01:32:am 23/08/12
Cuối
thập niên 80, cũng vào dịp này, tôi có viết một bài báo ngắn bàn về chính biến
mùa Thu năm 1945, ở Việt Nam, thường được gọi là cuộc Cách mạng tháng Tám. Theo
cách nhìn của tôi, đó không phải là cách mạng mà chỉ là cướp chính quyền cho
riêng những người cộng sản. Một người bạn tôi, nửa đùa nửa thật, nói bằng tiếng
Pháp để phê bình: “c’est de l’anti-communisme intégral tout craché” (hiểu một
cách nôm na: “rõ ràng là chống cộng cùng mình, suốt mặt, cực đoan). Tôi không
trả lời, để bụng xét lại, tự hỏi xem mình có thật bị khuôn đóng trong cái nhìn
nhị phân (binaire) quốc-cộng máy móc hay không?
Từ
bấy đến nay, tôi có dịp tiếp thu thêm nhiều ý kiến khác, thâu thập qua nhiều
nguồn thông tin – tài liệu viết, tài liệu nói – do một số nhân chứng lịch sử
cung cấp như Vua Bảo Đại, Trần Trọng Kim, Nguyễn Xuân Chữ, Hoàng Xuân Hãn, Vũ
Đình Hòe, Phạm Khắc Hòe, Lê Văn Tiến, v.v…Ngoài ra tôi còn đặc biệt chú ý đến
những khám phá mới, xuất phát từ nhiều công trình nghiên cứu của các nhà viết
sử, các nhà khoa học xã hội, v.v… ở trong cũng như ở ngoài nước, cả người Việt
Nam lẫn người ngoại quốc.
Năm
nay, trở lại đề tài cũ, tôi không thấy cần phải thay đổi kết luận. Nhưng về mặt
luận cứ thì cần bổ sung. Dĩ nhiên, cũng chỉ là đề tiếp cận, càng gần càng tốt,
sự thật về chính biến mùa thu năm 1945. Tuy nhiên, cốt yếu là để phá đổ cho hết
huyền thoại cách mạng mà bộ máy tuyên truyền cộng sản đã vận dụng mấy thập niên
qua trong dụng ý nhập nhằng với quốc sử. Chính biến này đang còn là một vùng
tối cần phải soi sáng để làm cho rõ vì sao nó đã, vẫn còn là một vùng tối và
tại sao nó không thể tiếp tục nằm trong vùng tối.
Nhớ
lại tháng Tám năm 1945, những ngày cướp chính quyền 55 năm đã trôi qua kể từ
khi ở Việt Nam, năm Ất Dậu, xẩy ra chính biến mùa Thu. Khoảng cách thời gian
này, với những biến chuyển trên khắp thế giới – đặc biệt trong nội bộ các nước
thuộc phe xã hội chủ nghĩa cũ – đã giúp nhiều dân tộc lập lại những sự thật
lịch sử của mình. Nhớ lại những việc đã qua, trong bề dày của quá khứ cận đại
hay hiện đại, có nhiều cách nhìn, nói chung, trái ngược nhau trên bình diện
ngôn từ, nhưng lại có thể không khác biệt nhau về mặt nội dung.
Những
ngày đầu tháng Tám năm 1945, sau khi hai trái bom nguyên tử được thả xuống đất
Nhật, Việt Nam đứng trước một bối cảnh lịch sử rất đặc biệt. Tình hình chính
trị biến đổi mau lẹ chỉ trong vòng trên dưới mươi ngày. Nhật đã đầu hàng Đồng
Minh nên mất hết quyền lực chính trị tại Việt Nam. Pháp chưa kịp đem quân trở
lại để phục hồi địa vị thống trị cũ. Chính phủ Trần Trọng Kim từ chức mà không
nhận trách nhiệm xử lý thường vụ trong khi chờ đợi chính phủ mới được thành
lập. Dân chúng một phần bi cộng sản đội lốt Việt Minh, xách động, một phân háo
hức tự động nổi lên chiếm chính quyền. Vua Bảo Đại tự ý thoái vị. Ngày 2 tháng
9, lãnh tụ cộng sản Nguyễn Ai Quốc, dưới tên đổi khác, Hồ Chí Minh, nhân danh
Mặt Trận Việt Minh, thành lập Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và
đọc Tuyên Ngôn Độc Lập. Trên cái nền đơn thuần sự kiện này, sau đó mỗi người
một cách, người ta đánh giá chính biến mùa Thu năm 1945 bằng ngọn đuốc ý hệ là
chính.
I. Cách cộng sản
Việt Nam nhìn chính biến 19 tháng Tám 1945
Đối
với những người cộng sản Việt Nam chính biến mùa Thu năm 1945 là một cuộc cách
mạng..Họ khẳng định như vậy nhưng khẳng định từng bước, với nhiều thêm bớt tùy
theo nhu cầu của tình thế. Khởi đầu, từ năm 1946, thấy vang lên hồi kèn chiến
thắng của những cái loa văn nghệ mở đường cho cách mạng như Xuân Diệu, Huy Cận,
Nguyễn Đình Thi, Tế Hanh, Nguyễn Huy Tưởng, Vũ Ngọc Phan, v.v… Điển hình, 8 câu
thơ dưới đây đọc thấy đâu đó của Xuân Diệu:
[…]
Có một buổi, cờ về Hà nội,
Về ngự trị trên đài sáng chói,
Giữa dân gian, trong những tiếng hoan hô,
Ngự trên cây, trên phố, ngự trên hồ:
Cờ chiến thắng Cách mạng thành tháng Tám!
[…]
Xuân nước việt khơi một ngày tháng Tám
Triều dân gian lên với sóng Hồng Hà
Lụt cờ đỏ nối giữa ngày u ám
Trời sao vàng mọc lúc nước bao la…
Có một buổi, cờ về Hà nội,
Về ngự trị trên đài sáng chói,
Giữa dân gian, trong những tiếng hoan hô,
Ngự trên cây, trên phố, ngự trên hồ:
Cờ chiến thắng Cách mạng thành tháng Tám!
[…]
Xuân nước việt khơi một ngày tháng Tám
Triều dân gian lên với sóng Hồng Hà
Lụt cờ đỏ nối giữa ngày u ám
Trời sao vàng mọc lúc nước bao la…
Loại son phấn suy tôn có tuổi thọ một thời này chỉ đáng lược bỏ để đi sâu vào cốt lõi lý luận cộng sản. Trường Chinh, lý thuyết gia của những người hộ sinh cho chính biến mùa Thu năm 1945, đã đánh lên âm mầu “la”của cái gọi là bản anh hùng ca Cách mạng tháng Tám. Pha chế lịch sử, ông đã viết rằng, “Ngày 9-8-1945, Hồng quân Liên Xô đánh vào Mãn Châu như vũ bão. Chỉ trong sáu hôm, đội quân Quan-đông mạnh có tiếng của phát xít Nhật bị tiêu diệt. Thắng lợi căn bản đó của Hồng quân đã quyết định số phận của phát xít Nhật và Liên Xô đã thực sự giải phóng cho các dân tộc bị Nhật áp bức“.
Theo
Trường Chinh, Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra chủ trương lãnh đạo quần chúng
nhân dân nổi dậy tước vũ khí của Nhật, giành lấy chính quyền từ tay Nhật”. Ông
còn khẳng định thêm “các chiến sĩ Việt Minh đã lãnh đạo nhân dân nổi dậy giành
chính quyền, theo chỉ thị ngày 12-3-1945 của Đảng Cộng sản Đông Dương, chính
phủ bù nhìn Trần Trọng Kim đầu hàng [Việt Minh]“. Ông làm như thể vào thời điểm
tháng Tám năm 1945, nhờ có Liên Xô đánh thắng được quân Nhật, những người cộng
sản Việt Nam đã công khai hô hào làm cách mạng kiểu cộng sản, và dân chúng đã
tri tình theo đảng cộng sản làm cách mạng kiểu ấy, khiến chính phủ Trần Trọng
Kim đương quyền đã phải đầu hàng. Theo bước Trường Chinh, 4 Hiến pháp
1946,1959, 1980 và 1992 đều đưa chính biến mùa Thu 1945 lên hàng cách mạng.
