Friday, 13 July 2012

CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT TRONG LỄ HỘI CARNAVAL DE PARIS (Bích Xuân)




Bích Xuân
.
Lễ Hội Carnaval Tropical de Paris lần thứ 11, do Hội Đồng thành phố Paris tổ chức ngày 7 -7- 2012, lúc 14 giờ và chấm dứt lúc 18 giờ tại khu vực 12 Paris, để dân chúng bắt đầu vui chơi trong đầu mùa hè. Có 49 nhóm diễn hành khác nhau để giới thiệu các nền văn hóa cổ truyền đa dạng từ mỗi nơi họ đến. Lần đầu tiên CĐ người Việt tự do tại Pháp tham gia trong Lễ Hội Carnaval Tropical de Paris là do tâm huyết của ông Oscar Phạm trong Ban Tổ Chức đại diện người Á châu.

Tuy thời gian rất hạn hẹp, nhưng phái đoàn CDNV do ông Trần Nghĩa Hiệp Trưởng ban tổ chức cùng với các Hội đoàn tại Paris đã khéo léo sắp xếp nên cuộc diễn hành thành công ngoài dự đoán của nhiều người. Mặc dầu đài khí tượng đã thông báo thời tiết hôm ấy rất xấu, nhưng hàng trăm ngàn khán gỉa Paris đã không quản ngại gió mưa đã đến chiêm nguỡng và chào đón một cách nồng nhiệt ... các đòan diễn hành đi ngang qua bốn khu vực chính của trung tâm quận 12 Paris. Xin mời qúi vị xem phóng sự:TRẺ Wekly Magazine Dallas Texas USA do biên tập viên Bích Xuân thực hiện.

CĐ Người Việt Trong Lễ Hội Carnaval de Paris 7-7-2012





------------------------


12:00:am 14/07/12

Nước nông nghiệp như Việt Nam, Lễ Hội Cộng đồng được tập trung tổ chức vào thời gian sau mùa gặt hái, tức vào đầu năm để cho nông dân ăn chơi bù lại những ngày đồng áng trong năm. Pháp là nước ôn đới, người ta tổ chức Lễ Hội vào mùa Hè vì nắng ấm và ngày dài hơn. Mùa Hè cũng là lúc mọi người làm việc được nghỉ có lương.

Từ nhiều năm nay, vào cuối Xuân, dân Pháp âm thầm tổ chức tại nhiều nơi “Bữa ăn tối toàn trắng” ngoài trời với hằng ngàn người tham dự. Đúng ngày Hạ chí là Lễ Hội Âm nhạc hàng năm. Nhưng năm nay, trời mưa gió đã làm cho ngày âm nhạc đã phải hủy bỏ.

Thời tiết ở Paris năm nay rất bất thường: Trời đang nắng chợt mưa, thật không khác tâm lý người phụ nữ chút nào.

Từ 11 năm nay, Nha Tổng Giám đốc Hải ngoại của Chánh quyền Thị xã Paris, với sự yểm trợ của Liên Đoàn Hội Hóa trang Nhiệt đới (Fédération du Carnival Tropical) liên tục tổ chức Lễ Diển hành hóa trang dành cho cộng đồng sắc dân nhiệt đới, tức dân các cựu thuộc địa và Pháp Hải ngoại (TOM =Terre d’Outre-Mer). Người Việt Nam ở Pháp tuy không thuộc thành phần này nhưng năm nay là lần đầu tiên, với một Phái đoàn 165 người, chánh thức tham dự cùng với 48 Phái đoàn khác gồm tất cả 5300 diễn viên của 22 quốc gia, chiều ngày mùng 7 tháng 7, tới từ khắp nơi trình diễn nét văn hóa tiêu biểu dân tộc tại Công trường Nation của Paris, Quận 11, trước sự chăm chú theo dõi và tán thưởng của hơn 200 000 khán giả phần lớn cùng gốc địa phương.

Nội dung của Lễ Hội hóa trang là nhằm giới thiệu và cổ vũ nét pha trộn đa dạng của các nền văn hóa thế giới. Ban đầu, Lễ Hội do dân hải đảo ở Paris (DOM = Hạt hải ngoại của Pháp) tổ chức. Mỗi năm, có thêm các sắc dân khác như Tàu, Ba-tây, Hòa-lan, Anh, Colombie, Việt Nam, … tham gia làm cho Lễ Hội ngày thêm phong phú và đa dạng. Số khán giả năm nay kém hơn năm rồi tổ chức trên Đại lộ Champs-Elysée đông tới 450 000 người tham dự.

Chủ đề được Ban Tổ chức chọn cho năm nay 2012 là “Lục địa thứ sáu ” (Le 6e Continent) ý muốn nhằm mời gọi du khách tới thăm viếng nước Pháp, mở rộng đón chào mọi nguời và nhắc nhở Thị xã Paris đừng quên lưu ý du khách gìn giữ môi trường khi tới Paris du lịch.

