07/04/2012
Nguyễn Mộng Giác, một thời là linh hồn của tạp chí Văn Học,
California gần hai mươi năm, tươi cười đón chúng tôi tận cửa như ngày nào còn
trẻ, còn khỏe. Cái cười thân thiện gắn liền trên môi anh mấy chục năm nay tôi
nhận ra liền dầu chủ nhân của nó có thay đổi theo thời gian và sức khỏe.
Người vợ tấm mẳn của anh, giọng Huế trong suốt, đứng kế bên chồng, líu lo chào đón khách. Nhìn cặp vợ chồng vui vẻ bên nhau, nhìn nụ cười tươi tắn của người chồng, tôi khó lòng tưởng tượng ra bạn mình đã một hai lần thoát khỏi lưỡi hái tử thần trong gang tấc vì những căn bệnh quái ác của tuổi già và cuôc sống. Mùa Biển Động có vẻ yếu đó, có dáng đi chậm chạp đó, một cánh tay không còn mạnh mẽ bình thường như xưa đó, nhưng nụ cười thiệt tươi, cặp mắt thiệt sáng vẫn như ngày nào. Thân thiện và cởi mở. Ngồi nói chuyện với anh mới thấy anh nói năng khôn ngoan, nhận định sâu sắc của người không những luôn theo dõi những sinh hoạt văn nghệ VN ở ngoài này và ở trong nước mà còn đào sâu những suy nghĩ về những điều mình nghe thấy, mình cảm nhận. Tôi để ý những nhận xét xác quyết của anh: Tạp chí văn nghệ thuần túy ngoài nầy hoàn toàn đi vào bế tắc. Ra tờ nào thì chết tờ nấy dầu lực lượng người viết hùng mạnh đến cở nào. Người ta không còn thói quen đọc tạp chí văn nghệ in ấn nữa. Có đọc hay không những bài viết trên internet thì không rõ, nhưng chắc chắn là tạp chí văn nghệ thuần túy chữ nghĩa và chuyên về khảo cứu văn học, chuyên chở tư tưởng thì khó lòng thọ, có sống thì cũng è ạch rồi chìm lỉm thôi. Người có tài điều hành lắm như Viên Linh mới có thể cho tờ Khởi Hành sống được. Nhưng đây là trường hợp ngoại lệ. Còn ngoài ra thì … Người nói không cần nói hết câu. Lâu lắm anh mói nói tiếp: …Có thể xuống cấp, nếu người chủ trương đồng ý cho đăng chuyện tương đối mát mẻ, truyện kinh dị, tài liệu minh tinh Hồng Kông, Hàn Quốc .. Nhưng như vậy thì không phải là tờ tạp chí văn học nữa rồi.
Anh cười buồn và hóm hỉnh ở từ mát mẻ mà tôi mới học được trên net gần đây đưa ra giúp khi anh đương tìm chữ. Tôi xác quyết anh đã không xuống cấp tờ Văn Học dầu trong bao nhiêu năm sự có mặt của tờ báo đồng nghĩa với sự khó khăn gói ghém tài chánh của anh. Giọng bạn thiệt khiêm tốn: Thì làm cho vui đời vậy mà. Gánh nặng đã tự mình đặt lên vai thì phải bước đi thôi. Càng bước nhiều càng say sưa, và càng mệt. Lúc đó bà xã chưa qua. Vợ chưa qua có nghĩa là trách nhiệm với gia đình mình chưa hình dung được rõ ràng, đủ tiền mình ăn mì gói hằng ngày là vui rồi.
Chợt thương bạn vô cùng. Như cay cay mắt. Giống như mình, những người đàn ông mê say chữ nghĩa, sa đà vô sách vỡ tới nỗi nhìn đời lơ láo, bước chập chững của người cõi trên sa xuống trần, mản nguyện với tiền kiếm được đủ sống từ ngày. những chuyện khác của cuộc đời phú cho trời. Trời sanh voi sanh cỏ.
Chị Chi phân bua:
Anh biết không, khi tôi qua đến sau hơn mười năm ở lại bên đó, anh ấy dành dụm trong ngân hàng được mấy chục đồng! Nhìn con số mà muốn khóc thành tiếng. Chỉ còn biết cười…. ra nước mắt.
