Tác giả: Thiên
nam địa bắc song phi yến
Người dịch: Băng Tâm
Posted by basamnews
on 03/07/2012
BTV: Do bài gốc được viết
bằng tiếng Trung, nên chúng tôi xin giữ nguyên văn các cụm từ như “Nam Hải”,
“Nam Sa”, “Tây Sa”…
Cái gọi là vấn đề Nam Hải1, bao
gồm cả vấn đề Tây Sa2 và Nam Sa3, chủ yếu chỉ vấn đề Nam
Sa, rốt cuộc đã xuất hiện ra sao? Ai là người đầu tiên tuyên bố Nam Hải là lãnh
thổ của Trung Quốc? Và rồi căn cứ vào cái gì?
Nghe nói năm 1946, Lâm Tuân dẫn đầu hạm đội
đi thu phục nhiều đảo, gọi là thu phục, chứ tôi thấy còn có cả việc tiếp nhận
phần tài sản của người thua cuộc, có những hòn đảo thực ra không biết là của
ai, người Nhật chiếm, rồi lại thua chúng ta, thế là tự nhiên chúng ta liền vui
vẻ đi theo hạm đội ra biển, có một vị quan chức cấp giám đốc ở Bộ địa
chất-khoáng sản (?) phóng bút vẽ một cái, dùng 9 đường chấm chấm vẽ thành một
cái túi lớn, cái túi này lớn đến nhường nào? Trên bản đồ của chúng ta đành mở
ra một cửa sổ mới tinh, chuyên để hiển thị nó. Khi quay trở về đưa in lên bản
đồ của chính phủ Dân quốc, công bố với thiên hạ, và đường biên giới đã được
tháo cũi sổ lồng như vậy đấy.
Vốn cái bản đồ mà chúng ta vẽ cứ nói sân
nhà mình đến đâu, đến đâu, hàng xóm thấy gì thì nói đi, không nói, nghĩa là các
anh chẳng có ý kiến gì, nhưng mấy cha hàng xóm gần như im hơi lặng tiếng suốt
hàng chục năm trời, rồi từ giữa thập kỉ 50 đến thập kỉ 70 mới thi nhau nhảy ra
đòi chủ quyền, chúng ta tự nhiên đã phải lý sự cùn: “Các ông có ý kiến gì
thì sao không nói từ sớm đi? Bây giờ chúng tôi quản những ngần ấy năm rồi còn
gì, hừm hừm”.
Hội mấy cha hàng xóm ấy cũng đã rất oan ức.
Thì ra năm 1946, Philippines vẫn còn chưa độc lập, Mỹ vẫn phải bảo vệ họ, cần
để Mỹ thay mặt họ đứng ra. Mỹ bị dân bản địa chửi cho mất mặt, đang chuẩn bị
quẳng gánh giữa đường để họ được độc lập, thì đâu còn có tâm trạng nào mà quản
mấy cái chuyện đảo, cho nên đã không tỏ thái độ. Tình hình ở Malaysia và
Indonesia cũng tương tự, Đảng ** vừa chui ở rừng ra, hoặc cũng có thể còn chưa
chui ra khỏi được, còn chưa hiểu mô tê gì, vậy thì ai đã nhìn thấy được tấm bản
đồ Trung Quốc in ra? Rồi thì đã có ai biết được sự phản đối này? Việt Nam khi
ấy còn đang đánh nhau hừng hực khí thế, vua Bảo Đại mải lo giữ thân, chạy tới
nước Pháp cầu cứu khắp nơi, cũng đâu có quan tâm được đến việc quản hồ sơ này.
Nói gì thì nói, cái trò chơi chủ quyền này
nhiều khi cũng giống như chuyện kết hôn kiểu Phương Tây, phải thông báo cho một
thằng cha. Vị mục sư trịnh trọng tuyên bố: “Có ý kiến gì thì đưa ra luôn bây
giờ, còn không thì không bao giờ được nói nữa”. “Sao? Không ai có ý kiến gì thì
cứ định như thế! Xin chúc phúc các con, amen”.
Nhưng cái đường 9 đoạn này thực ra đã vẽ
hơi quá đáng, về cơ bản đều là vẽ men theo đường bờ biển của người ta, cuộc nội
chiến trong nhà người ta kết thúc, đương nhiên là cần phải đứng ra tranh luận
thôi, tranh chấp Nam Sa, thế là trở nên ngày càng gay gắt.
