04:18:pm
22/08/12
Ngoài
việc là một dấu chỉ về những góc khuất trong hệ thống ngân hàng đang bộc lộ,
qua câu chuyện bầu Kiên bị bắt, nền kinh tế Việt Nam sẽ hé mở thêm những bất
trắc rất đáng được quan tâm.
Bầu
Kiên và Ngân hàng Kiên Long
Vừa
qua, đại diện Ngân hàng Kiên Long cho biết trong danh sách cổ đông, không có
tên ông Nguyễn Đức Kiên và ông này cũng không liên quan gì tới hoạt động của
ngân hàng. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng cùng với ACB, tài sản của ông Kiên
len lỏi trong khá nhiều ngân hàng. Chính bầu Kiên tiết lộ là có cổ phần trong
Kienlong Bank (1). Thậm chí, ông Kiên được cho là cổ đông lớn nhất, đủ sức chi
phối Ngân hàng Kiên Long. Với tư cách là một nhà đầu tư thầm lặng, thông qua
Ngân hàng ACB hoặc một số cá nhân, tổ chức được ủy thác; ông Kiên sở hữu cổ
phần tại Kienlong Bank là một việc không mới mẻ… giống như tình trạng bóng đá
Việt Nam không có khả năng tự nuôi mình, là một thực tế mà ai cũng biết.
Chính
Chủ tịch Nguyễn Trọng Hỷ cũng xác nhận Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) sẽ họp
khẩn sau thông tin ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt tạm giam. Sự sống của nhiều Câu
lạc bộ bóng đá Việt Nam phụ thuộc vào “tình yêu” của các ông bầu. Do đó, nơi
đây các ông bầu không nhất thiết phải thầm lặng, có vẻ thoải mái khi tuyên bố
về tài sản cơ ngơi của mình.
Trong
lễ tổng kết của VFF, ông Kiên cho biết mình là “cổ đông chính của Eximbank”.
Nhằm tuân thủ quy định, theo đó mỗi ông bầu chỉ được phép sở hữu một đội bóng
tại một giải đấu. Bầu Kiên từng nói, sẽ bán cổ phần tại Ngân hàng Kiên Long.
Bởi Câu lạc bộ bóng đá Kienlong Bank Kiên Giang được lên chơi ở Giải vô địch
quốc gia, trong khi đó Ngân hàng Kiên Long lại là nhà tài trợ chính cho đội
bóng này. Xem ra, sự việc này khớp với dư luận cho rằng ông Kiên có làm ăn
chung với với một đại gia khá bí ẩn có quý danh là L., Chủ tịch một tập đoàn
khác ở Việt Nam. Sản phẩm của liên doanh khá thầm lặng này chính là Ngân hàng
Kiên-Long (Kienlong Bank).
Bầu
Kiên và ông Nguyễn Văn Bình
Đến
nay, dư luận vẫn không hiểu mối quan hệ giữa bầu Kiên và ông Thống đốc Ngân
hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Văn Bình cụ thể như thế nào. Thông tin về việc ông
Kiên mua 2 phiếu từ… đâu đó cho ông Bình, để giữ chức Thống đốc Ngân hàng hiện
còn là chuyện trong “góc khuất”. Tuy nhiên, nếu căn cứ vào diễn tiến trong
phiên chất vấn trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 21/8 thì người ta thấy như
sau:
Theo
Thống đốc Bình, các chức vụ “Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị ACB” và “Hội đồng
Sáng lập” của bầu Kiên từng nắm giữ không có ý nghĩa gì cả. Đồng thời, vai trò
của bầu Kiên rất mờ nhạt trong các ngân hàng thương mại cổ phần. Song Phó Chủ
tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thì lại cho rằng, các chức danh này chẳng có
ý nghĩa gì sao NHNN lại không ra tay xử lý dứt điểm ngay để dư luận đỡ xôn xao?
Rốt cuộc Thống đốc Bình xuống nước, đại khái thừa nhận về sự yếu kém của hệ
thống thanh tra, giám sát của NHNN. Ông Bình không nêu lên được mức độ yếu kém
cụ thể của ngành thuộc trách nhiệm quản lý của mình. Cách trả lời này, khiến dư
luận càng rõ thêm về thái độ vô trách nhiệm của ông Thống đốc. Vì theo cơ quan
cảnh sát điều tra Bộ Công an cho biết, đơn vị này đã thực hiện lệnh khởi tố,
bắt tạm giam đối với ông Nguyễn Đức Kiên từ đơn thư khiếu nại, tố cáo vi phạm
pháp luật của 3 công ty đều do ông Nguyễn Đức Kiên làm Chủ tịch HĐQT. Trong đó
có 2 công ty liên quan đến Ngân hàng Á Châu(2).
