Họa sĩ Trần Thúc Lân, Phùng Mai, Mỹ Thanh, và Ls Lê
Thị Công Nhân thực hiện
Wednesday,
August 22, 2012
Có những bài thơ hay đã được các nhạc sĩ cảm hứng đem phổ
nhạc, có thể chúng đã nói lên đúng tâm tư, cuộc đời mà nhạc sĩ trải qua, cũng
có thể bài thơ nói lên được tâm tình chung của nhiều người mà nhạc sĩ cũng chia
sẻ tâm tình ấy. Tương tự như thế, tác phẩm hội họa
Chân Dung Các Chiến Sĩ Tự Do của họa sĩ Trần Thúc Lân trong tháng 7, hình luật
sư Lê Công Định đã được các thành viên trong quỹ TNLT cảm hứng sáng tác một bài
thơ vịnh và được họa sĩ viết lên tấm chân dung như một phần của tác phẩm hội
họa này, bài thơ như sau:
Cân công lý buông nặng nhọc
Đuốc tự do vượt ngoài tầm
Người là ai ôm mặt khóc?
Kẻ thế Cô tù lương tâm
Nếu không nhạy bén về từ ngữ, người bình thường có thể cho là bài thơ vịnh không nói gì về nhân vật chính trong tác phẩm là Lê Công Định, nhưng lại xót xa cho một biểu tượng ở phần background: Nữ thần công lý hoặc nữ thần tự do. Hơn thế nữa, khi đọc câu cuối của bài thơ, những ai biết rõ về thân thế LS Lê Công Định chắc chắn phải phủ nhận vì Lê Công Định không hề là kẻ cô thân cô thế. Lê Công Định có cha và mẹ, có hai đời vợ, ông đảm nhiệm nhiều chức vụ như giảng dạy về luật Việt Nam cho sinh viên quốc tế trong chương trình trao đổi giữa khoa luật đại học Cần Thơ và đại học Pantheon – Assas, là phó chủ nhiệm Đoàn luật sư ở Sài Gòn v.v… Thật vô duyên, một bài thơ vịnh lạc đề chăng? Xin thưa rằng, con người cho dù dã man như cộng sản thì cũng chỉ có thể cầm tù người còn sống, họ không thể cầm tù một vị đã là thần (thần công lý) nhưng có lẽ cái logic trong văn học nghệ thuật ở đây, vì đảng cộng sản là một tập đoàn ma quỷ, bọn ma quỷ tội lỗi không thể thắng được nữ thần, nên chúng đi tìm ám hại những ai bênh vực thần công lý, người thay thế cô nữ thần công lý đó là là Lê Công Định: “Kẻ thế Cô tù lương tâm”
Đuốc tự do vượt ngoài tầm
Người là ai ôm mặt khóc?
