Việt Nam – một nền kinh tế đảng trị
Huỳnh Việt Lang
Huỳnh Việt Lang
06-07-2012
Hiện nay, các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam đang đơn độc
tác chiến trên thương trường, họ không hề nhận được sự bảo trợ nào từ phía Nhà
nước. Trước cơn bão khủng hoảng kinh tế, nhiều người trong số họ đã gục ngã.
Trong năm 2012 này, con số doanh nghiệp bị phá sản sẽ không dừng lại ở mức hơn
26.000 (1). Trước tình trạng nền kinh tế đang điêu đứng như vậy, đảng Cộng sản
đã đóng vai trò gì trở thành một câu hỏi khá bức thiết.
Phương án cứu nền kinh tế bắt đầu từ cứu các doanh nghiệp xem ra chỉ là một bước đi nửa vời. Xử lý nợ xấu cho toàn bộ hệ thống doanh nghiệp là vượt tầm cả hệ thống ngân hàng. Ngoài mệnh lệnh hành chính, liệu Chính phủ có thể làm được gì với công cụ lãi suất, kể cả việc đưa ra một cơ chế chính sách gián tiếp để hỗ trợ.
Một nền kinh tế thành công gắn liền với một Chính phủ làm việc hiệu quả. Chính phương cách điều hành cù lần, hỗn độn của Chính phủ đã làm nền kinh tế vốn nhiều khiếm khuyết thêm què quặt. Trong nền kinh tế thị trường, chính quyền không thể thọc tay sâu vào các hoạt động của doanh nghiệp. Kể cả với các công ty nhà nước vì các doanh nghiệp này không hề là tài sản cá nhân của các quan chức. Một chế độ đi giật lùi thì niềm tin vào sự tăng trưởng của nền kinh tế chỉ là ảo tưởng. Vết nứt nằm ngay trong lòng xã hội. Nhiều bộ phận cư dân không thể tham gia vào các hoạt động kinh tế hiện đại, họ hầu như bị đẩy qua bên lề xã hội. Trong khi đó, những người có khả năng tiếp cận với đặc quyền của chế độ lại có cơ hội gia tăng tích luỹ của cải mà không phải đóng góp cho ngân sách.
Mô hình kinh tế đảng trị
Phương án cứu nền kinh tế bắt đầu từ cứu các doanh nghiệp xem ra chỉ là một bước đi nửa vời. Xử lý nợ xấu cho toàn bộ hệ thống doanh nghiệp là vượt tầm cả hệ thống ngân hàng. Ngoài mệnh lệnh hành chính, liệu Chính phủ có thể làm được gì với công cụ lãi suất, kể cả việc đưa ra một cơ chế chính sách gián tiếp để hỗ trợ.
Một nền kinh tế thành công gắn liền với một Chính phủ làm việc hiệu quả. Chính phương cách điều hành cù lần, hỗn độn của Chính phủ đã làm nền kinh tế vốn nhiều khiếm khuyết thêm què quặt. Trong nền kinh tế thị trường, chính quyền không thể thọc tay sâu vào các hoạt động của doanh nghiệp. Kể cả với các công ty nhà nước vì các doanh nghiệp này không hề là tài sản cá nhân của các quan chức. Một chế độ đi giật lùi thì niềm tin vào sự tăng trưởng của nền kinh tế chỉ là ảo tưởng. Vết nứt nằm ngay trong lòng xã hội. Nhiều bộ phận cư dân không thể tham gia vào các hoạt động kinh tế hiện đại, họ hầu như bị đẩy qua bên lề xã hội. Trong khi đó, những người có khả năng tiếp cận với đặc quyền của chế độ lại có cơ hội gia tăng tích luỹ của cải mà không phải đóng góp cho ngân sách.
Mô hình kinh tế đảng trị
Với vai trò lãnh đạo độc tôn của đảng Cộng sản, thể chế kinh tế
tại Việt Nam là một mô hình đặc thù. Thông qua Chính phủ, đảng Cộng sản quản lý
và điều hành nền kinh tế quốc gia. Thay vì đưa ra những chính sách vì lợi ích
chung cho toàn bộ nền kinh tế, Chính phủ lại hành xử theo lợi ích của một nhóm
doanh nghiệp thuộc độc quyền nhà nước. Trong thể chế kinh tế đảng trị, đa phần
các trục trặc trong hệ thống điều hành có vẻ được duy trì có chủ ý. Trong mô
hình kinh tế này, nhà nước đang áp đặt lên nền kinh tế nhiều hàng hóa và dịch
vụ có tính độc quyền. Các lợi ích độc quyền được bảo vệ bất chấp cái giá toàn
xã hội phải gánh chịu. Sách lược tái cấu trúc nền kinh tế khó mà thành công một
khi chưa giải quyết được vấn đề cơ bản là loại trừ các độc quyền theo hướng có
lợi cho đảng Cộng sản.
