19.07.2012
Năm 1996, tôi nhận được tài trợ của Hội
đồng nghệ thuật Úc (Australian Council for the Arts) để tiến hành một dự án
nghiên cứu về văn học Việt Nam. Số tiền đủ để đi một chuyến bốn tuần ở Việt
Nam, từ Hà Nội vào Sài Gòn thăm gia đình, bạn bè, và đặc biệt, mua thật nhiều
sách.
Thời ấy, giá sách ở Việt Nam còn rẻ lắm; tính ra tiền Úc, phần lớn chỉ vài chục cent / một cuốn. Mua được bao nhiêu tôi lại đóng thùng gửi về Úc bấy nhiêu. Một số nhân viên bưu điện, để tăng thu nhập, sẵn sàng đến tận khách sạn để đóng gói, tính tiền và mang đi gửi. Mình chẳng tốn công gì cả. Vì thế tôi cứ… tranh thủ mua. Hết thùng này đến thùng khác. Tôi không đếm, nhưng chắc chắn không dưới một ngàn cuốn. Nhiều nhất là thơ và sách lý luận phê bình. Và hầu hết đều dở. Tôi đã biết trước là dở. Thơ Sóng Hồng, Lê Đức Thọ, Xuân Thủy… hay sách “lý luận về văn hóa nghệ thuật” của Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng… thì hay nỗi gì chứ? Vậy mà tôi vẫn mua. Người thưởng thức chỉ cần mua và đọc những gì mình thích. Người làm công việc nghiên cứu thì khác: phải có tất cả những gì mình cần. Cái gọi là đối tượng nghiên cứu có thể là bất cứ thứ gì, kể cả đờm, dãi và phân! Huống gì là sách dở.
Trong cái đống thượng vàng hạ cám tôi mua dạo ấy, có một số tôi rất thích, ví dụ, toàn bộ các số Nhân Văn và Giai Phẩm dù tất cả đều chỉ là photocopy chứ không phải là bản gốc; tập Thơ điên (thứ thiêt) do Thái Bình Điên Quấc xuất bản năm 1970, trong đó có thơ của Bùi Giáng và Nguyễn Ngu Í; đặc biệt, ở trang đầu tiên, có lời ghi “Thay mặt bác sĩ Nguyễn Tuấn Anh, giám đốc nhà thương điên Biên Hòa, tặng anh Từ Mẫn, Lá Bối”.
Tuy nhiên, cuốn sách để lại cho tôi nhiều kỷ niệm nhất lại là cuốn Những nhiệm vụ trước mắt của công tác tư tưởng của Lê Đức Thọ. Bình thường, loại sách như thế là loại tôi cần lúc ấy. Nhưng chắc chắn nó sẽ không gây nên bất cứ ấn tượng gì nếu trên bìa không có chữ “MẬT” in thật đậm. Cầm cuốn sách, trong một tiệm sách cũ chật chội và nhếch nhác ở Hà Nội, tay tôi hơi run run. Trước đó, tôi không bao giờ nghĩ mình sẽ có được một “tài liệu mật” quý báu như vậy. Tôi vội quơ quào một đống sách khác, thật nhiều, để, với hy vọng, lúc tính tiền, người chủ tiệm sẽ không để ý đến chữ “MẬT” ấy. Mà ông chủ cũng chả thèm để ý thật. Tôi mừng húm.
Về khách sạn, lại lo chuyện gửi “tài liệu mật” ấy về Úc. Tôi bỏ thì giờ đi mua giấy về bọc cái bìa cuốn sách ấy lại để che cái chữ “MẬT” màu đỏ chình ình kia. Rồi gọi người nhân viên bưu điện quen đến khách sạn để gửi sách. Có hai người cùng đến: một người là nhân viên quèn có nhiệm vụ bỏ sách vào thùng, đóng chặt lại và cân để tính giá tiền; và một người khác chỉ đứng quan sát, cuối cùng, làm giấy tờ và nhận tiền. May, cả hai đều chẳng chú ý gì đến các cuốn sách tôi gửi. Mọi thủ tục đều được tiến hành nhanh chóng và ổn thỏa. Đến lúc họ mang sách đi, tôi mới thở phào nhẹ nhõm. Hơn một tuần sau, gọi điện thoại về nhà, tôi an tâm khi nghe nói thùng sách đã tới!
