LS Vũ Đức Khanh và Lê Quốc Tuấn
Gửi cho
BBCVietnamese.com từ Canada
Cập nhật: 11:59 GMT -
thứ hai, 9 tháng 7, 2012
Có lẽ chưa bao giờ
mà mối quan hệ Mỹ-Việt lại trở nên nóng bỏng như hiện nay.
Đặc
biệt trong bối cảnh của cuộc xung đột gần như không lối thoát vì thái độ gây
hấn, lấn sân của Trung Quốc trong vùng Biển Đông và cuộc chuyển dịch của Hoa Kỳ
đến Châu Á-Thái Bình Dương.
Thật
vậy, mặc dù cuộc chạy đua vào Tòa Bạch Ốc đang diễn ra quyết liệt vào những
ngày tháng cuối cùng trong nội tình chính trị Hoa Kỳ, những chuyến đi, những
cuộc họp như đưa thoi mắc cửi đã liên tục diễn ra trong vùng Thái Bình Dương
gần đây của các viên chức ngoại giao, quân sự Hoa Kỳ đã cho thấy các chuẩn bị
ráo riết cho một ván cờ mới trong vùng Châu Á-Thái Bình Dương.
Với
chính quyền Hà Nội, dù "giặc Mỹ xâm lược" vẫn để lại những vết thương
chưa lành trên đất nước và cuộc chiến "Chống Mỹ cứu nước" vẫn là một
tấm huy chương hãnh diện; và với người Mỹ, dù "Hội chứng Việt Nam"
cùng nỗi ám ảnh không muốn lập lại một "Việt Nam Khác" từng đè nặng lên
Hoa Kỳ trong suốt những năm tháng của cuộc chiến tranh ở Vịnh Ba Tư, hai nước
cựu thù vẫn đã có những nỗ lực cụ thể và kiên trì để xích lại gần nhau.
Tất
cả không ngoài mục đích khách quan của những chia sẻ chung về an ninh, trật tự
trong khu vực mà còn từ những mục đích chủ quan từ quyền lợi cụ thể của mỗi
nước.
Nhưng
phải đến 11/7/1995 khi Tổng thống Bill Clinton chính thức bình thường hóa mối
quan hệ với một nước Việt Nam thống nhất, mới có được một chương mới cho mối
quan hệ Mỹ-Việt trên văn bản ngoại giao chính thức.
Mối
quan hệ ấy đã tiếp tục phát triển với cuộc viếng thăm lần thứ hai của cựu tổng
thống Bush vào năm 2006, và thực sự đã mở ra một cánh cửa rộng cho những thay
đổi tích cực về kinh tế, an sinh xã hội, góp phần đưa Việt Nam trở thành hội
viên WTO và trở thành một trong những con rồng ở Châu Á trong những năm 2000.
Tuy
nhiên, trong khi Việt Nam vẫn còn lưỡng lự, e ấp trong cuộc hôn nhân đầy hứa
hẹn này, Hoa Kỳ đã không hề úp mở khi thẳng thắn mời gọi Việt Nam thúc đẩy mối
quan hệ chiến lược và mong muốn Việt Nam trở thành một đối tác tiềm năng trong
vùng của thế kỷ 21.
Bên
cạnh đó, các tranh chấp trong vùng Biển Đông vẫn tiếp tục mang đến cho Hoa Kỳ
nhu cầu trở lại khu vực châu Á-Thái Bình Dương nhạy cảm, nâng cao nỗi lo sợ của
Bắc Kinh rằng Washington đang xây dựng một liên minh các quốc gia Đông Nam Á để
kiềm chế khả năng trỗi dậy của Trung Quốc.
Và
dù mối lo sợ ấy có thực hay không, thực tế cho thấy là chính Việt Nam đã và
đang tự góp phần vào sự xoay chuyển của Mỹ vào khu vực này.
Đồng
sàng dị mộng?
Trong
suốt chiều dài cuộc bang giao Mỹ-Việt, khi mềm mỏng, khi cương quyết, Hoa Kỳ
không ngừng nêu cao yêu cầu cải thiện nhân quyền đối với chính phủ Việt Nam.
Và
mặc dù hết lòng diễn giải quan niệm nhân quyền bằng những phạm trù khác nhau,
viện dẫn đến cả những dị biệt về địa phương, văn hóa, triết lý sống... chính
quyền Việt Nam cũng không che dấu được những vi phạm về nhân quyền trong đường
lối cai trị, đặc biệt là trong những ứng xử cụ thể với những đòi hỏi chính đáng
về các quyền của ngưòi dân.