Chính
biến này có vinh dự mở đầu cho Hiến pháp thứ nhất – 1946 – mà không phải nêu
danh Đảng Cộng sản Việt Nam. Nhưng tới Hiến pháp thứ nhì – 1959 – đã bắt đầu
thấy nói lên vai trò lãnh đạo của đảng này. Từ Hiến pháp thứ ba – 1980 – “Đảng”
công khai ra mặt, nhận công lao lãnh đạo “nhân dân… đi con đường của Cách mạng
tháng Mười Nga toàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tiến lên làm cách
mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng xã hội chủ nghĩa. Nước ta [Viết Nam] trở
thành một nước xã hội chủ nghĩa, một thành viên của Cộng đồng xã hội chủ nghĩa
thế giới”. Và văn bản này chính thức thiết lập “chuyên chính vô sản” trên cả
nước. Hiến pháp thứ tư – 1992 – ra đời sau khi cái gọi là cộng đồng thế giới xã
hội chủ nghĩa nói trên đã sụp đổ tan tành, chỉ còn biết thu góp lại những tàn
dư, nhưng vẫn bám lấy cuống rốn cộng sản: “Từ năm 1930, dưới sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam nhân dân ta tiến hành cuộc chiến tranh cách mạng lâu
dài, đầy gian khổ hy sinh, làm Cách mạng tháng Tám thành công!”. Nói tóm lại,
cộng sản đã đặt chính biến tháng Tám 1945 vào trong toàn bộ “chiến tranh cách
mạng lâu dài” để gọi nó là một cuộc cách mạng. Theo thuật ngữ cộng sản, đó là
một khâu trong dây chuyền cách mạng của họ nghĩa là một tiết mục trong chương
trình hành động ấy. Cộng sản không lúc nào tách nó ra khỏi toàn bộ này để đánh
giá nó như một hiện tượng khách quan và độc lập. Vì tách ra như thế thì sẽ
không có cơ sở để bảo vệ giả thuyết cách mạng nếu có tranh cãi.
Những
đoạn trích dẫn ở trên đã tóm lược đại chỉ của biểu văn chính trị (discours
politique) của những người cộng sản Việt Nam. Khi lập luận chính biến tháng Tám
là cách mạng, hiển nhiên cộng sản (như đã thấy ngay cả khi Trường Chinh nói lý
thuyết) tuyên truyền nạt nộ quần chúng. Nhưng điều quan trọng hơn hết là họ
muốn dùng nhãn hiệu cách mạng để làm nền tảng chính thống cho chủ trương của họ
cầm quyền bằng bạo lực.
Làm
cách mạng là xâm phạm tới sinh mạng và tài sản của người dân, vì người cách
mạng tự cho mình đủ mọi quyền kể cả quyền cướp của giết người, như đã xảy ra
trong năm, sáu thập niên cách mạng cộng sản. Cho nên bàn chuyện cách mạng không
phải là tranh cãi bằng ngụy biện, pháp lệnh, công an, nhà tù, quản chế tại gia,
v.v… Mà phải đem chính biến tháng Tám ra đối chiếu với thực tại để xem nó có gì
đáng gọi là cách mạng. Dưới độ góc nhìn này và đứng trên quan điểm Mác xít, lấy
thước cộng sản mà đo cộng sản, hãy thử xem xét khẳng định của cộng sản trong
Lời mở đầu Hiển pháp 1992 rằng “nhân dân ta làm Cách mạng tháng Tám thành công”
xác đáng tới đâu. Ba câu hỏi cần đặt ra và cần được trả lời là: 1-Nói “nhân
dân” làm Cách mạng tháng Tám là nói ai làm? 2-Làm cách mạng như vậy là làm gì?
3-Bảo rằng Cách mạng ấy đã thành công là nói nó đã đạt được những mục tiêu cụ
thề nào?
Trước
hết tưởng phải nhấn mạnh ở hai điểm. Thứ nhất, chớ coi câu “đừng nghe những gì
cộng sản nói, hãy nhìn những gì cộng sản làm” là khuôn vàng thước ngọc để mong
biết hết thực chất cộng sản Việt Nam. Đó mới chỉ là một phần sự thật mà thôi!
Có một điều cộng sản nói và cộng sản làm đúng như họ nói là “cách mạng”. Vấn đề
sinh tử là phải biết chắc khi nào cộng sản nói một đằng làm một nẻo, khi nào
cộng sản nhất định làm những gì họ nói.
Vậy
nếu phải bàn về ngôn ngữ cách mạng của cộng sản thì đừng mang mặc cảm “chống
cộng“, đừng sợ bị chê là chẻ sợi tóc làm bốn. Mà phải tìm hiểu đến nơi đến
chốn, nhất là về quá khứ. Chỉ như vậy mới mong hiểu rõ được họ ở hiện tại cũng
như trong tương lai.
Vứt
bỏ chủ nghĩa đại khái không có gì đáng phải hồ thẹn! Thứ hai, ngôn ngữ cách
mạng cộng sản là loại ngôn ngữ “ý hệ”, dx9o61i với họ, có giá trị một chân lý
tuyệt đối như kinh thánh. Cho nên người cộng sản coi ý hệ của họ là sự thật
khách quan. Và cộng sản dựa vào ý hệ để đặt định chủ trương, đường lối, chính
sách cho hành động. Họ tin rằng như vậy là duy vật khách quan, khoa học, kỳ
thực họ duy tâm hơn cả người duy tâm. Ở đây là bàn về ngôn ngữ và hành động
cộng sản vào thời điểm 1945 – không phải 1999 – và quy chiếu vào tài liệu chính
là bản Báo cáo của Trường Chinh trước đại Hội toàn quốc khoá II họp năm 1951
của Đảng Cộng sản (khi ấy còn mang danh xưng Đảng Lao Động). Ngoài ra cùng còn
dựa vào những bài viết của ông những năm 40 đã được sửa chữa hoặc viết lại sau
1975, cho hợp với lịch sử chính thức của đảng.
A. Nhân dân là ai?
Rất
nhiều người hiểu một cách thông thường rằng nhân dân là tất cả dân, là quốc dân
hay toàn dân. Không ít các vị nhân sĩ, trí thức tây học còn cho rằng nhân dân
là tiếng đối dịch ra tiếng Việt của chữ “peuple” nên nhân dân cũng là dân tộc.
Trong ngôn ngữ cộng sản, không phải là nhân dân không mang nghĩa này. Nói cho
ngay, trong nhiều trường hợp cộng sản muốn dân chúng cứ hiểu nhân dân theo
nghĩa ấy, tức là như đã được định nghĩa trong từ điển tiếng Việt của họ: nhân
dân là “khối người đông đảo làm nền tảng cho một nước…“. Nhưng đối với cộng
sản, chữ nhân dân là một danh từ chính trị – theo thuật ngữ cộng sản – một phạm
trù thuộc ý hệ Mác-Lênin, không phải là một thực thể nhân xã khách quan. Nó chỉ
là một hình tượng của ý hệ cộng sản về thực thể ấy. Cho nên cộng sản thay đổi
hình tượng này tùy từng lúc, tùy từng hoàn cảnh.
Thật
thế, Hiến pháp 1946 không dùng cho nhân dân mà dùng cho “toàn dân“, một cách để
gián tiếp định nghĩa nhân dân là toàn dân. Sự nhượng bộ về hình thức này tuy
vậy cũng không quan trọng gì, vì cái gọi là “Hiến pháp 1946” thật ra chỉ là một
chiếc bánh vẽ không hơn không kém. Nó được hối hả biểu quyết bằng một quốc hội
bù nhìn, với một thiểu số nhỏ dân biểu “quốc gia” không thông qua bầu cử mà
được cộng sản “mời” bổ sung! Một sự kiện, đã được các báo cộng sản thời đó
tường thuật, cho thấy cung cách thảo luận và biểu quyết của quốc hội này: Khi
bàn đến quốc ca, do lời đề nghị của dân biểu thuộc đảng xã hội Phan Tử Nghĩa,
mọi người đứng dậy hát bài Tiến quân ca, thế là quốc hội thông qua quốc ca!
Ngoài ra, được chung quyết ngày 09-11-1946, bản Hiến pháp này không hề được ban
hành, tức là nó không bao giờ có hiệu lực pháp lý. Rồi ngày 19-12-46, cuộc
chiến tranh Việt Pháp bùng nổ, cộng sản rút lên Việt Bắc, vào chiến khu để
kháng chiến, các dân biểu quốc gia “đối lập” trước được mời, nay bị lùng bắt.
Quốc hội từ đó cho đến sang thập niên 50 khi hết chiến tranh, không họp nữa,
chỉ còn tồn tại dưới hình thức một Ban Thường Vụ. Hiến pháp 1959 không định
nghĩa chữ nhân dân, chỉ khẳng định nơi điều 2 rằng nước Việt Nam Dân Chủ Cộng
Hòa là một nước dân chủ nhân dân. Sau 1975, khi đã chiếm được quyền trong cả
nước, Đảng cộng sản công khai lộ diện, Hiến pháp 1980 mới đưa ra một định nghĩa
trực tiếp của chữ nhân dân, nơi điều 3: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, người chủ tập thể là nhân dân lao động bao gồm giai cấp công nhân, giai
cấp nông dân tập thể, tầng lớp trí thức xã hội chủ nghĩa và những người lao
động khác mà nòng cốt là liên minh công nông, do giai cấp công nhân lãnh đạo”.
Cứ theo cách phân định này thì rõ ràng nhân dân không phải là toàn dân mà cũng
không phải là tất cả những thành phần được kể trên đều là nhân dân! Cùng là
nông dân nhưng chỉ có “nông dân tập thể” mới được kể là nhân dân, còn nông dân
cá thể thì không. Cũng vậy, trí thức muốn được coi là nhân dân thì phải là trí
thức “xã hội chủ nghĩa” chứ không thể là trí thức “suông”. Đầu thập niên 90,
tiếp theo sự sụp đổ của toàn bộ các chế độ cộng sản Đông Âu và Liên Xô cũ, cộng
sản Việt Nam phải mở rộng thêm một phần nào nội dung chữ nhân dân: “Nhà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì
nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh
giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức” (điều 2 HP
1992).