Kẻ thế Cô tù lương tâm
Nếu không nhạy bén về từ ngữ, người bình thường có thể cho là bài thơ vịnh không nói gì về nhân vật chính trong tác phẩm là Lê Công Định, nhưng lại xót xa cho một biểu tượng ở phần background: Nữ thần công lý hoặc nữ thần tự do. Hơn thế nữa, khi đọc câu cuối của bài thơ, những ai biết rõ về thân thế LS Lê Công Định chắc chắn phải phủ nhận vì Lê Công Định không hề là kẻ cô thân cô thế. Lê Công Định có cha và mẹ, có hai đời vợ, ông đảm nhiệm nhiều chức vụ như giảng dạy về luật Việt Nam cho sinh viên quốc tế trong chương trình trao đổi giữa khoa luật đại học Cần Thơ và đại học Pantheon – Assas, là phó chủ nhiệm Đoàn luật sư ở Sài Gòn v.v… Thật vô duyên, một bài thơ vịnh lạc đề chăng? Xin thưa rằng, con người cho dù dã man như cộng sản thì cũng chỉ có thể cầm tù người còn sống, họ không thể cầm tù một vị đã là thần (thần công lý) nhưng có lẽ cái logic trong văn học nghệ thuật ở đây, vì đảng cộng sản là một tập đoàn ma quỷ, bọn ma quỷ tội lỗi không thể thắng được nữ thần, nên chúng đi tìm ám hại những ai bênh vực thần công lý, người thay thế cô nữ thần công lý đó là là Lê Công Định: “Kẻ thế Cô tù lương tâm”
Bức chân dung ls Lê công Định
do họa sĩ Trần Thúc Lân vẽ
|
Với Lê Công Định, luật sư là thiên chức chứ không là một
nghề nghiệp. “Kẻ thế Cô, tù lương tâm” không phải là lời thơ sáo đẹp để ca tụng
vị luật sư thông minh tài năng, vốn có trong tay hạnh phúc gia đình, sự nghiệp
danh vọng, và kể cả bổng lộc quyền lợi, nếu anh chịu bán mình, đứng về phe
thống trị. Anh đã chọn con đường trái chiều. Anh là vị luật sư trong nhiều vụ
án chính trị, luôn hết lòng bênh vực cho những tù nhân lương tâm, trong đó có
hai người bạn đồng nghiệp mà mọi người đều biết đến là luật sư Nguyễn văn Đài
và Lê Thị Công Nhân. Không ai còn lạ gì trong chế độ Cộng sản, nhất là với các
vụ án chính trị, tòa án đại diện luật rừng, bản án được “bỏ túi,” và theo đó
vai trò luật sư chỉ là “kiểng.” Không là vậy với luật sư Lê Công Định. Anh có câu
nói nổi tiếng mà rất ít người biết đến, nhưng thân chủ của anh, luật sư Nguyễn
văn Đài đã không thể quên: “Tôi,
luật sư Lê Công Định bảo vệ và ủng hộ cho quan điểm chính trị và những việc làm
của hai đồng nghiệp là luật sư Nguyễn Văn Đài và luật sư Lê thị Công Nhân.
Những bài viết và việc làm của họ không vi phạm Hiến pháp và pháp luật Việt
Nam. Nếu phiên tòa này vẫn kết án họ thì quí vị có thể bắt tôi ngay sau phiên
tòa.” Người luật sư cương quyết giương cao ngọn đuốc của nữ thân
công lý đó quả sẵn sàng làm “Kẻ
thế Cô tù lương tâm.”
Anh đã bị bắt ngày 13/6/2009, và một trong số nhiều “tội
danh” phản động mà báo Công An Nhân Dân luận ra bao gồm đoạn “…Trong các phiên
tòa xử các bị cáo này, Định đã lợi dụng việc bào chữa, nhằm biến các phiên tòa
này thành nơi anh ta tuyên truyền, xuyên tạc Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước
CHXHCN Việt Nam…” Lê Công Định ắt hẳn là một trong những luật sư tiên phong
không nói theo bài bản quen thuộc mà bạo quyền CS mong đợi: “bị cáo bị bắt đúng tội, chỉ xin
giảm án, khoan hồng.”
Lê Công Định đã từng có những bài viết trăn trở về hiện
tình đất nước, thúc đẩy những thay đổi, và khao khát cho một Việt Nam tự do dân
chủ đăng trên BBC. Nếu hai bài viết của LCĐ “Tại
sao không nên sợ đa nguyên” và“Trả
lại hào khí Diên Hồng”, theo ls Nguyễn văn Đài, đã thúc đẩy anh
(NVĐ) quyết tâm hơn trong việc đấu tranh cho tự do dân chủ, thì với tôi, bài
viết “Đọc sử để nhìn nhận hôm nay” đã khiến tôi có ấn tượng và thấu hiểu về con
người và tình cảm của vị luật sư yêu nước này hơn hết. Anh kể:
“Từ khi bắt đầu vào đại học lúc 17 tuổi đến nay, tôi vẫn
giữ thói quen đều đặn hàng năm dành khoảng hơn một tháng đọc sách vở và tài
liệu viết về đề tài Việt Nam, quá khứ cũng như hiện tại, chủ yếu nhằm giúp trao
dồi vốn kiến thức hạn hẹp của tôi về lịch sử nước nhà. Tôi thường chọn thời
gian làm công việc nhẹ nhàng, nhưng đầy hào hứng này vào độ trung tuần tháng 3
đến cuối tháng 4 mỗi năm. Đó cũng là khoảng thời gian của một năm thường gợi
nhớ trong tôi nhiều biến cố vui buồn lẫn lộn, vừa hào hùng nhưng cũng vừa bi
thương, của dân tộc.”
