Người dịch: Dương Lệ Chi
Posted by basamnews
on 14/07/2012
Cung điện Hòa Bình
Thủ đô Phnom Penh, Cambodia
Ngoại trưởng Clinton: Vâng, cảm ơn quý vị rất nhiều về sự kiên nhẫn của quý
vị. Đã có rất nhiều việc làm hữu ích và những đối thoại trên tinh thần xây
dựng. Và tôi rất vui khi có được dịp, như tôi đi khắp châu Á trong tuần này để
nói về sự tham gia rộng lớn của Mỹ, đặc biệt là công việc của chúng tôi để tăng
cường các mối quan hệ kinh tế và hỗ trợ dân chủ và nhân quyền, cùng với cam kết
của chúng tôi đối với an ninh chung. Đây là tất cả mọi thứ về việc gia tăng tầm
nhìn của chúng tôi về một trật tự trong khu vực mở rộng, công bằng và bền vững
cho khu vực châu Á – Thái Bình Dương dựa trên các tổ chức, quy tắc, và quan hệ
đối tác có lợi cho tất cả mọi người và tất cả các quốc gia. Và tôi nghĩ rằng,
chúng ta đang thấy điều đó có ý nghĩa gì trên thực tế.
Trước tiên, đối với các thể chế, hôm nay
tôi đã dành nhiều giờ để họp với các đồng sự ở cả hai Hội nghị Thượng đỉnh Đông
Á và Diễn đàn khu vực ASEAN, và hôm qua ở Hội nghị Bộ trưởng Mỹ-ASEAN. Các tổ
chức này là tâm điểm của sự mở rộng của Mỹ, tham gia nhiều lĩnh vực trong khu
vực. Từ thúc đẩy thương mại cho tới mở rộng trao đổi giáo dục và văn hóa, tăng
cường sự bố trí về an ninh, những cuộc họp này là cơ hội đáng giá cho tất cả
nước chủ chốt trong khu vực ngồi lại với nhau để đương đầu với một số thách
thức quan trọng nhất mà chúng ta đang phải đối mặt.
Hôm nay, chúng tôi xem xét sự tiến bộ ở
Miến Điện, và tôi tuyên bố rằng Hoa Kỳ nới lỏng các biện pháp trừng phạt, cho
phép các doanh nghiệp Mỹ đầu tư ở đó. Chúng tôi thảo luận về Bắc Triều Tiên và
tầm quan trọng của việc duy trì một mặt trận thống nhất để hỗ trợ khu vực phi
hạt nhân một cách hòa bình và có thể thực hiện được trên bán đảo Triều Tiên. Và
chúng tôi tập trung vào sự cần thiết để cải thiện sự phối hợp về các vấn đề
quan trọng như an ninh mạng và cứu trợ thiên tai. Rất quan trọng [để thảo luận
vấn đề này] khi 45% thiên tai trên thế giới xảy ra ở khu vực Đông Á này.
Một trong những vấn đề khác mà chúng tôi
thảo luận, đặc biệt nhấn mạnh giá trị của các tổ chức đa phương và tầm quan
trọng trong việc thiết lập các quy tắc rõ ràng trong khu vực, và đó là biển
Đông (nguyên văn: biển Hoa Nam). Như quý vị đã biết, Hoa Kỳ không có tuyên bố
chủ quyền lãnh thổ ở biển Đông, và chúng tôi không đứng về phía bên nào trong
các tranh chấp lãnh hải và lãnh thổ, nhưng chúng tôi có một mối quan tâm cơ bản
về tự do hàng hải, duy trì hòa bình và ổn định, tôn trọng luật pháp quốc tế, và
mậu dịch hợp pháp không bị cản trở. Và chúng tôi tin rằng các nước trong khu
vực nên giải quyết tranh chấp bằng con đường hợp tác và ngoại giao, không ép
buộc, không hăm dọa, không đe dọa, và chắc chắn là không sử dụng vũ lực.
