Bauxite Việt Nam
13/07/2012
Đất
nước chúng ta hiện đang trong một thời kỳ khó khăn chưa bao giờ thấy. Khó khăn
về mọi mặt.
Ảnh chụp từ trên
không nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi, ngày 24/03/2011, sau tai nạn
động đất sóng thần. Reuters
Không
nói đến những đe dọa của kẻ thù phương Bắc đã đi tới những bước cực kỳ nguy
hiểm trong cả một kế hoạch rất lớp lang của chúng nhằm thực hiện âm mưu cướp
nuốt biển Đông, làm cho mọi tài lực vật lực của đất nước thế nào cũng phải dồn
vào đấy để đối phó nếu như không muốn làm “đồng chí chư hầu”, cũng như sự quan
tâm của giới tinh hoa phải tập trung vào nguy cơ tồn vong của Tổ quốc mà có khi
bớt kịp thời tỉnh táo trước nhiều mối đe dọa đến từ nhiều phương diện khác của
đời sống.
Nền
kinh tế của đất nước thực tình đang suy kiệt vì tham nhũng tràn lan. Hầu hết
tập đoàn nhà nước đều bị các nhóm lợi ích thao túng làm thâm thủng nghiêm
trọng, không tập đoàn nào không thua lỗ liểng xiểng. Những vụ động trời như
Vinashin, Vinalines… thì phương cách giải quyết nhùng nhằng thiếu triệt để, bắt
các ngân hàng phải xóa nợ cho những “quả đấm thép rỉ” ấy để có một con số “dễ
ăn dễ nói” khi công bố với thiên hạ nhưng về bản chất vẫn không có gì thay đổi,
cuối cùng khốn khó lại chồng lên đầu người dân, đẩy họ đến tình cảnh phải chạy
ăn từng bữa trong đời sống hàng ngày. Các ngân hàng cũng đang trong một cuộc
cạnh tranh khốc liệt thôn tính lẫn nhau, nợ xấu ngân hàng, nợ xấu nhà nước đều
đến mức báo động. Hàng trăm doanh nghiệp đã phải ngừng hoạt động vì thua lỗ.
Chỉ số CPI lên cao ngất ngưởng.
Trong
khi đó, hầu như không một dự án đầu tư lớn nhỏ nào không “rủi ro về kỹ thuật”,
từ những hạng mục hoành tráng dành cho kỷ niệm nghìn năm Thăng Long bây giờ
kiểm lại nhiều hạng mục không thể đưa vào sử dụng, đến những đoạn đường cao tốc
trọng yếu vừa làm đã nứt lún, rồi những nhà máy lớn như Dung Quất chạy cà rịch
cà tàng, nhiều lần phải ngừng để “duy tu”, cho đến một đập thủy điện cỡ nhỏ như
Đập sông Tranh 2 mà vừa xây nước đã thấm như lỗ cống khiến nguy cơ tai họa treo
trên đầu hàng vạn người dân.
Tất
nhiên, tình trạng kỹ thuật kém cỏi chính là bắt nguồn từ tham nhũng mà ra. Tham
nhũng nên mua lấy các dây chuyền công nghệ lạc hậu (nhất là dây chuyền thải ra
từ ông anh 4 tốt nhằm lũng đoạn toàn diện và từ trong bề sâu nền công nghệ của
nước mình), mua lấy các máy móc, vật tư phế thải của nước ngoài đem về “tân
trang” lại. Cũng có thể nghi ngờ một phần không nhỏ ngân sách mua vật liệu,
ngân sách thiết kế, thi công đã chui hết vào túi các quan nên đâu còn cái gì
đạt chất lượng như kế hoạch “quy mô”, “to tát” mà các vị chủ đầu tư từng thuyết
“như sấm động” khi bắt đầu trình nhà nước thông qua dự án. Còn mọi khâu thanh
tra giám sát thì lại chẳng có gì làm được triệt để. Nhiều công trình cứ gọi là
vận hành nhưng vẫn không ai dám đoán trước đến bao giờ thì sự cố sẽ phát
sinh.
Trong
một tình trạng bi hài như thế, ngành giáo dục, nơi cung cấp con người cho công
cuộc công nghiệp hoá, khốn thay, lại là một đe dọa đối với tương lai của lớp
trẻ. Sự yếu kém về chất lượng của giáo dục đã xuống gần đến đáy. Trường đại học
mở ra nhan nhản nhưng khối trường ở nhiều tỉnh có đầu vào mà không tính được
đầu ra. Lãng phí xây trường, lãng phí tiền học không biết bao nhiêu rồi đến khi
ra trường lại phải lếch thếch trở về làm người cày ruộng, hoặc chạy vào Sài
Gòn, Bình Dương xin làm công nhân cơ bắp.
Phác
qua một vài nét để chúng ta thấy cho hết thực chất tình hình công nghiệp nước
ta đang đứng ở trình độ nào. Ấy vậy mà từ mấy năm qua, bao nhiêu mộng tưởng đã
được đắp xây trong đầu nhiều vị chấp chính mới kỳ vĩ làm sao, giống như những
tòa lâu đài được dựng trên những sa bàn hoặc vẽ lên rất đẹp trong bản vẽ vi
tính của ngành kiến trúc.