Ngay
sau hôm ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt, trong phiên giao dịch sáng ngày 21/8, NHNN
đã bơm ra 5.000 tỷ đồng trên thị trường mở (OMO). Quy mô lượng bơm vốn trên
được nhìn nhận là bất thường, bởi hơn một tháng trước đó, thị trường mở gần như
không có giao dịch. Phiên cao nhất trước đó cũng chỉ có 51 tỷ đồng. Trong ngày
này, các nhà đầu tư đã hoảng loạn bán tháo cổ phiếu. Cả hai sàn giao dịch Hà
Nội và Hà Nội đều giảm gần hết biên độ. Với mức giảm này, theo tính toán của
các chuyên gia chứng khoán, thì thị trường chứng khoán Việt Nam đã mất tổng
cộng gần 1,8 tỷ USD.
Qua
hôm sau nữa, NHNN bơm tiếp ra 13.025 tỷ đồng trên thị trường OMO (3). Hiện
tượng NHNN liên tục rót ra một số tiền lớn, lớn đến mức gây ngạc nhiên cho các
chuyên gia tài chính nước ngoài. Thực tế này cho thấy, xuất phát từ việc mất
khả năng thanh khoản, nếu không “bơm tiền” kịp thời, sẽ có không ít cán bộ ngân
hàng đi theo bầu Kiên. Cũng tại cuộc trả lời chất vấn trước Ủy ban Thường vụ
Quốc hội ngày 21/8, mức độ khủng hoảng của hệ thống ngân hàng dưới sự quản lý
của ông Nguyễn Văn Bình ngày càng có những biểu hiện trầm trọng hơn. Có ngân
hàng vẫn báo lãi dù đã mất hết vốn tự có lẫn vốn điều lệ. Chẳng hạn hiện có 9
tổ chức tín dụng phải thực hiện tái cơ cấu, cả 9 ngân hàng đều báo cáo có lãi.
Nhưng khi NHNN tiến hành thanh tra trực tiếp thì có tổ chức tín dụng có nợ xấu
lên tới 60%.
Kết
luận
Qua
việc triệt hạ vây cánh các nhóm lợi ích, liệu vụ án bầu Kiên có tạo ra chút ấn
tượng nào cho người dân hay không, vẫn là một câu hỏi chưa có kết luận. Song
qua sự kiện bơm tiền ồ ạt của NHNN, chắc chắn mức khủng hoảng của nền kinh tế
Việt Nam hiện nay sẽ thêm trầm trọng. Vụ bắt giữ bầu Kiên chỉ thực hiện sau khi
chức danh Trưởng Ban phòng chống tham nhũng chuyển từ tay ông Nguyễn Tấn Dũng
sang tay ông Nguyễn Phú Trọng. Với kết quả Thủ tướng chỉ được 3/14 phiếu trong
một cuộc bầu chọn tín nhiệm (4). Xem ra, chiến trường chính trị nội bộ đảng Cộng sản Việt Nam không ồn
ào, không trải rộng lên các mặt báo truyền thông. Nhưng chiến trường này cũng
không kém phần khốc liệt qua việc tranh đoạt các lợi ích chiến lược và kinh tế.
Dự
đoán mức án tù dành cho bầu Kiên lúc này là quá sớm, mặc dù theo tin từ Reuter
là chừng 2 năm (5). Kết cục, vụ án bầu Kiên sẽ hứa hẹn đưa ra ánh sáng nhiều bí
ẩn tưởng mãi thầm lặng trong giới quý tộc đỏ. Chẳng hạn, liệu mức độ “kinh
doanh trái phép” của bầu Kiên có dừng lại ở phạm vi trong nước… Hay câu chuyện
góc khuất của hệ thống ngân hàng Việt Nam có dấu hiệu vượt qua biên giới, như
trong một bài viết khác, tác giả đã công bố trước khi ông Kiên bị bắt 10 ngày
(6).
©
Huỳnh Việt Lang
©
Đàn Chim Việt
———————
Chú
thích:
No comments:
Post a Comment