Tiếp đó, anh bày tỏ niềm băn khoăn, lo lắng về vấn đề Tây
Nguyên, một địa thế trọng yếu của VN không thể để lọt vào quyền quản lý của
ngoại bang. Đề cập đến tác phẩm “Bên Dòng Lịch Sử” của Linh mục Cao văn Luận,
anh nhắc đến chuyện người Pháp tiến hành mưu đồ làm chủ Tây Nguyên và cụ Ngô
Đình Diệm đã ưu tư về vấn đề giữ vững chủ quyền Tây Nguyên cho Việt Nam như thế
nào; anh cũng trân trọng tính trung thực của sử sách đã giúp ích cho những
người đi sau như anh học hỏi… Tôi tâm đắc nhất với đoạn cuối nhẹ nhàng nhưng
biểu lộ lòng tha thiết cho vận mệnh của đất nước rất sâu đậm của anh:
“Tất nhiên, không chỉ có gương tốt, lịch sử còn đặc biệt
răn dạy người đời sau bằng cả gương xấu. Trong lần đọc lại sử sách nước nhà năm
nay, không hiểu vì sao tôi lại quan tâm nhiều đến các nhân vật “thân bại danh
liệt” như Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống và Hoàng Cao Khải, rồi tự hỏi không biết
30 năm nữa, nếu còn sống, tôi sẽ biết thêm những cái tên nào tương tự như vậy
trong lịch sử hiện đại của dân tộc. Bất giác tôi cầu mong điều đó đừng xảy ra…”
Con dân nước Việt không hề quên lãng những tù nhân lương
tâm, những chiến sĩ của Tự Do đang hy sinh vì tranh đấu cho nền tự do của nước
nhà. Bài viết này bắt nguồn và là tập hợp trên tinh thần đó. Từ bức vẽ chân
dung Lê Công Định do họa sĩ Trần Thúc Lân gởi đến Quỹ Tù Nhân Lương Tâm tiết
mục hội họa “Chân Dung Các Chiến Sĩ Tự Do,” trong một lúc hứng thú bàn bạc về
đoạn thơ riêng cho tác phẩm hội họa này, anh Phùng Mai mở thêm ý định viết một
bài về bức tranh và nhân vật. Anh đã “phá băng” với đoạn mở đầu, và yêu cầu tôi
góp phần. Người tù nổi tiếng như anh Lê Công Định vốn đã có quá nhiều bài viết
và thông tin trên net, chúng tôi những người ở xa có thể biết gì hơn ngoài việc
tổng hợp lại từ những nguồn này? Thật may mắn, chúng tôi nghĩ đến sự cộng tác
của hai tiếng nói thân tình, chắc chắn có nhiều chi tiết riêng tư để kể về anh,
và hơn hết đã từng được anh bào chữa, cùng là tù nhân lương tâm, Ls Nguyễn Văn
Đài và Lê thị Công Nhân. Vậy sau hết, xin mời bạn đọc thưởng thức câu chuyện
thật, rất ngộ nghĩnh do chính “em gái” của Lê Công Định kể lại, cũng là phần
cuối cho bài viết đặc biệt này.
