Nguyễn
Thế Phong
8-7-2012
8-7-2012
Hôm nay đây chúng ta tổ chức lễ kỷ niệm ngày “Đức Thầy Khai Đạo” trong hoàn cảnh cực kỳ nguy khốn cho đất nước và cực kỳ khó khăn cho giáo hội tại quê nhà nơi CSVN đang manh tâm “cộng sản hoá PGHH” qua hình thức tổ chức và cho phép tín đồ tham dự những cuộc lễ kỹ niệm ngày Đức Thầy khai đạo do Mặt Trận Tổ Quốc lập ra qua PGHH quốc doanh, trong khi đó lại huy động một lực lượng công an và “xã hội đen” hùng hậu để đe doạ, khủng bố và ngăn chận mọi sinh hoạt của GH-PGHH thuần tuý không chịu nằm dưới sự kiểm soát của nhà nước CSVN.
Điều mà chúng ta không ngờ là 74 năm sau
ngày đức thầy khai đạo, đất nước lại một lần nữa đứng trước đại hoạ xâm lăng và
diệt vong của tử thù ngoại bang phương Bắc và đồng bào đã và đang phải sống
trong cãnh lầm than, khốn khổ, áp bức hơn cã thời kỳ Pháp thuộc khi đức Thầy
khai đạo. 74 năm sau ngày Đức Thầy khai đạo, đất nước VN trong đó gồm cả tín đồ
PGHH, đã trải qua biết bao thăng trầm, chiến tranh, đau khổ, chết chóc, bắt bớ
tù đày và lưu vong. Người dân Việt vẫn chưa hưởng được ấm no, hạnh phúc và tự
do thật sự. tôn giáo bị bắt bớ, đạo giáo thì suy đồi một cách thảm hại, xã hội
và con người chìm đắm trong sự vị kỷ, vô luân thường đạo lý, mạnh được yếu
thua, mạnh ai nấy sống, phụ nữ và trẻ em thì phải bán dâm hoặc bán mình ra
ngoại quốc để kiếm sống, thanh niên thì đàm đúm rượu chè bất kể ngày mai, tổ
quốc, xã hội, đất nước ra sao, biên cương lãnh thổ còn hay mất, chẳng có ai
thèm để ý hoặc quan tâm. Giới lãnh đạo và cầm quyền thì lại càng tệ hại hơn
nữa: tham nhũng, cửa quyền, cường hào ác bá và là một lũ bán nước cầu vinh. Não
nùng thay và ngao ngán thay tình trạng con người và đất nước VN hiện nay. Trong
bối cảnh này, những lời khuyên bổn đạo, những câu sấm giảng của đức Huỳnh Phú
Sổ trở nân thấm thía và đáng cho chúng ta suy ngẫm hơn lúc nào hết nhân ngày
khai đạo PGHH.
Trong bài: “Kệ Dân Của Ngưỡi Khùng” Đức Thầy viết:
Ngồi Khùng trí đoái nhìn cuộc thế
Thấy dân mang sưu thuế mà thương
Chẳng qua là Nam Việt vô dươn
Nên tai ách xảy ra thảm thiết
Bạc không cánh đổi thay chẳng biết
Vàng bị nghèo mấy chiếc chẳng còn
Mới mấy năm sao quá hao mòn
Múa màng thất, đói đau không thuốc
Thương hại bấy lê dân đứt ruột
Thảm vợ con đói rách đùm đeo
Gẫm chữ nghèo thường mắc chữ eo
Nhìn thế cuộc đổi thay quá gắt
Chúng ta có thể mườn tượng và cảm nghiệm được đức Thầy sẽ phải thốt lên lại những câu này cho đất nước VN của chúng ta hôm nay.
Người ta thường nói, “Thời mạt pháp, Thánh vương ra đời”, đức Huỳnh Phú Sổ khai đạo vào thời điểm bấp bênh rất mực của đất nước VN và nhân loại, đức Thầy vì : “ hiểm họa tràn lan mà loài người sắp phải gánh chịu” mà ra tay cứu đời.