Cái đường 9 đoạn này rốt cuộc là gì? Nó không phải là đường cơ sở lãnh hải, mà cũng chẳng phải là đường lãnh hải, ý nghĩa pháp lý của nó rốt cuộc là gì? Chính trong nhà chúng ta cũng cảm thấy hết sức chột dạ, cho nên khi công bố đường cơ sở lãnh hải vào năm 1995, ta đã không hề nhắc nhỏm gì đến nội bộ giới luật học về biển, mà gọi luôn đó là 9 đường đứt đoạn, trong số các chư vị đồng bào yêu nước có ai đó đã thử đi đếm xem từ ven biển Việt Nam đến vịnh Subic, xung quanh cái túi lớn này rốt cuộc là dùng tới mấy đường?
Cái đường 9 đoạn này rốt cuộc là gì? Nó không phải là đường cơ sở lãnh hải, mà cũng chẳng phải là đường lãnh hải, ý nghĩa pháp lý của nó rốt cuộc là gì? Chính trong nhà chúng ta cũng cảm thấy hết sức chột dạ, cho nên khi công bố đường cơ sở lãnh hải vào năm 1995, ta đã không hề nhắc nhỏm gì đến nội bộ giới luật học về biển, mà gọi luôn đó là 9 đường đứt đoạn, trong số các chư vị đồng bào yêu nước có ai đó đã thử đi đếm xem từ ven biển Việt Nam đến vịnh Subic, xung quanh cái túi lớn này rốt cuộc là dùng tới mấy đường?
Về hành động cụ thể, người ta nhìn thấy các
chiến sĩ đóng quân trên đảo san hô, ngư dân giả dạng đánh bắt cá, phần lớn
những người trên các tàu ngư chính và tàu quân sự đi hộ tống không biết được
rằng 10 năm trước, Bộ địa chất-khoáng sản, Cục biển quốc gia và Tổng công ty
dầu khí hải dương đã hợp tác làm một cuộc điều tra thăm dò địa-vật lý ở vùng
biển Nam Sa. Bộ ngoại giao bận bở hơi tai, cho nên phương án thực thi cuối cùng
đã không dựa theo phương pháp thăm dò địa-vật lý là bắt đầu khai thác thăm dò
từ một phía, mà lại làm ở chính giữa trước, rồi bay đi về một vòng ở khu vực
được khẳng định là không có tranh chấp, thử xem có ai phản đối không, rồi lại
lấn sang phải, sang trái một chút, lại lấn thêm một chút nữa, kết quả là sau
khi khảo sát một lượt chẳng thấy hàng xóm đánh tiếng gì, thế là đắc thắng trở
về. Thực sự thì sao? Xung quanh đó toàn những nước láng giềng nghèo, rất có thể
là không có lực lượng giám sát không trung, nên không biết anh đang làm gì. Nếu
là ở Đông Hải4 ư, vậy thì sớm soạn thảo thư trả lời hết các công hàm
phản đối của hàng xóm đã rồi hãy ra biển nhé, họ đâu có phải là không nhìn
thấy.
Chín đường đứt đoạn bao quanh Nam Hải này
là hạn mức tối đa mà chúng ta đã nói thách thấu trời khi giành lại quyền lợi
biển ở Nam Sa, vượt quá phạm vi này, chắc chắn chúng ta sẽ không còn nêu yêu
cầu gì thêm nữa, bên trong đường này thực ra là có thể thương lượng. Vấn đề nằm
ở chỗ là đã không thông báo rõ với người dân.
Đường 9 đoạn này, ý nghĩa luật pháp của nó
rốt cuộc là gì? Là lãnh hải? Vùng biển quần đảo? Vùng biển mang tính lịch sử?
Chẳng ai biết.
Trước hết, có phải là lãnh hải không? Không
phải. Như trên đã nói, quyền lực về biển của nhà nước là dựa vào đất liền, cũng
có nghĩa là dựa vào quyền lực đất liền. Muốn xác định lãnh hải, đầu tiên phải
thiết lập được đường cơ sở lãnh hải, muốn vạch được đường cơ sở lãnh hải, đầu
tiên phải xác định được các điểm cơ sở lãnh hải. Điểm cơ sở lãnh hải phải là
các đảo hoặc đất liền không có tranh chấp chủ quyền; khoảng cách trực tuyến
giữa các điểm cơ sở không được vượt quá 24 hải lý, cũng có nghĩa là lãnh hải cộng
thêm khoảng cách các vùng tiếp giáp; các rạn đá san hô và bãi cạn lúc ẩn lúc
hiện, chỉ nổi lên khi thủy triều rút không được tính vào đó; nói một cách chặt
chẽ hơn, tốt nhất là trên đảo phải có đủ điều kiện cho con người cư trú.