Sau câu nói là giọng cười dòn của người phụ nữ vui tính, chung thủy và chịu đựng. Tôi hiểu câu nói như là lời mắng yêu chớ không phải là lời oán trách về sự lựa chọn trái đời đối người chồng nhà văn,
Chị xem, bây giờ nhà cửa anh chị khang trang, ở nơi đô hội thuận tiện. Đó không phải là phần thưởng của Đấng Toàn Năng ban cho anh chị thì là gì. Chị nghĩ lại coi, bao nhiêu người được như anh: định hướng và xây dựng cho tòa nhà văn học hải ngoại. Tờ Văn Học đã góp công lớn vào sự hình thành bộ mặt văn học của người Việt lưu vong. Tiếng nói đó không ầm ĩ nhưng tác động rất mạnh, rất sâu, nó là một trong những tiếng lương tâm của người Việt lưu vong thời nó còn hiện diện.
Chị Chi bỏ vào bếp lục đục gì đó.
Giác già nua vẫn cười, không ra tiếng, nhưng rất hiền lành:
Tạp chí Văn Học ảnh hưởng nhiều lên người viết, người đọc. Nhưng người chủ trương, thì… như ông biết đó….
Tôi không để cho vấn đề đi quá sâu vào ý nghĩ bi quan. Thầm nghĩ. Mỗi người chỉ có một đời để hành động. Cốt sao mình không phụ với lương tâm và thỏa mãn sở thích thì được. Làm bậy, nếu lương tâm mình không lên tiếng thì lương tâm của số đông chung quanh sẽ lên tiếng. Cái bậy trước sau cũng ló ra. Đó là nói người có tầm vóc lớn, còn lục lục thường tài, cơm áo gạo tiền thì chẳng có gì đáng nói cả, tỷ tỷ người như vậy, sách vở nào bàn cho hết được!
Tôi nói một câu thiệt lãng nhách, nhạt phèo: Bạn đã làm quá hơn nhiệm vụ nhà văn.
Giác như không để ý đến câu của bạn, nói thêm: Rồi đây về sau, tâm trạng người Việt, văn chương Việt thời sau 75 tới cuối thế kỷ 20, người ta chỉ đi tìm ở văn học hải ngoại và ở văn chương truyền miệng trong nước mà thôi, không ở đâu khác. Mà văn học hải ngoại có nghĩa là sáng tác thơ văn các loại trong tập san và báo chí trên bất cứ nước nào có người Việt định cư.
Giác có quá chủ quan hay không, tương lai sẽ trả lời nhưng chắc chắn một điều là văn chương của tự do luôn luôn phản ảnh đúng đắn nhất sự suy tư của đám đông nói ngôn ngữ của thứ văn chương đó.
Trầm ngâm thiệt lâu, trôi chảy theo dòng suy tư của mình, lâu lắm Nguyễn Mộng Giác chép miệng:
Tội nghiệp Lưu Quang Vũ và Xuân Quỳnh. chết thảm! Tôi ậm ừ. Lưu Quang Vũ của những vở kịch nhột người một thời sôi động ở nhà hát Tây Sàigòn trong những năm đất nước mới trở mình. Có liên hệ chăng giữa sự làm nhột người và tai nạn bi thảm?
Ngựa Nãn Chân Bon nghiêm trang hơn, không cười: Dân chúng Ai Cập sau mấy chục năm bị khóa miệng giờ vui mừng có được tự do. Vui mừng nhứt là có tự do tư tưởng và ngôn luận. Chế độ nào khóa miệng dân chúng đều không tồn tại lâu.
Tôi nhắc đến việc các nhà xuất bản quốc tế vừa trao giải thưởng tự do xuất bản năm 2011 tại Á Căn Đình cho nhà xuất bản Giấy Vụn của ông Bùi Chất, Giác đúng ý, cười, sửa lại thế ngồi:
Phải quá đi chớ, ông ta can đảm, mở đường phản đối những vô lý. Việc mở đường nào cũng gian nan nguy hiểm. Tôi, NVS, nhớ đến hai câu thơ chót của Robert Frost trong bài The Road Not Taken: I took the one less traveled by,/ and that has made all the difference. Phải, con đường ít người đi có chông gai đó, nhưng quan trọng là làm thay đổi. Mọi thay đổi đều làm cuộc đời tươi đẹp hơn.