Không nước nào không thể không quan tâm đến
sự gia tăng căng thẳng, gia tăng những lời lẽ hùng hổ đối chọi nhau, và những
bất đồng về khai thác tài nguyên. Chúng tôi thấy những trường hợp đáng lo ngại
về áp bức kinh tế và sự khó hiểu về việc sử dụng các tàu quân sự và các tàu của
chính phủ liên quan đến các tranh chấp giữa các ngư dân. Cho nên chúng tôi mong
ASEAN và Trung Quốc có được sự tiến bộ có ý nghĩa về việc hoàn thành một quy
tắc ứng xử ở biển Đông, đó là dựa trên luật pháp quốc tế và các thỏa thuận. Như
tôi đã nói với những người đồng sự của tôi, điều này sẽ cần sự lãnh đạo, và
ASEAN ở vị trí tốt nhất khi ASEAN đáp ứng các mục tiêu và các tiêu chuẩn riêng
của mình và có thể cùng nói chung một tiếng nói về các vấn đề mà khu vực đang
phải đối mặt.
Yếu tố thứ ba về một trật tự khu vực có
hiệu quả, là một mạng lưới các quan hệ đối tác và liên minh, và hôm nay tôi đã
có một cuộc họp hữu ích ba bên, với Nhật Bản và Nam Triều Tiên, và cuộc họp
song phương với bà Ashton, đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu, các bộ
trưởng ngoại giao của Trung Quốc, Indonesia và Singapore. Các liên minh của Mỹ
với Nhật Bản và Hàn Quốc là nền tảng của sự tham gia của chúng tôi trong khu
vực, và cả ba nước chúng tôi đã tăng cường tham gia với các nước ASEAN, gồm cả
việc thiết lập các nhiệm vụ chuyên môn với ASEAN ở Jakarta. Cho nên đây là cơ
hội để so sánh các lưu ý về một loạt mối quan tâm chung và những ưu tiên.
Quay sang châu Âu, Hoa Kỳ hoan nghênh việc
tăng cường tham gia của Liên hiệp Châu Âu ở châu Á, và đại diện cấp cao [Liên
hiệp Châu Âu], bà Ashton và tôi đã thảo luận những cách mà chúng tôi có thể
cùng nhau làm việc trong khu vực, để thúc đẩy lợi ích chung trong việc thúc đẩy
hòa bình và sự thịnh vượng rộng lớn hơn.
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, Dương
[Khiết Trì] và tôi đã xem xét một danh sách dài về những nỗ lực hợp tác chung
giữa Mỹ – Trung Quốc, tất cả mọi thứ từ khoa học và công nghệ, cho tới năng
lượng và môi trường, cho tới y tế công cộng và an toàn. Chúng tôi nhận ra rằng
một phương pháp tiếp cận có tổng bằng không (zero-sum approach) ở khu vực châu
Á – Thái Bình Dương chỉ dẫn đến các kết quả tiêu cực, do đó, chúng tôi cam kết
làm việc với Trung Quốc trong khuôn khổ thúc đẩy hợp tác, điều chỉnh lợi ích và
giải quyết những khác biệt ở những nơi chưa giải quyết. Đó là một phần để đạt
được một trật tự có hiệu quả trong khu vực.
Vì vậy, bằng mọi cách chúng tôi có thể,
chúng tôi đang gửi một thông điệp rõ ràng: Hoa Kỳ là một cường quốc Thái Bình
Dương và chúng tôi cam kết [điều đó] trong tương lai. Trong các cuộc họp của
tôi khắp châu Á, đôi khi tôi nghe câu hỏi về việc liệu Hoa Kỳ sẽ gia tăng các
cam kết của mình hay không, bằng cách gia tăng nỗ lực, thời gian và ngân quỹ
(increased resources). Nên ở đây, tại Phnom Penh, tôi hãnh diện thông báo một
nỗ lực mới quan trọng để cải cách và khôi phục các chương trình hỗ trợ ASEAN và
hơn thế nữa. Được gọi là Sáng kiến Tham gia Chiến lược châu Á – Thái Bình Dương
(Asia Pacific Strategic Engagement Initiative), hoặc là APSEI, và tôi sẽ có
nhiều điều để nói về điều này vào ngày mai tại các cuộc họp về Sáng kiến Hạ lưu
sông Mekong.