Khác với các vị giáo chủ khác, đức Huỳnh Phú Sổ gỉang dạy giáo lý huyềm thâm của Phật Giáo bằng những vần thơ mộc mạc, những lời khuyên thật đơn giản, những trọng ân thật ngắn gọn như tứ Ân để cho mọi người, bất luận trẻ già, bậc thức giả hay giới bình dận ít học đều có thể hiểu và hành như nhau. Ngài viết:
Chốn sơn lãnh bây giờ mù mịt
Cho nên dân dạy chẳng nghe lời
Kể từ nay nói chuyện chiều mơi
Chớ chẳng nói dông dài khó hiểu
Đối với đức thầy, đạo phải lấy Nhân Nghĩa làm chính. Nhân nay là lòng nhơn đạo và nghĩa nay là nghĩa với cha mẹ, ông bà tổ tiên, đất nước và đồng bào nhơn loại. Hành đạo, với giáo lý của đức Thầy, không trọng hình thức bề ngoài mà trọng hành vi nhơn ái:
Theo Thần Tú tạo nhiều chuông mõ
Từ xưa nay có mấy ai thành?
Phật từ bi độ tử độ sanh
Là độ kẻ hiền lương nhân ái.
Tìm Cực Lạc Đây rành đường ngõ
Hãy mau mau tu tỉnh mới mầu
Tận thế gian còn có bao lâu
Mà chẳng chịu làm tròn nhơn đạo
Kẻ nghèo khó hụt tiền thiếu gạo
Mỡ lòng hhơn tiếp rước mới là
Làm hiền lành hơn tụng hơ hà
Hãy tưởng Phật hay hơn ó ré.
Đã chánh đạo thêm còn sức khỏe
Đặng nuôi cha dưỡng mẹ cho tròn
Vẹn mười ơn mới đạo làm con
Lúc sanh sống chớ nên phụ bạc.
Đối với đức Thầy: “làm gian ác là quỷ là ma, làm chơn chánh là Tiên là Phật”. Đức Thầy đòi hỏi bổn đạo của mình phải ra t ay cứu khổ và giúp người hoạn nạn, bần cùng thay vì xây dựng chùa chiền. Ngài nói:
Khùng cả tiếng kêu dân ơi hỡi
Hãy giúp cho kẻ đói mới nhằm
Đến loạn ly khổ hạnh khỏi lâm
Còn hơn đúc chuông đồng Phật bự
Chẳng làm phước để làm hung dữ
Rồi vào chùa lạy Phật mà trừ
Phật Tây Phương có lẽ hiểu dư
Dụng tâm ý chớ không dụng vật
Muốn bổn đạo tánh tình chơn chất
Rèn lòng hiền thương xót lẫn nhau
Nhân ngày khai đạo hôm nay, có lẽ chúng ta cũng nên suy nghĩ xem mục đích và vai trò của PGHH và người tín đồ PGHH trong bối cảnh đau thương và hiểm hoạ mất nước hiện nay của đất nước VN là gì để cùng với toàn thể con dân Việt phục hồi lại lãnh thổ, chủ quyền, nhân quyền, dân quyền, đạo đức, văn hóa và nhơn bản của con người Việt-Nam.
Qua giáo lý hành động hơn là lý thuyết, tứ đại trọng ân phải trả, lấy sự chơn thật và hiền lương làm trọng mà đức Thầy đã để lại trong lòng và cuộc sống của hơn 8 triệu người tín đồ PGHH trong 74 năm qua, tinh thần và bản chất 4000 năm Việt-Nam thật sự của người dân Việt đã được bảo vệ và trường tồn kể cả trong cái xã hội cộng sản vô thần, vô nhân bản, vô luân và vô tổ quốc hiện nay. Đây là một yếu tố quan trọng trong việc phục hồi lại hồn Việt và xã hội Việt với Nhân, Lễ Nghĩa, Trí, Tín.