Nhưng
họ lại không quên thòng thêm một định nghĩa gián tiếp về nhân dân là: “Đảng
Cộng sản Việt Nam là đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân,
nhân dân lao động và của cả dân tộc… (điều 4, Hiến pháp đã dẫn). Nói cách khác,
bề ngoài, công khai trước dư luận, cộng sản tùy tiện định nghĩa chữ nhân dân.
Lúc thì lấy cái nhỏ định nghĩa cái lớn (giai cấp là nhân dân) lúc lại lấy cái
lớn định nghĩa cái nhỏ (dân tộc là nhân dân). Đã vậy, lại đưa vào bản chất của
nhân dân một thành tố không ăn nhập gì tới bản chất ấy, đó là quyền lãnh đạo
của giai cấp công nhân. Phải chăng như vậy là nếu một tập thể nào không phải là
liên minh của hai giai cấp công, nông và nếu nó không do giai cấp công nhân
lãnh đạo thì không phải là “nhân dân” sao? Qua nhiều minh chứng đã dẫn ở trên
của biểu văn chính trị, cộng sản nói “nhân dân” là nói tào lao mà thôi.
Nhưng
trong nội bộ đảng thì cộng sản lại rất là minh bạch. Như Trường Chinh đã xác
định nhân dịp đọc báo cáo trước Đại Hội II:“Hiện nay, nội dung của chính quyền
nhân dân nước ta là chuyên chính dân chủ nhân dân: Nhân dân gồm các giai cấp
công nhân, nông dân, tiểu tư sản và tư sản dân tộc. Những tầng lớp ấy, do giai
cấp công nhân lãnh đạo, cùng tham gia chính quyền…“. Phải soi sáng cho quan
điểm này bằng hai nhận định. Thứ nhất, trên lý thuyết, Trường Chinh, rập khuôn
tư tưởng Mao Trạch Đông, cũng quy định rằng có bốn giai cấp họp thành nhân dân.
Nhưng trên thực tế không có một tiêu chuẩn nào chắc chắn, ổn định để xác định
tính giai cấp cả. Bởi vậy vấn đề này thuộc quyền chuyên quyết của đảng. Thứ
nhì, giai cấp nào cũng chỉ được kể là giai cấp qua những phần tử gọi là đại
biểu của giai cấp ấy. Đảng Cộng sản đã tự phong cho mình là đại biểu của giai
cấp công nhân, giai cấp này đồng thời lại là lãnh đạo của tất cả những giai cấp
khác mà các đại biểu không là ai khác hơn những người được đảng cộng sản nhìn
nhận có tư cách ấy. Vậy nhân dân là Đảng và tất cả những người theo đảng. Chính
người thợ cả của cuộc Cách mạng tháng Tám, Trường Chinh đã xác nhận điều này
(l).
Tóm
lại, cộng sản nói “nhân dân làm Cách mạng tháng Tám” nhưng đừng hiểu là toàn
dân làm mà phải hiểu là chính Đảng Cộng sản đã làm.
B. Cách mạng là gì?
Một
điều quan trọng nhưng rất nhiều người không để ý, đó là cộng sản ít bàn đến một
khái niệm về cách mạng nói chung. Bị chi phối bởi sử quan giai cấp đấu tranh
nên cộng sản đã gắn liền cách mạng với giai cấp đấu tranh. Từ điển cộng sản
định nghĩa cách mạng là một “cuộc tranh đấu của giai cấp bị áp bức đứng lên lật
đổ nền thống trị của giai cấp áp bức, phá vỡ quan hệ sản xuất cũ, xây dựng một
chế độ tiến bộ“. Về điềm này Trường Chinh đã nói rất rõ: Trước hết, “Điều cốt
yếu của một cuộc cách mạng là giành chính quyền và củng cố chính quyền“. Sau
nữa, dưới mắt lý thuyết gia họ Đặng này thì Cách mạng tháng Tám đã mở đầu cho
“quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam là quá trình từ xã hội có tính
chất thuộc địa, nửa phong kiến qua xã hội dân chủ nhân dân, đến xã hội chủ
nghĩa“. Cách mạng ẩy bước đầu là “cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân”. Gọi là
“dân tộc” vì “tiêu diệt bọn đế quốc xâm lược, giành độc lập, thống nhất toàn
vẹn cho dân tộc“. Gọi là “dân chủ” vì “thực hiện những quyền tự do dân chủ cho
nhân dân“. Gọi là “nhân dân” vì “do nhân dân tiến hành, dưới sự lãnh đạo của
giai cấp công nhân, dựa trên cơ sở liên minh công nông“. Cách mạng ấy bước sau
sẽ phải là cách mạng xã hội chủ nghĩa. Giữa hai cuộc cách mạng này, theo Trường
Chinh trích dẫn Lê-nin, thì sẽ có “nhiều bước quá độ, nhiều trình độ quá độ
khác nhau”, nhưng tựu trung, chúng chỉ có một thực chất đó là “chuyên chính vô
sản“. Giáo điều này của Lê-nin đã được Trường Chinh khẳng định lại được một
hình thức quy luật: “Nhớ rằng chuyên chính vô sản là một trong nhưng nguyên lý
bắt buộc cho tất cả các nước muốn thực hiện chủ nghĩa xã hội“. Kết luận tất yếu
phải rút ra là cách mạng Việt Nam do cộng sản tiến hành nhất định phải là
“chuyên chính“. Khi còn ở giai đoạn dân chủ nhân dân thì là “chuyên chính công
nông” (nằm trong phạm trù chuyên chính vô sản – Trường Chinh chú thích như
vậy), khi chuyển sang “xã hội chủ nghĩa” thì là “chuyên chính vô sản“. Hai bước
này, cộng sản Việt Nam đã đi không chệch hướng trong suốt hơn 4 thập niên, với
cao điểm là những năm 80. Từ đầu thập niên 90, đà tiến ấy bỗng như mất hết động
lực, những chỉ dấu của một quá trình băng hoại đã xuất hiện. Nhưng nói Cách
mạng tháng Tám là nói khâu mở đầu cho hai bước đi này để cách mạng được bất
đầu.
C. Cách mạng tháng
Tám thành công như thế nào?
Chính
biến mùa Thu năm 1945 đúng ra đã không mang lại bất cứ một thành công cách mạng
nào, dù cách mạng dân chủ nhân dân hay cách mạng xã hội chủ nghĩa. Vì chúng
chưa bắt đầu. Nói làm Cách mạng tháng Tám “thành công” là để tuyên truyền. Thật
ra, bản thân chính biến này cũng không mang dự án cách mạng mà cộng sản đã vạch
ra từ trước.Do đó, nó chỉ là một vụ “cướp chính quyền” để Đảng làm cách mạng.
Trường Chinh gọi đó là “tổng khởi nghĩa”. Người thầy của cách mạng cộng sản
Việt Nam, Hồ Chí Minh, trong thư gửi đồng bào nhân dịp tổng khởi nghĩa này cũng
chỉ thúc dục tiến lên dưới lá cờ Việt Minh, không đả động gì tới cách mạng cộng
sản: “Hỡi đồng bào yêu quý! Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc đã đến. Toàn
quốc đồng bào hãy đem sức ta mà giải phóng cho ta. Nhiều dân tộc bị áp bức đang
đua nhau tiến bước giành quyền độc lập. Chúng ta không thể chậm trể. Tiến lên!
Tiến lên! Dưới lá cờ Việt Minh, đồng bào hãy dũng cảm tiến lên!”.
Vậy
nói Cách mạng tháng Tám đã thành công thì chỉ có thể là vì nó đã cướp được
chính quyền cho Đảng. Thế thôi. Nhưng nếu vậy thì tất lại phải đặt ra những vấn
đề mới. Cướp chính quyền cho ai? Cướp chính quyền để sau đó sẽ làm gì? Và những
việc làm này có giải quyết được vấn đề tiến bộ không?
Thực
tế chính trị hơn nửa thế kỷ qua đã trả lời câu hỏi thứ nhất là “cướp cho Đảng
Cộng sản“. Thực tế này cũng trả lời cả câu hỏi thứ hai: để Đảng thiết lập
“chuyên chính” dưới nhiều hình thức (chuyên chính công, nông, chuyên chính vô
sản mà chuyên chính là cưỡng đoạt nhân quyền). Câu hỏi thứ ba, muốn trả lời
phải vượt ra khỏi hệ thông tư tưởng cộng sản. Nếu không, câu trả lời đã sẵn rồi
và sẽ là “có tiến bộ“. Lập luận như vậy là không rút ra được những bài học của
quá khứ.
