Sunday 8 July 2012

DÂN HÀ NỘI TIẾP TỤC BIỂU TÌNH PHẢN ĐỐI TRUNG QUỐC, NGÀY 8-7-2012 (RFI - RFA - BBC)




Trng Nghĩa   -   RFI
Chủ nhật 08 Tháng Bẩy 2012

Theo ghi nhn ca hãng tin Pháp AFP, vào hôm nay 08/07/2012, đã có hơn 200 người tun hành ti Hà Ni đ lên án chính sách ca Trung Quc ti vùng Bin Đông. Lc lượng an ninh hin din đông đo, nhưng các thông tin đu tiên cho biết là không có người biu tình nào b bt gi, và cuc xung đường kết thúc êm thm.

Đim mi trong cuc xung đường hôm nay ti Hà Ni là có s tham gia ca nhiu bà con nông dân đến t các nơi có tình trng trut hu đt đai như Văn Giang (Hưng Yên), hay V Bn (Nam Đnh). Theo mt s trang blog ti Vit Nam, t 300 người lúc ban đu trước Nhà Hát Ln, trong quá trình tun hành qua các ph Tràng Tin, Tràng Thi, H Gươm đến đim kết thúc là tượng đài Lý Thái T, đoàn biu tình đã càng lúc càng đông thêm đ lên đến khong 1000 người.

Dn đu đoàn biu tình là c Lê Hin Đc ngi trên xe lăn, đã có mt trong cuc xung đường vào Ch nht tun trước (01/07), và mt s nhân vt như Giáo sư Ngô Đc Th, Bác sĩ Phm Hng Sơn, nhà văn n Thùy LinhNhiu người biu tình đã mc chiếc áo No U, biu tượng ca phong trào chng đường ch U mà Trung Quc v ra đ đòi ch quyn trên hu như toàn b Bin Đông.

Nhà báo hãng tin Pháp AFP ti Hà Ni ghi nhn là đoàn biu tình đã hô vang các khu hiu như « Hoàng Sa, Trường Sa, Vit Nam », giương cao các biu ng lên án các hành đng b cho là « xâm phm » ch quyn Vit Nam ti Bin Đông. Lc lượng an ninh không đàn áp, nhưng đã ngăn chn đoàn người không cho đến gn Tòa đi s Trung Quc.

Các khu hiu tp trung vào vic ng h b Lut Bin ca Vit Nam được Quc hi thông qua hôm 21/06 va qua, và đc bit lên án các ch trương ca Trung Quc : « Toàn dân xung đường ngày 08.07 phn đi Tam Sa Đ đo đường lưỡi bò vi phm ch quyn Vit Nam » ; « Trường Sa Hoàng Sa là ca Vit Nam Có nhng khu hiu song ng Anh Vit : « ng h Lut Bin Đo Vit Nam - Phn đi Trung Quc thành lp thành ph Tam Sa / Justice and Peace in Southeast Asia Sea (Công lý và Hòa bình trên bin Đông Nam Á » hoc là hoàn toàn bng tiếng Anh « China hands off Vietnam (Trung Quc đng đng vào Vit Nam)».

Có tin là Sài Gòn cũng có khong 100 người tp hp Công viên 30/04
Đây là ln th hai trong tháng By này mà người Vit Nam xung đường phn đi các hành đng ln lướt ca Trung Quc ti Bin Đông. Vào Ch nht tun trước, các cuc biu tình nh hơn đã được t chc ti Hà Ni, Huế, trong lúc ti Thành ph H Chí Minh có đến c ngàn người tham gia.

Phong trào đã bùng lên vào lúc quan h Hà Ni Bc Kinh căng thng hn lên trong thi gian gn đây trên vn đ Bin Đông. Sau khi Vit Nam bt chp áp lc ca Trung Quc đ thông qua b Lut Bin xác đnh rõ ch quyn ca minh trên các qun đo Hoàng Sa và Trường Sa, Trung Quc đã phn ng gay gt bng nhiu bin pháp

Trên bình din hành chánh, Bc Kinh quyết đnh nâng đơn v qun lý Hoàng Sa và Trường Sa lên cp Thành ph. Sau đó ít lâu, tp đoàn du khí Nhà nước Trung Quc CNOOC đã mi quc tế đu thu 9 lô du khí ngay trong vùng dc quyn kinh tế ca Vit Nam, ngoài khơi b bin min Trung và min Nam. Song song vi các đng thái đó, Bc Kinh cũng phái 4 tàu hi giám xung Bin Đông, gi là đ bo v ch quyn, lãnh th Trung Quc, trong lúc B Quc phòng Trung Quc cng th uy là đã cho thc hin các chuyến tun tra võ trang trong vùng Bin Đông.
Bc Kinh nói rng h có ch quyn trên hu như toàn b vùng Bin Đông - được cho là di dào tim năng du khí và bác b tuyên b ch quyn ca các láng ging, t Đài Loan, Brunei, Malaysia cho đến Philippines và Vit Nam.