KỶ NIỆM VỀ LUẬT SƯ LÊ CÔNG ĐỊNH
Nhận được thư của anh Phùng Mai cách đây 2 tuần đề nghị
chia sẻ vài kỷ niệm về luật sư Lê Công Định, tôi rất vui, muốn viết ngay nhưng
bận việc nhà và con nhỏ nên hôm nay mới có thời gian. Với lại, nói về kỷ niệm
thì thật sự người ta cần có cảm xúc, bối cảnh và thời gian, có sự thong thả và
trầm lắng thì kỷ niệm và cảm xúc mới ùa về được. Đôi khi do cuộc sống quá bận
rộn với những lo toan, bức xúc về đủ thứ chuyện từ gia đình cho tới thời cuộc
đất nước khiến con người ta không có đủ tâm trạng trọn vẹn dành cho hồi ức.
Tôi biết về anh Định khoảng hồi năm 2000 khi tôi còn là
sinh viên năm cuối trường đại học Luật Hà Nội cách đây mười năm bởi một sự rất
tình cờ. Buổi chiều hôm ấy tôi sang nhà người hàng xóm xin mấy tờ báo về đọc.
Với hoàn cảnh gia đình tôi hồi đó thì việc đặt các loại báo giấy hàng ngày là
điều xa xỉ còn Internet lại càng xa xỉ và đắt đỏ. Tình cờ tôi xin được tờ báo
Tuổi trẻ, trang giữa ở mục thanh niên có một bài viết kín cả trang với một bức
ảnh cỡ lớn hình một anh thanh niên ngồi trong phòng làm việc rất đẹp với rất
nhiều sách. Người thanh niên nhìn khôi ngô, trí thức và rất hiền lành, lại là
một luật sư, tên là Lê Công Định. Tôi nhớ đó là bài viết nằm trong series các
bài báo ca ngợi những tấm gương thanh niên tiêu biểu là những thanh niên ưu tú
đóng góp nổi bật cho sự phát triển của thành phố Sài Gòn. Là một sinh viên năm
cuối trường Luật, tôi thích thú và rất lấy làm ngưỡng mộ người thanh niên ấy,
thầm ước mơ mình cũng sẽ trở thành một luật sư thành đạt như vậy. Chỉ có điều
anh Định theo đuổi lĩnh vực kinh doanh thương mại còn tôi thì quan tâm nhiều
hơn đến các vấn đề về hình sự dân sự, đặc biệt là vấn đề nhân quyền – một vấn
đề được dạy nhưng lại dạy một cách vô cùng mờ nhạt và phiến diện không biết là
do các giảng viên cố ý hay họ thật sự cũng dốt như là sinh viên ! ?
Tôi biết về luật sư Lê Công Định là như thế. Tình cờ, ấn
tượng khó phai, ngưỡng mộ và quý mến!
Sự ngưỡng mộ và quý mến lại càng lớn khi sau này chúng
tôi có dịp trực tiếp quen nhau khi anh là luật sư bào chữa đầy dũng cảm – người
đàn ông lịch thiệp và thơm phức mùi nước hoa còn tôi là thân chủ khốn khổ – nữ tù
nhân có mùi hôi đặc trưng của tù. Đó chính là lần đầu tiên tôi và anh Định gặp
nhau tại phòng hỏi cung nhà tù số 1 Hà Nội – Hỏa Lò, nhà tù “khét lẹt” nó nổi
tiếng đến mức, tù nhân Việt Nam, đặc biệt là tù nhân miền bắc có câu thành ngữ
“Đi tù mà chưa đi Hỏa Lò thì chưa phải là đi tù.”
Tôi chưa bao giờ ấn tượng với mùi thơm nước hoa đàn ông
đến thế dù tôi chẳng sành điệu chút nào để mà biết đó là nước hoa gì. Tôi ấn
tượng là bởi vì phòng giam mà tôi ở tuy được thiết kế cho khoảng 12-15 người
nhưng lại được nhốt tới 30 người, có lúc cao điểm lên tới 41 người, với hai cái
hố xí trần trụi, tất cả trong một gian phòng rộng khoảng 50m2 .