Chính
khách họ Trần, thủ tướng đầu tiên của nước Việt Nam – theo nghĩa hiện đại của
danh xưng – không phải là người làm chính trị chuyên nghiệp. Ông chỉ là một
nhân sĩ có tinh thần yêu nước, thuộc thế hệ những người trí thức Tây học nhưng
thấm nhuần tinh thần nho giáo. Vì thế, ông không xu hướng cách mạng bạo động,
chỉ muốn ôn hòa thực hiện ngay những cải cách mà thực trạng đất nước cho phép.
Khi thấy Việt Minh xách động dân chúng giành chính quyền, đồng thời ông lại
thất bại trong mấy ban vận động hợp tác với Việt Minh để thành lập một chính quyền
mới, trong liên tục quốc gia, ông đã tri tình lùi bước để cho Việt Minh nhận
trách nhiệm trước lịch sử. Chẳng những vậy, ông cũng từ khước không nhận lời đề
nghị của người Nhật, nếu ông chính thức yêu cầu họ có thể tiếp tay chính phủ
ông chống nổi loạn hầu bảo vệ trật tự. Ứng xử của ông trước chính biến mùa Thu
1945 là ứng xử của một kẻ sĩ, khi thấy làm được việc thì đứng ra gánh vác, khi
thấy không làm được việc thì lui về ở ẩn.
Các
bộ trưởng trong nội các của ông, nói chung, cũng có thái độ tương tự. Theo hồi
ký của Phạm Khắc Hòe, có hai bộ trưởng, Trần Đình Nam và Hồ Tá Khanh đề nghị
“chúng ta rút lui ngay, nhường hẳn quyền bính cho Việt Minh”. Luật sư Vũ Văn
Hiền, Bộ trưởng Tài chánh chủ trương Việt Nam phải có một chính quyền hợp pháp
bảo đảm được trật tự để, lâm sự, giao thiệp với Đồng Minh, ngăn ngừa trước
không cho Đồng Minh lấy lý do trật tự mà giúp cho người Pháp trở lại cầm quyền.
Do đó, dù có trao quyền cho Việt Minh thì cũng cứ phải giữ chính thể quân chủ
để duy trì căn bản pháp lý của một chính quyền hợp pháp. Các luật gia khác
trong nội các như Trần Văn Chương, Trịnh Đình Thảo, Phan Anh, v.v… đều tán
thành quan điểm của Vũ Văn Hiền. Sau cùng cả nội các đồng ý lấy thái độ như
luật sư Hiền đã đề xuất.
Vua
Bảo Đại lúc đầu đã chọn lập trường này. Nhưng về sau, trước những biến đổi hàng
ngày của tình hình, người vua cuối cùng của dòng họ Nguyễn đã quyết định thoái
vị. Nguyên nhân nào đã đưa tới quyết định ấy? Thật ra, từ ba nguồn thông tin
hiện có là ba tập hồi ký của Trần Trọng Kim (Một Cơn Gió Bụi), Phạm Khắc Hòe
(Từ Triều Đình Huế Đến Chiến Khu Việt Bắc), và chính vua Bảo Đại (Con Rồng Việt
Nam), người đọc cũng đã có thể rút ra được một số kết luận, dù rằng họ đã phải
rất dè dặt với Phạm Khắc Hòe vì thái độ của ông tâng bốc quá lố cộng sản. Trong
tương lai, sử học còn có thể mang tới những ánh sáng mới về những động cơ tâm
lý đã thúc đẩy vua Bảo Đại từ bỏ ngôi báu. Trong khuôn khổ bài nghiên cứu này,
những động cơ ấy không phải là điều chủ yếu. Việc tìm hiểu tại sao vua Bảo Đại
thoái vị không quan trọng bằng việc xác định người vua ấy đã thoái vị như thế
nào, đã trao quyền cho ai, và trên những cơ sở gì, với những hậu quả pháp lý ra
sao?
Về
điểm này, tưởng phải phục hồi giá trị lịch sử cho “Chiếu thoái vị” ngày
25-8-1945 của vua Bảo Đại, một văn kiện lịch sử đã bị chôn vùi một cách vô ý
thức quá sớm, chẳng những bởi những người cộng sản mà cả những người chống cộng
sản. Đối với người Việt Nam, không ai nghĩ rằng Chiếu thoái vị này là một loại
Đại Hiến Chương (Magna Carta hay Great Charter) mà ý nghĩa lịch sử cũng như
pháp lý cao hơn bản Đại Hiến Chương 1215 của vua Jean-Sans-Terre, một lời cam
kết của vị vua này ở Anh quốc chấp nhận nhường một phần vương quyền cho các bá
tước người Anh. Vậy mà ngày nay chẳng những riêng người Anh, cả thế giới đều
coi nó như một nguồn gốc lịch sử của nhân quyền. Trong khi đó, Chiếu thoái vị
25-8-1945 của vua Bảo Đại là một văn bản chính thức và công khai, qua trung
gian các đại diện của dân chúng, nhường không điều kiện toàn bộ vương quyền cho
dân chúng. Những người cộng sản cướp chính quyền, theo âm mẫu “la” của Trương
Chinh, coi Chiếu thoái vị của vua Bảo Đại chỉ là một văn kiện “đầu hàng cách
mạng” là điều hiểu được. Nhưng quả thật rất khó hiểu sự kiện đã có không ít
những người tự nhận là chống cộng sản, hoặc vì không biết được nội dung đầy đủ
của nó nên coi nó như không có gì đáng kể, hoặc khiếp đảm vì bạo lực của cộng
sản cướp chính quyền, không nhận ra được giá trị đích thực của Chiếu thoái vị,
thậm chí còn nhập nội và lưu truyền mặc cảm tự ti của những người thất trận!
Đã đến lúc phải tái
lập sự thật.
Trên
bình diện lịch sử, Chiếu thoái vị ngày 25-8-1945 của vua Bảo Đại là một sử liệu
quý giá đánh dấu sự chấm dứt nền quân chủ cổ truyền để chuyển quyền, không đổ
máu, từ vua sang dân, trong một tinh thần tự nguyện vì độc lập của đất nước, vì
tự do của mỗi người dân và vì đoàn kết của cả dân tộc. Trên bình diện pháp lý,
văn kiện này là một bản hợp đồng rất đặc biệt – vừa thành văn vừa không thành
văn – ấn định rõ ràng những điều kiện trong đó hành vi trao quyền được thực
hiện và những nghĩa vụ mà người nhận quyền phải thi hành. Điều cho đến nay
không ai nói tới hoặc không nghĩ tới, là bên nhận quyền, những người cộng sản
cướp chính quyền năm 1945, đã long trọng cam kết thi hành những nghĩa vụ ấy.
Nhưng cộng sản đã bội ước, nhận quyền để thiết lập chuyên chính còn bạo tàn hơn
cả quân chủ.
Cũng như trong trường hợp bản Đại Hiến Chương 1215, luật học ngày nay không cần tìm biết vì sao vua Jean-Sans-Terre đã nhường quyền mà chỉ cần biết vị vua này đã nhường những quyền gì, nhường cho ai? Vua Bảo Đại, với tư cách người kế thừa vương quyền của dòng họ Nguyễn lưu truyền đã gần 400 năm nay, đã văn kiện hóa hành vi nhường quyền của mình bằng những lời lẽ không thể minh bạch hơn nữa: “vì hạnh phúc của dân”, “vì độc lập của nước”, không “ngồi yên mà đợi quốc hội” trước “nhiệt vọng dân cử” rất cao của dân chúng miền Bắc, đã “quả quyết thoái vị” để tránh nạn “Nam-Bắc phân tranh ” đồng hời “nhượng quyền điều khiển quốc dân lại cho một chính phủ dân chủ cộng hòa” . Một trong đòi hỏi của người trao quyền là chính quyền dân chủ sắp được thiết lập phải “lấy sự ôn hòa xử trí” đối với các đảng phái đã từng tranh đấu cho nền độc lập quốc gia nhưng không đi sát theo phong trào dân chúng để những phần tử ấy cũng có thể giúp vào việc kiến thiết quốc gia và tỏ rằng chính phủ dân chủ cộng hòa nước ta đã xây đắp trên sự đoàn kết của toàn thể quốc dân”.