Chị Chi trong bếp ra, dến nhắc chồng uống thuốc. Giác ơ hờ cầm thuốc bằng bàn tay còn mạnh, chưa uống vội, vẫn say sưa nói chuyện như thời sung mãn của những năm vừa điều khiển báo, vừa làm tư chức toàn thời gian, vừa đi diễn thuyết, vừa viết truyện dài, vừa nuôi con.
Nhìn bạn ở trong tình trạng lão hóa: răng cỏ xệu xạo, người yếu đuối, nghe bạn nói hăn say đầy lửa, tôi cảm thương cho kiếp người. Luật nhân sinh rồi cũng đến, đối với người nầy người nọ, chậm hay mau mà thôi. Tôi biết rõ lòng bạn mình. Chiều tà của đời bắt buộc phải rửa tay gác kiếm văn chương, nhưng lòng tha thiết với cái đẹp của văn nghê, với lẽ công bình của cuộc đời luôn luôn là niềm ám ảnh. Tốt thôi bạn ơi khi ta hướng về cái đẹp dầu bằng hành động hay chỉ bằng ý tưởng.
Trước khi từ giả ra về tôi đọc mấy câu thơ làm sẵn ở nhà tặng bạn:
Mùa Biển Động
phong ba đen cùng khắp.
Ngựa Nãn Chân Bon
đành ngồi đó
ngắm nhân gian.
Thuyền Viễn Xứ
biết phương nào trôi dạt!
Sông Côn chăng?
Cũng Mùa Lũ hoành hành.
Chủ nhân xiết chặt bàn tay khách. Bàn tay bạn lạnh nhưng tôi thấy lòng mình không có cái buồn trĩu nặng như tôi tưởng trước khi đến căn nhà từng hội họp bạn bè văn nghệ ở khu phố Bolsa nầy trong biết bao nhiêu năm.
Nguyễn Văn Sâm
Victorville, CA, Dec 2010 – Apr. 2011
Người vợ tấm mẳn của anh, giọng Huế trong suốt, đứng kế bên chồng, líu lo chào đón khách. Nhìn cặp vợ chồng vui vẻ bên nhau, nhìn nụ cười tươi tắn của người chồng, tôi khó lòng tưởng tượng ra bạn mình đã một hai lần thoát khỏi lưỡi hái tử thần trong gang tấc vì những căn bệnh quái ác của tuổi già và cuôc sống. Mùa Biển Động có vẻ yếu đó, có dáng đi chậm chạp đó, một cánh tay không còn mạnh mẽ bình thường như xưa đó, nhưng nụ cười thiệt tươi, cặp mắt thiệt sáng vẫn như ngày nào. Thân thiện và cởi mở. Ngồi nói chuyện với anh mới thấy anh nói năng khôn ngoan, nhận định sâu sắc của người không những luôn theo dõi những sinh hoạt văn nghệ VN ở ngoài này và ở trong nước mà còn đào sâu những suy nghĩ về những điều mình nghe thấy, mình cảm nhận. Tôi để ý những nhận xét xác quyết của anh: Tạp chí văn nghệ thuần túy ngoài nầy hoàn toàn đi vào bế tắc. Ra tờ nào thì chết tờ nấy dầu lực lượng người viết hùng mạnh đến cở nào. Người ta không còn thói quen đọc tạp chí văn nghệ in ấn nữa. Có đọc hay không những bài viết trên internet thì không rõ, nhưng chắc chắn là tạp chí văn nghệ thuần túy chữ nghĩa và chuyên về khảo cứu văn học, chuyên chở tư tưởng thì khó lòng thọ, có sống thì cũng è ạch rồi chìm lỉm thôi. Người có tài điều hành lắm như Viên Linh mới có thể cho tờ Khởi Hành sống được. Nhưng đây là trường hợp ngoại lệ. Còn ngoài ra thì … Người nói không cần nói hết câu. Lâu lắm anh mói nói tiếp: …Có thể xuống cấp, nếu người chủ trương đồng ý cho đăng chuyện tương đối mát mẻ, truyện kinh dị, tài liệu minh tinh Hồng Kông, Hàn Quốc .. Nhưng như vậy thì không phải là tờ tạp chí văn học nữa rồi.