-----------------------------------

Nhân Khánh, thông tín viên RFA
2012-07-08

Sáng hôm nay, ngày 8/7 tại Hà Nội tiếp tục nổ ra biểu tình. So với cách đây một tuần, cuộc biểu tình lần này có những yếu tố mới xuất hiện, về thành phần và số lượng người tham gia.
Thông tín viên Nhân Khánh có bài tường trình sau. Xin mời quý vị theo dõi.

Hưởng ứng lời kêu gọi biểu tình chống Trung Quốc xâm lược được lan truyền trên các mạng xã hội nhiều ngày qua, sáng 8/7 hôm nay, tại Hà Nội người dân tiếp tục xuống đường. Đây là cuộc biểu tình lần thứ hai tại Hà Nội diễn ra trong năm nay, tiếp theo sau cuộc xuống đường vào chủ nhật tuần trước.

Chúng tôi là những người Việt Nam yêu nước

Chúng tôi đã phỏng vấn một người dân trực tiếp biểu tình, ông ấy từ chối cho biết tên nhưng lại sẵn sàng phát biểu lý do tham gia cuộc xuống đường lần này:
“Sáng nay, khi chúng tôi có mặt trên Nhà hát Lớn thì có khoảng độ 500 bà con đang tụ tập, giương cao các biểu ngữ là: đòi lại Trường Sa, Hoàng Sa và chống Trung Quốc xâm lược Việt Nam. Khí thế của bà con lên rất cao, người ta đồng lòng tự giác ở mọi nơi đổ về. Tôi đang đứng gần cuộc biểu tình đó. Tôi nhìn thấy đủ các thành phần thanh niên, thanh nữ trí thức người Hà Nội; rồi các bậc già cả, trung niên đều có.
Vì lý do, chúng tôi là những người Việt Nam yêu nước. Và cảm thấy rất là băn khoăn trước dư luận và một số tin tức báo chí đưa lên, mặc dù chưa đưa hết đầy đủ. Nhưng tôi hiểu ngầm là đang bị sự áp đảo của Trung Quốc quá lớn. Nên chúng tôi vì tinh thần yêu nước mà tìm đến thôi.”

Về thành phần người dân tham gia biểu tình, chúng tôi cũng kiểm chứng qua một nguồn tin khác, từ nhà báo Nguyễn Khắc Toàn thì được biết thêm:
 “Khi mà tôi phát biểu với quý vị trong lúc này, tại Hà Nội đang diễn ra cuộc tuần hành, biểu dương lực lượng rất lớn. Lớn hơn những cuộc biểu tình trong 2 tháng rưỡi với 11 cuộc biểu tình hồi năm ngoái. Theo nhà báo Dương Thị Xuân và một số người tham gia đoàn biểu tình gọi điện báo về cho tôi biết, cuộc biểu tình sáng nay tại Hà Nội có đồng bào nông dân của 3 xã thuộc huyện Văn Giang như: Cửu Cao, Phụng Công… Nơi mà đã bị nhà cầm quyền tiến hành giải tỏa, cưỡng đoạt đất đai bằng bạo lực.
Đồng bào đã tiến sát vào tòa Đại sứ Trung Quốc trên đường Hoàng Diệu. Họ đi ngang qua đường Điện Biên Phủ. Với một số lượng đông như vậy, họ áp đảo được lực lượng công an lên đến vài trăm người. Cho nên họ đã phá vỡ được vòng vây. Đó là thông báo của nhà báo Dương Thị Xuân gọi về cách đây 5 phút.
Tôi đã nghe những tiếng hô vang trên các đường phố và tại trước vườn hoa Chi Lăng, nơi có đặt tượng Lê Nin. Đối diện bên kia là tòa Đại sứ quán nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Các khẩu hiệu đó là: đả đảo Trung Quốc xâm lược! Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam! Và một khẩu hiệu rất là nhạy cảm, vẫn được tuổi trẻ và sinh viên yêu nước căng lên, trong những cuộc biểu tình lần trước và lần này. Ý muốn là chỉ trích đảng Cộng sản Việt Nam rất nhu nhược và ươn hèn với Trung Quốc. Đó là khẩu hiệu: Hãy hành động để xứng đáng với tiền thuế của nhân dân đã đóng góp.”