Như
vậy là vua Bảo Đại đã sang trang cho lịch sử cả hàng ngàn năm. Và những người
nhận quyền từ tay vua Bảo Đại đã giao ước, trước mặt quốc dân, với vua Bảo Đại,
sẽ viết những trang sử mới theo đúng lời yêu cầu ghi trong Chiếu thoái vị. Giao
ước long trọng nhiều lần. Lần thứ nhất, khi vua Bảo Đại gặp các đại diện của ấy
Ban Nhân Dân Cứu Quốc tự xưng là đại diện cho tất cả mọi đảng phái và tầng lớp
dân chúng, sáng ngày 23-8-1945 tới cung điện với giấy ủy quyền nhân danh Việt
Nam Độc Lập Đồng Minh (Việt Minh) ở Hà Nội phái vào .Theo tập hồi ký Con Rồng
Việt Nam thì phái đoàn đại diện gồm có hai người là Trần Huy Liệu, Phó chủ tịch
của ủy ban Nhân dân cứu quốc và Cù Huy Cận, nhưng ký giả Nam Đình Nguyễn Kỳ Nam
lại viết trong tập hồi ký của ông là còn có cả Nguyễn Lương Bằng, đại diện cho
“cách mạng”. Cách thức nhận quyền thuộc phần giao ước không thành văn. Người ta
đọc thấy trong tập hồi ký Con Rồng Việt Nam rằng Phan Huy Liệu xuất trình giấy
ủy quyền và tuyên bố: “Nhân danh dân tộc Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh của Mặt
Trận Giải Phóng đất nước cho chúng tôi vinh dự đến gần Hoàng thượng để nhận ấn
kiếm”’. Được vua Bảo Đại trao cho đọc Chiếu thoái vị, sau khi đọcxong và, hội ý
với Cù Huy Cận, Trần Huy Liệu nói: “Thưa Hoàng thượng, nhân danh dân tộc Việt
Nam, chúng tôi nhận hết cả bản văn này. Nhưng chúng tôi kính xin tổ chức một
buổi lễ vắn tắt, trong đó xin Hoàng thượng công khai tuyên bố cho mọi người
biết”*. Chiều ngày 23-8-1 1945, vua Bảo Đại bận triều phục, đọccho hàng ngàn
người tụ họp trước cửa Ngọ môn nghe Chiếu thoái vị đề ngày25-8-1945. Lần đầu
tiên nền dân chủ đã trực tiếp ra đời trên đất nước Việt Nam,với một áp âm tươi
sáng: “Trẫm lấy làm vui được làm dân tự do của một nước độc lập. Lần thứ hai,
sự giao ước – lần này gián tiếp – đã được chính quyền cộng sản trá hình,
thaythế triều đình Huế, long trọng tuyên đọc qua bản Tuyên Ngôn Độc Lập ngày
2-9-1945 trong đó có trích dẫn tinh thần dân chủ tự do theo truyền thống
phươngTây để được nêu lên như một giá trị quy chiếu. Không biết rằng vô tình
hay cốý, sự giao ước giữa hai bên không được văn kiện hóa để mang hình thức một
tàiliệu thành văn. Nhưng xét theo tập tục của người Việt Nam vào thời điểm
mùaThu năm 1945, giữa hai bên “Vua” và “Dân” đã có sự kết ước với những điều
kiện rõ rệt. Ở các chợ miền quê trong cả nước hồi đó, tập tục mua bán trâu bò
chỉcần thỏa thuận miệng và một cử chỉ hai bên vỗ vào tay nhau là sự kết ước
thànhtựu. Không lẽ một bản văn trọng đại như Chiếu thoái vị, được tăng
cườngthêm bằng những hình thức trọng thể của việc thoái vị và Tuyên ngôn
ngày2-9-1945 thành lập chính quyền Cộng Hòa, lại không có giá trị bằng một
lờigiao ước miệng mua bán trâu bò ở giữa chợ sao?
Những
gì đã thực tế xảy ra, sau ngày vua Bảo Đại thoái vị đến nay đã hơn nữathế kỷ,
cho thấy là những người được trao quyền đã bội ước. Không hề có “đoàn kết quốc
dân“, chỉ có “giai cấp đấu tranh” giữa các “nhân dân” đủ loại. Không hề có “dân
chủ”, chỉ có “chuyên chính“. Không hề có đa nguyên, đa đảng chỉ có một đảng độc
nhất là Đảng Cộng Sản độc chiếm quyền hành. Mọi người nay đã có cơ sở để khách
quan đánh giá chính biến mùa Thu 1945, định xem nó là một vụ cướp chính quyền
hay là một cuộc cách mạng. Nhờ sự giúp sức của thời gian, mọi người nay thấy rõ
được rằng không thể máy móc dựa vào việc bạo động cướp chính quyền để ca ngợi
chính biến mùa Thu 1945 làmột cuộc cách mạng lật đổ phong kiến, hủy bỏ chế độ
quân chủ, thiết lập dân chủ. Mà phải vạch trần ra rằng nếu thật sự muốn thiết
lập dân chủ thì hành vi của vua Bảo Đại nhường toàn bộ vương quyền đã mở rộng
đường vào dân chủ và có thể giúp tiết kiệm được mồ hôi, nước mắt, xương máu cho
dân Việt Nam trên con đường vòng hơn 50 năm áp bức đảng trị gay gắt hơn cả phong
kiến. Nhưng, mặt khác, muốn coi chính biến này là một cuộc cách mạng thì phải
hiểu chữ cách mạng theo nghĩa của hệ quy chiếu cộng sản. Nhìn dưới độ góc đó,
chính biến mùa Thu chỉ mới là một “khâu” cướp chính quyền trong chuỗi dài cách
mạng cộng sản, theo con đường “Cách mạng tháng Mười” mà lịch sử từ một thập
niên qua đã chứng minh rằng nó đã thất bại ngay từ bước quá độ, không thể và
không bao giờ đi tới được thành công.
Trong
nhưng năm tới, Việt Nam chắc cũng sẽ có những công trình nghiên cứu sử học vô tư
– như trong bộ sử hậu-cộng-sản, do giáo sư đại học Nga, Iouri Afanassiev, chủ
trì và ấn hành năm 1991 tại Mạc Tư Khoa – để đưa ra trước ánh sáng những thao
tác của Đảng Cộng sản Việt Nam trong ý đồ cưỡng hiếp và ngụy tạo lịch sử. Nhưng
ngay tự bây giờ người ta cũng đã có cơ sở để dứt khoát kết luận rằng cuộc chính
biến mùa thu 45 không thể coi là một cuộc cách mạng – dù vô sản hay dân tộc dân
chủ nhân dân – mà chỉ là một vụ cướp chính quyền.
II. Cách mạng: khái
niệm hay ý niệm?
Một
vài người đã đọc các phần đầu của bài này không thỏa mãn vì đã không được dẫn
nhập ngay từ đầu vào một khái niệm nhất định về cách mạng. Phản ứng này không
phải là không có lý. Nhưng người viết đã cố ý để chậm lại vào cuối bài việc bàn
luận về khái niệm cách mạng. Trước hết là vì chữ cách mạng có rất nhiều nghĩa,
nếu đề cập ngay tới nội dung của nó khi vừa vào bài viết, e người đọc dễ lầm
tưởng rằng họ sẽ được đưa dắt đi lang thang trong cõi lý thuyết! Thứ đến, vấn
đề “Cách mạng tháng Tám“, tự bản thân nó không phải là một vấn đề lý thuyết mà
là một vấn đề thực tiễn. Nếu chỉ lo bàn về lý thuyết thì sẽ không đi thẳng được
vào đối tượng nghiên cứu đã hiện hữu trong thực tế. Sau nữa, chính biến mùa thu
l945 là do những người cộng sản tạo nên, những người không cộng sản không có phần
tham dự tích cực nào vào đó. Cho nên cần miêu tả chính biến đó dưới nhãn quan
cộng sản để rồi về sau trở lại chiếu rọi vào đó những ánh sáng không cộng sản.
Chữ
cách mạng có nhiều nghĩa là do nguồn gốc của nó, do những cách khác nhau nó
được sử dụng trải qua các thời đại. Đối với người Việt Nam, chữ cách mạng có
hai nguồn gốc. Gốc thứ nhất: chữ “cách” là gốc Hán, âm Bắc Kinh đọc là “gé”, có
nghĩa nguyên thủy là da thú đã thuộc kỹ sau khi đã cạo hết lông. Nghĩa mở rộng
là thay đổi (xem Lý Lạc Nghị, Tìm về cội nguồn chữ Hán, Nhà xuất bản Thế giới,
Hà Nội 1998). Chữ “mệnh“, âm Bắc Kinh đọc là “mịnh” có nghĩa là mệnh lệnh, sinh
mệnh, vận mệnh, v.v… (sđd). Nhưng từ kép “cách mệnh” lấy từ Kinh Dịch, quẻ
Cách: “Thiên địa cách nhi tứ thời hành, Thang Vũ cách mệnh ứng bồ thiên nhi
thuận hồ nhân, cách chi thời, đại hỉ tai! nghĩa là: “Trời đất đổi thay mà bốn
mùa đi qua, vua Thang vua Vũ làm cách mạng thuận lòng trời, ứng hợp lòng người,
lớn đẹp thay thời cách mạng!” Vua Thang, một vua chư hầu đã nổi lên đánh thắng
vua Kiệt nhà Hạ lập nên nhà Thường để cứu dân, vua Vũ (Võ Vương), một vua chư
hầu hội họp chư hầu đánh thắng vua Trụ nhà Thương, bạo chúa xa xỉ, đam mê tửu
sắc, giết oan trung thần, v.v… Vua Vũ đã sáng lập ra nhà Chu. Hai vua Thang và
Vũ được kể như hai người đã tuân mệnh trời, tự ý cách bỏ mệnh trời đã trao cho
Kiệt, Trụ. Do đó, người ta coi hai người này đã làm “cách mệnh“. Trải qua mấy
ngàn năm lịch sử ở Việt Nam, ít thấy nói tới “cách mệnh” dù rằng đã có nhiều
cuộc thay đổi đột ngột người cầm quyền. Nhân vật độc nhất nói tới “cách mệnh”
có lẽ chỉ có Cao Bá Quát. Năm 1854, được đổi ra Sơn Tây, phủ Quốc Oai làm Giáo
Thụ. Ông bí mật giao kết gián tiếp với người đầu mục một nghịch đảng phù Lê là
Nguyễn Kim Thanh nuôi ý đồ lật đổ Tự Đức và triều Nguyễn. Năm ấy, lúc khởi
nghĩa ở Mỹ Lương, ông đề trên cờ hiệu hai câu:
“Bình
Dương, Bồ Bản vô Nghiêu, Thuấn,
Mục Dã, Minh Điều hữu Võ, Thang”.
