Tâm Tình
của Một Người Tị Nạn
Wednesday, July 11 @ 23:24:14 EDT
An Phong - ngọn gió an lành. Tôi
không biết có phải tên chị có nghĩa là như thế không? Nhưng riêng tôi, tôi muốn
ý nghĩa tên của chị sẽ là như vậy. Vì sao ư?
Tôi - một thân phận tị nạn - khi mà
tương lai sẽ không biết đi đâu và về đâu, như luật sư An Phong đã từng
nói:"Còn những người
Việt xin tị nạn tại Thái Lan thì sao? Họ không có được ngày trở về, họ
cũng không dám mơ mộng gì khi nghĩ về điều này. Có người may mắn vượt thoát
khỏi sự truy bức của nhà cầm quyền cộng sản cùng với những người thân nhưng
cũng có người vượt thoát một mình hay may mắn hơn với một hai người thân thôi.
Có bao người thầm khóc khi nhìn những người đồng cảnh ngộ có cha mẹ, vợ chồng,
con cái cùng chia sẻ đắng cay. Có lẽ họ đang ngày đêm thương nhớ người thân
của mình nhưng nào dám nghĩ đến một ngày được trở về gặp lại mẹ cha,
chồng, vợ và ôm ấp con thơ để thỏa lòng thương nhớ.Họ không có ngày về nên
chỉ biết nhìn về tương lai và mong đợi ngày được đi định cư. Nhưng than
ôi! Tương lai lại quá mập mờ."(Trích trong “NGÀY TRỞ VỀ” do luật sư An
Phong viết); lại cảm thấy may
mắn và an lành khi được có chị tiếp sức thêm cho cuộc sống tị nạn này vơi bớt
đi những ngày u tối.
Luật sư An Phong
với vóc hình nhỏ nhắn, nhưng lại đong đầy tình thương yêu. Bạn có biết rằng chị
ấy đã phải di chuyển liên tục chỉ để giúp đỡ những người có mảnh đời cơ cực và
bất hạnh không? Có lẽ vì giúp đỡ người khác lúc khó khăn nguy nan là niềm vui
của chị, nên vì lẽ đó ta luôn dễ dàng bắt gặp nụ cười thân thiện của chị. Cuộc sống cứ vội vã trôi đi với những lo toan cơm áo gạo
tiền, làm con người ta trở nên thực dụng và toan tính hơn. Nhưng trong sự bộn
bề lo toan của cuộc sống, vẫn còn đâu đó những người như luật sư An Phong, họ
sẵn sàng chia sẻ để cho người khó khăn được vơi bớt nỗi đau hơn, để họ vẫn còn
thấy được sự ấm áp của tình người với nhau. Khi mà sống dưới chế độ cộng sản
quá lâu, đã bị chai sạn đi cái gọi là tình người, khi mà cộng sản tôi luyện cho
con người sống phải nghi kị lẫn nhau, chồng nghi ngờ vợ, cha nghi ngờ con...
khi mà đồng tiền đã chi phối tất cả tình thâm…
Mỗi người chúng ta sinh ra và tồn
tại trong cuộc sống này đều vận động. Bất cứ sự vận động nào dù hình thức có
khác nhau nhưng chung quy lại cũng chỉ để sống, và duy trì sự sống. Nhưng sống
như thế nào đây? Mỗi người đều có quyền lựa chọn cho mình một cách sống, một
cách cảm nhận trước tất cả những gì cuộc sống mang đến. Và luật sư An Phong đã chọn cho mình một cách sống tràn
đầy yêu thương và bác ái. Đi đến những nơi của tận cùng nỗi đau để chia sẻ nỗi
đau, để cứu vớt những cuộc đời bế tắc. Luật sư An Phong đã nhìn cuộc đời băng
một đôi mắt khác, một đôi mắt không bị chi phối bởi vật chất; mà là một đôi mắt
biết chia sẻ, một tâm hồn rộng mở và một trái tim tràn đầy yêu thương tha thứ.
Chỉ có thể như thế chị ấy mới có thể làm hết được từng ấy những công việc để
giúp đỡ người tị nạn tại Thái Lan cũng như những mảnh đời cơ cực, những nạn
nhân bị buôn người cần đến sự giải cứu của luật sư An Phong ở những quốc gia kế
cận.
Những điều đơn giản trong cuộc sống
lại chính là may mắn của cuộc đời tôi. Trong cuộc sống tị nạn ngày hôm nay, tôi
may mắn vì được tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng quan tâm, may mắn vì được luật sư
Nina hướng dẫn làm hồ sơ, và ngày hôm nay may mắn vẫn còn ở bên tôi vì vẫn còn
luật sư An Phong quan tâm và tiếp tục theo dõi hồ sơ cũng như cuộc sống tị nạn
của tôi. Thế bạn có cảm nhận được những điều may mắn này không? Hãy thử lắng
đọng lại để cảm nhận những sự việc bác ái hiện hữu quanh ta, bạn nhé.
Tôi thầm khâm phục người phụ nữ bé
nhỏ mà can trường ấy. Cứ nghĩ chị chỉ tiếp xúc trực tiếp để làm việc với những
người khốn khó thôi; nào ngờ đâu chị về lại bên Houston vẫn phải có những buổi
nói chuyện với cộng đồng hải ngoại về những khó khăn của người tị nạn, chia sẻ
để cộng đồng hải ngoại hiểu rõ hơn về cuộc sống của người tị nạn, phải đi gây
quỹ để duy trì văn phòng pháp lý của BPSOS, để kiếm thêm sự giúp đỡ của các
luật sư khác; chỉ có như thế mới có thay đổi được cuộc sống của người tị nạn,
để hòng đưa người tị nạn rời khỏi nơi đây, và để người tị nạn có được cuộc sống
bình thường.
Mời bạn cùng tôi lắng nghe lời chia
sẻ của luật sư An Phong với cộng đồng hải ngoại về cuộc sống người tị nạn :
Tiêu đề của bài phỏng vấn này là
”Khoảng đường ta đi hoài không tới”, bạn thắc mắc không? Có phải chăng, ngày
nào còn chế độ công sản, người dân còn lầm than, còn lắm những cuộc đời khổ
nạn, thì chị vẫn còn còn phải tiếp tục đi… Cầu mong Ơn Trên luôn ban cho chị
sức mạnh để chị vững tin và bước tiếp trên “Khoảng đường ta đi hoài không tới”.
An Phong - mong chị mãi mãi là ngọn
gió an lành cho những mảnh đời khổ nạn.
Bangkok, một ngày cuối tháng 06/2012
Người tị nạn
--------------------------------------------
Bài liên quan:
No comments:
Post a Comment