49 Đoàn vũ hóa trang tham dự Lễ Hội từ 2 giờ chiều thứ bảy, mùng 7 tháng 7, bắt đầu diễn hành từ địa điểm tập trung là Công trường La Nation, đi theo Đại lộ Voltaire tới Công trường Léo Blum ( nơi đây Ban Giám khảo chờ xem xét đánh giá các phái đoàn đi ngang qua để xếp hạng trao giải thưởng sẽ tổ chức ngày hôm sau, tại Sân Vận động Charléty, Paris Quận 13), đi tiếp qua Đại lộ Parmentier, đường Chemin Vert, Công trường Auguste Métivier, Đại lộ Ménilmontant, Philippe Auguste, sau cùng trở về lại Công trườngLa Nationlúc 18 giờ . Nhưng nhiều phái đoàn quay trở lại Công trườngLa Natinsớm hơn có lẻ vì trời mưa lớn.

Lệ Hội Hóa trang đã có từ …

Lễ Hội Hóa trang Paris, không phải thứ như ta thấy hôm nay, đã có từ năm thế kỷ qua. Đó là một trong những lễ hội quan trọng nhứt thế giới và một lễ hội lớn nhứt kể từ thế kỷ XVI. Lễ Hội Hóa trang Paris ra đời để thay thế Lễ Hội của “Những Người Điên” thịnh hành, ít ra, từ thế kỷ XI kéo dài cho tới thế kỷ XV.

Ở Lễ Hội Hóa trang Paris, ngưòi ta làm ra hoa giấy (Confetti) vào năm 1891 và những con rắn giấy vào năm 1892 mà ngày nay chúng ta còn trông thấy ở các lễ cộng đồng hay lễ lạc trong gia đình như tiệc vui, tiệc cưới hỏi.

Sau 45 năm bị bỏ quên vì người ta chỉ tổ chức Mardi Gras nên Carnaval phải là lễ hội ở Nice, Carnaval de Nice và ở Rio bên Nam Mỹ, Carnaval de Rio. Lễ Hội Hóa trang Paris (Carnaval de Paris) được Ông Basile Pachkoff làm sống lại năm 1993. Qua năm 1998, ông khôi phục lại đoàn diễn hành của “Cuộc đi dạo của con Bò Mập ” và của “Những Nữ hoàng của những người phụ nữ thợ giặt” vào năm 2009.

Những mối liên hệ cũ đã có giữa Lễ Hội Hóa trang Paris với những lễ hội ở tỉnh và ngọai quốc từ năm 1904 cho tới những năm 1920 hồi sinh lại năm 2003. Dân Ý, dân Bỉ và dân Pháp ở phía Bắc tham gia lễ hội trước hơn hết.

Ngày xưa, Lễ Hội Hóa trang Paris được giới thợ thuyền, giới thủ công nghệ ưa thích. Lễ Hội Hóa trang Paris diễn hành chung quanh khu phố gần Công trường La Nation là thứ 11 từ khi tái lập với sắc thái mới, nội dung mới và người tham dự cũng mở rộng cho cả thế giới. Cái đẹp của Lễ Hội Paris 2012 là nhằm chia sẻ những niềm vui cho các sắc dân cùng sanh sống chung với nhau ở Paris và vùng phụ cận . Không phân biệt giai cấp, thành phần xã hội. Tham dự Lễ Hội là liên lạc với thế giới, cảm thông với mọi người. Lễ Hội là nơi biểu hiện đặc tính đa văn hóa mà người tham dự cùng trao đổi, chia sẻ.

Ngoài cuộc diễn hành trên đường phố, với y phục bàn xứ, với tiếng nhạc khi du dương, lúc trầm hùng, lúc rập rình vui nhộn, trên Đại lộ Ménilmontant còn có nhiều cửa hàng bày bán hoặc phục vụ khách miển phí những thực phẩm nhắc nhở những hương vị địa phương.

Những tà áo dài

Trong rừng khán giả dày đặc đứng bên lề đường, sau hàng rào kẻm, bỗng có tiếng việt nam phát ra lớn, án tất cả những âm thanh khác “Kìa Việt Nam. Phái đoàn Việt Nam… áo dài, nón lá, …” . Một phụ nữ trẻ đang nhón gót cho cao thêm để nhìn cho rõ phái đoàn Việt Nam của quê hương sắp đi ngang qua.