Mục Dã, Minh Điều hữu Võ, Thang”.
Bình
Dương là kinh đô của nhà Hạ, Bồ Bản là kinh đô của nhà Thương. Vua Kiệt bị vua
Thang đánh bại tại Minh Điều, vua Trụ mất ngôi cho vua Vũ (Võ) trong trận đánh
ở Mục Dã. Hai câu thơ có ý nói ở trong triều, Tự Đức không phải là Nghiên Thuấn
thì trong dân gian đã có Lê Duy Cự để làm cách mệnh như các vua Thang, vua Vũ.
Cuối thế kỷ trước đầu thế kỷ này, vấn đề cách mệnh được đặt ra cho những người
chống Pháp trong các phong trào Văn Thân, Cần Vương, Duy Tân, v.v… Các nhà nho
làm cách mệnh Việt Nam phần lớn phải chọn Trung Quốc làm nơi an toàn nên tư
tưởng cách mệnh của họ vẫn chưa ra thoát điển mẫu “Thang, Vũ”.
Tuy
nhiên họ đã bắt đầu tiếp thu tư tưởng cách mệnh phương Tây, nhưng phải qua
những con kênh Lương Khải Siêu, Khang Hữu Vi, Tôn Trung Sơn, v.v… Cũng vì lẽ đó
mà sự đổi mới tư tưởng cách mệnh của họ đã rất giới hạn, ngay ở những người đã
có dịp xuất ngoại và giao thiệp rộng như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh. Ở trong
nước, đầu thập niên 30, Tự điển tiếng Việt của Hội Khai Trí Tiến Đức định nghĩa
cách mệnh là “dùng cách bạo động mà thay đổi cuộc chính trị”. Các đảng chủ
trương tranh đấu bằng vũ lực – trừ Đảng Đại Việt Duy Dân – cũng không thấy đưa
ra được một toàn bộ lý thuyết. nào về cách mệnh. Đầu những năm 40, tổ chức cách
mệnh không cộng sản của người Việt ở hải ngoại (Trung Quốc), Việt Nam Cách Mệnh
Đồng Minh Hội, có bài hát chào cờ như sau:
“Cờ
Đồng Minh đã nêu cao theo gió bay tung,
Tranh quang cùng ánh dương rực hồng,
Binh, thương, công, nông,
Chúng ta một lòng,
Ta cùng xung phong,
Đuổi quân thù đòi lại núi sông.
Đứng lên đả đảo Đế quốc!
Dựng lên nền dân chủ tự do nâng đỡ lân bang nô lệ thoát lao lung…”
Tranh quang cùng ánh dương rực hồng,
Binh, thương, công, nông,
Chúng ta một lòng,
Ta cùng xung phong,
Đuổi quân thù đòi lại núi sông.
Đứng lên đả đảo Đế quốc!
Dựng lên nền dân chủ tự do nâng đỡ lân bang nô lệ thoát lao lung…”
Nói
tóm lại, trên đại thể, cơ sở tinh thần của cách mệnh không cộng sản Việt Nam
tới gần giữa thế kỷ XX vẫn còn mang nặng dấu vết của tư tưởng cách mệnh Trung
Quốc từ những năm 2200 trước Công nguyên truyền lại! Nhưng với cuộc đệ nhị thế
chiến, tư tưởng ấy bắt đầu bộc phát và biến đổi. Nhờ có sự tiếp sức của tư
tưởng cách mệnh phương Tây, nội dung của chữ cách mạng thêm phong phú. Gốc mới
phương Tây này đã làm lu mờ gốc cũ phương Đông. Và bởi thế, khi dùng chữ cách
mệnh để dịch chữ “révolution” thì cần nhớ rằng nội dung của chữ cách mạng đã
đổi khác và phải hiểu nghĩa mới của chữ cách mệnh là nghĩa của chữ
“révolution”. Chữ này được khai sinh từ thời Trung Cổ, khởi đầu là tiếng chuyên
môn dùng trong thiên văn để chỉ sự vận hành của một hành tinh chuyển động trên
quỹ đạo của nó, đi hết một vòng rồi quay lại chỗ cũ. Do nguồn gốc này, cách
mệnh hiểu theo nghĩa phương Tây có hàm nghĩa “chu kỳ“, tương tự như nghĩa trong
Kinh Dịch “Trời đất đổi thay mà bốn mùa đi qua”. Rồi mỗi thế kỷ lại mang đến
cho nó một nghĩa mới, thoát thai từ nghĩa cũ. Giữa thế kỷ thứ XVI, chữ
“révolution” bất đầu có nghĩa là sự thay đổi đột ngột và quan trọng trong trật
tự xã hội, trật tự tinh thần. Đầu phần nửa sau thế kỷ XVII, chính biến năm 1688
bên ở nước Anh trong đó Guillaume d’Orange truất phế Jacques II mở đường cho
nền quân chủ thế tục thay thế nền quân chủ thần quyền, Người Anh gọi chính biến
này là cuộc Cách mệnh Vinh quang (Glorious Revolution). Cuối thế kỷ XVIII, có
hai biến cố lớn: các thuộc địa của Anh ở Mỹ tuyên bố độc lập đối với chính quốc
và, tại Pháp, dân chúng nổi dậy lật đổ nền quân chủ chuyên chế. Đó là hai cuộc
cách mạng nổi tiếng trong lịch sử nhân loại. Thế kỷ XIX, Marx và Engels mang
thêm cho nội dung từ “révolution” hai nghĩa “giai cấp đấu tranh” và “thay đổi
bằng bạo lực“. Đến thế kỷ XX, với những cuộc Cách mạng Tân Hợi (1911), Cách
mạng tháng Mười (1917), v.v… chữ “révolution” đã rời bỏ hẳn địa hạt tinh thần
hay chuyên môn để đi vào đời sống xã hội. Nó được dùng để gọi tên những cuộc
nổi dậy thay đổi chính quyền, trật tự chính trị, kinh tế, xã hội, v.v… Ngày
nay, chữ “revolution” đã có một nội dung khá phức tạp, nhất là người ta lại còn
dùng nó vào những nghĩa bóng, đôi khi trái ngược hẳn với nghĩa đen, tỉ dụ khi
nói “cách mạng ôn hòa”, “Cách mạng Nhung”, “Cách mạng Xanh”, v.v…
Dù
sao, trong tư tưởng phương Tây, cách mạng vẫn còn giữ hai ý nghĩa nó đã có trải
qua các thời đại là thay đổi bằng vận động và thay đổi để quay về điểm khởi
hành. Người thời xưa cho rằng xã hội tốt hay xấu là do người cầm quyền. Muốn
thay đổi phải chỉnh đốn lòng người. Người thời nay nhờ sự phát triển của các
khoa học xã hội đã tìm ra được nhiều nguyên nhân ở nơi các định chế nên còn chủ
trương thay đổi định chế để sửa đổi xã hội. Vì văn hóa nhân loại tích lũy lâu
đời nên vấn đề quay về xuất phát điểm trong hành động cách mạng không còn đơn
giản như thời xưa. Bởi thế, người ta chưa tìm ra được những thuộc tính nhất
định của hiện tượng thay đổi xã hội để khái quát nó thành một khái niệm. Cho
nên thay vì nhìn nhận một khái niệm về cách mạng duy nhất cho mọi không gian,
thời gian, người ta chỉ muốn có nhiều ý niệm nghĩa là khái niệm sơ lược về cách
mạng.
Hãy
thử lấy trường hợp Việt Nam làm thí dụ. Đối với những người cộng sản thì chính
biến mùa Thu 1945 là một cuộc cách mạng vì nó đã mang lại sự thay đổi quan
trọng về phía người cầm quyền, trong trật tự xã hội, v.v… Đó là một cuộc cách
mạng theo hệ quy chiếu của người cộng sản là tư tưởng Mác- Lênin. Ngược lại,
đối với những người không chấp nhận hệ quy chiếu ấy thì những sự thay đổi do
chính biến mùa Thu mang lại không phải là sự quay trở về xuất phát điểm trong
sự vận hành của quỹ đạo dân tộc vốn không đi theo con đường giai cấp đấu tranh
như cộng sản lập thuyết. Như vậy, không giải quyết được vấn đề tiến bộ và không
thể nói là cách mạng. Làm cách mạng theo tư tưởng Mác-Lê không bao hàm quay trở
lại trong một chu kỳ mà là tiến lên theo đường thẳng, làm lại dân tộc, làm lại
con người, vì theo cộng sản dân tộc cũng như con người đã hiện hữu khi cách
mạng vô sản nổ ra, chỉ là sản phẩm của thời tiền sử. Nói cách khác, dưới mắt
người cộng sản, lịch sử chỉ thật sự bắt đầu với xã hội cộng sản!