Trước tình trạng nền kinh tế suy thoái ngày một trầm trọng, có một nhầm lẫn tai hại khi mặc định các tuyên bố của các quan chức là hành động thực tiễn. Chẳng hạn, ai cũng thừa nhận có bộ phận không nhỏ tham nhũng, suy thoái nhưng lại không ai thừa nhận mình đứng trong số này (2). Thái độ vô cảm trước hiện tình đất nước của giới điều hành chính sách có thể lý giải với nguyên nhân: lợi ích đa số trong họ không bị đe dọa trực tiếp từ đà suy thoái kinh tế quốc gia. Đồng thời, cái giá phải trả cho một cuộc cải cách toàn diện là quá lớn.
Sự tương quan lực lượng giữa nền kinh tế quốc gia và nhà nước bị phá vỡ bất chấp cách quy luật kinh tế khách quan. Chính phủ đang điều hành nền kinh tế quốc gia theo hướng cụ thể hóa các chủ trương của đảng Cộng sản hơn là vì chính các lợi ích nội tại của nền kinh tế này. Đây chính một điểm đặc thù quan trọng để xác định mối tương quan giữa Chính phủ và nền kinh tế Việt Nam: cách hành xử của một Chính phủ đảng cử sẽ khác với một Chính phủ dân bầu.
Diễn tiến mới nhất
Các tính toán kinh tế cấp vĩ mô tại Việt Nam được hình thành trên lợi ích chính trị cục bộ. Nếu thiếu một tái định nghĩa thiết thực về vai trò của Chính phủ, chương trình tái cơ cấu kinh tế chắc chắn là vô nghĩa. Nền tảng thúc đẩy các chuyển biến về kinh tế Việt Nam, hiện nay, cần xuất phát từ các thay đổi chính trị. Theo các diễn biến mới nhất, trong nước đang rộ lên ý kiến chia lại quyền hạn giữa Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ. Phương án này bắt nguồn từ một cuộc hội thảo do Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức ngày 2/7.
Giả sử, cải cách chính trị này có được thực hiện cũng không dẫn đến những thay đổi tích cực vì hai người giữ vị trí này đều là thành viên thuộc Bộ Chính trị đảng Cộng sản – cơ quan lãnh đạo cao nhất/siêu Chính phủ trong chế độ hiện hành. Ngoài việc phản ánh một phần cuộc đấu tranh nội bộ trong ban lãnh đạo đảng Cộng sản, thực chất phương án này mang dáng dấp một ý tưởng cải cách đổi vai mơ hồ. Đã có nhiều phàn nàn gởi giới điều hành chính sách Việt Nam, ngoài việc sử dụng cái đầu còn phải có cái tâm, biết nghĩ nhiều hơn đến số phận của đại bộ phận doanh nghiệp trong nước. Những lời kêu gọi này có lẽ thiếu thực tế, khi các phân tích chưa nêu bật lên cái dã tâm kiên trì củng cố lợi ích cục bộ, luôn nằm trong cách nghĩ của các thành viên đảng Cộng sản. Thực tế này cũng lý giải cho hiện tượng, các tuyên bố của người đứng đầu Nhà nước thường là những thông điệp của một đảng chính trị.
Kết luận
Chính phủ mang dáng dấp như một con rối đa năng, thủ một lúc nhiều vai trên sân khấu chế độ. Song ai là người điều khiển con rối này? Chính là đảng Cộng sản. Chẳng cần lấp ló sau hậu trường, đảng ngang nhiên thủ vai tổng đạo diễn và sẵn sàng kiêm nhiệm các vai đào kép chính khi tuồng hát lên cao trào.
Sinh mệnh của đảng Cộng sản Việt Nam gắn liền với chế độ, Chính phủ và Nhà nước xã hội chủ nghĩa là những sản phẩm được tạo ra từ đảng chính trị này. Trong bối cảnh như vậy, nền kinh tế của Việt Nam khó là một thực thể phát triển khách quan. Sự bất bình đẳng trong việc tái phân phối lợi ích từ tài sản thuộc sở hữu toàn dân là nguyên nhân gây nên tình trạng thường xuyên bất ổn trong xã hội.
Ngày 5/7/2012
© DCVOnline
Trước tình trạng nền kinh tế suy thoái ngày một trầm trọng, có một nhầm lẫn tai hại khi mặc định các tuyên bố của các quan chức là hành động thực tiễn. Chẳng hạn, ai cũng thừa nhận có bộ phận không nhỏ tham nhũng, suy thoái nhưng lại không ai thừa nhận mình đứng trong số này (2). Thái độ vô cảm trước hiện tình đất nước của giới điều hành chính sách có thể lý giải với nguyên nhân: lợi ích đa số trong họ không bị đe dọa trực tiếp từ đà suy thoái kinh tế quốc gia. Đồng thời, cái giá phải trả cho một cuộc cải cách toàn diện là quá lớn.
Sự tương quan lực lượng giữa nền kinh tế quốc gia và nhà nước bị phá vỡ bất chấp cách quy luật kinh tế khách quan. Chính phủ đang điều hành nền kinh tế quốc gia theo hướng cụ thể hóa các chủ trương của đảng Cộng sản hơn là vì chính các lợi ích nội tại của nền kinh tế này. Đây chính một điểm đặc thù quan trọng để xác định mối tương quan giữa Chính phủ và nền kinh tế Việt Nam: cách hành xử của một Chính phủ đảng cử sẽ khác với một Chính phủ dân bầu.