Tôi cũng mong được đến Siem Reap để tham
gia Diễn đàn Doanh nghiệp Mỹ-ASEAN và thảo luận về tầm quan trọng của quyền công
nhân và quyền phụ nữ tại một cuộc họp Hạ lưu sông Mekong về bình đẳng giới và
trao quyền hạn. Chúng tôi thảo luận rất nhiều điều, cho tôi dừng lại ở đây và
nhận các câu hỏi của quý vị.
Bà Nuland: Chúng tôi sẽ nhận ba câu hỏi trong đêm nay. Chúng ta bắt
đầu với Nicole Gaouette của báo Bloomberg.
Hỏi: (Tắt micro) .
Ngoại trưởng
Clinton: Không, chỉ cần cô nói vào đó -
Hỏi: Được rồi. Thử xem?
Ngoại trưởng
Clinton: Vâng.
Bà Nuland: Vâng.
Hỏi: Bà có thể phác thảo cho chúng tôi – cho chúng tôi [biết]
những mối nguy nếu ASEAN và Trung Quốc không đạt được một thỏa thuận về một quy
tắc ứng xử ở biển Đông (nguyên văn: biển Hoa Nam)? Và chúng tôi cũng biết rằng
ASEAN gặp rất nhiều khó khăn để đạt được một thỏa thuận về một thông cáo cuối
cùng. Và tôi muốn biết suy nghĩ của bà về khả năng của nhóm để đối phó với
những thách thức gai góc trong khu vực.
Ngoại trưởng
Clinton: Vâng. Hãy để tôi bắt đầu bằng cách nói
rằng, các cuộc thảo luận đang tiếp diễn và chúng được thảo luận với cường độ
cao, cho nên chúng ta hãy chờ xem kết quả sẽ như thế nào. Nhưng thật tình mà
nói, tôi nghĩ rằng đó là dấu hiệu của sự trưởng thành của ASEAN, rằng họ đang
vật lộn với một số vấn đề rất khăn ở đây. Họ không tránh né chúng, họ đang đi
thẳng vào chúng. Và tôi đã làm việc trong nhiều khuôn khổ đa phương, và không
phải hoàn toàn bất thường cho các tổ chức trưởng thành hơn để làm việc và thảo
luận, và thậm chí tranh luận về một số vấn đề nào đó quá hạn, để cố gắng xem có
cách nào ở phía trước.
Cho nên tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ chờ. Và
không phải tùy thuộc vào nước Mỹ, cũng không phải tùy thuộc vào Trung Quốc, mà
là tùy thuộc vào ASEAN. Không phải tùy thuộc vào bất kỳ quốc gia hoặc tổ chức
nào bên ngoài, mà tùy thuộc vào chính các thành viên ASEAN. Và ASEAN nhấn mạnh
đến sự thống nhất, và khẩu hiệu của cuộc họp mặt ở đây là: “Một cộng đồng, Một
vận mệnh”. Và tổ chức như ASEAN trưởng thành và phát triển, trở nên cần thiết
để giải quyết các vấn đề khó khăn, và chúng tôi chúc họ gặp điều tốt lành.
Ms. Nuland: Người kế tiếp. (Không nghe). Xin lỗi?
Hỏi: (Tắt micro).
Ngoại trưởng
Clinton: Vâng, chúng ta hãy đợi xem chuyện gì xảy
ra.
Ms. Nuland: Người kế tiếp, Khan Sophirom từ Nhật báo Ramsei
Kampuchea.
Hỏi: (Không nghe). Có chính sách cụ thể nào đối với Campuchia
trong chuyến thăm hai ngày của bà ở Phnom Penh? Và về hơn 400 triệu (không
nghe) có bất kỳ tiến triển nào về điều đó?
Ngoại trưởng
Clinton: Tôi không hiểu phần thứ hai của câu hỏi.
