Trọng Thành - RFI
Thứ năm 23 Tháng
Tám 2012
Về những căng thẳng mới đây tại vùng biển Đông Á và Đông Nam Á, hôm nay nhật báo Le Figaro đăng tải các nhận định của bà Stephanie Kleine-Ahlbrandt, phụ trách nghiên cứu thuộc nhóm chuyên gia phân tích chính trị quốc tế International Crisis Group, qua bài viết mang tựa đề « Biển Trung Hoa : căng thẳng trong vùng nước đục ».
Bài nhận định của Stephanie Kleine-Ahlbrandt bắt đầu với mô tả cuộc đổ bộ lên quần đảo Điếu Ngư/Senkaku của những người Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền, vào tuần trước, như một sự kiện mới nhất trong các căng thẳng tại vùng biển phía Đông Trung Quốc, mà Bắc Kinh ngày càng tỏ ra ít khoan nhượng hơn.
Trong khi đó tại vùng biển Đông Nam Á, Trung Quốc cũng không ngừng gây hấn với các nước láng giềng
Philippines và Việt Nam. Vào tháng Tư, Trung
Quốc đã đưa tàu chiến tới khu vực bãi đá ngầm Scarborough, cách bờ biển Philippines khoảng 200 km, cùng với các tàu tuần ngư, để đáp lại việc hải quân Philippines không cho tàu cá của Trung
Quốc khai
thác hải sản tại khu vực này. Cho đến nay, tàu cá Trung Quốc vẫn ở lại khu vực bãi cạn
Scarborough.
Bên cạnh đó, Trung Quốc đã gây áp lực kinh
tế với Manila, với việc xiết chặt các điều kiện nhập khẩu hoa quả nhiệt đới, khiến Philippines bị thiệt hại 34 triệu đô la.
Vào tháng Sáu, khi Việt Nam ra luật Biển, đặc biệt liên quan đến hai quần đảo tranh
chấp Hoàng Sa và Trường Sa, thì Trung
Quốc ngay
lập tức tuyên bố thành lập thành phố Tam
Sa, một đơn vị hành chính hết sức rộng lớn bao gồm các khu vực tranh
chấp, và đồng thời thiết lập một căn cứ quân sự tại Hoàng Sa. Chính sách cứng rắn của Bắc Kinh một lần nữa được thể hiện với việc CNOOO, tập đoàn khai thác dầu khí lớn của nhà nước Trung
Quốc, đưa ra một tuyên bố chào thầu ngay
trong vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Theo chuyên gia của International Crisis Group,
trong khi có vẻ như Trung Quốc lấn lướt các nước láng giềng Việt Nam và Philippines, thì điều hoàn toàn lô gic là Asean – Hiệp hội các nước Đông Nam Á phải xiết chặt hàng ngũ. Tuy nhiên, trong một hội nghị tại Phnompenh, Bắc Kinh đã khai thác được các chia rẽ trong
nội bộ tổ chức này, với việc thúc đẩy Cam Bốt, đang nắm quyền chủ tịch luân lưu của khối, ngăn cản mọi cuộc tọa đàm thực sự về vùng biển Đông Nam Á. Lần đầu tiên kể từ 45 năm, Asean đã không ra được một thông cáo chung sau khi hội nghị kết thúc.
Cũng vào thời điểm này, bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc cho
biết sẽ triển khai các đơn vị tuần tiễu hải quân « sẵn sàng chiến đấu », để đáp trả việc máy bay quân sự Việt Nam bay trên quần đảo Trường Sa. Như vậy, Trung Quốc có ý định ưu tiên can thiệp của hải quân, thay vì các tàu hải giám như các đụng độ trước đó.
Một số dấu hiệu nữa cho thấy thái độ cứng rắn của Bắc Kinh là việc triệu một nhà ngoại giao
cao cấp của Hoa Kỳ lên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, sau khi Washington chỉ trích các động thái khiêu khích của Trung Quốc tại vùng biển Đông Nam Á. Đây là một phản ứng hiếm thấy từ phía Bắc Kinh,
lần gần đây nhất là để phản đối việc Mỹ quyết định bán vũ khí cho Đài Loan. Điều này cho thấy, Bắc Kinh rất nhạy cảm với can thiệp của Hoa Kỳ trong các tranh chấp biển và ý nghĩa ngày càng lớn mà Trung Quốc dành cho các đòi hỏi chủ quyền tại Biển Đông.
Để kết luận nhà nghiên cứu Stephanie Kleine-Ahlbrandt cho rằng, thái độ cứng rắn của Trung Quốc có thể làm lợi cho
Hoa Kỳ, đẩy Việt Nam và Philippines về phía Washington. Bên cạnh đó, trước một công luận ngày càng bức xúc trước các tranh chấp chủ quyền biển đảo và đòi hỏi chính quyền phải có các hành động cứng rắn, Bắc Kinh có thể sẽ buộc phải phản ứng một cách hung bạo để không bị mất mặt. « Bị ở vào thế kẹt và không tránh được một đụng độ vũ trang rõ ràng là điều mà chính quyền Trung Quốc ít mong muốn nhất ».
Thành phố Kashgar – Trung Quốc rơi vào cảnh điêu tàn
Cũng liên quan đến Trung Quốc, Le Figaro có bài « Sự hấp hối của Kashgar, viên ngọc cổ trên con đường tơ lụa ».
Kasghar, hay còn gọi là Khách Thập theo tiếng Trung, là một thành phố cổ thuộc khu tự trị Tân Cương của người Duy Ngô Nhĩ, nằm trên trục đường buôn bán xuyên Á nổi tiếng một thời, được mệnh danh là « con đường tơ lụa ».
Kasghar - ốc đảo bình yên - vốn được coi là nơi các cư dân Duy Ngô Nhĩ vẫn còn giữ được một lối sống truyền thống, với các kiến trúc chưa bị trào lưu đô thị hóa hiện đại phá hủy. Theo một trí thức Duy
Ngô Nhĩ, chính quyền Bắc Kinh muốn phá hủy lối sống truyền thống, các cơ sở văn hóa, để bẻ gẫy tính cách của người Duy Ngô Nhĩ. Quá trình phá hủy đô thị cũ để thay thế bằng các công trình kiến trúc mới được tăng cường, sau cuộc bạo động năm 2009 tại Urumqi. Bản thân ông Wu Dianting - một nhà địa lý học người Hán tại Đại học Sư phạm Bắc Kinh, vốn nổi tiếng vì quan điểm bảo thủ, cách đây 3 năm cũng phải cảnh báo về nguy cơ mất khách du lịch, nếu chính quyền phá hủy các công trình kiến trúc cổ.
Việc các kiến trúc cổ xưa bị hủy hoại tại Trung Quốc là điều phổ biến, tuy nhiên, ở Tân Cương vấn đề này trở nên đặc biệt nghiêm trọng. Một trong những nhà ly khai Duy Ngô Nhĩ nổi tiếng nhất, bà Rebiya Kadeer, sống lưu vong tại Mỹ, đã kêu gọi quốc tế gây áp lực lên Bắc Kinh để ngăn chặn việc hủy hoại di sản có một không hai này. Trong lúc đó, chính quyền Trung Quốc thì hết sức nỗ lực để các ngôi nhà đất cổ ở Kashgar không có mặt cả trong danh sách các di sản cần bảo vệ tại Trung Quốc, cũng như trong
danh sách của Unesco.
No comments:
Post a Comment