Nam Sa phù hợp về điểm nào? Ngoài một phần
đã bị Quốc Dân đảng chiếm giữ hồi đó ra, hầu như đều không phù hợp cho lắm.
Trong sách giáo khoa của chúng ta khi nói về quần đảo Nam Sa đều chỉ nói một
câu “phía nam đến bãi ngầm Tăng Mẫu5”. Bãi ngầm Nam Sa là rạn san hô
ngầm không nổi lên, rạn san hô ngầm đến ngay cả đất cũng không có, nói gì đến
quyền lợi biển. Cho nên câu này không thể đứng vững về mặt luật pháp. Thế nhưng
từ ngày bổn triều lập quốc đến nay, chúng ta lại cứ giáo dục cho người dân như
vậy, hôm nay đột nhiên lại nói câu này không đứng vững được về mặt luật pháp,
người dân sẽ không chấp nhận nổi, đành phải dùng chiêu xập xí, xập ngầu, chúng
ta không nêu ra liệu có được không?
Bao quanh đường 9 đoạn này chắc chắn không
phải là lãnh hải, vậy phải tìm lý do khác, vậy thì nhiều đảo đá ngầm có thể nói
được thành là vùng biển quần đảo không? Indonesia thì được, chúng ta cũng có
thể đến được đất nước nghìn đảo này mà!
Vùng biển quần đảo là vùng biển chủ quyền
được “Công ước Liên Hiệp quốc về Luật Biển” thừa nhận. Theo “Công ước Liên Hiệp
quốc về Luật Biển”, sự cấu thành vùng biển quần đảo đòi hỏi phải có mấy điều
kiện sau đây:
1. Tỉ lệ giữa diện tích nước và diện tích
đất liền (kể cả đảo san hô) phải nằm trong khoảng từ 1:1 đến 9:1.
2. Chiều dài đường cơ sở không được vượt
quá 100 hải lý, cho phép vượt chuẩn 30%, phần vượt chuẩn cũng không được quá
125 hải lý.
Ở Nam Sa đảo đá ngầm lại ít, khoảng cách
giữa các đảo lại xa, nên không đạt 2 tiêu chuẩn trên.
Nói một cách nhún nhường, cứ coi là chúng
ta miễn cưỡng tuyên bố đường cơ sở, các nước láng giềng cũng không có ý kiến
gì, thì phiền phức lại sẽ tới. Sau khi xác định được đường cơ sở, thì vùng biển
bao quanh đường cơ sở sẽ trở thành nội thủy, bên trên nội thủy là không phận.
Sự quản lý của nhà nước đối với nội thủy không phải chỉ chặt chẽ một cách thông
thường, mà hoàn toàn phải dựa vào luật trong nước, chứ không phải là luật quốc
tế. Về nguyên tắc, tàu thuyền nước ngoài, kể cả tàu quân sự, không được tự do
đi qua, nếu muốn đi qua, phải thông báo và xin phép trước, phải nổi trên mặt
nước, treo cờ, chạy nhanh, không được dừng lại, không được neo lại, nếu làm
không tốt, sẽ yêu cầu anh phải giải giáp vũ trang. Muốn không bị phiền phức như
vậy, thì phải mở đường thủy và đường hàng không ở quần đảo cho tàu thuyền và
máy bay nước ngoài đi qua.
Đường này có đôi chút khiên cưỡng, song cứ
thử tranh luận xem sao. Lý do của luật sư mà! Dưới chân mà không có đất chắc,
thì chỉ cần một mảnh gỗ cũng tốt rồi. Nhưng điều đó là chưa đủ, còn phải tìm thêm
những lý do khác nữa.
