Được đăng ngày Thứ hai, 23 Tháng 7 2012 07:10
Ngày 20/7/2012, trang 2 báo Tuổi Trẻ có tin
vắn “Bắt một cán bộ làm lộ bí mật” nội dung: "Ngày 17-7, Cơ quan an
ninh điều tra Công an TP.HCM đã thực hiện lệnh bắt tạm giam, khám xét nơi ở và
nơi làm việc của ông Phạm Chí Dũng - cán bộ một cơ quan nhà nước ở TP.HCM - để
điều tra về hành vi móc nối, cung cấp tài liệu cho tổ chức phản động tại nước
ngoài. Theo nguồn tin, sau khi các đối tượng Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức,
Lê Thăng Long, Nguyễn Tiến Trung bị bắt và truy tố về hành vi hoạt động nhằm lật
đổ chính quyền nhân dân, các tổ chức phản động tại nước ngoài vẫn tiếp tục các
hoạt động chống phá chính quyền Việt Nam.
Sau một thời gian điều tra, thu thập tài liệu chứng cứ, cơ quan an ninh điều tra xác định ông Dũng là người cung cấp các tài liệu bí mật ra nước ngoài và nhận hàng ngàn USD".(hết trích)
Sau một thời gian điều tra, thu thập tài liệu chứng cứ, cơ quan an ninh điều tra xác định ông Dũng là người cung cấp các tài liệu bí mật ra nước ngoài và nhận hàng ngàn USD".(hết trích)
Sau đó vài giờ, báo Tuổi Trẻ đã rút bản tin đó trên trang
Tuổi Trẻ Online. Đây thực sự là một tin gây chấn động vì nhiều lẽ.
Trước hết, vụ việc liên quan đến cán bộ nhà
nước tại Sài Gòn, bản tin không ghi rõ ông Phạm Chí Dũng công tác tại cơ quan
nào, nhân thân ra sao. Khác với vụ án Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê
Thăng Long, Nguyễn Tiến Trung cách đây hơn 3 năm, thời ấy báo chí lập tức rầm
rộ đưa tin, ảnh khám xét. Tin ngắn của báo Tuổi Trẻ vội vàng hạ xuống khiến
nhiều người thắc mắc và đi tìm thông tin. Trang Danlambao cũng có bài viết
nhưng chỉ là những lời bình phẩm và suy đoán... cho vui. Vậy thực sự là ông
Dũng có liên quan đến vụ Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Thăng Long,
Nguyễn Tiến Trung hay không?
Ngày hôm sau 21/7 trên trang lethieunhon.com,
một trang chuyên về văn học tiết lộ thêm thông tin "Rõ ràng, đây là một
cái tin an ninh chính trị nhưng lại khiến giới văn chương giật mình. Bởi lẽ ông
Phạm Chí Dũng cũng có nhiều năm cầm bút và gắn bó Hội nhà văn TPHCM với tư cách
hội viên chuyên ngành văn xuôi. Ông Phạm Chí Dũng sinh năm 1966, là con trai
của một cựu lãnh đạo nổi tiếng tại TPHCM. Sau khi tốt nghiệp Học viện Kỹ thuật
Quân sự, ông Phạm Chí Dũng về công tác tại Ban An ninh Nội chính Thành ủy
TPHCM. Bắt đầu sáng tác từ năm 1986, nhà văn Phạm Chí Dũng đã xuất bản các tác
phẩm: tập truyện ngắn “Những bông hoa hoang dã” (1993), tập truyện ngắn “Tự
thú” (1994), tập truyện ngắn “Những chiếc bồn tắm định mệnh” (2005), tiểu
thuyết “Cuộc phiêu lưu của linh hồn cầm cố” (2005), tiểu thuyết “Ngài nghị sĩ”
(2006). Ngoài ra, nhà văn Phạm Chí Dũng còn có tập phê bình sân khấu “Vẫn ngôi
nhà trái tim tan vỡ ấy” (2004) tập kịch bản sân khấu “Thuyền chở nước Côlômba”
(2005), và các tập nghiên cứu “Thế giới ca ngợi và thương tiếc Hồ Chí Minh”
(2005), “Viện trợ phi chính phủ ở Việt Nam: con cá hay cần câu?” (2006) “Tự sự
chứng khoán – Những gam màu ám ảnh” (2007). http://lethieunhon.com/read.php/6047.htm.