Đủ mọi thành phần xã hội

Trong cuộc biểu tình lần này, bên cạnh những người nông dân huyện Văn Giang, chúng tôi được biết có Bác sĩ Phạm Hồng Sơn, Luật sư Lê Quốc Quân tham gia cùng nhiều nhân sĩ, trí thức Hà Nội khác. Đặc biệt có cụ bà Lê Hiền Đức, trên tay với tấm biển ghi lời Bà Triệu: "Tôi muốn cưỡi cơn gió gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở Biển Đông". Nhận xét về cuộc biểu tình ngày 8/7, chúng tôi được Luật sư Nguyễn Văn Đài cho biết:
“Trung Quốc đã xây dựng các căn cứ tên lửa ở Quảng Đông. Đặt các tên lửa Đông Phong 16, nhắm về hướng Hà Nội. Với tầm bắn là 1.200 km, trong khi khoảng cách giữa căn cứ tên lửa này với Hà Nội chỉ là 1.000 km. Đây là một hành động diễu võ dương oai. Tình hình trên biển Đông rất là căng thẳng, cuộc chiến tranh trên biển có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Chúng ta mong rằng là, ngày càng có nhiều người dân thuộc mọi thành phần xã hội, bày tỏ trách nhiệm của mình khi mà Tổ quốc của chúng ta đang bị lâm nguy như vậy.
Theo như anh em đang tham gia cuộc biểu tình cho biết, số lượng người biểu tình lần này đông áp đảo, hơn rất nhiều lần so với tuần trước. Nhân sĩ trí thức ở Hà Nội cùng với bà con nông dân ở Văn Giang. Mặc dù trời Hà Nội đang có mưa, nhưng mọi người tham gia rất là nhiệt tình. Mức độ người dân tham gia ngày một nhiều hơn.
Tôi hy vọng là trong tuần tới, cuộc biểu tình tiếp tục tổ chức thì những bà con nông dân ở các tỉnh khác, được khích lệ bởi sự tham gia của bà con nông dân huyện Văn Giang. Họ sẽ tiếp tục kéo về Hà Nội để tham gia các cuộc biểu tình. Hy vọng số lượng ngày một đông hơn. Đặc biệt là những người dân Hà Nội, có truyền thống yêu nước và có trách nhiệm với nước. Tôi hy vọng họ hiểu được là đất nước chúng ta đang trong hoàn cảnh thù trong giặc ngoài. Bên trong thì giặc nội xâm tham nhũng, bên ngoài thì giặc bành trướng đang đe dọa. Đứng trước nỗi an nguy của Tổ quốc, mọi người cần phải bày tỏ hết trách nhiệm của mình đối với Tổ quốc.”

Chúng tôi được biết, do lượng người tham gia biểu tình lần này vượt quá sức chứa trên các vỉa hè, nên có những đoạn, gần một nửa số người diễu hành phải tràn xuống lòng đường Hà Nội. Qua thực tế cuộc biểu tình ngày hôm nay cho thấy, lòng yêu nước của người dân Việt Nam không hề nhỏ bé, bất kể họ là nông dân hay trí thức.

Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

----------------------------------------------

BBC
Cập nhật: 10:36 GMT - chủ nhật, 8 tháng 7, 2012

Hàng trăm người đã xuống đường trong một cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc và đòi chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông tại Thủ đô Hà Nội, sáng Chủ Nhật 08 tháng Bảy.
Tại Hà Nội, đoàn biểu tình xuất phát từ Nhà hát lớn lúc 8h45 và kết thúc lúc 10h50 sau khi đã diễu hành qua nhiều tuyến phố chính ở khu vực Hồ Gươm như các phố Tràng Tiền, Hàng Bài, Tràng Thi và tiếp cận khu vực Đại sứ quán Trung Quốc ở phố Hoàng Diệu...
Cuộc biểu tình diễn ra trong hòa bình, trật tự mặc dù luôn có sự hiện diện được cho là "khá ôn hòa" với "độ quyết liệt không cao" của các lực lượng cảnh sát, an ninh mặc quân phục hoặc thường phục được hậu thuẫn bởi các lực lượng thanh niên xung phong gìn giữ trật tự.
Đoàn biểu tình tiếp cận khu vực Đại sứ quán Trung Quốc ở phố Hoàng Diệu, nhưng khu vực này đã bị công an phong tỏa khiến cho dự định không thể thực hiện.
Đám đông đã quay trở lại Hồ Gươm sau khi nâng cao biểu ngữ và hô các khẩu hiệu.
Bác sỹ Phạm Hồng Sơn, người có mặt trong cuộc biểu tình nói với BBC vào một trong những thời điểm đông nhất đã có tới ít nhất trên 300 người biểu tình diễu hành.
Tuy nhiên, theo luật sư Lê Quốc Quân, đã có tới gần 1.000 người tham dự, và ông nói với BBC rằng cuộc biểu tình lần này có thể đông gấp đôi về số lượng so với cuộc biểu tình tuần trước ở Thủ đô.
Các trang blog Ba Sàmblog Nguyễn Xuân Diện cũng tường thuật có trên dưới một nghìn người biểu tình tham gia sự kiện sáng Chủ Nhật ở Hà Nội, với ít nhất 300 người xuất phát từ Nhà hát lớn.
Một số trang mạng xã hội đưa tin khoảng một trăm người dân ở thành phố Hồ Chí Minh xuất hiện ở một số địa điểm trong đó có công viên 30 tháng Tư với biển hiệu 'chống Hải tặc' trên Biển Đông để 'tham gia biểu tình.'
Tại Hà Nội, cuộc biểu tình có mặt các nhân sỹ, trí thức bên cạnh quần chúng đủ mọi lứa tuổi, thành phần xã hội và đặc biệt có sự tham gia của 'đông đảo dân oan khiếu kiện.'
Trong số các nhân sỹ, trí thức tham gia có bà Lê Hiền Đức, người đoạt giải thưởng quốc tế chống tham nhũng, bác sỹ Phạm Hồng Sơn, luật sư Lê Quốc Quân, Giáo sư Ngô Đức Thọ cùng nhiều nhân vật khác nữa. Đặc biệt có sự xuất hiện của Hiệp sĩ Công nghệ thông tin Nguyễn Công Hùng, một trí thức tật nguyền từng được Nhà nước vinh danh.
Đây là lần biểu tình thứ hai trong năm nay sau cuộc biểu tình cách đây đúng 1 tuần để phản đối Trung Quốc thành lập thành phố Tam Sa cũng như mời thầu 9 lô dầu khí thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và ủng hộ Luật Biển vừa được Quốc hội Việt Nam thông qua.

'Nông dân biểu tình'
Luật sư Lê Quốc Quân nói với BBC rằng số lượng người tham gia biểu tình lần này là ‘cao hơn gấp đôi’ so với cách đây một tuần và đạt đến con số ‘trên dưới một ngàn người’.
Đoàn biểu tình bắt đầu từ một nhóm nhỏ tụ tập trước Nhà hát Lớn vào lúc 8:30 sáng. Cụ bà Lê Hiền Đức cùng bản thân luật sư Quân là những người có mặt sớm nhất vào lúc đó, ông Quân cho biết.
“Lúc đầu chỉ có 15, 20 người sau đó lên đến 30 người,” ông Quân nói và cho biết thêm lúc đoàn bắt đầu đi thì số lượng chỉ khoảng từ 100 đến 200 người.
“Đến Tràng Thi qua Bờ Hồ rất đông người gia nhập vào đoàn,” ông nói thêm, “Đến đỉnh điểm ở đầu đường Điện Biên Phủ lúc bị chặn lại thì lên đến 1.000 người.”
Đoàn biểu tình đi theo lộ trình là Tràng Tiền – Tràng Thi đến Điện Biên Phủ để tiến về Đại sứ quán Trung Quốc nằm trên phố Hoàng Diệu.
Tuy nhiên theo lời ông Quân khi đoàn gần đến được đích thì gặp hàng rào chắn ngang toàn bộ đường Điện Biên Phủ không cho đoàn tiếp cận Sứ quán Trung Quốc.
Do đó dòng người buộc phải quay trở lại theo đường Hai Bà Trưng, rẽ vào Hàng Bài và tập hợp lại ở tượng đài Lý Thái Tổ trước khi giải tán, ông Quân nói.
Theo ông Quân thì có ba lý do người dân Hà Nội lần này đi biểu tình đông đảo hơn lần trước.
“Lần này có nhiều sự gia tăng gây hấn hơn của chính quyền Trung Quốc,” ông giải thích.
“Lần trước thấy độ ôn hòa của chính quyền – không đánh đập, không bắt giữ – nên khí thế nhân dân được tiếp sức hơn,” ông nói.

