Một phong trào do một người vừa mới ra tù, chân ướt chân ráo bước vào xã hội sau một thời gian cách li đã khởi xướng, và kêu gọi mọi người tham gia ủng hộ, một phong trào vừa mới ra đời đã gây nên một hiệu ứng đối với đông đảo các nhà hoạt động dân chủ. Với tôn chỉ, mục đích và tên gọi khá lạ của mình, phong trào cũng đã nhận được sự ủng hộ và tán thành của nhiều người, tuy nhiên qua một thời gian số lượng thành viên tham gia vẫn còn hạn chế thậm chí đã có một thành viên rời bỏ phong trào.
Lý do mà thành viên này đưa ra: thứ nhất đó là do anh ta nhầm lẫn
giữa CĐVN của Nguyễn Sĩ Bình và CĐVN của Lê Thăng Long, anh cho rằng có sự mập mờ về người đứng tên cho phong trào và việc Lê Thăng Long viết tiếp PT CĐVN có được sự cho phép của Trần Huỳnh Duy
Thức và Lê Công Định hay không?. Thứ hai, anh ta
nghi ngờ tính trung thực của phong
trào, anh cho rằng phong
trào thực sự chỉ là sự lừa đảo và đối trá. Để đối phó với dư luận mà Lê Thăng Long đã tráo trở, lấp lém sự
thật và cho Lê Công Định ra rìa bằng sự biểu quyết vì đã “quá bán” của mình với Trần Huỳnh Duy
Thức. Còn sự nghi ngờ không phải không có cơ sở của anh là liệu
phong trào này có phải do Cộng sản lập
ra hay không?, thật sự thì không chỉ anh mà còn có rất nhiều người cũng có suy nghĩ như vậy.
Tháng 6/2009 Lê Thăng Long cùng Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung
bị bắt với tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Trong quá trình điều tra, với thái độ khai báo thành khẩn, thừa nhận hành vi
vi phạm pháp luật, viết đơn xin được hưởng khoan hồng,
xin được miễn giảm trách
nhiệm hình sự vì Long có nhân thân đặc biệt “Cộng sản nòi” mặc kệ cho Trần Huỳnh Duy Thức không
chịu nhận tội. Cuối cùng ngày 11/5/2010, Tòa phúc thẩm Tòa án Nhân dân Tối cao TP. Hồ Chí Minh
tuyên giảm án cho duy nhất Lê Thăng Long từ 5 năm tù xuống còn 3 năm 6 tháng tù và 3 năm quản chế. Trong quá trình chấp hành án, với ý thức và tinh thần phối hợp tốt
với cán bộ quản lý mặc dù trong trại nhưng Lê Thăng Long vẫn có được sự tự do thoải mái, có tinh thần để viết tiếp CĐVN còn dang dở. Chính sự
phối hợp tốt và có đóng góp tích cực cho phong trào CĐVN mà Lê Thăng Long được tha tù trước thời hạn 06 tháng và ra tù vào tháng 6/2012. Qua đây cũng lý giải cho những thắc mắc của nhiều người rằng tại sao vừa ra tù được 6 ngày mà Lê Thăng Long đã phát động một phong trào có tầm như vậy, có được điều đó chính là sự cố gắng không ngừng giữa Lê Thăng Long và một số cán bộ Công an. Và đó cũng lý giải tại sao một phong
trào được tuyên truyền một cách công khai, rộng rãi và rầm rộ như vậy lại không hề bị Công an dòm ngó, không hề bị cản trở, gây khó khăn. Mọi việc đều thuận lợi, chính vì nó quá thuận lợi nên dễ
bị người ta nghi ngờ và cảnh giác. Có thể nói phong trào CĐVN là một cái bẩy những nhà dân chủ được làm từ sự kết hợp giữa Công an và sự phản bội những người bạn của Lê Thăng Long, cái bẩy này có thể xem là hoàn hảo và cực kỳ nguy hiểm nếu như nó thành công trên thực tế. Nhưng
trong cái rủi cũng có cái may, vì quá nôn nóng thực hiện tâm đồ mà Lê Thăng Long cùng đồng bọn đã vội phát động phong trào mà không cân nhắc, tính toán vấn đề thời gian và thời điểm cho phù hợp với tình hình. Cũng chính vì sự thiếu logic về thời
gian này mà nhiều người đã phát hiện và vạch trần bản chất
thật sự của con người Lê Thăng Long.