Yếu tố tứ Ân là một điểm được đức Thầy đặc lên hàng đầu làm căn bản và làm căn cước cho người tín đồ PGHH mà chính đức Thầy đã sống và làm gương một cách thật trọn vẹn trong suốt cuộc đời hoằng pháp của mình. Trong một cuộc phỏng vấn của báo Quần Chúng vào năm 1946 ngài đã nói thật rỏ ràng vai trò của ngài và qua đó vai trò của tín đồ PGHH đối với Ân Đất Nước như sau:
“Đối với toàn thể tín đồ Phật Giáo, tôi vẫn không quên rằng tôi là một đệ tử trung thành của Đức Phật Thích Ca, tôi tin chắc rằng giáo lý giải thoát chúng sanh chẳng những được truyền bá ở Thiền lâm mà còn phải thực hiện trên trường chánh trị”
“Tôi, một đệ tử trung thành của đạo Phật, một chiến sĩ trì chí của phong trào giải phóng dân tộc VN sẳn sàng cùng đoàn thể mình cương quyết đứng dậy đáp lại tiếng gọi của non sông, cương quyết tranh đấu để bảo vệ quyền lợi chung cho nòi giống”
Kính thưa quý vị, kính thưa quý tín đồ PGHH, còn gì rỏ hơn nữa về thông điệp, lập trường và giáo lý dứt khoát về vai trò và bổn phận của người tín đồ PGHH đối với Quốc Gia và Dân Tộc? Nói một cách khác, Đức Thầy đã XÁC NHẬN và TUYÊN BỐ rằng: người tín đồ PGHH, nếu còn coi mình là PGHH thì phải có bổn phận thực hiện giáo lý cứu nhân, độ thế, giải thoát chúng sanh TRÊN TRƯỜNG CHÁNH TRỊ và phải CƯƠNG QUYẾT ĐỨNG DẬY ĐÁP LẠI TIẾNG GỌI CỦA NON SÔNG, CƯƠNG QUYẾT TRANH ĐẤU ĐỂ BẢO VỆ QUYỀN LỢI CHUNG CỦA NÒI GIỐNG”
Vì thế, một tín đồ PGHH không có sự chọn lựa ở đây và về Ân Đất Nước. Nếu căn cước của người PGHH là Tứ Ân mà người tín đồ chỉ thực hiện có 3 Ân kia mà cố tình hay vô ý không thực hiện bổn phận của Ân Đất Nước theo lời truyền dạy của Đức Thầy ở trên, thì theo thiển ý của tôi, người đó chưa là hay không còn là người tín đồ PGHH nữa, kính thưa toàn thể quý vị.
Khi được hỏi là đời sống trong bưng biền có ảnh hưỡng chi đến sự hành đạo của Ngài hay không Đức Huỳnh Phú Sổ đã trả lời nhà báo như sau:
“ Với sự hành Đạo của tôi cảnh sống nào tôi cũng có thể sống được. Cái hành Đạo đúng theo ý tưởng xác thực của nó là làm thế nào phát hiện được những đức tính cao cả và thực hành trên thiệt tế bằng mọi biện pháp để đem lại cái phước lợi cho toàn thể chúng sanh thì đó là là sự thoả mãn trong đời hành Đạo của mình, chớ những sự tuỳ tiện về vật chất đối với tôi, không có nghĩa lý gì hết”
Thật vậy thưa quý vị, đức Thầy nhấn mạnh ở những điểm: HÀNH ĐẠO THEO Ý TUỞNG XÁC THỰC - TOÀN THỂ CHÚNG SANH – LÀ SỰ THOẢ MÃN TRONG ĐỜI HÀNH ĐẠO CỦA MÌNH. Đó là những gì giáo lý PGHH mà đức Thầy đã dạy và nhắc nhỡ bổn đạo phải sống và chỉ sau khi sống được trọn vẹn Tứ Ân trong đó ÂN ĐẤT NƯỚC -chỉ đứng sau ân của Tổ Tiên Cha Mẹ- chúng ta phải chu toàn, thì mới có thể nói được rằng : “LÀ SỰ THOẢ MÃN TRONG ĐỜI HÀNH ĐẠO PGHH CỦA MÌNH”
Cộng Đồng và Đền Thờ Quốc Tổ nằm sát bên cạnh Trụ sỡ của Giáo Hội đây, không biết bao nhiêu cơ hội, hình thức TRANH ĐẤU mà một người PGHH có thể làm được để làm trọn ÂN ĐẤT NƯỚC của mình: tham dự biểu tình, ký thỉnh nguyện thư, tham dự những buổi nói chuyện hoặc sinh hoạt về đất nước, khuyến khích con em tham gia các sinh hoạt cộng đồng, lên tiếng và không im tiếng, tránh không làm bất cứ gì có lợi cho CS và có hại cho sự đoàn kết giải thể CS, giải phóng quê hương và cứu đất nước khỏi cơn diệt vong hiện nay là chúng ta đang thể hiện căn cước và vai trò đích thực của người tín đồ PGHH của mình rồi vậy.