Ở một tin ngắn khác liên quan đến nhà văn
Phạm Chí Dũng còn tiết lộ, ông rất am hiểu về chứng khoán: "Nhà văn trẻ
Phạm Chí Dũng hiện đang công tác tại Phòng Nghiên cứu tổng hợp - Thành ủy
TP.HCM vừa cho ra mắt tiểu thuyết Ngài nghị sĩ (NXB Thanh Niên, 6.2007). Anh
tiết lộ, sắp tới anh sẽ còn tiếp tục cho ra lò các cuốn Tự sự chứng khoán, Đại
gia - tất cả đều viết về thế giới chứng khoán vốn được nhiều người quan tâm
hiện nay. Anh cho biết vì tính chất công việc nên anh có thuận lợi là được tiếp
cận với khá nhiều thông tin "đắt giá" và "nóng bỏng" về thị
trường này. Trước một đề tài "sốt", với thể nghiệm bước đầu nên anh
chỉ hy vọng mình sẽ ít nhiều thành công." (hết trích) http://vietbao.vn/Van-hoa/Nha-van-tre-va-chung-khoan/45243263/181/
Đến đây, nhân vật Phạm Chí Dũng hiện ra với một tư cách
mới: nhà văn đang công tác tại một ban ngành quan trọng: an ninh nội chính
thành ủy, có lẽ không cần nói thêm, ai cũng biết vị trí của ông Phạm Chí Dũng
quan trọng và "nhạy cảm" đến mức nào.
Ông Dũng lại là con trai của một cán bộ cao
cấp từng là trưởng ban tổ chức thành ủy, điều này liệu có phải là động lực
khiến báo chí khó tiếp cận thông tin và báo Tuổi Trẻ phải rút bài. Có người còn
tiết lộ, ông Dũng từng tốt nghiệp học viện quân sự, từng làm tại Tổng cục 2 và
đáng nể hơn từng là thư ký riêng trong nhiều năm của đương kim chủ tịch nước
Trương Tấn Sang; một con người rất "đỏ", ông cũng là bạn thân của nhà
báo Hồ Thu Hồng (tức Blogger Beo - người tình của thượng tướng công an Nguyễn
Văn Hưởng). Trên blog cá nhân, ngày 21/7 Hồ Thu Hồng viết một cách chắc nịch:
"tin Dũng bị bắt không hề làm mình bất ngờ, có chăng hơi ngạc nhiên về
những khoản tiền Dũng nhận từ một tổ chức chống cộng hải ngoại, trực tiếp là từ
Nguyễn Sĩ Bình", sau đó blogger này khẳng định"... *** Dũng là
người sản xuất nội dung trang Quan làm báo, với chỉ đạo mục đích đánh phá nội
bộ, gây chia rẽ ở cấp cao nhất quốc gia". (http://blog.yahoo.com/beo/articles/827219/index)
Thật đáng ngạc nhiên, công an mới chỉ bắt ông Dũng một
ngày, mà cô Hồng đã kết luận thay cả công an lẫn tòa án. Cô Hồng nói
"không hề bất ngờ", chẳng lẽ cô biết trước rằng ông Dũng sẽ bị bắt?
Phải chăng mối quan hệ của cô với tướng Hưởng đã cho cô biết? Hay phải chăng cô
cũng là một chiếc bẫy với ông Dũng? Bằng bài viết đó có thể nói cô Hồng bập vào
tay ông Dũng - người bạn thân của cô chiếc còng số 8.
Với nhân thân như vậy, việc bắt và khởi tố
ông Dũng chắc chắn phải qua nhiều giai đoạn dàn xếp, đấu đá, thương lượng trong
hậu trường chính trị. Đáng chú ý là hiện nay các quan chức đang tiến hành đợt
chỉnh đốn đảng theo nghị quyết trung ương 4. Điều cô Hồng viết được coi như xác nhận chuyện đấu đá nội bộ trên đỉnh
cao quyền lực của nhà nước Việt Nam, mà chính xác là giữa hai phe nhóm của
đương kim chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng.