Chúng ta có thể tuyên bố Nam Sa là “vùng
biển mang tính lịch sử” của chúng ta! Nơi này là nơi chúng ta từng kinh doanh
trong lịch sử, ngư dân dựa vào đó mà mưu sinh, buôn bán làm ăn dựa vào đường
này, không thể rời bỏ. Lý do này xem ra cũng không tồi. Người khác cũng có kiểu
vùng biển như thế, như vịnh Hudson của Canada, mọi người thử nhìn vào bản đồ
Bắc Mỹ mà xem, cái túi ấy thực ra rất lớn, nếu chiếu theo chế độ lãnh hải 12
hải lý, thì ở giữa đều là vùng biển quốc tế, thế nhưng Canada lại tuyên bố đây
là vùng biển mang tính lịch sử, rạch chiếc túi một cái là bên trong đều là
những thứ của nước mình.
Chủ trương này của chúng ta vừa mới thử,
chưa thấy nhiều nước xung quanh có phản ứng, thì mấy nước vận chuyển hàng hải
và hàng không lớn, bao gồm cả Mỹ, Nhật đều tới hỏi: “Nghe nói các anh muốn
tuyên bố đây là vùng biển mang tính lịch sử? Vậy thì chẳng lẽ sau này chúng tôi
có đi qua lại phải thỉnh thị, báo trước hay sao?” Thì ra đây là con đường
trọng yếu của vận chuyển hàng hải quốc tế, hàng ngày tàu thuyền qua lại tấp
nập.
Một khi đã tuyên bố là vùng biển mang tính
lịch sử, thì sự quản lý của nhà nước đối với nó cũng gần như sự quản lý đối với
nội thủy, không chỉ quản lý vùng biển, mà còn phải quản lý cả vùng trời, rồi
lại còn phải quản lý theo luật pháp quốc tế. Nếu như vậy là được, thì chẳng lẽ
mọi quyền sinh, quyền sát đều nằm ở ta? Muốn bắt thì bắt, muốn xét thì xét,
chưa nói đến tàu quân sự đi qua, cả thương gia đi qua cũng sẽ không để yên sao?
Cách làm như vậy thực chẳng khác gì tuyên bố đường cao tốc đi qua cửa nhà chúng
tôi là phần đất lưu không của nhà chúng tôi, tôi muốn ngồi hóng mát thì hóng,
muốn làm sân phơi thì phơi, người nào đi qua là dứt khoát sẽ có ý kiến đấy. Nếu
cứ liều mạng tuyên bố, thì phần nhiều sẽ trở thành kẻ thù chung của thế giới.
Chính vì thế mà ở phần trước đã nói, chúng
ta phê chuẩn “Công ước Liên Hiệp quốc về Luật Biển” là sẽ chịu thiệt, ít ra là
vấn đề Nam Hải cũng sẽ chẳng có cách gì để giữ vững được lập trường vốn có, mà
chỉ có thể thương lượng được với láng giềng. Nhưng trước khi thương lượng, vẫn
phải cố tìm cho được một chỗ đứng, phải mặc cả nhiều hơn một chút, lý do mà, kệ
họ!
Hoạt động cưỡng chiếm của các nước xung
quanh Nam Hải thực ra cũng giống như việc tháo dỡ những tòa nhà bất hợp pháp
trước đây ở trong nước chúng ta. Tất nhiên là phi pháp rồi, nhà nước cũng không
thừa nhận, nhưng đến khi bồi thường, thì lại vẫn được xem xét. Không chỉ hàng
xóm tranh địa bàn như thế, mà tranh chỗ ngồi trên xe buýt lại càng như vậy, ném
trước lên một cái bao, người khác muốn ngồi, liền kêu lên: “Có người rồi!” Câu
này có căn cứ pháp luật gì? Không có, kỳ quặc là ở chỗ mọi người nhìn thấy cái
bao ấy, nghe thấy câu ấy, mà phần đông đều ngoan ngoãn tránh ra, tìm một chỗ
khác. Mọi người thừa nhận là được rồi, đây gọi là sức mạnh của lệ.
——-
Ghi chú:
1 Tức Biển Đông.
2 Tức Hoàng Sa.
3 Tức Trường Sa.
4 Tức Biển Hoa Đông. BTV: Không rõ ý tác giả ở
đây, đang nói “Nam Hải” lại chuyển qua “Đông Hải”.
5 Tiếng Anh: James Shoal ; tiếng Việt: Bãi ngầm James.
Nguồn: Baidu
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2012
Bản tiếng Việt © Băng Tâm
No comments:
Post a Comment