Cái cảm giác được gặp gỡ và quen biết người mà bạn từng
biết và ngưỡng mộ trước đó, thật thú vị vô cùng ! Có lẽ trong cuộc đời không có
nhiều dịp bạn có được cảm giác này đâu.
Bức
chân dung Trần hùynh Duy Thức, họa sĩ Trần Thúc Lân vẽ
|
Kỷ niệm thứ hai tôi muốn kể với các bạn là khi anh Định
và các đồng đội là anh Thức, anh Long và Tiến Trung bị bắt. Đó là mùa hè năm
2009 khi tôi đã chuyển lên nhà tù số 5 huyện Yên Định tỉnh Thanh Hóa được gần
một năm rưỡi. Sự việc xảy ra làm cả khu nữ tù xôn xao. Tuy ở tù rất khốn khổ và
bí bách về mọi sự, các tù nhân rất dễ mất tự chủ trong mọi vấn đề nên chuyện
đánh nhau thậm chí gây thương tích là thường xuyên, nhưng một vụ án chính trị,
một tù nhân chính trị xuất hiện giữa bọn họ thì vẫn là một trong những đề tài
hot nhất và gây chú ý dài lâu nhất, thậm chí gây chú ý đến tận khi người tù ấy
đã ra khỏi tù. Việc một tù nhân chính trị bị chú ý theo dõi quá mức mọi khía
cạnh cũng là vì công an trại giam quá sợ, quá thù ghét tù chính trị nên bắt các
tù nhân khác phải theo dõi mọi động thái, thậm chí là từng hơi thở, từng cái
bút chì, từng cái quần lót của người tù chính trị kia để báo cáo lại hàng ngày,
và thế là thành đề tài hot. Thậm chí những người tù án tử hình được ân xá tha
tội chết cũng trở nên mờ nhạt trong sự chú ý của công an trại giam và các bạn
tù khác khi một tù nhân chính trị xuất hiện.
Xin nhắc lại với các bạn là tôi bị giam với tù thường –
cướp giết hiếp, heroin, lừa đảo, lưu manh, mại dâm ..v.v.. từ ngày tù đầu tiên
đến ngày ra khỏi tù.
Khi thời sự buổi tối đưa tin và hình ảnh anh Định bị bắt
và khám nhà, khám phòng làm việc trên tivi thì ngay lập tức cả phòng giam và cả
khu giam nữ tù (sáng hôm sau gặp nhau buôn chuyện) đều kinh ngạc tột độ thốt
lên rằng “Ồh! Ốh! Ơ này, anh Công Nhân bị bắt đấy, thế là bước vào đời tù rồi.”
Mới đầu tôi không để ý lắm tới cách họ nói “anh Công Nhân” vì khi ấy tôi đang
choáng váng đến tê tái, lòng quặn đau đến câm lặng không nói được lời nào, tim
đập mạnh như muốn rớt ra ngoài khi xem bản tin ấy. Nhưng ngay lập tức sau đó
khi mẩu tin ngắn ngủi vài phút kết thúc thì tôi nhận ra rằng họ – không hiểu vì
sao đã mặc nhiên nghĩ rằng anh Định là anh ruột của tôi ?! Thậm chí, “Hai anh
em nó dắt nhau đi làm phản động.”
Ngay sau bản tin cả phòng giam tôi ở nhao nhao như ong vỡ
tổ, họ vốn vẫn như vậy với bất kỳ trường hợp nào có người quen, hoặc người quen
của bạn tù họ bị bắt và đưa lên tivi, nên với vụ án chính trị lại càng “xôn xao
chợ cá làng chài” hơn thế. Và vì chẳng biết gì nhiều về các vụ án chính trị nên
chung quy họ cứ kinh ngạc tột độ mãi là “Tại sao bọn này dám làm phản động nhỉ
? Bảo mình đi buôn heroin có bị tử hình cũng chả sợ bằng đi làm phản động”, lại
còn “Cả hai anh em cái Nhân đều làm phản động mới kinh chứ.”