Thời
đại đang mang lại cho người Việt Nam kiến thức, kinh nghiệm thành bại quý báu
về cách mạng. Đã đến lúc người Việt Nam chấm dứt việc chạy theo tư tưởng cách
mạng phương Đông cũng như phương Tây. Cái gọi là Cách mạng tháng Tám đã mở đầu
cho một quá trình sai lầm to lớn như lịch sử đã chứng minh. Thiết tưởng nên đặt
vấn đề “Làm lại cuộc cách mạng tháng Tám” mà điểm xuất phát là sự chuyển quyền
từ quân chủ sang dân chủ thực sự. Chứ không phải là sự thay thế hình thức
chuyên chế cũ bằng một hình thức chuyên chế mới, dù chỉ ở trong giới hạn quá độ
một đoạn đường dài vô định và không bao giờ tới đích.
III. Làm lại cuộc
cách mạng tháng Tám?
Đặt
vấn đề làm lại cuộc cách mạng tháng Tám là rút ra từ những quan điểm đã trình
bày trong hai bài đầu của bài viết này một kết luận thuận lý và xây dựng. Người
viết hy vọng đã cung cấp cho người đọc một số yếu tố thẩm lượng để phân định
phần “cách mạng” và phần “không cách mạng” của chính biến mùa Thu 1945.
Hãy
nói về phần “cách mạng” của chính biến này. Cứ theo cách nói thông thường của
dân chúng thì chính biến mùa Thu 1945 là một cuộc cách mạng vì đã có cuộc nổi
dậy “lật đổ chế độ quân chủ và thiết lập chế độ dân chủ”. Cách nói này chỉ chú
trọng vào những biến cố thực tế xảy ra trong một thời điểm nhất định, không cần
lưu ý tới những kết quả trong tương lai của những biến cố ấy. Nó không bao hàm
hướng đi lên tổng quát hóa, trừu tượng hóa, khái niệm hóa để định nghĩa. Cho
nên cách gọi tên thông thường này không giúp ích gì cho việc tìm hiểu về giá
đích thực của chính biến mùa Thu 1945.
Cũng
còn có thể gọi chính biến ấy là một cuộc cách mạng nếu người ta nhìn nó dưới
góc cạnh cộng sản. Quả thật những người cộng sản Việt Nam, thông qua Đảng Cộng
sản Việt Nam, đã tổ chức cuộc nổi dậy tháng Tám để cướp chính quyền rồi từ đó,
họ thiết lập theo từng giai đoạn, nền chuyên chính vô sản đi lên cộng sản. Nếu
cách nhìn thông thường của dân chúng quá ngắn thì cách nhìn của người cộng sản
lại quá đài, phải nói là dài một cách vô tận. Bước đầu đã phải mất 30 năm nghĩa
là đến năm I975, mới đặt được những nền móng đầu tiên của nền chuyên chính vô
sản để bắt đầu đi vào Con đường Cách mạng tháng Mười. Rủi cho họ là hơn mười
năm sau thì con đường cách mạng ấy đã đưa tới ngõ cụt và Tổ quốc xã hội chủ
nghĩa vì thế vỡ tan tành ở Đông Âu, ở Liên Xô cũ, “ba giòng thác cách mạng” cạn
khô, lực lượng vô địch quốc tế vô sản đã biến khỏi vũ đài chính trị thế giới.
Ngay chính ở Việt Nam, những người cộng sản đang cầm quyền, như ông Tổng bí thư
Lê Khả Phiêu mới làm, cũng chỉ lai rai và láp nháp nói tới cách mạng, chẳng ai
hiểu là loại cách mạng gì, có thực sự còn theo mô thức cách mạng mác-xít nữa
hay không. Bởi vậy cứ khẳng định theo những người cộng sản rằng chính biến mùa Thu
1945 là cuộc Cách mạng tháng Tám là chỉ để nói một cuộc cách mạng họ đang muốn
tiến tới nhưng lịch sử lại chứng tỏ “đã thất bại”. Hoặc là để chỉ một cuộc cách
mạng chưa thành tựu mà cũng không ai nhìn thấy được diện mạo nó ra sao. Không
ai muốn cãi rằng người cộng sản đã “thành công” ở trong chính biến mùa Thu
1945, và thành công lớn, vì họ đã cướp được toàn bộ chính quyền cho Đảng của
họ. Điểm này không thể phủ nhận. Nhưng chính do đó mà phải khẳng định rằng,
chính biến mùa Thu 1945 chỉ là một vụ cướp chính quyền.
Bàn
về phần “không cách mạng” của chính biến mùa Thu 1945 là duyệt xét quan điểm
không cộng sản về chính biến này. Quan điểm này xây dựng trên hai loại yếu tố:
chủ quan và khách quan. Đứng về mặt chủ quan mà nói, phe không cộng sản không
chấp nhận tính cách mạng của cái gọi là “cách mạng tháng Tám” vì lý do ý hệ. Sự
kiện các tổ chức tranh đấu phân chia thành hai phái hệ “dân tộc” (quốc gia) và
“quốc tế” (cộng sản) đưa tới hậu quả là bên này coi bên kia là “phản cách mạng”
và bất hợp tác với nhau. Mặt khác, các chính khách, nhân sĩ, trí thức trước
chính biến mùa Thu 1945 đã có thái độ rất thụ động, không tán thành chủ trương,
hành động của cộng sản nhưng cũng không có ý chí tích cực chống lại cộng sản.
Phản ứng hoàn toàn tiêu cực của chính phủ Trần Trọng Kim, việc vua Bảo Đại trao
quyền một cách rất cẩu thả cho đảng cộng sản không lộ mặt là những nét đậm
không thể xóa bỏ của chính biến mùa Thu 1945.
Vì
ít được bàn tới nên các yếu tố khách quan cần được kiểm điểm. Vào thời điểm mùa
Thu 1945, toàn dân lúc đó chỉ có một ước ao là làm sao có thể đổi đời, chấm dứt
cuộc sống cùng khổ, tủi nhục để mỗi người Việt Nam trở thành công dân một nước
tự do dân chủ, đối ngoại, không còn phải làm nô lệ cho ngoại bang, đối nội,
không bị bộ máy cầm quyền chuyên chế khinh miệt, áp bức. Nói chung người Việt
Nam vào thời điểm mùa thu 45 chưa trưởng thành về ý thức cách mạng hiểu theo
nghĩa một ý thức chính trị cao độ bao gồm mọi chủ trương rõ rệt về kế hoạch phá
hoại cũng như về dự án kiến thiết xã hội. Hơn nữa, nếu hiểu cách mạng theo
nghĩa cộng sản thì về mặt khách quan, xã hội Việt Nam vào thời điểm chính biến
mùa Thu 1945 không ở vào tình trạng chín muồi đóng vai bà mụ cho một cuộc cách
mạng cộng sản tức là một “cuộc tranh đấu của giai cấp bị áp bức đứng lên lật đổ
nền thống trị của giai cấp áp bức, phá vỡ quan hệ sản xuất cũ, xây dựng một chế
độ tiến bộ“. Ngoại trừ một thiểu số tuyệt đối đảng viên cộng sản, ít người mang
ý thức đấu tranh giai cấp như vậy, nhất là nông dân, vốn còn nặng đầu óc tư hữu
ở quy mô nhỏ. Ngoài ra cũng chẳng ai có quan điểm “nhân dân” của Mao Trạch Đông
mà cộng sản Việt Nam đã sao chép. Tư tưởng phổ biến trong dân chúng vào lúc đó
là tư tưởng “quốc dân” hay “dân“‘, như câu “Dân vi qúy …” của Mạnh Tử mà vua
Bảo Đại đã lập lại 3 chữ đầu. Và ngoại trừ những người cộng sản, trong bối cảnh
năm 45, ai cũng cổ võ đoàn kết cá nhân, đoàn kết đảng phái, đoàn kết giai cấp
để giành độc lập cho xứ sở. Nhưng Đảng Cộng sản đã mau lẹ cướp chính quyền để
tạo điều kiện ngấm ngầm áp đặt một cuộc cách mạng theo ý hệ riêng của họ, một
cuộc cách mạng mà, nếu đem ra trưng cầu dân ý, thì nhất định bị bác bỏ. Tai họa
cho dân tộc Việt Nam là cuộc cách mạng bị áp đặt ấy đã đưa dân tộc này vào con
đường tụt hậu trong nghèo túng so với những nước bị trị cũ cùng một cảnh ngộ ở
trong vùng. Đà suy thoái này trước mắt vẫn chưa thấy có triển vọng được kịp
thời chặn đứng. Lẽ ra từ lâu đã phải dứt khoát đặt vấn đề thanh toán hết những
tàn dư của cuộc cách mạng bị áp đặt ấy. Nhưng một thiểu số người cộng sản có ưu
thế, trong cơn say quyền lực, vì đặc quyền đặc lợi riêng, kết bè kết đảng ra
sức cản trở việc thay đổi vận mệnh đất nước. Thiết tưởng không có lý do gì
người Việt Nam cứ yên bề chịu đựng tình trạng bị người cộng sản huyễn hoặc bằng
ngôn từ xảo trá và bạo lực khủng bố. Đặt vấn đề “làm lại cách mạng tháng Tám”
là điều mà tình thế đòi hỏi.
