Jul 15, '12 9:45 PM
http://vietnamsaigon.multiply.com/photos/album/114/114
http://vietnamsaigon.multiply.com/photos/album/114/114
Để đánh dấu 58 năm, một chặng đường lịch sử đau
thương, ngày Quốc Hận 20 tháng 7,1954. Ngày đất nước bị chia đôi hai miền Nam
và Bắc do thực dân Pháp và giặc Hồ khởi xướng. Hệ quả là hàng trăm ngàn gia
đình ly tán: Con mất cha, vợ phải xa chồng, anh chị em mỗi người một ngả...
Để di chuyển hàng triệu người di cư từ miền Bắc vào
miền Nam, người Pháp và chính quyền Việt nam quốc gia không thể nào cáng đáng
nổi.Thủ tướng Ngô Đình Diệm đã kêu gọi sự giúp đỡ của Tổng thống Mỹ; Eisenhower
hưởng ứng lời kêu gọi đã ra lệnh cho đệ thất hạm đội Mỹ đến Việt Nam giúp đỡ
việc chuyên chở người di cư qua (Operation Passage to Freedom)
Hơn một triệu đồng bào miền Bắc đã sử dụng mọi
phương tiện để di cư vào Nam để tìm tự do sau khi miền Bắc bị đặt dưới sự kiểm
soát của cộng sản Hà nội.
Nếu không bị sự ngăn chận và hăm dọa cùng , lừa gạt
với nhiều hình thức của cộng sản miền Bắc thì con số người di cư có thể hơn gấp
nhiều lần.
Đây là "cuộc bỏ phiếu bằng chân" lớn nhất
của lịch sử Việt Nam và thế giới.
Bài
nhạc “Xa quê hương ” của Nhạc
sỹ Ðan Thọ. Là một nhạc sĩ tiêu biểu cho dòng nhạc hoài hương của âm nhạc Việt
Nam.
Ðan
Thọ là một trong những nhạc sĩ di cư từ miền Bắc vào Nam, như Thẩm Oánh, Phạm
Duy, Vũ Thành, Hoàng Trọng, Phạm Ðình Chương, Văn Phụng, Nguyễn Hiền hay Nhật
Bằng, Tuấn Khanh.
Lúc
ấy, bài “Tình Quê Hương” do ông phổ nhạc từ thơ Phan
Lạc Tuyên đã làm mọi người rơi lệ. Thời ấy, những ca khúc của ông viết cùng
Nhật Bằng, như “Bóng Quê Xưa” hay “Vọng Cố Ðô” càng làm nghẹn ngào nỗi nhớ quê.
Khi
các nghệ sĩ di cư từ miền Bắc đã vui sống tại miền Nam tự do và viết về tình
yêu hay chiến tranh, thì Ðan Thọ và Nguyễn Hiền vẫn có một chỗ đứng riêng trong
loại tình ca êm đềm về quê hương đã khuất bên kia vĩ tuyến. Bài “Xa Quê Hương”
được Ðan Thọ viết cùng Xuân Tiên trong thời kỳ này. Ông gắn bó với quê hương
đến cùng, mãi tới 1985 mới đành gạt lệ ra đi, khi đã trên lục tuần. Cùng với
Hoàng Trọng, Ðan Thọ xuất thân từ đất Nam Ðịnh vốn có nhiều tài năng về nghệ
thuật và cùng chung một khuynh hướng lãng mạn.
Ông
tên thật là Ðan Ðình Thọ, sinh năm 1924, học chữ và học nhạc từ trường đạo
Saint Thomas d'Aquin tại Nam Ðịnh rồi học đàn, hòa âm và sáng tác trước khi trở
thành tay vĩ cầm trẻ trong phòng trà Thiên Thai của Hoàng Trọng tại Nam Ðịnh.
Năm
1948, ông gia nhập ban Quân Nhạc Ðệ Tam Quân Khu Hà Nội, cùng với các tên tuổi
khác như Văn Phụng, Nguyễn Hiền, Nguyễn Cầu, Nhật Bằng, Nguyễn Khắc Cung.
Trong
thời gian này, ông học saxophone với quân nhạc trưởng Schmetzler, từ đó sở
trường về cả violin lẫn saxophone tenor.
Ðến
năm 1954 ông theo ban quân nhạc di cư vào Nha Trang, rồi đặt chân vào Sài Gòn
năm 1956. Tại đây, ông chơi nhạc trong đài phát thanh, truyền hình, phòng trà
và còn là trưởng ban nhạc nhẹ của đài Quân Ðội. Những năm về sau, ông là một
thành viên cột trụ của ban nhạc Shotguns của Ngọc Chánh.
Ngoài
việc trình diễn, Ðan Thọ sáng tác nhiều trong thời gian ấy và được bạn bè quý
mến vì cả tài năng lẫn tính tình hiền hòa, vui vẻ.
Giới
yêu nhạc thì nhớ Ðan Thọ với những bản tình ca nhẹ nhàng, những ca khúc nhớ về
đất Bắc.
Nhạc
của ông tha thiết, lời của ông trong sáng và các ca khúc của ông đều toát lên
vẻ đôn hậu của con người.
Ông
có nhân cách đáng kính của người nghệ sĩ không bị lụy vì âm thanh, ánh sáng hay
bóng đèn mờ, dù là người kể truyện rất tếu.Ở ngoài đời là sự hòa nhã và chu đáo
của ông.Nhạc sĩ đã có những đóng góp đáng kể trong vườn hoa âm nhạc Việt
Nam.Sau 10 năm khốn khổ dưới sự thống trị của Việt cộng tại quê nhà, Cuối cùng
vào năm 1985 nhạc sĩ Ðan Thọ đành phải giã từ quê hương lần nữa để sống đời tự
do tại Hoa kỳ....
No comments:
Post a Comment