Tú Anh - RFI
Chủ nhật 26 Tháng
Tám 2012
Điểm nóng bao trùm 12 ngôi làng trong vùng tây bắc Miến Điện nơi có nhiều kim loại đồng do một công ty Trung Quốc khai thác. Hơn 3.300 mẫu đất trồng trọt bị tịch thu, môi trường thiên nhiên bị phá hoại. Sau gần một năm phản đối không hiệu quả, giữa tuần qua, hàng ngàn dân đã tuần hành lên án thái độ vô tâm của giới chức địa phương và của chủ Trung Quốc. Đằng sau mối xung khắc này là nhu cầu vô giới hạn về tài nguyên của Bắc Kinh.
Theo Asia News, vào ngày 22/08/2012 vừa qua , hơn một ngàn dân thuộc 12 ngôi làng ở miền tây bắc Miến Điện biểu tình chống khai thác mỏ đồng Monywa.
Người biểu tình đi bộ đến thị trấn Salingyi để yêu cầu giải quyết yêu sách của họ. Thứ nhất là dân làng bị mất thêm hơn 3.000 mẫu đất trồng trọt, phải dời chỗ ở mà tiền bồi thường không xứng đáng. Thứ hai là thái độ vô tâm của ban giám đốc công ty khai thác mỏ đồng, do một tập đoàn quốc doanh
Trung Quốc làm chủ và liên doanh với Bộ Tài nguyên Miến Điện, có quyền lợi gắn bó với các tướng lãnh.
Dân làng lên án ban điều hành mỏ đồng Monywa không tôn trọng môi trường thiên nhiên, áp đặt biện pháp di dời nhà cửa mà không bồi thường xứng đáng.
Những vụ tập họp phản đối đã xảy ra từ cuối năm 2011, khi dân làng phát hiện nhân viên của công ty mỏ nhân lúc đêm khuya tháo chất thải ô nhiễm vào đồng lúa của dân làng. Bị dân phản đối, nhân viên người Trung
Quốc đã đáp ứng lại bằng hành động bạo ngược, ném đá vào dân làng Miến Điện.
Nhật báo Myanmar Times vào cuộc chất vấn ban điều hành thì được phó giám đốc người Miến Điện trả lời là dân làng đã được bồi thường rất hậu. Những người phải dời chỗ ở nhận thêm trợ cấp từ 400 ngàn đến 1 triệu kyat (hơn 1.000 đôla Mỹ). Đối với dân làng thì số tiền này « không xứng đáng » với thiệt hại do việc khai thác mỏ đồng gây ra.
Chuyện dân làng phản đối mỏ đồng Monywa không
phải là vụ xung khắc đầu tiên giữa dân Miến Điện và tài phiệt Trung Quốc chà đạp quyền sống của dân bản địa . Năm ngoái, trong những bước đầu tiến trình dân chủ hóa, Tổng thống Thein Sein đã quyết định đình chỉ dự án xây đập thủy điện
Myitsone do Trung Quốc đầu tư, sau khi nhận được lời than phiền của dân chúng địa phương và các tổ chức bảo vệ môi sinh.
No comments:
Post a Comment