Những chiếc nón lá có lịch sử dài để “Che đầu quân tử lúc sa mưa” hôm nay vừa góp mặt bên cạnh những y phục màu sắc rực rỡ của Ba-tây, Columbia, Tahiti…v.v…. vừa làm nổi bật thêm nét Việt Nam khi hòa hợp với chiếc áo dài, áo tứ thân, áo bà ba gợi lại hình ảnh người mặc đang làm việc tay chân hoặc đang ở nhà vì áo bà ba là thường phục của Việt Nam …

Tham dự Lễ Hội Hóa trang nhưng Phái đoàn Vĩệt Nam không có ai hóa trang với những y phục tượng hình bộ mặt của nền văn minh cổ thời như mang hình những con dã thú, áo lông, nón lông, mặt mày với hai hàm răng lởm khởm, đầy lông lá với nét còn phảng phất thú vật. Trái lại, Phái đoàn Vĩệt Nam là hình ảnh con người hoàn toàn ngày nay. Từ kiểu trang phục tới màu sắc. Thế mà giữa Phái đoàn Việt Nam với Phái đoàn các nước khác lại không hề có sự mâu thuẫn về một khía cạnh nhỏ nào hết cả. Phải nói Phái đoàn Việt Nam, trong Lễ Hội Hóa trang Paris hôm mùng 7 tháng 7 tại Công trườngLa Nation, đã thật sự thể hiện môt sự hài hòa tuyệt diệu. Đúng theo qui ước của Ban Tổ chức là “cảm thông, trao đổi, hòa hợp ” với thế giới, với những con người tập họp với nhau, không phân biệt địa vị xã hội.

Tham dự trình diễn văn hóa để giới thiệu với thế giới nét văn hóa dân tộc của mình, mà Việt Nam lại hoàn toàn xa lạ với văn hóa Lễ Hội Hóa trang vì bản chất Việt Nam là ở chiều sâu, sự kín đáo. Tà áo dài, chiếc nón lá, cái quạt, không phải tự thân những thứ này là để phô bày, mà đó là phương tiện để diễn tả sự xúc cảm nội tâm qua những động tác nhẹ nhàng trong lúc đó văn hóa Lễ Hội Hoá trang là thứ văn hóa bung ra ngoài, ồn ào, náo nhiệt, nặng về khơi dậy những cảm xúc về mặt sinh lý tập thể.

Ngoài trang phục với màu sắc sặc sỡ, diêm dúa, kiểu cách cũng nhằm đưa con người ta trở về gần với thiên nhiên. Có những cô gái mặc 2 mảnh, những thanh niên mặc quần cụt, để lưng trần, la hét, vừa múa những vũ điệu như lúc vui mừng vừa săn bắt được con mồi ngon. Sau khi ăn uống no say, người ta muốn thưỏng ngoạn những màn múa hát. Thì người phụ nữ xuất hiện biểu diễn những điệu múa bụng. Những đường cong, hình khối của cơ thể chuyển động, càng lúc càng mạnh lên theo tiếng trống bập bùng, rềnh tai, không khác nào tiếng đánh khẩn thiết báo động và đuổi bắt trộm cướp ở nhà quê Việt Nam thời xưa.

Nhờ y phục rút gọn tối thiểu nên khi trời mưa, những người con gái này không hề bị ướt vì những giọt mưa rơi khó trúng hai mảnh y phục.

Phái đoàn Việt Nam, với trang phục dân tộc, giới thiệu ba nét văn hóa rất Việt Nam: về chủ đề lịch sử tranh đấu giải phóng dân tộc, có xe Hai bà; về văn hóa xã hội, có Đám cưới Việt Nam với khay trầu rượu, lễ vật và sau cùng là ban cổ nhạc đàn tranh với nhạc khí dân tộc cổ truyền.

Ngoài ra, Phái đoàn Việt Nam còn dành cho khán giả màn võ Tây sơn. Các “cao thủ võ lâm” biểu diển võ thuật Quang trung làm cho khán giả Phi châu vô cùng thích thú vì họ thấy đẹp, hùng dũng hơn vũ điệu của họ rất nhiều.
Phải nói và có thể nói lớn lên là Phái đoàn Việt nam trong Lễ Hội Hóa trang đã thật sự thành công và chiếm được sự ưu ái đặc biệt của khán giả ngoại quốc. Đây là thành quả ngoạn mục của nhiều người suốt gần hai tháng qua, đã nhẫn nại luyện tập sau giờ đi làm về. Có cả không ít thanh niên nam / nữ người Pháp tích cực tham gia, với y phục cổ truyền thuần túy Việt Nam.

Phái đoàn cuối cùng trình diễn trước khán đài đã đi qua. Nhưng tiếng trống, tiếng kèn còn vang vọng trong đường phố Paris, còn đọng lại những âm hưởng trong lòng mọi người.

Giữ gìn và truyền bá văn hóa cho nhau là một hành trình xóa mờ ranh giới giữa các dân tộc, đem người gần lại với người và như thế, con người có thể sống chung hài hòa.

Qua năm tới 2013, Cộng đồng người Việt tại Pháp và vùng Paris chắc chắn sẽ thừa thắng hôm nay xông lên tham dự Lễ hội tổ chức tại Công trường Hòa bình ngay dưới chân tháp Eiffel. Mọi người ai cũng mong muốn sẽ có thêm nhiều người Việt Nam ở các nước khác tới tham dự để làm cho Phái đoàn Việt Nam trở nên hùng hậu hơn nữa.

© Đàn Chim Việt







No comments:

Post a Comment

View My Stats