Sáng 21/7 cũng từ báo Tuổi Trẻ bất ngờ đăng
một tin ngắn "Tiếp tục điều tra vụ Phạm Chí Dũng", trong đó có đoạn:
"hành vi câu kết với một số tổ chức phản động lưu vong ở Mỹ, biên soạn
nhiều tài liệu có nội dung bịa đặt, xuyên tạc, phá hoại nội bộ nhằm lật đổ
chính quyền nhân dân", như vậy có thể hiểu ông Dũng đang đối mặt với
tội danh nghiêm trọng: "lật đổ chính quyền", những cuộc dàn xếp,
thương lượng đằng sau vụ việc liệu đã hạ màn? Cho đến sáng 21/7. ngoài Tuổi Trẻ
vẫn chưa có báo nào có tin thêm. Việc
ông Dũng "biên soạn nhiều tài liệu phá hoại nội bộ" trùng khớp
với việc Blogger Beo - Hồ Thu Hồng khẳng định trên bài trên blog Beo liên quan
đến trang quanlambao, một trang blog mới xuất hiện gần đây, chuyên đăng những
tin hậu trường chính trị, kinh tế của giới cầm quyền, các vụ đấu đá quyết liệt
của những nhóm lợi ích cùng vô vàn những thâm cung bí sử tuy khó kiểm chứng
nhưng không phải không có lý. Tuy nhiên cách trang blog này đưa tin không
chuyên nghiệp, khó có thể thu hút được ngòi bút của một nhà văn, một cán bộ
quan trọng như ông Dũng.
Hẳn nhiều người biết, vụ án Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy
Thức, Lê Thăng Long, Nguyễn Tiến Trung đã khép lại 3 năm nay, gần đây gây sôi
nổi dư luận trở lại với sự kiện ông Lê Thăng Long ra tù trước thời hạn 6 tháng
và lập tức phát động phong trào "Con đường Việt Nam". Liệu hai sự kiện này
có liên quan với nhau hay không? Phong trào "Con đường Việt Nam" do
ông Lê Thăng Long phát động đã nhận nhiều lời phê bình chỉ trích gay gắt, cùng
thái độ ngờ vực vì cách hoạt động, cách mời nhiều người tên tuổi tham gia. Tuy
số người ủng hộ ông Long không nhiều, nhưng trang website của phong trào ấy vẫn
tiến hành bình thường (conduongvietnam.org),
bản thân ông Long cũng tường thuật ông đã nhiều lần bị an ninh mời làm việc về
phong trào này. Ông Phạm
Chí Dũng, ở vào cương vị cán bộ nội chính của mình, hẳn không khờ khạo giao du
với những người nổi tiếng về hoạt động dân chủ như luật sư Lê Công Định trước
đây, cũng không ngây thơ để tiếp xúc với ông Lê Thăng Long đang bị quản chế
hiện nay. Nhưng với cách đưa tin ngày 20/7 của báo Tuổi Trẻ có thể thấy rõ, cơ
quan an ninh muốn ghép ông Dũng vào vụ của các ông Định, Thức, Long, Trung.
Điều này có thể đúng, hẳn bạn đọc còn nhớ 3
năm trước, khi lên án các ông Định, Thức, Long, Trung, tội danh "lật đổ
chính quyền", cơ quan an ninh điều tra và viện kiểm sát công bố cáo trạng
về hành vi của các ông này lập ra đảng Xã Hội và đảng Lao Động nhằm thu hút các
đảng viên đảng Cộng sản Việt Nam có xu hướng cấp tiến, muốn thoát ly khỏi một
đảng phái cầm quyền đang đi vào con đường suy thoái. Điều này là có cơ sở khi
đảng Cộng sản ra sức cố động cho phong trào "chống diễn biến nội bộ",
họ lo sợ là phải, vì nếu những người đứng ngay trong hàng ngũ của họ trở cờ sẽ
là thảm họa. Bản tuyên án nặng nề đối với các ông Định, Thức, Trung, Long là
một ngọn roi răn đe những người cộng sản đang manh nha "diễn biến".
Nếu quả thực, ông Dũng có móc nối, cung cấp thông tin, góp sức cho phong trào
đòi hỏi dân chủ trong nước thì đây là đòn đau chí mạng với nhà cầm quyền Việt
Nam.
