Việt Nam gọi là Trường Sa-Hoàng Sa bởi vì Trung Quốc là nước đã khám phá và đặt tên cho khu vực này trước Việt Nam rất lâu, cách nay 2.000 năm.

Vẫn theo ông Lý, người Trung Quốc đã đánh bắt cá và đưa thuyền buồm tới khu vực từ đời nhà Tần, từ năm 221 tới 206 trước Công nguyên, và bắt đầu có quyền tài phán đối với hai quần đảo này ít nhất là từ đời nhà Đường, từ năm 618 tới năm 907.

Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Lịch sử Biên giới và Địa lý Trung Quốc cũng nhấn mạnh các quần đảo mà sách sử Việt Nam nói là do Việt Nam khám phá từ thế kỷ thứ 17 thật ra không phải là hai quần đảo Trường Sa-Hoàng Sa, mà là các quần đảo và bãi cạn khác gần khu vực duyên hải của Việt Nam.

Ông Lý Quốc Cường nói với tờ Hoàn cầu Thời báo của Trung Quốc rằng từ những năm 1950 tới những năm 1970, chính phủ Việt Nam đã thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc tại Trường Sa-Hoàng Sa, và Thủ tướng Việt Nam lúc bấy giờ là ông Phạm Văn Đồng thậm chí đã công nhận chủ quyền của Bắc Kinh tại đây bằng một văn thư chính thức vào năm 1958 gửi người đồng nhiệm phía Trung Quốc lúc đó là ông Chu Ân Lai...”(
hết trích)

Cũng lại bản Công Hàm 1958 của ông Phạm Văn Đồng.

Trong khi đó, đang có một nỗ lực từ một số viện nghiên cứu Hoa Kỳ, bày tỏ thiện cảm với Trung Quốc. Có vẻ như muốn lèo lái Hoa Kỳ về vùng Trung Đông, nơi nhiều quan chức Mỹ từ nhiều năm nay gọi đó là một cuộc thánh chiến giữa Thiện và Ác.

Có vẻ như cảm xúc tôn giáo này đã là động cơ yểm trợ Do Thái để ghìm dân tộc Palestine, và có thề sẽ tấn công Iran.

Một thời, Kinh Thánh Ky Tô Giáó nói rằng vùng đó là đất thánh, cụ thể thí dụ nơi Chúa Jesus đặt chân tới: Bethlehem, Damascus, Dead Sea, Egypt, Gaza, Golan Heights, Golgotha, Israel, Jericho, Jerusalem, Jordan, Jordan River, Lebanon, Mt. of Olives, Nazareth, Syria...

Còn nơi chiến tranh mịt mù thập niên qua là Iraq thì là nơi Tháp Babel (trong Kinh Thánh, ngôn ngữ rối loạn từ đây), nơi gọi là Babylon ở Iraq.

Nếu đúng như thế, mới hiểu rằng cuộc Thánh Chiến Ngàn Năm chưa dứt, vẫn âm ỉ qua hình thức khác. Và phe hữu Hoa Kỳ muốn tập trung vào Trung Đông, và chỉ cần thông thương ở Biển Đông thôi, nghĩa là miễn TQ giữ cam kết thông thương là được, miễn đừng cấm biển.

Dẫn chứng là một bàì của Viện Phó Viện Nghiên Cứu Carnegie mới hôm Thứ Bảy 11-8-2012, tựa đề “Dangerous Shoals: U.S. Policy in the South China Sea,” tác giả là Douglas H. Paal.

Trong bài đã lặng lẽ ủng hộ TQ, ngôn ngữ ca ngợi thiện chí của TQ và nói Mỹ không cần lo gì về Biển Đông. Cụ thể trích dịch vài câu như sau:

“...Đường "biên giới 9 đoạn" của TQ cho TQ giành 80% Biển Đông, trước kia là "đường 11 đoạn." Hai đoạn kia thì TQ và VN đã giaỉ quyết qua thương lượng song phương mấy năm trước. Điều này cho thấy đường 9 đoạn có thể thương lượng quân bình...

Đây là nơi Mỹ cần hành động dè dặt và chỉ sau khi suy nghĩ nhiều bước trước....

Bây giờ, khi Mỹ tách riêng TQ để chỉ trích, nhưng không chỉ trích nước khác (ám chỉ, Mỹ không chỉ trích VN, Phi), các quan sát viên TQ tin là Mỹ đã chọn lập trường chống Tàu. Điều này làm suy yếu khẳng định của Mỹ về một phương pháp có quy tắc dựa vào luật quốc tế bằng cách không thiên vị....

Lợi ích trực tiếp của Mỹ ở Biển Đông không nhiều. Mỹ không tranh lãnh thổ gì ở đó. Các công ty và công dân Mỹ hiện chưa gặp nguy. Tự do thông thương là tối thượng, và TQ có một quan điểm thiểu số theo luật UNCLOS về những hoạt động hợp pháp bởi các tàu hải hành trong các khu kinh tế độc quyền, mà TQ giành hầu hết ở Biển Đông...

Dưới thực tế này, Mỹ sẽ làm tốt để gắn bó vào các lập trường có nguyên tắc mà Mỹ đã nêu ra, và bênh vực một tiến trình công bằng đối với tất cả các nước tranh chấp (ở Biển Đông) và những nước sẽ bị ảnh hưởng bên lề....”(
hết trích dịch)

Ngắn gọn: viện nghiên cứu này muốn Mỹ trung lập đối với TQ, VN, Phi... và chuyện đường 9 đoạn là xưa rồi, vì là nối dài đường 11 đoạn.

Ngắn gọn, có phải họ muốn Mỹ phất cao lá cờ binh lực Hoa Kỳ sang thánh địa Trung Đông. Đó là tại sao, Mỹ bất công với dân tộc Palestine như thế?

Ông Romney mới tuần trước đã tuyên bố về TQ và Nga, và bị báo Úc chỉ trích: Romney chỉ thấy Nga là kẻ thù số 1 điạ chính trị của Mỹ và chỉ than phiền TQ về hối suất đồng yuan.

Dù vậy, vẫn có một số người Hoa Kỳ muốn Mỹ ghìm chân TQ, và chúng ta mang ơn những người đó.

Biển Đông vẫn không ngừng sôi sục... trừ phi Trung Đông hết còn hấp dẫn với Mỹ.





No comments:

Post a Comment

View My Stats