Về vụ án thì tôi nói với họ là đảng cộng sản Việt nam độc
tài mới là phản động, còn chúng tôi chỉ đòi dân chủ, đa nguyên đa đảng để các
cơ quan nhà nước giám sát lẫn nhau và dân giám sát chính quyền mới tốt, mới
thực chất được, còn chỉ có một đảng thì sẽ ngày càng tham nhũng, chà đạp dân
quyền, nhân quyền, và sẽ đi đến sụp đổ, diệt vong mà thôi. Nhưng có vẻ như họ
không hiểu lắm, một số thì hình như hiểu nhưng không dám tỏ ra là hiểu vì sợ
cán bộ biết hoặc bạn tù khác biết và báo lại cho cán bộ thì chết, không khéo là
phải “đóng mét” (đóng mét có nghĩa là phải chuyển đến nằm cạnh hố xí !!!) hoặc
tệ hơn là bị công an trại giam hoặc bạn tù (theo lệnh và xúi giục của công an)
đánh đập hành hạ các kiểu.
Còn về câu chuyện “hai anh em”, “anh em ruột” thì tôi
ngay lập tức giải thích với họ là họ đã nhầm rồi, tôi với anh Định hoàn toàn
không có quan hệ gia đình, nhưng họ không tin, nhất quyết không tin.
Ngay sáng hôm sau cả khu giam hơn 1 ngàn người xôn xao
như chưa từng bao giờ xôn xao đến thế, rằng “Anh Công Nhân cũng làm phản động
bị bắt rồi, tội to lắm.” “Eo ôi, cả nhà cái Nhân làm phản động đấy, khiếp
thật!”. Cả phân trại K4 – tức phân trại nữ trại giam số 5 nhìn tôi với ánh mắt
vừa kinh hãi vừa bái phục không giấu nổi, rằng “Bọn này to gan thật. Đợt này
thì cả họ nhà mày chết rồi Nhân ơi. Hết con em lại đến thằng anh. Nhà này có mả
phản động.” Tóm lại là mọi ngôn từ tuy thô thiển nhưng cũng vui nhộn và rất
thẳng thắn. Đầu tiên thì tôi còn cố công mà giải thích rằng chúng tôi hoàn toàn
không phải là anh em, nhưng thật vô ích trước các “bằng chứng không thể chối
cãi” mà hàng trăm nữ tù nhân mồm năm miệng mười trưng ra, nào là “Này đừng có
chối nhá! Tên tuổi giống nhau thế kia, mặt mũi giống nhau i xì phọoc, đều làm
luật sư nữa này, rồi dắt nhau đi làm phản động.” Đúng là anh em rồi còn chối
vào đâu được nữa !?
Thậm chí, có nhiều lần mấy nàng tù dắt nhau ra chỗ tôi
hỏi “Này, Công Nhân với cái anh Lê Công Định là anh em đúng không? Chị bảo nó
mà nó cứ cãi không phải, cá tiền luôn rồi đấy.” Ối giời ạ! Bỗng dưng việc chúng
tôi có phải là anh em ruột hay không trở nên gay cấn hơn bao giờ hết !
|
Bức chân dung Phạm Thanh Nghiên
do họa sĩ TTL vẽ
|
Quả thật, họ nói cũng đúng ra phết ! Cả lò nhà mình đi
làm phản động. Này nhá, nàng Nghiên là con nuôi của bà U mập này, anh Định thì
được các nàng tù K4 phong làm anh trai mình vì cái tội “giống nhau quá thể, cái
gì cũng giống nhau” (Ôh hay !?). Ba dượng mình thì khỏi nói, từ năm 70 thế kỷ
trước ngay trong lòng cộng sản vô thần hữu quỷ, đã tuyên bố công khai hùng hồn
là “Có thế giới tâm linh.” ngay vào lúc mà phong trào đập phá đền chùa được đẩy
lên đỉnh điểm ở miền bắc và trở thành một nét văn hóa đặc sản của Việt Nam với
những “Lễ hội phá chùa” “Lễ hội phá đền” đã được đưa cả vào văn học nghệ thuật.
