3-8-2012
Chiều ngày 3.8.2012, đã có thông
báo chính thức từ tòa án thành phố về việc hoãn xử lần thứ 3 của phiên xử sơ
thẩm thành viên CLB Nhà Báo Tự Do là các Blogger Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày),
Phan Thanh Hải (AnhBaSG), Tạ Phong Tần (Công Lý Sự Thật).
Thông báo chính thức do ông Vũ Phi
Long, thẩm phán chủ tọa phiên tòa ký gởi đến các luật sư và gia đình của thành
viên CLBNBTD.
Theo thông báo này việc hoãn xử lần này là: "Do yêu cầu của 2
luật sư tham gia bào chữa cho các bị cáo yêu cầu".
Có vẻ lần này phía tòa án đang cố tỏ ra tôn trọng ý kiến
luật sư. Nhưng một cán bộ đề nghị không nêu tên của tòa án thành phố thì nói
thẳng: "do hiệu ứng
của vụ tự thiêu ở Bạc Liêu".
Thời điểm mà phía an ninh Việt Nam
đưa ra vào ngày 7.8.2012 là thời điểm đã được tính toán trước nhằm ngay vào kỳ
nghỉ hè của các cơ quan phi chính phủ hay nhân viên của các chính phủ để giảm
hiệu quả phản đối từ các cơ quan nước ngoài. Chính vì thế họ bật đèn xanh cho
các tờ báo trong nước, dự tính sẽ đồng loạt đưa tin về thời điểm xét xử. Nhưng
bất ngờ xảy ra là vụ tự thiêu ở Bạc Liêu của bà Đặng Thị Kim Liêng, mẹ bloger
Tạ Phong Tần, là một bị cáo trong phiên xử sơ thẩm này.
Thực ra phía tòa án có tôn trọng ý kiến của luật sư? Các luật sư muốn đi gặp các thân chủ của mình trong tù
thì luôn luôn có ý kiến của điều tra viên. Dù công viêc của điều tra viên đã
kết thúc bằng kết luận điều tra. Hồ sơ đã chuyển từ an ninh sang Viện kiểm sát.
Rồi Viện kiểm sát đã kết thúc bằng bản cáo trạng chuyển hồ sơ qua phóa tòa án.
Thế nhưng an ninh điều tra vẫn toàn quyền quyết định việc luật sư đi gặp các
thân chủ của mình. Luôn luôn có điều tra viên đi cùng các luật sư và họ giám
sát toàn bộ trong thời gian tối đa là 1 tiếng đồng hồ gặp gỡ giữa luật sư và
các thân chủ của mình .
Một thẩm phán của tòa hình sự nhận
định vụ án chính trị này cũng có nhiều điều để nói. Đa số các bị cáo không nhận
tội. Cho nên phải dựa vào hồ sơ mà tài liệu quan trọng để buộc tội là việc giám
định bản điều lệ của CLBNBTD và các tài liệu gởi đi giám định ở các cơ quan
không đúng chức năng và có thẩm quyền giám định. Mọi xung đột bắt đầu từ đây.
Lâu nay việc buộc tội cho các bị cáo phạm các điều luật "tuyên truyền
chống nhà nước" do sở văn hóa thông tin giám định các tài liệu
"nhạy cảm" là không đúng luật và cả chức năng. Cơ quan có thẩm quyền
giám định là Viện khoa học xã hội và các kết luận cũng phải khách quan chứ
không dùng các từ ngữ có tính cách miệt thị và kết án như của Sở văn hóa và
truyền thông làm .
Vấn đề cần phân biệt giữa trang
blog cá nhân và một trang báo hay cơ quan truyền thông cũng cần được xem xét ở
đây. Một cán bộ tham mưu của tòa án thành phố thì gay gắt rằng bất cứ thông tin
điện tử nào cũng dễ dàng bị khép tội là "lợi dụng báo chí để tuyên
truyền chống nhà nước".
Một thẩm phán về hưu nhận định bản
điều lệ của CLBNBTD cho rằng bản điều lệ này có thể cho là chưa hợp lệ vì chưa
được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt chứ nói đây là bản điều lệ bất hợp
pháp là nói sai pháp luật. Vì theo nguyên tắc điều gì pháp luật không cấm thì
người ta có phép làm, mà pháp luật không thể bao trùm hết các quan hệ xã hội
được. Khi đã ra pháp luật thì phải rõ ràng không thể mập mờ hay dùng các từ ngữ
mơ hồ để buộc tội vô căn cứ
Cho đến hiện nay, bà Tạ Phong Tần
trong tù chưa biết tin tức gì việc người mẹ thân yêu của mình đã tự thiêu ở Bạc
Liêu và chết trong đau đớn.
Liên quan đến việc Việt Nam ra thông báo sẽ điều tra về
vụ tự thiêu ở Bạc Liêu thì các
phóng viên nội chính ở Sài Gòn hoàn toàn không tin vào tuyên bố này. Đơn giản là ngay cả vụ đốt nhà báo Hoàng Hùng ở Long
An, chứng cứ đồng phạm rành rành ra đó mà cơ quan điều tra, rồi tòa sơ thẩm
Long An, đến tòa phúc thẩm ở Sài Gòn đã làm mất niềm tin của ngừơi dân vào công
lý. Cho nên vụ án chính trị này cũng sẽ được "phù phép" theo hướng
nào đấy mà gần nhất là tuyên bố nạn nhân bị... tâm thần hay hạn chế về mặt hành
vi, hạn chế về nhận thức...
Cách hành xử của nhà cầm quyền Việt
Nam xưa nay nặng tính đối phó và lấp liếm bao biện hơn là làm sáng tỏ vấn đề
một cách khách quan trung thực.
No comments:
Post a Comment