Diễn tiến mới nhất
Các tính toán kinh tế cấp vĩ mô tại Việt Nam được hình thành trên lợi ích chính trị cục bộ. Nếu thiếu một tái định nghĩa thiết thực về vai trò của Chính phủ, chương trình tái cơ cấu kinh tế chắc chắn là vô nghĩa. Nền tảng thúc đẩy các chuyển biến về kinh tế Việt Nam, hiện nay, cần xuất phát từ các thay đổi chính trị. Theo các diễn biến mới nhất, trong nước đang rộ lên ý kiến chia lại quyền hạn giữa Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ. Phương án này bắt nguồn từ một cuộc hội thảo do Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức ngày 2/7.
Giả sử, cải cách chính trị này có được thực hiện cũng không dẫn đến những thay đổi tích cực vì hai người giữ vị trí này đều là thành viên thuộc Bộ Chính trị đảng Cộng sản – cơ quan lãnh đạo cao nhất/siêu Chính phủ trong chế độ hiện hành. Ngoài việc phản ánh một phần cuộc đấu tranh nội bộ trong ban lãnh đạo đảng Cộng sản, thực chất phương án này mang dáng dấp một ý tưởng cải cách đổi vai mơ hồ. Đã có nhiều phàn nàn gởi giới điều hành chính sách Việt Nam, ngoài việc sử dụng cái đầu còn phải có cái tâm, biết nghĩ nhiều hơn đến số phận của đại bộ phận doanh nghiệp trong nước. Những lời kêu gọi này có lẽ thiếu thực tế, khi các phân tích chưa nêu bật lên cái dã tâm kiên trì củng cố lợi ích cục bộ, luôn nằm trong cách nghĩ của các thành viên đảng Cộng sản. Thực tế này cũng lý giải cho hiện tượng, các tuyên bố của người đứng đầu Nhà nước thường là những thông điệp của một đảng chính trị.
Kết luận
Chính phủ mang dáng dấp như một con rối đa năng, thủ một lúc nhiều vai trên sân khấu chế độ. Song ai là người điều khiển con rối này? Chính là đảng Cộng sản. Chẳng cần lấp ló sau hậu trường, đảng ngang nhiên thủ vai tổng đạo diễn và sẵn sàng kiêm nhiệm các vai đào kép chính khi tuồng hát lên cao trào.
Sinh mệnh của đảng Cộng sản Việt Nam gắn liền với chế độ, Chính phủ và Nhà nước xã hội chủ nghĩa là những sản phẩm được tạo ra từ đảng chính trị này. Trong bối cảnh như vậy, nền kinh tế của Việt Nam khó là một thực thể phát triển khách quan. Sự bất bình đẳng trong việc tái phân phối lợi ích từ tài sản thuộc sở hữu toàn dân là nguyên nhân gây nên tình trạng thường xuyên bất ổn trong xã hội.
Ngày 5/7/2012
© DCVOnline
(1) http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/vef/78497/hon-26-000-dn-giai-the--pha-san-ngung-hoat-dong.html
(2) Việc này liên quan đến câu chuyện truyền kỳ sau:
Tại một chi bộ kia, chỉ có 3 đảng viên. Vào cuộc họp ông bí thư đứng lên đọc diễn văn, trong đó cũng có đoạn: “một bộ phận không nhỏ đảng viên tha hoá, biến chất” khi đánh giá chi bộ của mình.
Ngay lập tức, hai đảng viên dự họp bật dậy phản đối: Chi bộ đảng ta có 3 người. “một bộ phận” có thể là 1 người, “một bộ phận không nhỏ” tức chí ít phải là 2 người. Trừ ông bí thư chi bộ đang đọc diễn văn ra, ý của ông là phê bình hai chúng tôi à?
Tham khảo: Jonathan Pincus, Hard grind for Vietnam
http://blogs.ft.com/beyond-brics/2012/07/03/guest-post-hard-grind-for-vietnam/#axzz1za4ZYHcD
(2) Việc này liên quan đến câu chuyện truyền kỳ sau:
Tại một chi bộ kia, chỉ có 3 đảng viên. Vào cuộc họp ông bí thư đứng lên đọc diễn văn, trong đó cũng có đoạn: “một bộ phận không nhỏ đảng viên tha hoá, biến chất” khi đánh giá chi bộ của mình.
Ngay lập tức, hai đảng viên dự họp bật dậy phản đối: Chi bộ đảng ta có 3 người. “một bộ phận” có thể là 1 người, “một bộ phận không nhỏ” tức chí ít phải là 2 người. Trừ ông bí thư chi bộ đang đọc diễn văn ra, ý của ông là phê bình hai chúng tôi à?
Tham khảo: Jonathan Pincus, Hard grind for Vietnam
http://blogs.ft.com/beyond-brics/2012/07/03/guest-post-hard-grind-for-vietnam/#axzz1za4ZYHcD
No comments:
Post a Comment