Tôi đã nghe, có bất cứ điều gì – trong chuyến viếng thăm này của tôi về sự trợ
giúp Campuchia. Nhưng tôi không hiểu được phần thứ hai.
Hỏi: Về khoản nợ Campuchia – khoản nợ của chúng tôi 400 triệu
Mỹ kim –
Ms. Nuland: Nợ của Campuchia.
Ngoại trưởng
Clinton: Ồ, nợ. Nợ. Được rồi. Tôi xin lỗi. Cảm ơn.
Trước hết, Hoa Kỳ vẫn cam kết mạnh mẽ để làm việc và hỗ trợ người dân
Campuchia. Sự giúp đỡ của chúng tôi đã tăng hơn gấp đôi trong thập niên qua. Hiện giờ là hơn 75 triệu đô. Thông qua các nỗ lực
của chúng tôi về y tế toàn cầu và HIV/ AIDS, chúng tôi cũng đã làm việc với
Chính phủ Campuchia và các tổ chức phi chính phủ trong cuộc chiến chống HIV/
AIDS. Chúng tôi cũng được khích lệ từ công việc chúng tôi đã và đang làm trong
một vài năm, đã thấy tỷ lệ tử vong ở bà mẹ và trẻ em giảm bớt gần đây. Chúng
tôi đang làm việc với Campuchia thông qua tổ chức Feed the Future Initiative,
giúp đáp ứng nhu cầu của gần 25% dân số Campuchia thiếu thực phẩm. Cho nên
chúng tôi đang làm việc để biến sự hỗ trợ phát triển thành những cải thiện có ý
nghĩa cho cuộc sống của người dân Campuchia.
Đôi khi cũng có một chút thất vọng, tôi
thừa nhận, đối với Hoa Kỳ, bởi vì cho đến giờ chúng tôi chỉ có thể chuyển viện
trợ của chúng tôi được bao nhiêu đó tới tay người dân. Chúng tôi muốn có thêm
nhiều người dân được ăn uống. Chúng tôi muốn nhiều người khỏe mạnh hơn. Chúng
tôi muốn có nhiều người nam giới, phụ nữ, và đặc biệt là trẻ em có cuộc sống
tốt đẹp hơn. Vì vậy, chúng tôi không thể lưu ý tới một tòa nhà lớn chúng tôi đã
xây, mà chúng tôi lưu ý tới nhiều trẻ em còn sống sót, nhiều người bệnh HIV /
AIDS được cứu sống, nhiều phụ nữ sống sót khi sinh con, và chúng tôi sẽ tiếp
tục làm tất cả mọi thứ mà chúng tôi có thể làm được để giúp đỡ người dân
Campuchia nhìn thấy tương lai của chính họ.
Về khoản nợ song phương, theo luật pháp
quốc tế, các chính phủ chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của những người tiền
nhiệm, mặc dù điều này có vẻ không công bằng trong nhiều trường hợp. Cho nên
điều mà chúng tôi muốn làm là, làm việc với Chính phủ Campuchia để cố gắng giải
quyết những vấn đề có từ lâu, bằng giải pháp công bằng, để giúp Chính phủ
Campuchia nâng cao khả năng thanh toán nợ của họ, gia tăng khả năng tiếp cận
thị trường vốn quốc tế. Chúng tôi nghĩ rằng đó sẽ là lợi ích của Campuchia về
việc có thể tham gia vào thị trường tài chính quốc tế, không phải lệ thuộc vào
bất kỳ nguồn tài trợ nào, nhưng có thể thỏa thuận và làm việc nhắm tới uy tín
để được vay nợ thực sự. Vì vậy, chúng tôi đang làm việc với Chính phủ
Campuchia, và tôi hy vọng chúng tôi sẽ có tiến bộ trong việc cố gắng giải quyết
vấn đề này. Đó là điều mà cá nhân tôi cam kết thực hiện.
Ms Nuland: Câu hỏi cuối cùng trong đêm nay, bà Margaret Brennan từ
đài CBS, xin mời.