Sự nghi ngờ về phong trào CĐVN của Lê Thăng Long không chỉ dừng ở đó, ai cũng biết nhân vật Nguyễn Thanh
Giang, một người nỗi tiếng với những hoạt động dân chủ và cũng là một người được nhiều người hoài nghi
là hay đi đêm với An ninh, nói thẳng ra là con bài của An ninh trong việc gài bẩy
và có nhiệm vụ thực hiện các kế
hoạch khác mà cơ quan An ninh giao. Sau một thời gian phát động phong trào thì sự quan tâm của mọi người chỉ dừng lại ở việc tham gia ý kiến còn tham gia thực sự thì chẵng mấy người, có chăng ngoài những người sáng lập còn có những người tham gia vì nhầm lẫn hay quá vội vàng mà chưa nhận thức được
vấn đề nên mới có chuyện tham gia rồi
lại từ bỏ như vừa rồi. Không chừng những thành viên đã tham gia còn có vài ba người là quân xanh của An ninh.
Nhận thấy được sự việc không như mong đợi, số
người đăng kí tham gia quá ít ỏi, không còn cách nào khác lực lượng An ninh lại
một lần nữa sử dụng con bài Nguyễn Thanh Giang,
một con bài đã được sử dụng nhiều lần và cũng nhiều lần thành công. Lần này Nguyễn Thanh Giang đảm
nhận nhiệm vụ là phân tích, đánh giá và ca ngợi để dụ
dỗ mọi người vào cái bẩy của Công an. Trong bài viết của Nguyễn Thanh Giang về phong trào CĐVN, Có đoạn ông dí dỏm rằng: “ Càng đọc tài liệu của PT CĐVN tôi càng ngạc nhiên. Tôi thấy là chưa bao giờ có một chiến lược và cương
lĩnh chính trị nào được chuẩn bị kỹ càng như vậy cả. Thật vậy, trong lịch sử Việt Nam cận-hiện đại sau Nhân văn-Giai phẩm, chưa có tổ
chức chính trị đối lập nào (kiểu như: Khối 8406,
Đảng Dân chủ XXI, Đảng Dân chủ Nhân dân, Hiệp hội Đoàn kết Công Nông …) ngay khi xuất hiện đã tỏ ra đàng hoàng, chững chạc, có tư
thế đáng nể trọng như Phong
trào Con đường Việt Nam”. Có cần phải nói quá như vậy không thưa Ts.Nguyễn Thanh
Giang?, nhìn vào thì ai cũng có thể biết phong trào này nó đàng hoàng, chững chạc và đáng nể trọng đến mức nào mà chính ông thì cũng thừa biết được điều đó. Có nhiều cách để ông tung hô, ca tụng hoặc lăng xê cho phong trào CĐVN chứ đâu nhất thiết là ông phải đạp các tổ chức, đảng phái khác xuống để làm nỗi mình lên, trong khi phong trào CĐVN chưa đóng góp được gì cho cái xã hội này. Ai cũng biết các tổ chức, đảng phái mà ông liệt kê ra để so sánh với phong trào CĐVN là những cái gai mà lực lượng An ninh muốn
nhổ đi. Có phải họ muốn thông qua
bài viết của ông để đánh gục uy tín của các tổ chức, đảng phái đó luôn không?. Thật là cao
tay, một mũi tên bắn trúng hai đích. Trước một kịch bản được dàn dựng sẵn, không
biết ai sẽ là đích ngắm của những mũi tên này? Ai sẽ là con mồi tiếp theo cho cái bẩy đã được gài sẵn?...
Một
phong trào mà có quá nhiều
dấu hỏi được đặt ra,
có quá nhiều nghi ngờ về con người, về tính khả thi, tính trung thực cũng như mục đích của nó. Thử hỏi có ai dám đặt niềm tin và hi
vọng vào đó nữa không?. Thử hỏi có ai còn dám đứng chân trong một phong trào mà tâm trạng lúc nào cũng thấp thỏm lo sợ
trong khi người khác cố tình tránh né và tỏ ra đề phòng. Qua đó thì bản thân cũng tự hỏi liệu có hay không thành viên thứ hai sẽ rời bỏ
phong trào CĐVN?.
Quang Anh
No comments:
Post a Comment