Như
một phúc trình về mối quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ của Quốc hội Mỹ nhận
xét: "Nhân quyền là cái gai lớn nhất của mối quan hệ."
Mặc
dù các bất đồng về thành tích Nhân quyền của Việt Nam đã không ngăn cản hai bên
cải thiện mối quan hệ, các bất đồng này vẫn xuất hiện để tạo ra một giới hạn
cho tốc độ và mức độ của những cải tiến này.
Việt
Nam là một nhà nước độc tài, độc đảng được cai trị bởi Đảng Cộng sản Việt Nam
(VCP), vốn có vẻ như đi theo một chiến lược cho phép hầu hết các hình thức biểu
hiện cá nhân và tôn giáo trong khi vẫn đàn áp có chọn lọc lên các cá nhân và tổ
chức mà họ xét thấy là mối đe dọa cho độc quyền quyền lực của đảng...”
Do
đó, tương lai và sự thành công của quan hệ Mỹ-Việt sẽ phụ thuộc vào việc liệu
Việt Nam có thể giải quyết được mối quan tâm cốt lõi và quan trọng nhất của Mỹ
là vấn đề nhân quyền hay không.
Hiện
nay, Hoa Kỳ vẫn chưa dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, đòi hỏi
Việt Nam phải thực hiện những cải thiện cần thiết, chính vì lý do này.
Mặc
dù trong thực tế, Hà Nội đã từng trả tự do cho một số tù nhân chính trị như bày
tỏ một cử chỉ thiện chí, nhưng một hành động nửa vời như vậy đã không đánh lừa
được ai.
Những
nhà hoạt động dân chủ và đấu tranh cho nhân quyền vẫn tiếp tục bị bắt giữ, đàn
áp một cách thô bạo.
Ngoài
vấn đề cải thiện nhân quyền, Việt Nam vẫn có vấn đề là liệu nó có thể được tin
tưởng như một đồng minh đáng tin cậy của Mỹ.
Quan
hệ với Trung Quốc
Washington
nhận thức sâu sắc rằng những gì một khi đã bán ra là khó có thể thu hồi, và
việc vũ trang cho một nhà nước có tiềm năng sử dụng vũ khí do Mỹ sản xuất vì
những lý do khác hơn so với những gì mà Washington dự định có thể là một thảm
họa.
Mỹ
không muốn đi đến chiến tranh với Trung Quốc, và ngược lại.
Trong
trường hợp Việt Nam tham gia vào cuộc xung đột với Trung Quốc bằng vũ khí do Mỹ
cung cấp, việc sử dụng các vũ khí ấy có thể bị Trung Quốc hiểu sai rằng Mỹ ngầm
chấp thuận hành động của Việt Nam.
Trong
khi Trung Quốc có thể quy trách nhiệm trực tiếp cho Mỹ về các hoạt động của
Việt Nam, Washington cũng sẽ không muốn thấy chính mình ở vào vị trí phải bảo
vệ việc bán vũ khí của mình cho một quốc gia, trong khi lại phải chống lại việc
quốc gia này sử dụng các vũ khí ấy trong cuộc tranh chấp với Trung Quốc.
Một vấn đề khác đã khiến Hoa Kỳ không
ưa chuộng Việt Nam là bản tính đồng bóng, bất nhất của chính quyền Việt Nam
trên sân khấu thế giới.
Trong
những cố gắng để chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc, Việt Nam đã
ve vãn Ấn Độ, Nga, Anh và Mỹ với hy vọng rằng những nỗ lực như thế sẽ ngăn chặn
khả năng xâm lược của Trung Quốc.
Tuy
nhiên, Hà Nội sẽ sai lầm nếu tin rằng Ấn Độ và Nga sẽ vội vàng giúp đỡ Việt Nam
trong trường hợp xảy ra một cuộc xung đột với Trung Quốc.
Cả
Ấn Độ và Nga sẽ không vì Việt Nam mà gây phương hại đến mối quan hệ của họ với
Trung Quốc, một nước vốn có tầm quan trọng tương ứng đáng phải quan tâm.