Anh cười buồn và hóm hỉnh ở từ mát mẻ mà tôi mới học được trên net gần đây đưa ra giúp khi anh đương tìm chữ. Tôi xác quyết anh đã không xuống cấp tờ Văn Học dầu trong bao nhiêu năm sự có mặt của tờ báo đồng nghĩa với sự khó khăn gói ghém tài chánh của anh. Giọng bạn thiệt khiêm tốn: Thì làm cho vui đời vậy mà. Gánh nặng đã tự mình đặt lên vai thì phải bước đi thôi. Càng bước nhiều càng say sưa, và càng mệt. Lúc đó bà xã chưa qua. Vợ chưa qua có nghĩa là trách nhiệm với gia đình mình chưa hình dung được rõ ràng, đủ tiền mình ăn mì gói hằng ngày là vui rồi.
Chợt thương bạn vô cùng. Như cay cay mắt. Giống như mình, những người đàn ông mê say chữ nghĩa, sa đà vô sách vỡ tới nỗi nhìn đời lơ láo, bước chập chững của người cõi trên sa xuống trần, mản nguyện với tiền kiếm được đủ sống từ ngày. những chuyện khác của cuộc đời phú cho trời. Trời sanh voi sanh cỏ.
Chị Chi phân bua:
Anh biết không, khi tôi qua đến sau hơn mười năm ở lại bên đó, anh ấy dành dụm trong ngân hàng được mấy chục đồng! Nhìn con số mà muốn khóc thành tiếng. Chỉ còn biết cười…. ra nước mắt.
Sau câu nói là giọng cười dòn của người phụ nữ vui tính, chung thủy và chịu đựng. Tôi hiểu câu nói như là lời mắng yêu chớ không phải là lời oán trách về sự lựa chọn trái đời đối người chồng nhà văn,
Chị xem, bây giờ nhà cửa anh chị khang trang, ở nơi đô hội thuận tiện. Đó không phải là phần thưởng của Đấng Toàn Năng ban cho anh chị thì là gì. Chị nghĩ lại coi, bao nhiêu người được như anh: định hướng và xây dựng cho tòa nhà văn học hải ngoại. Tờ Văn Học đã góp công lớn vào sự hình thành bộ mặt văn học của người Việt lưu vong. Tiếng nói đó không ầm ĩ nhưng tác động rất mạnh, rất sâu, nó là một trong những tiếng lương tâm của người Việt lưu vong thời nó còn hiện diện.
Chị Chi bỏ vào bếp lục đục gì đó.
Giác già nua vẫn cười, không ra tiếng, nhưng rất hiền lành:
Tạp chí Văn Học ảnh hưởng nhiều lên người viết, người đọc. Nhưng người chủ trương, thì… như ông biết đó….
Tôi không để cho vấn đề đi quá sâu vào ý nghĩ bi quan. Thầm nghĩ. Mỗi người chỉ có một đời để hành động. Cốt sao mình không phụ với lương tâm và thỏa mãn sở thích thì được. Làm bậy, nếu lương tâm mình không lên tiếng thì lương tâm của số đông chung quanh sẽ lên tiếng. Cái bậy trước sau cũng ló ra. Đó là nói người có tầm vóc lớn, còn lục lục thường tài, cơm áo gạo tiền thì chẳng có gì đáng nói cả, tỷ tỷ người như vậy, sách vở nào bàn cho hết được!
Tôi nói một câu thiệt lãng nhách, nhạt phèo: Bạn đã làm quá hơn nhiệm vụ nhà văn.
