04:50:am
20/08/12
Ông Lê Thiết Hùng
cầm giấy đọc lời chúc Tết bà con. Ảnh Đàn Chim Việt
‘Phản
động’ theo định nghĩa của từ điển tiếng Việt là đi ngược lại trào lưu của tiến
hóa. Ví như ai đó muốn khôi phục lại chế độ phong kiến, chẳng hạn; hoặc tìm
cách kìm hãm sự phát triển của xã hội đương thời thì có thể coi là phản động.
Trong những năm qua, nhà nước Việt Nam đã chụp chiếc mũ phản động cho tất cả
những ai, bằng cách này hay cách khác, cổ vũ cho thể chế dân chủ; hay đơn giản
là có những hoạt động, những đề xuất làm nguy hại tới vị trí độc tôn lãnh đạo
của đảng CS.
Thực
tế bất công của xã hội Việt Nam cùng với cuộc cách mạng về thông tin do
Internet đem lại, đã khiến nhận thức của dân chúng Việt Nam ngày một thay đổi.
Mặc dù bức tưởng lửa chưa cho phép người dân được tự do tiếp cận thông tin,
nhưng ngày càng có nhiều người ở Việt Nam hiểu ra vấn đề, thậm chí gia nhập vào
hàng ngũ ‘phản động’.
Chỉ cần có đầu óc một chút, có thể dễ
dàng nhận thấy rằng, chính bè lũ đang đi
ngược lại trào lưu tiến hóa của nhân loại bằng cách tròng vào cổ dân tộc Việt
Nam một chủ thuyết lỗi thời nhằm duy trì quyền lực mới là đại phản động.
Nhưng,
rất tiếc, không phải ai cũng hiểu thế. Và tiếc hơn nữa, khi người không hiểu
lại là kẻ đã ăn học, sinh sống và hít thở bầu không khí tự do, dân chủ của Ba
Lan 30 năm nay.
Giữ
vị trí chủ tịch hội Người Việt tại Ba Lan, một cộng đồng luôn tự hào “có tỉ lệ
trí thức cao” nhưng hễ có cơ hội là ông Lê Thiết Hùng lập tức tố giác phản
động. ‘Phản động’ ở đây, không phải ai khác, chính là những gương mặt hoạt động
đối lập khá quen thuộc trong cộng đồng và được truyền thông cũng như chính giới
Ba Lan biết tới.
Xin có vài dẫn chứng
như sau:
Mấy
tháng trước, khi ông André Menras Hồ Cương Quyết qua
Ba Lan chiếu bộ phim “Hoàng Sa, Việt Nam- Nỗi đau mất mát”
theo lời mời của chính người viết bài này, hội “của ông Hùng” đã xin gặp riêng
nhà đạo diễn phim. Cuộc gặp diễn ra tại văn phòng báo Quê Việt ít phút sau khi
André đặt chân tới Ba Lan. Tiếp ông André hôm đó có 4 người Việt Nam là các
ông: Lê Xuân Lâm, Trần Anh Tuấn, Đào Công Ngoạn và Lê Thiết Hùng.
Không
cần tìm hiểu quan điểm của người khách Pháp mang quốc tịch Việt ra sao, và mối
quan hệ với người mời qua đây như thế nào, ông Hùng đã oang oang tố phản động;
khuyên Andre không nên kết giao với Mạc Việt Hồng, “cô này có tờ báo phản
động lắm”. Nghe nói, ông Ngoạn, hội phó, đã phải chữa ngượng cho đồng chí
trưởng hội rằng, bây giờ người ta không dùng từ ‘phản động’ nữa, mà gọi là ‘đối
lập’.
Chính
Andre sau đó đã phải giảng bài cho ông chủ tịch hội Người Việt rằng, thế nào là
phản động. Và bài giảng của André còn được tiếp tục vào buổi chiếu phim sau đó
ở nhà hàng LiLi, dành riêng cho các lãnh đạo hội đoàn(1).
