Julian Pecquet, The Hill
Miên Thy chuyển
ngữ, CTV Phía Trước
Posted
on Jul 21, 2012
Chủ đích chuyến thăm
của Ngoại trưởng Hillary Clinton đến châu Á trong tuần vừa qua nhằm thuyết phục
các đồng minh trong khu vực rằng “trục châu Á” của Hoa Kỳ chính là để thúc đẩy
nhân quyền và dân chủ, chứ không phải là kiềm hãm sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Bà
Clinton thừa nhận rằng quân đội Hoa Kỳ tiếp cận với các đối tác trong khu vực
với sự lo lắng về tham vọng thống trị Trung Quốc đã trở thành một tiêu đề chính
kể từ khi chính quyền Obama công bố chiến lược mới vào mùa thu năm ngoái.
Tuy
nhiên, sự tái cấu trúc này có ba điểm chính – an ninh, kinh tế và “các giá trị chung” – bà nói trong một bài phát biểu, điểm
cuối cùng là điều “quan trọng” nhất trong chính sách của Hoa Kỳ tại châu Á.
“Tôi phải nói rằng bằng nhiều cách, chiến lược cốt lõi của chúng
tôi – mảnh chính để liên kết những điểm còn lại với nhau, là hỗ trợ cho dân chủ
và quyền con người”, bà Clinton cho biết trong chuyến thăm Mông
Cổ. “Đó là không chỉ giá trị của quốc gia chúng tôi, mà còn
là quyền lợi đương nhiên của mỗi người sinh ra trên thế giới này”.
Trong
thời gian ở châu lục này, bà Clinton đã ghé tham dự một hội nghị nhà tài trợ
Afghanistan tại Nhật Bản, sau đó thăm Việt Nam, Lào và Campuchia để dự Diễn đàn
khu vực Hiệp hội khu vực Đông Nam Châu Á Quốc (ASEAN). Chuyến đi của bà chỉ sau
chuyến đi đầy xôn xao của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta ghé qua khu
vực châu Á hồi tháng trước.
Ông
Panetta đã gặp gỡ với các lãnh đạo quốc phòng châu Á tại Singapore để thảo luận
về những căng thẳng gần đây ở Biển Biển Đông và các một số khu vực khác mà
Trung Quốc đang ra sức khẳng định chủ quyền. Việc này diễn ra sau khi Hoa Kỳ
thông báo rằng họ đang đẩy mạnh sự hiện diện quân sự tại Úc, Philippines và một
số khu vực khác.
Trong
bài phát biểu, bà Clinton đã ca ngợi Mông Cổ, nước được xem như một ví dụ điển
hình trong việc cải cách sang nền dân chủ trong khu vực kể từ khi người dân tại
đây thoát khỏi chủ nghĩa cộng sản trong cuộc cách mạng dân chủ năm 1990. Năm
nay, Mông Cổ sẽ là nước tiếp đãi Cộng đồng Các nền Dân chủ, một liên minh toàn
cầu liên chính phủ của các nước dân chủ. Bà đã nói thêm về sự nổi bật của các
cuộc bầu cử gần đây ở Đài Loan, Philippines và Timor-Leste và sự tiến bộ trong
tiến trình cải cách dân chủ ở Thái Lan và Miến Điện để ám chỉ Trung Quốc, tuy
bà không đích danh nêu tên quốc gia này.
“Những thành tựu tại các nước này và ở nhiều nơi khác
trên toàn khu vực cho thấy những gì có thể làm được,” bà nói. “Và họ hoàn toàn trái ngược với những chính phủ tiếp tục ra sức để chống
lại cải cách, làm việc suốt ngày để hạn chế người dân tiếp cận với các ý tưởng
và thông tin, để bỏ tù vì họ bày tỏ quan điểm khác biệt, để chiếm đoạt quyền
chọn lãnh đạo của người dân, để cai trị không có trách nhiệm, để tham nhũng và
kiềm hãm sự tiến bộ của nền kinh tế đất nước và làm giàu cho bản thân họ”.
Mặc
dù chỉ trích nhưng Bộ Ngoại giao nói rằng họ xem Trung Quốc như một đối tác và
đối thủ, chứ không phải là một kẻ thù. Để nhấn mạnh điểm đó, bà Clinton đã có
một lịch trình “rất đáng kể” với Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Yang Jiechi
[Dương Khiết Trì] bên lề Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN.
“Một
trong những điều mà chúng tôi đang tìm cách nhấn mạnh trong chuyến thăm này là
… quyết tâm mạnh mẽ để cho các nước trong khu vực thấy rằng Hoa Kỳ và Trung
Quốc cam kết sẽ làm việc chặt chẽ với nhau”, một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại
giao nói với các phóng viên trong chuyến thăm Mông Cổ.
Sẽ
không thể tránh khỏi những cạnh tranh, nhưng chúng tôi muốn chuyển sự cạnh
tranh đó thành những điều lợi ích. Và chúng tôi muốn nói rõ ràng rằng hai nước
đang chuẩn bị để làm việc một cách xây dựng trong thế kỷ 21″.
©
Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC 2012
No comments:
Post a Comment