Thế là từ đấy ba dượng tôi – tiến sỹ vật lý đầu tiên của miền bắc Việt Nam, Chủ
nhiệm khoa vật lý đầu tiên của trường Đại học tổng hợp Hà Nội được hân hạnh cho
vào sổ đen. Đến năm 1992 ba dượng tôi viết một lá đơn ngắn tũn tuyên bố ra khỏi
đảng – chi bộ đảng ủy trường Đại học Tổng hợp Hà nội. Đến nay ông vẫn là người
đầu tiên và duy nhất chính thức công khai ra khỏi đảng ở cái trường này, đáng
tiếc là chưa có ai dám theo ông như vậy ở cái nơi mà họ luôn nhận mình là trí
thức !?
Còn mẹ tôi – có thể nói ngắn gọn là bà U mập chưa bao giờ
ngửi được cái chế độ độc tài cộng sản này, vì nó quá thối !!!
Lại nói chuyện lúc xem bản tin thời sự hôm ấy, tất nhiên
tôi chẳng thấy sợ chút nào, chỉ thấy thương các anh vô cùng, không biết các anh
sẽ vượt qua thời kỳ gian khó này cách nào đây nhất là khi kinh nghiệm đối phó
với các ngón đòn tâm lý chiến của cộng sản thì thật sự là còn quá non nớt.
Nhưng rồi tôi lại nghĩ, mình ngây ngô đơn giản, ít tuổi như thế mà còn vượt qua
được thì các anh cũng sẽ vượt qua được thôi, và tôi cầu nguyện Chúa ban bình
anh cho các anh.
Có Chúa chứng giám ngay khi đang xem bản tin các anh bị
bắt một mặt tôi choáng váng và bất ngờ (bất ngờ vì ở trong tù hoàn toàn không
biết một thông tin gì về diễn biến phong trào đấu tranh dân chủ bên ngoài), một
mặt tôi thấy vui – thật kỳ lạ ! Tôi vui vì tôi biết rõ rằng – suy từ bản thân
tôi mà ra, đây là một dịp tuyệt vời, tuyệt vời đến kỳ lạ được nhận ơn phước của
Chúa và vượt lên chính mình.
Xin chia sẻ với quý vị một chuyện riêng tư nho nhỏ, từ bé
khi tôi 7,8 tuổi thì những người bạn là những nhà ngoại cảm, những người xem tử
vi, tướng pháp, bói toán nổi tiếng quen với ba dượng tôi – Giáo sư Tiến sỹ
Nguyễn Hoàng Phương đều “phán” rằng tôi có cung tù to đùng trong tử vi, nét như
Sony trên mặt.
Ồh! Thiết nghĩ nếu một người được phán anyway là đời kiểu
gì cũng phải đi tù thì còn gì tuyệt hơn là trở thành một tù nhân chính trị dưới
chế độ độc tài, mà lại là độc tài cộng sản hiếm hoi còn lại trên cái thế giới
này !?
Anh Định đã trở thành anh trai tôi bởi một quyết định vô
cùng tự nhiên và kỳ lạ, chắc như đinh đóng cột bởi các nàng tù K4 trại giam số
5 như vậy đó.
Nghĩ về anh – luật sư Lê Công Định là lòng biết ơn và tình
bạn. Đó là điều tôi có thể nói về anh một cách ngắn gọn nhất cho tất cả những
gì anh đã làm cho quê hương Việt nam, và cả cho tôi.
Hà Nội, ngày 25.07.2012
Lê thị Công Nhân
No comments:
Post a Comment