Với
tư cách của một quốc gia có chủ quyền, Việt Nam có tự do để theo đuổi bất cứ
mối quan hệ nào mình mong muốn. Chẳng phải vì hợp tác với Ấn Độ mà Việt Nam bị
Trung Quốc khó chịu, cũng chẳng phải vì quan hệ đối tác với Nga đã khiến Mỹ khó
chịu.
Đúng
ra, chính các nước này đã không thoải mái trước những cố gắng quá rõ ràng của
Việt Nam trong việc sử dụng các quốc gia này để chống lại Trung Quốc.
Đối
với Hoa Kỳ, thật rõ ràng là chính Việt Nam đang tìm kiếm một mối quan hệ gần
gũi hơn với Mỹ không phải vì mình muốn như thế nhưng vì nhu cầu phải hành động
như thế.
Điều
này không phải là để nói rằng mối quan hệ đối tác có tính lợi dụng ấy là sai,
tuy nhiên, Mỹ không hề muốn chơi ván bài của Việt Nam với Trung Quốc, tương tự
như Việt Nam không muốn chơi trò chơi của Mỹ với Trung Quốc.
Tuy
nhiên, sự khác biệt giữa Mỹ và Trung Quốc, chính là Trung Quốc sẽ đặt ra một
mối đe dọa lớn đối với Việt Nam hơn là so với Mỹ.
Con
đường Việt Nam
Tuần
này, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton lại ghé Hà Nội.
Người
ta không quên những tuyên bố thẳng thắn thúc ép chính quyền Hà Nội phải tôn
trọng nhân quyền hơn của bà ngay trong chuyến thăm nhân kỷ niệm 15 năm mối quan
hệ ngoại giao Việt-Mỹ vào tháng 7/2010.
Yêu
cầu Việt Nam cải thiện thành tích về nhân quyền không phải là một đòi hỏi quá
đáng. Việt Nam không có gì để mất khi đối xử với công dân của mình với sự tôn
trọng hơn.
Điều
đó cho thấy rằng, nếu tiến trình dân chủ hóa xảy ra, nghĩa là khi người dân
được tự do lên tiếng phản đối mà không sợ bị bách hại, chính phủ phải chịu mất
đi quyền lực của mình.
Do
đó, việc Hà Nội không tôn trọng nhân quyền thật chẳng có liên quan gì đến các
niềm tin khác biệt của họ về nhân quyền mà chính là những nỗ lực tuyệt vọng để
giữ lại quyền lực.
Họ
thực sự lo sợ rằng bất kỳ nỗ lực dân chủ hóa nào mà Hoa Kỳ hết lòng ủng hộ,
cuối cùng sẽ là lời báo hiệu sự chấm dứt của chế độ Cộng sản.
Quanh quẩn, tuyệt vọng trong cuộc đi
dây giữa hai chàng khổng lồ, Việt Nam chỉ thành công trong việc trêu tức cả
hai.
Do đó, một khi đảng
Cộng sản Việt Nam càng chứng tỏ mình không phải là một đối tác đáng tin cậy
thì một tiến trình dân chủ hóa ở Việt Nam sẽ được sự ủng hộ chào đón của cả Hoa
Kỳ và Trung Quốc.
Chính một đất nước
Việt Nam tự do, dân chủ sẽ mở ra một sự khả tín vốn đang vắng mặt trong các vận
động ngoại giao của Việt Nam.
Trong
khi chưa ngã ngũ rằng Hoa Kỳ hay Trung Quốc sẽ có lợi gì trưóc một thay đổi như
vậy, điều rõ ràng là cả hai nước lớn kia sẽ khó có thể thích thú với trò chơi
hai mặt của chính phủ Việt Nam.
Và
một đất nước tự do dân chủ chỉ có thể khởi đi từ sự tôn trọng đến nhân quyền và
các quyền pháp định của người dân.
Đó
là hành động đầu tiên và cuối cùng mà chính phủ này cần đến để tự cởi trói mình
khỏi tình thế tiến thoái lưỡng nan và chấp cánh cho từng công dân Việt Nam bay
được vào tương lai chung của cộng đồng nhân loại tiến bộ.
Đó
là Con đường Việt Nam duy nhất hiện nay.
Bài
viết thể hiện quan điểm riêng của luật sư Vũ Đức Khanh ở Ottawa và
ông Lê Quốc Tuấn ở Toronto, Canada.
No comments:
Post a Comment