Trong
mấy ngày ở Ba Lan, cứ mỗi lần nhắc tới ông chủ tịch hội, André lại cười ngất và
dùng ngón tay xoáy vào đầu, rồi nháy mắt tinh nghịch.
Sự
việc đáng ra đã được bỏ qua, nếu như mới đây, trong bài viết “Chung sức vì cộng đồng đoàn kết, thành đạt” đăng
trên tờ Hà Nội Mới , không có những phát biểu đầy hào khí đấu tố cải cách của
ông nhắm vào những người Việt hoạt động đối lập tại Ba Lan.
Chuyện
ông đã xây dựng cộng đồng đoàn kết, vững mạnh ra sao, thiết nghĩ, những cuộc biểu
tình liên tiếp của người Việt chống lại chủ Việt tại ASG vừa qua,
cũng như những tranh cãi gay gắt nhiều tháng về chuyện chùa chiền đã là những
minh chứng hết sức sinh động. Nên, ở đây chỉ xin đưa một đoạn trích liên quan
tới phản động.
“Ở
Ba Lan, ngoài các tổ chức hội, còn xuất hiện các tổ chức được thành lập nhằm
chống phá Nhà nước Việt Nam, chúng luôn tuyên truyền, xuyên tạc nhiều thông tin
sai lệch sự thật gây bất lợi cho tình đoàn kết trong cộng đồng. Bằng giáo dục
tuyên truyền và nhất là qua các hoạt động giao lưu trò chuyện, hội đã giúp cho
bà con, đặc biệt là các cháu thế hệ thứ hai hiểu đúng về quê hương, đất nước.
Từ đó, bà con tẩy chay, cô lập các tổ chức phản động đó. Đến nay hoạt động của
các tổ chức phản động này có chiều hướng co hẹp nhiều, chủ yếu chỉ còn hoạt
động trên mạng”.
Ông
Hùng hơi bị chóng quên, khi cho rằng phản động “chủ yếu chỉ còn hoạt động trên
mạng”(2). Mới hơn 2 tuần trước đây thôi, lãnh đạo công ty ASG- người cùng hội
(cùng thuyền) với ông- còn ra rả đọc
thông báo cho rằng, có thế lực bên ngoài vào xúi giục, giật dây cuộc
biểu tình của bà con. Và cách đó không quá lâu, ông còn phải ‘mượn’ khách của
phản động.
Rất
tiếc, ông đã không có mặt tại cuộc biểu tình kế tiếp sau đó, để xem bà con đáp
trả thông báo của ASG như thế nào. Hàng trăm bà con đã cùng hô vang, “không
ai phản động“. Họ đã dán, phát những tờ giấy A-4 phản đối chuyện chụp mũ
phản động.
Tờ giấy như thế này
được bà con dán và phân phát trong cuộc biểu tình. Ảnh Đàn Chim Việt
Nếu
ông có mặt ở đó, hẳn ông đã có một cơ hội để học bài; để nhận thấy rằng, người
dân Việt ở đây, dù đầu tắt mặt tối buôn bán, nhiều người không có điều kiện học
hành bằng ông, nhưng nhận thức của họ lại vượt trội hơn hẳn.
Nhưng
bi hài hơn cả là chuyện ông dùng chiêu bài tố giác phản động trong xung đột
chuyện chùa chiền với ông Bùi Anh Thái. Chuyện này đã khiến nhiều người trong
cộng đồng suýt đứt ruột cười vì sự hớ hênh của ông
Trong
văn thư gửi Đại sứ quán Việt Nam tại Ba Lan và sau đó được công bố trên mạng, ông đã trích dẫn KRS (đăng ký
hoạt động tại tòa) của trung tâm ông Thái nhằm vạch ra 2 điều: 1- Ông Thái
làm ăn với thành phần ‘phản động’ là Ngô Văn Tưởng. 2- Ông Thái dùng tên giả là
Lê Minh Tân.