Hỏi: Kính thưa bà ngoại trưởng, bà có thấy bất kỳ dấu hiệu
nào về việc Nga sẽ hỗ trợ các biện pháp trừng phạt Syria trong Hội đồng Bảo an
Liên Hiệp Quốc? Đã có một số diễn biến trong tuần này, tin tức về các tàu của
Nga hướng về Syria, sự đào tẩu của đại sứ Syria ở Iraq và bây giờ nói về cuộc
tranh luận công khai ở Iran về việc hỗ trợ chế độ Assad. Ý kiến của bà như thế
nào?
Ngoại trưởng
Clinton: Vâng, Margaret, tôi đã có cơ hội thảo luận
về những vấn đề này cuối cùng với đặc phái viên LHQ, ông Kofi Annan tối qua,
sau các cuộc tham vấn của ông ấy ở Damascus, Tehran và Baghdad, nhưng trước khi
ông ấy thông báo tóm tắt với Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Và tôi được động
viên rằng ông ấy hiện đang yêu cầu hỗ trợ nhiều hơn nữa, qua hình thức một nghị
quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, không chỉ ủng hộ kế hoạch chuyển đổi
chính trị mà nhóm hành động đã nhất trí ở Geneva, mà điều đó còn có hậu quả
thực sự cho việc không tuân thủ. Hoa Kỳ xác định sẽ hỗ trợ ông ấy, bởi vì kinh
nghiệm của chúng tôi năm ngoái đã nói rõ ràng rằng, chế độ Assad sẽ không làm
bất cứ điều gì nếu không có áp lực thêm nữa. Tôi đã có một cuộc thảo luận đầy
đủ về các vấn đề này với Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, Dương [Khiết Trì] hôm
nay, và chúng tôi đã đồng ý làm tất cả những gì chúng tôi có thể làm được ở New
York để xem kế hoạch Geneva, kế hoạch đã được tất cả năm ủy viên thường trực
Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc ký – gồm cả Nga và Trung Quốc – được thực hiện.
Cho nên chúng tôi thấy áp lực chồng chất.
Các nhân vật quân sự cao cấp từ quân đội Syria đang đào ngũ mỗi tuần. Chúng ta
vừa có vụ đào ngủ ngoại giao quan trọng đầu tiên là đại sứ Syria ở Iraq chống
lại chế độ hôm qua. Kinh tế [ở Syria] đang trong tình trạng hỗn độn. Chế độ
[Syria] đang vật lộn để kiểm soát phần lớn đất nước.
Vì vậy, chúng tôi trông cậy vào Hội đồng
Bảo an [Liên Hiệp Quốc] và tất cả các thành viên của HĐBA, gồm cả Nga, tham gia
vào một nghị quyết quan trọng với chúng tôi, giúp cho đặc phái viên Kofi Annan
những gì ông ấy cần, những gì ông yêu cầu, và áp đặt những hậu quả thực sự lên
chế độ [Syria] về việc tiếp tục không tuân theo nghĩa vụ của họ đầu tiên và
trước nhất đối với chính người dân của họ và sau đó là đối với cộng đồng quốc
tế. Và chúng tôi kêu gọi quân đội Syria và cộng đồng doanh nghiệp lựa chọn một
tương lai dân chủ, thay vì bám víu vào chế độ đang đổ nát này. Cho nên chúng
tôi đang làm việc rất nhiều ở New York, ở các thủ đô khác, cố gắng bảo đảm
rằng, chúng tôi tin cậy vào yêu cầu và báo cáo mới nhất của ông Kofi Annan, và
chúng tôi hy vọng nhìn thấy sự tiến bộ vững chắc. Cảm quý vị rất nhiều.
Ms Nuland: Cảm ơn bà, cảm ơn tất cả mọi người.
Nguồn: US Department of State
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2012
--------------------------
XEM THÊM :
Người dịch: Dương Lệ Chi
Posted by basamnews
on 12/07/2012
Người dịch: Dương Lệ Chi
Posted by basamnews on 11/07/2012
No comments:
Post a Comment