Giác như không để ý đến câu của bạn, nói thêm: Rồi đây về sau, tâm trạng người Việt, văn chương Việt thời sau 75 tới cuối thế kỷ 20, người ta chỉ đi tìm ở văn học hải ngoại và ở văn chương truyền miệng trong nước mà thôi, không ở đâu khác. Mà văn học hải ngoại có nghĩa là sáng tác thơ văn các loại trong tập san và báo chí trên bất cứ nước nào có người Việt định cư.
Giác có quá chủ quan hay không, tương lai sẽ trả lời nhưng chắc chắn một điều là văn chương của tự do luôn luôn phản ảnh đúng đắn nhất sự suy tư của đám đông nói ngôn ngữ của thứ văn chương đó.
Trầm ngâm thiệt lâu, trôi chảy theo dòng suy tư của mình, lâu lắm Nguyễn Mộng Giác chép miệng:
Tội nghiệp Lưu Quang Vũ và Xuân Quỳnh. chết thảm! Tôi ậm ừ. Lưu Quang Vũ của những vở kịch nhột người một thời sôi động ở nhà hát Tây Sàigòn trong những năm đất nước mới trở mình. Có liên hệ chăng giữa sự làm nhột người và tai nạn bi thảm?
Ngựa Nãn Chân Bon nghiêm trang hơn, không cười: Dân chúng Ai Cập sau mấy chục năm bị khóa miệng giờ vui mừng có được tự do. Vui mừng nhứt là có tự do tư tưởng và ngôn luận. Chế độ nào khóa miệng dân chúng đều không tồn tại lâu.
Tôi nhắc đến việc các nhà xuất bản quốc tế vừa trao giải thưởng tự do xuất bản năm 2011 tại Á Căn Đình cho nhà xuất bản Giấy Vụn của ông Bùi Chất, Giác đúng ý, cười, sửa lại thế ngồi:
Phải quá đi chớ, ông ta can đảm, mở đường phản đối những vô lý. Việc mở đường nào cũng gian nan nguy hiểm. Tôi, NVS, nhớ đến hai câu thơ chót của Robert Frost trong bài The Road Not Taken: I took the one less traveled by,/ and that has made all the difference. Phải, con đường ít người đi có chông gai đó, nhưng quan trọng là làm thay đổi. Mọi thay đổi đều làm cuộc đời tươi đẹp hơn.
Chị Chi trong bếp ra, dến nhắc chồng uống thuốc. Giác ơ hờ cầm thuốc bằng bàn tay còn mạnh, chưa uống vội, vẫn say sưa nói chuyện như thời sung mãn của những năm vừa điều khiển báo, vừa làm tư chức toàn thời gian, vừa đi diễn thuyết, vừa viết truyện dài, vừa nuôi con.
Nhìn bạn ở trong tình trạng lão hóa: răng cỏ xệu xạo, người yếu đuối, nghe bạn nói hăn say đầy lửa, tôi cảm thương cho kiếp người. Luật nhân sinh rồi cũng đến, đối với người nầy người nọ, chậm hay mau mà thôi. Tôi biết rõ lòng bạn mình. Chiều tà của đời bắt buộc phải rửa tay gác kiếm văn chương, nhưng lòng tha thiết với cái đẹp của văn nghê, với lẽ công bình của cuộc đời luôn luôn là niềm ám ảnh. Tốt thôi bạn ơi khi ta hướng về cái đẹp dầu bằng hành động hay chỉ bằng ý tưởng.
Trước khi từ giả ra về tôi đọc mấy câu thơ làm sẵn ở nhà tặng bạn:
Mùa Biển Động
phong ba đen cùng khắp.
Ngựa Nãn Chân Bon
đành ngồi đó
ngắm nhân gian.
Thuyền Viễn Xứ
biết phương nào trôi dạt!
Sông Côn chăng?
Cũng Mùa Lũ hoành hành.
Chủ nhân xiết chặt bàn tay khách. Bàn tay bạn lạnh nhưng tôi thấy lòng mình không có cái buồn trĩu nặng như tôi tưởng trước khi đến căn nhà từng hội họp bạn bè văn nghệ ở khu phố Bolsa nầy trong biết bao nhiêu năm.
Nguyễn Văn Sâm
Victorville, CA, Dec 2010 – Apr. 2011
No comments:
Post a Comment