CSVN đang tìm mọi cách để người PGHH và các tôn giáo khác chỉ lo TU mà không HÀNH BỔN PHẬN CỨU NƯỚC CỨU DÂN của mình. Chúng muốn mọi người chi lo 2 Ân mà thôi, đó là: Ân Ông bà cha mẹ- và Ân Tam Bảo và hãy quên đi Ân Đất Nước và Ân Đồng Bào và Nhơn Loại mà chúng cho đó là làm chánh trị. Nhưng không, người PGHH và toàn thể chúng ta phải tỉnh thức và hiểu rỏ vai trò tín đồ của mình như đức Thầy đã dạy:
“Đối với toàn thể tín đồ Phật Giáo, tôi vẫn không quên rằng tôi là một đệ tử trung thành của Đức Phật Thích Ca, tôi tin chắc rằng giáo lý giải thoát chúng sanh chẳng những được truyền bá ở Thiền lâm mà còn phải thực hiện trên trường chánh trị”
“Tôi, một đệ tử trung thành của đạo Phật, một chiến sĩ trì chí của phong trào giải phóng dân tộc VN sẳn sàng cùng đoàn thể mình cương quyết đứng dậy đáp lại tiếng gọi của non sông, cương quyết tranh đấu để bảo vệ quyền lợi chung cho nòi giống”
để xác tín và vững tâm can đảm LÀM CHÁNH TRỊ VÀ TRANH ĐẤU cứu nước cứu đồng bào khỏi cơn QUỐC NẠN hầu làm trọn TỨ ÂN và xứng đáng với sáu chử TÍN ĐỒ PGHH mà đức Thầy Hùynh Phú Sổ đã khai sáng nền đạo cách đây 74 năm.
Xin chơn thành cám ơn sự trân quý lắng nghe của toàn thể quý vị.
Melbourne, 8-7-2012
Trong bài: “Kệ Dân Của Ngưỡi Khùng” Đức Thầy viết:
Ngồi Khùng trí đoái nhìn cuộc thế
Thấy dân mang sưu thuế mà thương
Chẳng qua là Nam Việt vô dươn
Nên tai ách xảy ra thảm thiết
Bạc không cánh đổi thay chẳng biết
Vàng bị nghèo mấy chiếc chẳng còn
Mới mấy năm sao quá hao mòn
Múa màng thất, đói đau không thuốc
Thương hại bấy lê dân đứt ruột
Thảm vợ con đói rách đùm đeo
Gẫm chữ nghèo thường mắc chữ eo
Nhìn thế cuộc đổi thay quá gắt
Chúng ta có thể mườn tượng và cảm nghiệm được đức Thầy sẽ phải thốt lên lại những câu này cho đất nước VN của chúng ta hôm nay.
Người ta thường nói, “Thời mạt pháp, Thánh vương ra đời”, đức Huỳnh Phú Sổ khai đạo vào thời điểm bấp bênh rất mực của đất nước VN và nhân loại, đức Thầy vì : “ hiểm họa tràn lan mà loài người sắp phải gánh chịu” mà ra tay cứu đời.
Khác với các vị giáo chủ khác, đức Huỳnh Phú Sổ gỉang dạy giáo lý huyềm thâm của Phật Giáo bằng những vần thơ mộc mạc, những lời khuyên thật đơn giản, những trọng ân thật ngắn gọn như tứ Ân để cho mọi người, bất luận trẻ già, bậc thức giả hay giới bình dận ít học đều có thể hiểu và hành như nhau. Ngài viết:
Chốn sơn lãnh bây giờ mù mịt
Cho nên dân dạy chẳng nghe lời
Kể từ nay nói chuyện chiều mơi
Chớ chẳng nói dông dài khó hiểu
Đối với đức thầy, đạo phải lấy Nhân Nghĩa làm chính. Nhân nay là lòng nhơn đạo và nghĩa nay là nghĩa với cha mẹ, ông bà tổ tiên, đất nước và đồng bào nhơn loại. Hành đạo, với giáo lý của đức Thầy, không trọng hình thức bề ngoài mà trọng hành vi nhơn ái:
Theo Thần Tú tạo nhiều chuông mõ
Từ xưa nay có mấy ai thành?
Phật từ bi độ tử độ sanh
Là độ kẻ hiền lương nhân ái.
Tìm Cực Lạc Đây rành đường ngõ
Hãy mau mau tu tỉnh mới mầu
Tận thế gian còn có bao lâu
Mà chẳng chịu làm tròn nhơn đạo
Kẻ nghèo khó hụt tiền thiếu gạo
Mỡ lòng hhơn tiếp rước mới là
Làm hiền lành hơn tụng hơ hà
Hãy tưởng Phật hay hơn ó ré.
Đã chánh đạo thêm còn sức khỏe
Đặng nuôi cha dưỡng mẹ cho tròn
Vẹn mười ơn mới đạo làm con
Lúc sanh sống chớ nên phụ bạc.