'Dân oan mất đất'
Nguyên nhân thứ ba là có sự tham dự của ‘dân oan mất đất’ ở Văn Giang và Dương Nội, ông cho biết.
“Trước đây họ vẫn đi tuần hành ở Hà Nội với khẩu hiệu chống tham nhũng và đòi đất,” ông nói, “Còn hôm nay họ đi hô vang những khẩu hiệu bảo vệ Tổ quốc Việt Nam và phản đối Trung Quốc gây hấn.”
“Họ không còn nghĩ đến quyền lợi của mình mà đã hướng đến quyền lợi quốc gia,” ông nói thêm.
Sự hiện diện của những người nông dân mất đất này đã ‘đem lại sắc thái mới’ cho cuộc biểu tình, ông Quân nhận xét, vì họ ‘rất quyết liệt’ và ‘ào ào đi luôn’ khi qua các chốt có cảnh sát giao thông chặn lại.
Theo quan sát của ông Quân thì dù cảnh sát giao thông có chặn đoàn biểu tình ở tất cả các ngã tư mà đoàn đi qua nhưng ‘tính chất quyết liệt không cao’.
“Họ kêu gọi bà con đi lên vỉa hè, giữ gìn trật tự. Cuối cùng đoàn vẫn vượt qua 4, 5 ngã tư liền bị chặn như thế,” ông nói và nói thêm rằng ‘họ không có hành động quá khích hay trấn áp nặng nề’.
Tuy nhiên khi đến gần Tòa đại sứ Trung Quốc thì lực lượng an ninh hiện diện rất đông nên đoàn biểu tình ‘dứt điểm không đi tiếp được nữa’.
Ông Quân không nghĩ rằng chính quyền đang tạo điều kiện cho người dân biểu tình chống Trung Quốc.
“Chặn bắt đàn áp người biểu tình vào thời điểm này là hết sức bất lợi cho Việt Nam,” ông nói, “Nó sẽ làm mất uy tín của Đảng và Nhà nước đối với nhân dân rất nhiều.”
“Người dân hiện rất phẫn uất trước sự gây hấn ngày càng gia tăng của Trung Quốc và họ chỉ xuống đường thể hiện quan điểm đó,” ông nói thêm.

‘Khí thế hào hùng’
Ông Quân mô tả là nhiều người dân Hà Nội xem biểu tình rất đông. Từ cửa sổ trên cao, họ ‘vẫy tay’ và chào đoàn biểu tình.
 “Bất cứ ở đâu người ta cũng nở nụ cười, cũng hô hào thể hiện thái độ thiện chí và ủng hội với đoàn biểu tình,” ông cho biết.
Ngay cả những người đang lưu thông trên đường bị cảnh sát bắt dừng lại để nhường đường cho đoàn biểu tình cũng ‘không tỏ vẻ gì bực bội’, theo như ông Quân quan sát.
“Khí thế rất tuyệt vời. Cá nhân tôi lâu lắm mới sống trong một cảm giác rất là xúc động, hào hùng và tràn ngập tình yêu nước,” luật sư Quân bày tỏ.
Mặc dù có sự tham gia đông đảo của nông dân mất đất nhưng sự hiện diện của thanh niên, sinh viên vẫn là đông nhất. Theo ông Quân thì lực lượng này chiếm đến gần 2/3 đoàn biểu tình trong khi nhân sỹ trí thức tham gia không đông.
Trước khi đoàn bắt đầu khởi hành trước Nhà hát lớn, bà Lê Hiền Đức đứng ra nói về chủ quyền và lòng yêu nước của người Việt Nam còn luật sư Quân thì đứng ra hô các khẩu hiệu phản đối Trung Quốc và ủng hộ Luật Biển Việt Nam, ông Quân cho biết.
Hình ảnh đưa lên mạng cho thấy bà Lê Hiền Đức ngồi trên xe lăn dẫn đầu đoàn biểu tình.
Trong tay bà cầm khẩu hiệu là lời nói bất hủ của nữ anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh: ‘Tôi muốn cưỡi con gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở Biển Đông’.
“Trước khi kết thúc, những người nông dân còn hỏi rất rõ là lần sau gặp nhau như thế nào, khi nào, ở đâu và tiếp theo như thế nào,” ông Quân kể.
“Tất cả anh em đều hẹn nhau tuần sau nhé, gặp ở Nhà hát lớn bắt đầu lúc 8:30.”

Các bài liên quan

--------------------------------------------------------------

VIDEO :  BIỂU TÌNH PHẢN ĐỐI TRUNG QUỐC TẠI HÀ NỘI 8-7-2012














No comments:

Post a Comment

View My Stats