Wednesday, 8 August 2012

MỘT NƯỚC VIỆT NAM TƯƠNG LAI : HÃY THAY ĐỔI Ở TRONG NƯỚC TRƯỚC KHI THAY ĐỔI NƯỚC NGOÀI (Vũ Đức Khanh - Asia Sentinel)




Vũ Đức Khanh

Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ

Việt Nam cần phải thay đổi từ trong nước, trước khi có thể đảm nhận bất kỳ vai trò nào trên trường quốc tế

Hôm Thứ hai vừa qua, bà Đặng Thị Kim Liềng, mẹ của Tạ Phong Tần, đã chết sau khi tự thiêu để phản đối việc giam giữ con gái mình. Tạ, một cựu sĩ quan công an, một người viết blogg, đã bị bắt vì tội tuyên truyền chống lại nhà nước- một loại cáo buộc vốn gần đây đã trở nên rất phổ biến. Phiên toà sẽ được xử trong tháng Tám cùng với người viết blog Nguyễn Văn Hải (còn được gọi là Điếu Cày) và Phan Thanh Hải, mỗi người, có thể bị kết án đến 20 năm tù. Không thể để giúp gì cho con gái, bà Đặng chỉ có thể dóng lên lời phản đối của mình bằng cách tự thiêu.

Nhân quyền, cùng sự diễn giải trong chính sách của Việt Nam ở trong nước, không thể được tách rời khỏi chính sách đối ngoại của mình. Tuy nhiên, chính phủ Việt Nam hy vọng sẽ thuyết phục được các nhà chỉ trích về nhân quyền, đặc biệt là Hoa Kỳ, rằng một sự tách biệt như vậy là khả thi. Những bi kịch như của bà Đặng và việc tiếp tục giam giữ lcác nhà hoạt động dân chủ và nhân quyền chỉ làm nổi bật tình hình đang xấu đi ở Việt Nam.

Nói thẳng ra, chính quyền Hà Nội không hề tôn trọng ý muốn của công dân mình, do đó không thể nói được rằng hành động của chính phủ này trên trường quốc tế phản ánh ý nguyện của người dân. Các công dân Việt Nam mong muốn cải cách nhưng chính phủ vẫn tiếp tục đàn áp những nỗ lực ấy. Thật không ngạc nhiên, khi Hoa Kỳ tiếp tục từ chối việc dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam cho đến khi các vấn đề nhân quyền này được giải quyết.

Bất chấp sự xuất hiện của sự gần gũi ngày càng tăng giữa hai nước, chừng nào Việt Nam còn là một nhà nước độc đảng và nhân quyền không được cải thiện, Hoa Kỳ sẽ vẫn tiếp tục duy trì khoảng cách của mình. Chỉ có sự lo ngại về Bắc Kinh và mối tranh chấp ở Biển Đông của Hà Nội đã giữ cho Việt Nam không bắt tay với Trung Quốc. Tuy nhiên, niềm mong muốn không làm buồn lòng cả hai nước đã khiến Việt Nam tiếp tục phải hành động cân bằng chính trị giữa hai bên.

Quan hệ đặc biệt và quan hệ đối tác chiến lược

Việt Nam từng khôn ngoan theo đuổi một con đường độc lập, tìm cách xây dựng mối quan hệ vuợt lên trên cả Hoa Kỳ và Trung Quốc. Thay vì đặt tất cả trứng ấp của mình vào một hoặc hai giỏ, Hà Nội đã quyết định trải dàn ra khắp các châu lục. Thiết lập được quan hệ đối tác chiến lược là một khía cạnh quan trọng cho mục tiêu lý tưởng muốn làm bạn với tât cả mọi người của Việt Nam. Nhưng thật không may, các mối quan hệ loại đối tác chiến lược không phải là các tình bạn.

Dù Trung Quốc là một đối tác chiến lược của Việt Nam, khó có thể nói rằng đấy là một người bạn thân thiết. Chỉ cần xét đến các tranh chấp trên Biển Đông, mọi người đều có thể tìm thấy bằng chứng cho điều này. Thật vậy, Việt Nam có thể khẳng định mình có nhiều đối tác trên giấy tờ văn bản, nhưng lúc khủng hoảng, mấy ai sẽ đứng bên cạnh Việt Nam?

Mong muốn làm bạn với tất cả của Việt Nam vốn không phải là sai nhưng là ngây thơ. Khi bạn của một nước (Vương quốc Anh) bao gồm cả đối thủ của một nước bạn (Nga), sẽ đưa ra nghi vấn về ý định và độ tin cậy của môt nước bạn. Việt Nam có nhiều "bạn bè", đúng thế, nhưng có bao nhiêu nước bạn mà họ có thể thực sự xem là một nước bạn?