Đối với đức Thầy: “làm gian ác là quỷ là ma, làm chơn chánh là Tiên là Phật”. Đức Thầy đòi hỏi bổn đạo của mình phải ra t ay cứu khổ và giúp người hoạn nạn, bần cùng thay vì xây dựng chùa chiền. Ngài nói:
Khùng cả tiếng kêu dân ơi hỡi
Hãy giúp cho kẻ đói mới nhằm
Đến loạn ly khổ hạnh khỏi lâm
Còn hơn đúc chuông đồng Phật bự
Chẳng làm phước để làm hung dữ
Rồi vào chùa lạy Phật mà trừ
Phật Tây Phương có lẽ hiểu dư
Dụng tâm ý chớ không dụng vật
Muốn bổn đạo tánh tình chơn chất
Rèn lòng hiền thương xót lẫn nhau
Nhân ngày khai đạo hôm nay, có lẽ chúng ta cũng nên suy nghĩ xem mục đích và vai trò của PGHH và người tín đồ PGHH trong bối cảnh đau thương và hiểm hoạ mất nước hiện nay của đất nước VN là gì để cùng với toàn thể con dân Việt phục hồi lại lãnh thổ, chủ quyền, nhân quyền, dân quyền, đạo đức, văn hóa và nhơn bản của con người Việt-Nam.
Qua giáo lý hành động hơn là lý thuyết, tứ đại trọng ân phải trả, lấy sự chơn thật và hiền lương làm trọng mà đức Thầy đã để lại trong lòng và cuộc sống của hơn 8 triệu người tín đồ PGHH trong 74 năm qua, tinh thần và bản chất 4000 năm Việt-Nam thật sự của người dân Việt đã được bảo vệ và trường tồn kể cả trong cái xã hội cộng sản vô thần, vô nhân bản, vô luân và vô tổ quốc hiện nay. Đây là một yếu tố quan trọng trong việc phục hồi lại hồn Việt và xã hội Việt với Nhân, Lễ Nghĩa, Trí, Tín.
Yếu tố tứ Ân là một điểm được đức Thầy đặc lên hàng đầu làm căn bản và làm căn cước cho người tín đồ PGHH mà chính đức Thầy đã sống và làm gương một cách thật trọn vẹn trong suốt cuộc đời hoằng pháp của mình. Trong một cuộc phỏng vấn của báo Quần Chúng vào năm 1946 ngài đã nói thật rỏ ràng vai trò của ngài và qua đó vai trò của tín đồ PGHH đối với Ân Đất Nước như sau:
“Đối với toàn thể tín đồ Phật Giáo, tôi vẫn không quên rằng tôi là một đệ tử trung thành của Đức Phật Thích Ca, tôi tin chắc rằng giáo lý giải thoát chúng sanh chẳng những được truyền bá ở Thiền lâm mà còn phải thực hiện trên trường chánh trị”
“Tôi, một đệ tử trung thành của đạo Phật, một chiến sĩ trì chí của phong trào giải phóng dân tộc VN sẳn sàng cùng đoàn thể mình cương quyết đứng dậy đáp lại tiếng gọi của non sông, cương quyết tranh đấu để bảo vệ quyền lợi chung cho nòi giống”
Kính thưa quý vị, kính thưa quý tín đồ PGHH, còn gì rỏ hơn nữa về thông điệp, lập trường và giáo lý dứt khoát về vai trò và bổn phận của người tín đồ PGHH đối với Quốc Gia và Dân Tộc? Nói một cách khác, Đức Thầy đã XÁC NHẬN và TUYÊN BỐ rằng: người tín đồ PGHH, nếu còn coi mình là PGHH thì phải có bổn phận thực hiện giáo lý cứu nhân, độ thế, giải thoát chúng sanh TRÊN TRƯỜNG CHÁNH TRỊ và phải CƯƠNG QUYẾT ĐỨNG DẬY ĐÁP LẠI TIẾNG GỌI CỦA NON SÔNG, CƯƠNG QUYẾT TRANH ĐẤU ĐỂ BẢO VỆ QUYỀN LỢI CHUNG CỦA NÒI GIỐNG”
Vì thế, một tín đồ PGHH không có sự chọn lựa ở đây và về Ân Đất Nước. Nếu căn cước của người PGHH là Tứ Ân mà người tín đồ chỉ thực hiện có 3 Ân kia mà cố tình hay vô ý không thực hiện bổn phận của Ân Đất Nước theo lời truyền dạy của Đức Thầy ở trên, thì theo thiển ý của tôi, người đó chưa là hay không còn là người tín đồ PGHH nữa, kính thưa toàn thể quý vị.