Ông
Hùng quên mất rằng, trong những năm gần đây, nhằm minh bạch hóa, KRS là cái ai
cũng có thể tiếp cận online, hoặc trực tiếp tới tòa lấy bản in với con dấu xác
nhận. Trong KRS mà ông trích dẫn, ông đã cố tình để lọt ông Hà Minh Hiển- một
trong những nhân vật trung tâm của vụ tranh cãi về chùa chiền và là người đang
cùng phe với ông. Nếu ông Thái ngồi chung thuyền với ‘phản động’ thì ông Hiển
đâu có thoát được? Việc cố tình bỏ tên một người ra khỏi trích dẫn KRS cho thấy
hành vi kém trung thực của ông chủ tịch!
Về
chuyện ‘phản động’ Ngô Văn Tưởng, phải ngược dòng thêm một chút. Cách đây vài
năm, ông Tưởng cùng người bạn học là Vũ Duy Hiển- phiên dịch tuyên thệ tại Ba
Lan- đã lãnh đạo thành công vụ biểu tình chống tăng tiền thuê quầy tại trung
tâm GD (do người Tầu làm chủ). Nếu không kể tới vài cuộc biểu tình nhỏ, lẻ mang
mầu sắc chính trị của lực lượng đối lập trước đó; thì đây là cuộc biểu tình đầu
tiên có đông đảo bà con ở Ba Lan tham gia. Các hội đoàn, trong đó có ông Lê
Thiết Hùng đã lẩn như trạch. Nhưng, sau khi thành công mỹ mãn, họ đã tìm mọi
cách gạt Ngô Văn Tưởng ra ngoài, vì cái lý lịch ‘phản động’ của ông.
Vế
thứ hai trong câu chuyện này là, chủ tịch Hùng đưa ra thiên thanh bạch nhật cái
tên giả Lê Minh Tân. Ông Thái sau đó đã trả lời trên mạng xã hội, ông đã “báo
cáo sứ quán” về việc, do hoàn cảnh mà ông phải thay tên đổi họ. Ông Thái không
phải là trường hợp cá biệt ở Ba Lan.
Không
những “báo cáo sứ quán”, mà 100% cuốn hộ chiếu với tên giả của ông Thái không
từ trên trời rơi xuống, nó chỉ có thể được cấp ra từ Đại sứ quán Việt Nam mà
thôi. Đại sứ quán trong những năm ông Thái thay tên đổi họ, thì ai làm lãnh sự?
Ai đã phù phép để ông Bùi Anh Thái thành Lê Minh Tân, ai đã đặt bút ký, đóng
dấu vào quyển hộ chiếu đó. Người đó liệu có thể là ai khác, ngoài ngài đại sứ
Nguyễn Hoằng hiện nay không? Chuyện tố cáo, ‘tố mèo’ của ông Hùng đã làm đại sứ
quán bị phơi lưng và khiến nhiều người trong cộng đồng phải bụm miệng cười.
Nếu
các cơ quan chức năng của Ba Lan muốn tìm kiếm bằng chứng về việc thay tên đổi
họ của người Việt, thì họ đã được ông Hùng giúp cho một cơ hội vàng.
Những
người bênh vực ông cho rằng, đây chỉ là chuyện phát ngôn bộp chộp mà thôi.
Nhưng
thử hỏi, một người tư duy tụt hậu, kém xa quần chúng; nói năng loạng quạng, lập
cập như vậy; liệu có xứng đáng làm chủ tịch một cộng đồng “có tỉ lệ trí thức
cao” hay không? Và một lãnh đạo như thế, liệu có làm được gì để giúp cho sự hội
nhập của cộng đồng hay không?
©
Đàn Chim Việt
Đón
đọc bài sau: Phát ngôn và hành động của ông Hùng dưới góc độ Hiến pháp Ba Lan
——————————————
Ghi chú:
(1)
Đây là buổi phát sinh thêm ngoài 2 buổi chiếu chính đã được lên kế hoạch từ
trước.
(2)
Hoạt động của đối lập Việt Nam tại Ba Lan sẽ được chúng tôi giới thiệu kỹ hơn
trong bài viết khác.
No comments:
Post a Comment