Tích lũy nhiều các quan hệ đối tác là không đủ. Việt Nam cần bạn bè, các nước có thể trông cậy được vào những lúc cần thiết. Mối quan hệ như thế là đặc biệt khó hình thành bởi vì nó đòi hỏi phải có niềm tin, mặt hàng vốn thiếu nơi chính phủ Việt Nam hiện nay.
Việt Nam nên thiết lập các mối quan hệ đặc biệt với ai ? Lý tưởng nhất, Việt Nam nên tìm kiếm các mối quan hệ gần gũi hơn với các nước cùng chia sẻ chung các giá trị của mình. Từ đó, câu hỏi đặt ra là Việt Nam đại diện cho những giá trị nào ? Đấy là những giá trị của chính phủ hay của dân chúng ? Trong một nền dân chủ, chính phủ đại diện công bằng cho ý nguyện của người dân và vì thế cả hai có thể thảo luận được với nhau. Tuy nhiên, đấy không phải là trường hợp của Việt Nam, nơi chính phủ và người dân thường rõ ràng khác nhau về vấn đề này.

Ngày càng rõ ràng là người dân Việt Nam đang tìm kiếm sự thay đổi, đòi hỏi sự tôn trọng nhân quyền và thậm chí cả cải cách dân chủ. Đây là những giá trị của người dân, những giá trị vốn phản ánh gần gũi hơn với những gì đã được thiết lập trong Tuyên ngôn Nhân quyền. Người dân ít có điểm chung với chính phủ, thành phần từng thực hiện mọi nỗ lực để kiềm chế tiến bộ của dân chủ để duy trì ách kìm kẹp của Đảng Cộng sản trên toàn cõi Việt Nam.
Khi chính phủ không thực sự đại diện cho người dân, Việt Nam sẽ còn bị ngăn chặn không thiết lập được một mối quan hệ lâu dài đặc biệt với bất kỳ quốc gia nào, thay vào đó là vẫn bị đối xử ở một khoảng cách và sự nghi ngờ.

Tác động như một phần của một tổng thể lớn hơn

Nhưng chúng ta hãy giả định rằng những thay đổi này đã diễn ra: Việt Nam có thể hành động như một trục chuyển đối với cả Mỹ và Trung Quốc hay không ? Có thể là có thể và có lẽ không thể, nhưng thay vào đó Việt Nam nên dành nỗ lực để thống nhất Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, vốn là tổ chức có khả năng định hình lại khu vực, nhưng đã không theo đuổi được tiềm năng này trong tình trạng hiện tại.

Hội nghị gần đây tại Phnom Penh, Campuchia, là hội nghị đầu tiên trong lịch sử 45 năm, các nước ASEAN đã kết thúc mà không đưa ra được một tuyên bố chung. Nguyên nhân chính cho sự thất bại của sự hợp nhất này là vì các tranh chấp trên Biển Đông đã chia rẽ tổ chức.

Để duy trì sự thích hợp trong tương lai, ASEAN phải thay đổi và thích ứng với hoàn cảnh hiện tại. Với tính tự nguyện - các nước thành viên không bị ràng buộc - hiệu quả của hội phụ thuộc vào thiện chí của các thành viên. Từ sự đa dạng rộng lớn của các quốc gia, các quyền lợi của nước thành viên có thể khác nhau. Do đó, một mặt trận thống nhất phải được lập thành trên nền tảng của các giá trị chung, không phải như Việt Nam. Vai trò của ASEAN trong tương lai là gì, và làm thế nào tổ hức này có thể đạt được các mục tiêu này? Điều đó vẫn chưa được nhìn thấy, bởi vì vấn đề cấp bách nhất là các nước thành viên phải uỷ thác và nhận ra tiềm năng của ASEAN.

ASEAN đang không có một lãnh đạo để tập hợp xung quanh mình. Indonesia có thể chứng minh là một nước lãnh đạo, nhưng có cơ hội cho một nước Việt Nam mới để hành động như lương tâm của hiệp hội , để nói lên mối quan tâm thực sự dù không được ưa chuộng và để đề nghị những quyết định dù không được lòng người ưa thích khi các lựa chọn khác không giải quyết được những mối quan tâm này.

Nếu Việt Nam nên hành động như một trục chuyển đối với Mỹ và Trung Quốc, đất nước này nên hành động như thế như một phần tử của ASEAN. Có một cơ hội để Việt Nam cải thiện và củng cố sự tán thành chính sách đối ngoại của mình như là một phần của ASEAN, nơi đất nước này có thể có được các khả năng và ảnh hưởng cần thiết để đóng một vai trò lớn hơn trên trường quốc tế. Có một con đường mà Việt Nam có thể đi theo để trở thành một nhà lãnh đạo, nhưng trước tiên đất nước này phải thay đổi.

Nguồn: Asia Sentinel




No comments:

Post a Comment

View My Stats