Khi được hỏi là đời sống trong bưng biền có ảnh hưỡng chi đến sự hành đạo của Ngài hay không Đức Huỳnh Phú Sổ đã trả lời nhà báo như sau:
“ Với sự hành Đạo của tôi cảnh sống nào tôi cũng có thể sống được. Cái hành Đạo đúng theo ý tưởng xác thực của nó là làm thế nào phát hiện được những đức tính cao cả và thực hành trên thiệt tế bằng mọi biện pháp để đem lại cái phước lợi cho toàn thể chúng sanh thì đó là là sự thoả mãn trong đời hành Đạo của mình, chớ những sự tuỳ tiện về vật chất đối với tôi, không có nghĩa lý gì hết”
Thật vậy thưa quý vị, đức Thầy nhấn mạnh ở những điểm: HÀNH ĐẠO THEO Ý TUỞNG XÁC THỰC - TOÀN THỂ CHÚNG SANH – LÀ SỰ THOẢ MÃN TRONG ĐỜI HÀNH ĐẠO CỦA MÌNH. Đó là những gì giáo lý PGHH mà đức Thầy đã dạy và nhắc nhỡ bổn đạo phải sống và chỉ sau khi sống được trọn vẹn Tứ Ân trong đó ÂN ĐẤT NƯỚC -chỉ đứng sau ân của Tổ Tiên Cha Mẹ- chúng ta phải chu toàn, thì mới có thể nói được rằng : “LÀ SỰ THOẢ MÃN TRONG ĐỜI HÀNH ĐẠO PGHH CỦA MÌNH”
Cộng Đồng và Đền Thờ Quốc Tổ nằm sát bên cạnh Trụ sỡ của Giáo Hội đây, không biết bao nhiêu cơ hội, hình thức TRANH ĐẤU mà một người PGHH có thể làm được để làm trọn ÂN ĐẤT NƯỚC của mình: tham dự biểu tình, ký thỉnh nguyện thư, tham dự những buổi nói chuyện hoặc sinh hoạt về đất nước, khuyến khích con em tham gia các sinh hoạt cộng đồng, lên tiếng và không im tiếng, tránh không làm bất cứ gì có lợi cho CS và có hại cho sự đoàn kết giải thể CS, giải phóng quê hương và cứu đất nước khỏi cơn diệt vong hiện nay là chúng ta đang thể hiện căn cước và vai trò đích thực của người tín đồ PGHH của mình rồi vậy.
CSVN đang tìm mọi cách để người PGHH và các tôn giáo khác chỉ lo TU mà không HÀNH BỔN PHẬN CỨU NƯỚC CỨU DÂN của mình. Chúng muốn mọi người chi lo 2 Ân mà thôi, đó là: Ân Ông bà cha mẹ- và Ân Tam Bảo và hãy quên đi Ân Đất Nước và Ân Đồng Bào và Nhơn Loại mà chúng cho đó là làm chánh trị. Nhưng không, người PGHH và toàn thể chúng ta phải tỉnh thức và hiểu rỏ vai trò tín đồ của mình như đức Thầy đã dạy:
“Đối với toàn thể tín đồ Phật Giáo, tôi vẫn không quên rằng tôi là một đệ tử trung thành của Đức Phật Thích Ca, tôi tin chắc rằng giáo lý giải thoát chúng sanh chẳng những được truyền bá ở Thiền lâm mà còn phải thực hiện trên trường chánh trị”
“Tôi, một đệ tử trung thành của đạo Phật, một chiến sĩ trì chí của phong trào giải phóng dân tộc VN sẳn sàng cùng đoàn thể mình cương quyết đứng dậy đáp lại tiếng gọi của non sông, cương quyết tranh đấu để bảo vệ quyền lợi chung cho nòi giống”
để xác tín và vững tâm can đảm LÀM CHÁNH TRỊ VÀ TRANH ĐẤU cứu nước cứu đồng bào khỏi cơn QUỐC NẠN hầu làm trọn TỨ ÂN và xứng đáng với sáu chử TÍN ĐỒ PGHH mà đức Thầy Hùynh Phú Sổ đã khai sáng nền đạo cách đây 74 năm.
Xin chơn thành cám ơn sự trân quý lắng nghe của toàn thể quý vị.
Melbourne, 8-7-2012
No comments:
Post a Comment