Monday, 27 August 2012

HOA KỲ KHÔNG NÊN BÁN RẺ NHÂN QUYỀN TẠI VIỆT NAM (Allen S. Weiner)




Allen S. Weiner

Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ

Tháng trước, ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã tuyên bố tại Hà Nội rằng cuối năm nay, Hoa Kỳ sẽ ký một thoả tuận mới về thương mại trong khu vực, Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương, với Việt Nam. Mong muốn thúc đẩy phát triển kinh tế thông qua việc mở rộng thương mại của Việt Nam là dễ hiểu, và quyền lợi của Hoa Kỳ trong việc hỗ trợ phát triển kinh tế cho Việt Nam là đáng khen ngợi. Nhưng ngay cả khi Việt Nam tìm cách tiến lên phía trước bằng kinh tế , hệ thống chính trị của họ vẫn còn sa lầy trong một quá khứ độc tài và áp bức.

Thật vậy, tuyên bố của bà Clinton đến ngay trước kỷ niệm một năm giai đoạn mở màn việc chính phủ Việt Nam giam giữ các nhà hoạt động, những nhà đấu tranh mà "tội ác" của họ từng là sự bênh vực trên một phạm vi rộng lớn các quyền con người và các vấn đề công bằng xã hội, bao gồm sức khỏe, môi trường, những quan ngại về pháp lý, chính trị, đất đai và tham nhũng từ chính phủ Việt Nam. Hơn một năm sau, hầu như tất cả các nhà tranh đấu này vẫn còn bị giam giữ, một người bị quản thúc tại gia. Các tiến bộ thực sự tại Việt Nam sẽ chỉ đến khi cải cách chính trị và việc tôn trọng các quy định của pháp luật được đi kèm với tiến bộ kinh tế.

Trong năm qua, chính phủ Việt Nam đã bắt giữ các thành viên của một mạng lưới các nhà hoạt động xã hội và chính trị. Những người bị bắt giữ này là những người có liên hệ với Dòng Chúa Cứu Thế của Giáo Hội Công Giáo La Mã tại Việt Nam - một phản ánh của mô hình phân biệt đối xử chống lại các tôn giáo thiểu số ở quốc gia này.

Mười một người kiến nghị bị cáo buộc là thành viên của Việt Tân, một đảng ủng hộ dân chủ cho Việt Nam. NHững người bị bắt đã phải chịu một loạt các vi phạm về nhân quyền, bao gồm các hành vi vi phạm các quyền cơ bản của họ như quyền bày tỏ, quyền tụ tập và lập hội. Ngoài ra, các vụ bắt bớ và giam giữ các nhà hoạt động đã vi phạm các quyền về xét xử công bằng và đúng thủ tục theo Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị cùng các thỏa thuận về luật quốc tế khác; các vi phạm tiêu chuẫn quốc tế bao gồm việc băt giữ không có trát tòa và giam giữ kéo dài không quy kết tội trước khi xét xử. Sau khi bị bắt, người bị giam đã bị biệt giam trong nhiều tháng. Một số thậm chí còn bị kết án qua các "phiên toà xét xử" mà họ không được phép có một luật sư. Ngày nay, hầu hết những người khiếu kiện đang tiều tụy trong tù mà không được liên lạc bên ngoài hoặc không được hiểu biết cơ bản gì đến việc tại sao họ đã bị bắt và bị giam giữ. Họ đã bị giới hạn liên lạc với người thân, hoặc trong một số trường hợp, hoàn toàn không được tiếp xúc với thân nhân.

Trong một mô hình gia tăng về sự lạm dụng quyền con người của chính phủ Việt Nam, các nhà hoạt động này đã bị bắt vì phạm luật hình, vốn ngăn cấm các "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân", "phá hoại đoàn kết quốc gia" và tham gia "tuyên truyền chống lại nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. "

Tất cả những người bị giam cầm đều là các nhà báo trực tuyến, người viết blog hay những người khác đã tham gia vào các hoạt động đào tạo liên quan đến báo chí công dân. Họ đã viết bài đăng trên blog, ký kiến nghị và tham gia các cuộc biểu tình bất bạo động liên quan đến một loạt các vấn đề, bao gồm cả những lời kêu gọi dân chủ đa đảng và chống lại quy mô lớn của dự án khai thác bauxite vốn có thể gây ra những thiệt hại không thể khắc phục được về môi trường và nơi sinh sống của người dân địa phương. Tóm lại, họ đang tham gia vào các hình thức hợp pháp của quyền bày tỏ chính kiến.

Những biểu hiện về chính trị ấy được bảo vệ theo Hiến pháp Việt Nam và pháp luật quốc tế về quyền con người, vốn được cung cấp trong Điều 53 rằng công dân "có quyền tham dự trong việc quản lý Nhà nước và xã hội và trong việc tranh luận về các vấn đề chung của cả nước hoặc địa phương. "Điều 69 của Hiến pháp Việt Nam quy định rằng các công dân" có quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí "và có "quyền hội họp, lập hội và biểu tình theo quy định của pháp luật ". Nhưng, thay vì bảo vệ các quyền này., chính phủ Việt Nam đã sử dụng luật pháp để ngăn cấm quyền tự do cơ bản về hội họp và lập hội.

Bằng ảnh hưởng của mình, trong chuyến đi gần đây, bà Clinton đã nêu ra mối quan ngại về thành tích nhân quyền của Việt Nam, bao gồm cả việc bắt giam các nhà hoạt động, các luật sư và các blogger mà tội duy nhất của họ là bày tỏ ý kiến một cách ôn hòa. "Tôi biết có một số người cho rằng để phát triển kinh tế cần phải ưu tiênvề kinh tế trước khi lo lắng đến cải cách chính trị và dân chủ , nhưng đó là một tính toán thiển cận", bà nói.

Hoa Kỳ phải đi xa hơn khỏi việc bảo vệ có tính hoa mỹ về nhân quyền ở Việt Nam. Đất nước chúng ta không nên đóng góp vào cuộc "tính toán thiển cận" mà bà Clinton đã cảnh báo qua việc thúc đẩy quan hệ thương mại sâu hơn mà không đồng thời nhấn mạnh rằng Việt Nam cần phải tôn trọng các nghĩa vụ quốc tế về nhân quyền. Các quan chức Mỹ nên yêu cầu Việt Nam khởi sự bằng cách trả tự do cho các nhà hoạt động bị bắt năm ngoái và những người khác từng bị giam giữ chỉ vì muốn lên tiếng về tương lai của đất nước.

Hoa Kỳ không nên ban thưởng cho Việt Nam bằng cách đặt họ trong quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương trong khi chính phủ ở Hà Nội sử dụng hệ thống pháp luật của mình để bóp nghẹt giới bất đồng chính kiến và thực hiện các quấy nhiễu, vi phạm về nhân quyền.

Tác giả, Allen Weiner là một giảng viên cao cấp tại Trường Luật Stanford, nơi ông là giám đốc Chương trình Luật Quốc tế. Ông đã đệ đơn kiến nghị với Ủy ban Điều tra về Giam giữ tùy tiện của Liên hiệp quốc về việc bắt giữ và tạm giam 17 nhà hoạt động Việt Nam hồi năm ngoái.





No comments:

Post a Comment

View My Stats