Cho đến chủ nhật 22/7, vẫn không có tin tức
gì thêm về vụ bắt ông Phạm Chí Dũng và còn quá sớm để hiểu thêm về nội tình sự
kiện này. Tuy nhiên có thể tạm dự đoán, trường hợp Phạm Chí Dũng sở dĩ dùng
dằng, mập mờ là vì nó liên quan đến một cán bộ quan trọng, trong một gia đình
cộng sản nòi, sống và làm việc giữa trung tâm những tin tức tối mật và đang
đóng vai trò như quân "Sĩ" trong bàn cờ tướng đấu đá nội bộ ở đỉnh
cao quyền lực cấp quốc gia. Dù sao chăng nữa, những người cầm quyền và bộ máy
công an đang chứng tỏ cho dư luận thấy sự rệu rã của đảng Cộng Sản Việt Nam.
Ngoài một Phạm Chí Dũng đang bị giam giữ để điều tra, còn bao nhiêu đảng viên
nòng cốt đang "tự diễn biến", tự tìm một con đường khác như Phạm Chí
Dũng nữa?
Nhã Nam
---------------------------
NHỮNG
VẤN ĐỀ ĐẰNG SAU VỤ PHẠM CHÍ DŨNG (Đông A) -
22-7-2012
-------------------------
P.V. (Tuổi Trẻ)
Thứ
Bảy, 21/07/2012, 05:49 (GMT+7)
T
- Cơ quan an ninh điều tra Công an TP.HCM vừa có thông báo việc bắt, khám xét
nơi ở, nơi làm việc đối với Phạm Chí Dũng.
Cụ
thể như sau: “Ngày 17-7-2012, Cơ quan an ninh điều
tra Công an TP.HCM đã bắt, khám xét khẩn cấp nơi ở, nơi làm việc đối với Phạm
Chí Dũng, cán bộ một cơ quan nhà nước tại TP.HCM, về hành vi câu kết với một số
tổ chức phản động lưu vong ở Mỹ, biên soạn nhiều tài liệu có nội dung bịa đặt,
xuyên tạc, phá hoại nội bộ nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Hiện Cơ quan an
ninh điều tra Công an TP.HCM đang tiếp tục điều tra, làm rõ để xử lý”.
P.V.
----------------------------------------
Bản tin trên báo
Tuổi Trẻ (Hiện không truy cập được):
Bắt một cán bộ làm lộ
bí mật
Thứ
Sáu, 20/07/2012, 07:15 (GMT+7)
TT
- Nguồn tin của Tuổi Trẻ cho biết ngày 17-7, Cơ quan an ninh điều tra Công an
TP.HCM đã thực hiện lệnh bắt tạm giam, khám xét nơi ở và nơi làm việc của ông
Phạm Chí Dũng - cán bộ một cơ quan nhà nước ở TP.HCM - để điều tra về hành vi
móc nối, cung cấp tài liệu cho tổ chức phản động tại nước ngoài.
Theo
nguồn tin, sau khi các đối tượng Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Thăng
Long, Nguyễn Tiến Trung bị bắt và truy tố về hành vi hoạt động nhằm lật đổ
chính quyền nhân dân, các tổ chức phản động tại nước ngoài vẫn tiếp tục các
hoạt động chống phá chính quyền Việt Nam.
Sau
một thời gian điều tra, thu thập tài liệu chứng cứ, cơ quan an ninh điều tra
xác định ông Dũng là người cung cấp các tài liệu bí mật ra nước ngoài và nhận
hàng ngàn USD.
GIA MINH
--------------------------------------------
Jul 21, 2012 11:28 PM
Mình, chơi rất thân với Phạm Chí Dũng. Từng kể chuyện
Dũng Ở
ĐÂY . Ấy vậy nhưng tin Dũng bị bắt không hề làm mình bất ngờ, có
chăng hơi ngạc nhiên về những khoản tiền Dũng nhận từ một tổ chức chống cộng
hải ngoại, trực tiếp là từ Nguyễn Sĩ Bình.
Dũng cực đoan kinh khủng và hình như, có cái gì đó bất
bình thường trong tư duy.
Dũng từng làm đơn gửi sứ quán Cuba, xin sang đó để chiến
đấu chống Mỹ.
Mình lằn nhằn, sao tên con Dũng trúc trắc thế, vận vào
đời thằng bé thì sao. Cái tên được ghép bởi 4 chữ, ngoài họ,ba chữ còn lại là
những thần tượng Dũng tôn thờ, trong đó có cả Lê nin.