Đặt
lại, để bãi bỏ độc quyền cách mạng mà tập đoàn cầm quyền cộng sản vẫn đang nắm
giữ ngõ hầu trả lại chính quyền và nhân quyền cho người dân. Sự thật làm công
việc này chẳng qua cũng chỉ là thực hiện những điều người cộng sản Việt Nam đã
long trọng cam kết khi họ vừa cướp được chính quyền là “đoàn kết rộng rãi toàn
dân, không phân biệt chính kiến, tôn giáo, giai cấp, giàu nghèo, sang hèn, bảo
đảm các quyền tự do dân chủ”. Bề ngoài, lãnh tụ cộng sản, Hồ Chí Minh, ngày 2
tháng 9 năm 1945 đọc bản Tuyên ngôn Độc lập mà ngay trong đoạn mở đầu đã nhìn
nhận cho người dân có đầy đủ nhân quyền, giống như cách mạng Mỹ “Tất cả mọi
người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có
thể xâm phạm được, trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do và
quyền mưu cầu hạnh phúc” và, giống như cách mạng Pháp, “Người ta sinh ra tự do
và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền
lợi”. Nhưng bề trong thì là cả một cuộc lường gạt có hệ thống và quy mô lớn để
dùng chính quyền mới chiếm được làm công cụ cướp đoạt nhân quyền của người dân.
Hành
động cướp đoạt nhân quyền này là một nhu cầu nằm trong bản chất của tư tưởng
Mác-Lê, thánh kinh của những người cộng sản là cướp nhân quyền của người dân để
thiết lập độc tài đảng trị, cướp hết tất cả những nhân quyền ấy để độc tài đảng
trị đi tới độc tài toàn trị. Cướp làm nhiều giai đoạn, và dưới nhiều hình thức
khác nhau, tùy tình hình thế giới và tình hình trong nước. Cướp bằng luật pháp
và khủng bố, qua một tiến trình bốn giai đoạn. Năm 1946, đặt ra Hiến pháp dân
chủ cộng hòa, nói đại đoàn kết toàn dân nhưng thực ra là phát động giai cấp đấu
tranh, tổ chức đấu tố, giết hại hàng trăm ngàn dân lành. Năm 1959, sửa đổi hiến
pháp, đối ngoại, chính thức biến miền Bắc Việt Nam thành một nước chư hầu của
đế quốc đỏ Liên Xô và thực tế lệ thuộc bá quyền đỏ Trung Quốc. Đối nội, một mặt
mở rộng hơn nữa việc cướp đoạt nhân quyền bắt đầu bằng việc triệt bỏ quyền tư
hữu trong phạm vi miền Bắc. Mặt khác, tiến hành võ trang xâm nhập miền Nam gây
nội chiến trong ý đồ áp đặt chủ nghĩa cộng sản trong phạm vi cả nước. Đầu thập
niên 70, vì thủ đô Hà Nội bị trực tiếp oanh kích, thành phố Hải Phòng bị phong
tỏa, chính quyền cộng sản phải ký Hiệp định Paris 1973, cam kết công nhận quyền
tự quyết của “nhân dân miền Nam“. Nhưng hai năm sau, lại xua quân cưỡng chiếm
miền Nam và công khai ra mặt chính thức tự nhận là cộng sản. Năm 1980, ban hành
Hiến pháp mới, thiết lập “chuyên chính vô sản“, tịch thu toàn bộ nhân quyền của
người dân, dùng bầu cử sắp xếp trước, lập ra một Nhà nước bù nhìn, tập trung
tất cả mọi quyền hành vào tay Đảng Cộng sản Việt Nam dưới danh nghĩa hiền lành
“Đảng lãnh đạo“. Cuối thập niên 80 và đầu thập niên 90, cả hệ thống chính quyền
cộng sản ở Đông Âu và Liên Xô cũ tan vỡ. Mất chỗ dựa, cộng sản Việt Nam phải
cho ra đời bản Hiến pháp thứ tư, Hiến pháp 1992, trên giấy tờ không còn dám đề
xướng “chuyên chính vô sản” nhưng trong thực tế, nấp sau bình phong “đổi mới“,
vẫn đi theo đường cũ là cưỡng đoạt nhân quyền.
Mọi
người Việt Nam, cộng sản hay không cộng sản, phải cương quyết tự giải thoát
mình ra khỏi vòng kìm kẹp gian dối và gian ác cộng sản. Từ năm 1945 dân chúng
Việt Nam đã khao khát cách mạng. Và nói cách mạng, như các bài học Đông, Tây,
kim, cổ đã chỉ dạy, không phải thay đổi để thay đổi mà là giải phóng con người,
cơ bản nhất là mở rộng và phát huy nhân quyền không riêng gì cho tập thể mà cho
cả cá thể. Tập đoàn cầm quyền hiện nay kế thừa một di sản của những người cầm
quyền từ mùa thu năm 1945 là những người đã sang đoạt (détourner) công lao của
dân chúng đã hy sinh góp sức xây dựng giải phóng người dân. Trước lịch sử, cuộc
bố trí sang đoạt này không thể có tên gọi nào khác là một toàn bộ hành động
phản cách mạng. Cho nên sự trở về khởi điểm 1945 là sự thể hiện chính đáng của
công lý, sự cưỡng bức của luật pháp quốc tế. Đảng cộng sản Việt Nam, sau hơn
nửa thế kỷ sang đoạt chính quyền, cưỡng đoạt nhân quyền, sau năm 1982 đã tham
gia các Cộng ước quốc tế về nhân quyền, nay phải trả lại cho toàn dân “quyền
được sống, quyền tự do và quyền được mưu cầu hạnh phúc”, như họ đã long trọng
tuyên cáo trước quốc dân từ năm 1945 và đã ký cam kết với cộng đồng quốc tế đã
từ gần hai thập niên. Để cuộc Cách mạng tháng Tám được làm lại, lần này, trên
cơ sở đại đoàn kết đa nguyên, đa đảng và thực thi dân chủ tự do đúng với tiêu
chuẩn của nhân loại văn minh, ở đây và ngay bây giờ, không cầm cố hiện tại đổi
lấy một ngày mai ca hát không tưởng và không bao giờ tới.
—————————————————–
Ghi chú:
1)
Đảng Cộng sản lãnh đạo Mặt trận Việt Minh cướp chính
quyền, Đảng Cộng sản đã lập ra Mặt trận Việt Minh (xem Báo cáo đã
dẫn và cuốn Cách mạng tháng Tám của Trường Chinh)
.
(*) Trong tập hồi ký viết bằng tiếng Pháp, vua Bảo Đại cho biết là Trần Huy Liệu sau khi đọc Chiếu thoái vị và tham khảo ý kiến của Cù Huy Cận, đã trả lời như sau: “Sire, au nom du peuple vietnamien nous acceptons ce document sans aucune réserve”! Không hiểu vì lý do gì mà người dịch của Nguyễn Phước Tộc lại dịch ra tiếng Việt thành: “Thưa Hoàng thượng, nhân danh dân tộc Việt Nam, chúng tôi nhận bản văn này rất nhẹ nhàng, không câu nệ’?
.
(*) Trong tập hồi ký viết bằng tiếng Pháp, vua Bảo Đại cho biết là Trần Huy Liệu sau khi đọc Chiếu thoái vị và tham khảo ý kiến của Cù Huy Cận, đã trả lời như sau: “Sire, au nom du peuple vietnamien nous acceptons ce document sans aucune réserve”! Không hiểu vì lý do gì mà người dịch của Nguyễn Phước Tộc lại dịch ra tiếng Việt thành: “Thưa Hoàng thượng, nhân danh dân tộc Việt Nam, chúng tôi nhận bản văn này rất nhẹ nhàng, không câu nệ’?
Chẳng
những đã dịch sai nguyên văn mà còn sai cả ý nghĩa pháp lý của câu nói. Nguyên
văn câu nói của Trần Huy Liệu đã được ghi lại trong quyền Le Dragon d’An nam
thì Trần Huy Liệu đã tuyên bố chấp nhận không có một dè dặt nào tức là toàn bộ
các điều kiện thoái vị của vua Bảo Đại, chứ không phải chỉ muốn nhận định rằng
đó là một bản văn “rất nhẹ nhàng, không câu nệ”. Người dịch có ẩn ý gì mà cố
tình dịch sai, dịch bớt như vậy?
No comments:
Post a Comment