Xin
được đơn cử một vài việc.
Nào
là “làm tàu cao tốc”. Có người đã từng đứng trước Quốc hội ngẩng cao đầu nói
“Yên tâm làm tàu cao tốc đi. Với đà tăng trưởng hiện nay, đến 2020, GDP sẽ đạt
gần 300 tỷ USD; 2030 là 700 tỷ USD; 2040 đạt 1.200-1.400 tỷ USD và đến 2050 sẽ
gấp đôi số đó. GDP bình quân đầu người đến 2050 dự kiến lên 20.000 USD, thay vì
mức hơn 1.000 USD hiện nay. Nếu cứ lấy ngưỡng an toàn vay nợ là 50% GDP, đến
2020, ViệtNamcó thể vay 150 tỷ mà vẫn an toàn”.
Nào
là “khai thác bauxite”. Có người đã hung hăng chửi bới nhân sĩ trí thức đưa
kiến nghị dừng khai thác bauxite ở Tây Nguyên từ 2009 là “ăn phải bả của bọn
thù địch”, đòi ngăn cản một dự án thế nào cũng lãi to. Ngay cả khi vụ bùn đỏ
ởHungarybục ra rồi mà người ta còn nói cứng “Từ nay đến năm 2010, giá alumin sẽ
dao động từ 350 đến 650 USD/tấn. Còn về nhu cầu thị trường, trong vòng 10 năm
tới, thế giới sẽ cần từ 20 đến 40 triệu tấn alumin. Đối với 2 dự án ở Tây
Nguyên, sau khi đã tính hết các chi phí, thuế và kết quả, dự án sẽ vẫn có hiệu
quả khoảng từ 14 -20%”.
Vân
vân…
Những
kế hoạch hết sức huy hoàng chỉ có trong tưởng tượng của các vị, rốt cuộc đã lần
lượt bị thực tế – từ nước ngoài dội đến – “quật” cho những cú chát chúa, hoặc kế
hoạch nào cứ “cố đấm ăn xôi” thì hiện đang phải trả những cái giá mà người thực
hiện đều biết rõ nếu nói ra là “há miệng mắc quai”, nên mãi đến nay vẫn cứ ấp a
ấp úng. Ấy vậy mà những cái đầu nóng rực vẫn cứ tiếp tục nóng, vì khoản vay
nước ngoài rất hời hay vì gì không biết, từ vài năm lại đây lại thấy nẩy nòi
“Dự án xây hai nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận”. Sau tai họa Fukushima của
nước Nhật làm cả thế giới thất điên bát đảo, tại Hội thảo An toàn nhà máy điện
hạt nhân và dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, diễn ra vào cuối tháng 11 – 2011 ở
thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, người ta vẫn khăng khăng kết luận: “Các nhà
máy điện hạt nhân Ninh Thuận được xây dựng trên cơ sở các lò phản ứng nước nhẹ
VVER thế hệ thứ 3 và 3+, có hệ số an toàn rất cao, theo thiết kế của Nga”. Một
ông Tiến sĩ Nga, ông Alexander Kukshinov, Trưởng phòng quan hệ quốc tế của Công
ty Atomstroyexport (Nga) cũng trấn an quan chức nhà nước và người dân Ninh
Thuận trong Hội thảo đó: “Sau sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima, những cuộc
thử nghiệm ứng suất của lò phản ứng VVER đã đảm bảo mức độ an toàn theo thiết
kế của các nhà máy điện hạt nhân Nga, chứng tỏ khả năng chống chịu các tác động
bên ngoài mang tính thảm họa”.
Vâng,
trong lòng người dân Việt Nam liệu có một ai có thể thờ ơ không ngày đêm cầu
khấn mong cho dự án Ninh Thuận sẽ không gặp phải một “trục trặc kỹ thuật” chết
người nào, bởi vì nếu gặp phải trục trặc thì chưa nói đến cái gì sẽ ập lên đầu
người Việt ở Ninh Thuận và cả ở đồng bằng sông Cửu Long, chắc chắn cả một dân
tộc Chăm anh em ruột thịt với người Kinh đang cư trú yên bình ở Ninh Thuận mấy
trăm năm nay sẽ… bị xóa sổ. Nhưng cầu mong là một chuyện còn sự thật đang là ẩn
số trong tương lai thì lại là một chuyện hoàn toàn khác. Các ông người Nga
khẳng định đầy quả quyết như ta thấy đấy, song các ông có chịu ngoảnh nhìn lại
quá khứ việc xây điện hạt nhân của mình như thế nào hay không?
Với
quan điểm hãy nhìn thẳng và nhìn cho kỹ vào thực lực mọi mặt của đất nước hôm
nay – mặt bằng kỹ thuật, trình độ con người, đạo đức xã hội, cơ chế quản lý… –
thêm vào đấy là những hiểm họa cận kề từ bọn bành trướng phương Bắc đòi hỏi
phải nâng sức đề kháng và cố kết lòng dân, chúng tôi vẫn quả quyết cho rằng
nước Việt Nam chúng ta tuyệt nhiên chưa nên ôm lấy một dự án vượt quá tầm với
về mọi mặt. Hãy dừng lại Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận khi mọi chuyện đang còn
xoay trở kịp.
BVN
No comments:
Post a Comment