Dũng là người dạy mình chơi chứng khoán. Khi mình rủng
rỉnh với những mã tự dưng thấy tin tưởng thì Dũng, sau hàng chục biểu đồ
tính toán cộng trừ nhân chia, bập vào những mã từ lỗ nhỏ tới mất trắng.
*** Dũng là người sản xuất nội dung trang Quan làm báo,
với chỉ đạo mục đích đánh phá nội bộ, gây chia rẽ ở cấp cao nhất quốc gia.
Nội dung cũng như cách thể hiện trong Quan làm báo, nó ngây
thơ, đúng như phần con người Dũng mà mình biết.
Thâm tâm, mình vẫn tin rằng Dũng không phải là đồng bọn
với Nguyễn Sĩ Bình.
Dũng không bán mình và cha mình, rẻ đến thế.
đang viết
---------------------------------------------------
[Vào lúc : 19:32 - 20/07/2012 | Chuyện mục : Tư liệu văn nghệ sĩ]
Ngày 20-7-2012, trang 2 báo
Tuổi Trẻ có tin vắn “Bắt một cán bộ làm lộ bí mật” nội dung: “ Cơ quan an ninh điều
tra Công an TP.HCM đã thực hiện lệnh bắt tạm giam, khám xét nơi ở và nơi làm
việc của ông Phạm Chí Dũng - cán bộ một cơ quan nhà nước ở TP.HCM - để điều tra
về hành vi móc nối, cung cấp tài liệu cho tổ chức phản động tại nước ngoài”.
Rõ ràng, đây là một cái tin an ninh chính trị nhưng lại khiến giới văn
chương giật mình. Bởi lẽ ông Phạm Chí Dũng cũng có nhiều năm
cầm bút và gắn bó Hội nhà văn TPHCM với tư cách hội viên chuyên ngành văn xuôi.
Ông Phạm Chí Dũng sinh năm 1966, là con trai của một cựu lãnh đạo nổi tiếng
tại TPHCM. Sau khi tốt
nghiệp Học viện Kỹ thuật Quân sự, ông Phạm Chí Dũng về công tác tại Ban An ninh
Nội chính Thành ủy TPHCM. Bắt đầu sáng tác từ năm 1986, nhà văn Phạm Chí Dũng
đã xuất bản các tác phẩm: tập truyện ngắn “Những bông hoa hoang dã” (1993), tập
truyện ngắn “Tự thú” (1994), tập truyện ngắn “Những chiếc bồn tắm định mệnh”
(2005), tiểu thuyết “Cuộc phiêu lưu của linh hồn cầm cố” (2005), tiểu thuyết
“Ngài nghị sĩ” (2006). Ngoài ra, nhà văn Phạm Chí Dũng còn có tập phê bình sân
khấu “Vẫn ngôi nhà trái tim tan vỡ ấy” (2004) tập kịch bản sân khấu “Thuyền chở
nước Côlômba” (2005), và các tập nghiên cứu “Thế giới ca ngợi và thương tiếc Hồ
Chí Minh” (2005), “Viện trợ phi chính phủ ở Việt Nam: con cá hay cần câu?”
(2006) “Tự sự chứng khoán – Những gam màu ám ảnh” (2007 - ảnh bên http://lethieunhon.com/attachment.php?fid=3877 )
---------------------------------
Đông Dương
(vietbao.vn)
Thứ ba, 19 Tháng sáu 2007, 22:56
GMT+7
Nhà
văn trẻ Phạm Chí Dũng hiện đang công tác tại Phòng Nghiên cứu tổng hợp - Thành
ủy TP.HCM vừa cho ra mắt tiểu thuyết Ngài nghị sĩ (NXB Thanh Niên, 6.2007). Anh
tiết lộ, sắp tới anh sẽ còn tiếp tục cho ra lò các cuốn Tự sự chứng khoán, Đại
gia - tất cả đều viết về thế giới chứng khoán vốn được nhiều người quan tâm
hiện nay.
Anh cho biết vì tính chất công việc nên anh có
thuận lợi là được tiếp cận với khá nhiều thông tin "đắt giá" và
"nóng bỏng" về thị trường này. Trước một đề tài "sốt", với
thể nghiệm bước đầu nên anh chỉ hy vọng mình sẽ ít nhiều thành công. Tại sao
không?
Đông Dương
Việt Báo (Theo_Thanh_Nien)
No comments:
Post a Comment