Khi về lại Úc, đến nhà, một trong những công việc tôi làm ngay trước khi nghỉ ngơi là mở thùng sách ấy, xem cái “tài liệu mật” của mình có ở đó hay không. Có. Tôi để riêng cuốn sách ấy trên một góc kệ, nơi bày những cuốn sách tôi cho là quan trọng nhất.
Mấy ngày sau, rảnh, tôi mới mang cái “tài liệu mật” ấy ra đọc. Tôi hơi ngạc nhiên khi thấy, ở trang cuối, ghi là cuốn sách ấy in đến 4000 bản. Ủa, “mật” mà in đến 4000 cuốn thì cũng không đến nỗi… mật lắm. Nhưng thôi, tôi cũng cố đọc từ đầu đến cuối. Cuốn sách khá mỏng, chỉ có 114 trang, được chia làm năm phần:
Thời ấy, giá sách ở Việt Nam còn rẻ lắm; tính ra tiền Úc, phần lớn chỉ vài chục cent / một cuốn. Mua được bao nhiêu tôi lại đóng thùng gửi về Úc bấy nhiêu. Một số nhân viên bưu điện, để tăng thu nhập, sẵn sàng đến tận khách sạn để đóng gói, tính tiền và mang đi gửi. Mình chẳng tốn công gì cả. Vì thế tôi cứ… tranh thủ mua. Hết thùng này đến thùng khác. Tôi không đếm, nhưng chắc chắn không dưới một ngàn cuốn. Nhiều nhất là thơ và sách lý luận phê bình. Và hầu hết đều dở. Tôi đã biết trước là dở. Thơ Sóng Hồng, Lê Đức Thọ, Xuân Thủy… hay sách “lý luận về văn hóa nghệ thuật” của Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng… thì hay nỗi gì chứ? Vậy mà tôi vẫn mua. Người thưởng thức chỉ cần mua và đọc những gì mình thích. Người làm công việc nghiên cứu thì khác: phải có tất cả những gì mình cần. Cái gọi là đối tượng nghiên cứu có thể là bất cứ thứ gì, kể cả đờm, dãi và phân! Huống gì là sách dở.
Trong cái đống thượng vàng hạ cám tôi mua dạo ấy, có một số tôi rất thích, ví dụ, toàn bộ các số Nhân Văn và Giai Phẩm dù tất cả đều chỉ là photocopy chứ không phải là bản gốc; tập Thơ điên (thứ thiêt) do Thái Bình Điên Quấc xuất bản năm 1970, trong đó có thơ của Bùi Giáng và Nguyễn Ngu Í; đặc biệt, ở trang đầu tiên, có lời ghi “Thay mặt bác sĩ Nguyễn Tuấn Anh, giám đốc nhà thương điên Biên Hòa, tặng anh Từ Mẫn, Lá Bối”.
Tuy nhiên, cuốn sách để lại cho tôi nhiều kỷ niệm nhất lại là cuốn Những nhiệm vụ trước mắt của công tác tư tưởng của Lê Đức Thọ. Bình thường, loại sách như thế là loại tôi cần lúc ấy. Nhưng chắc chắn nó sẽ không gây nên bất cứ ấn tượng gì nếu trên bìa không có chữ “MẬT” in thật đậm. Cầm cuốn sách, trong một tiệm sách cũ chật chội và nhếch nhác ở Hà Nội, tay tôi hơi run run. Trước đó, tôi không bao giờ nghĩ mình sẽ có được một “tài liệu mật” quý báu như vậy. Tôi vội quơ quào một đống sách khác, thật nhiều, để, với hy vọng, lúc tính tiền, người chủ tiệm sẽ không để ý đến chữ “MẬT” ấy. Mà ông chủ cũng chả thèm để ý thật. Tôi mừng húm.
Về khách sạn, lại lo chuyện gửi “tài liệu mật” ấy về Úc. Tôi bỏ thì giờ đi mua giấy về bọc cái bìa cuốn sách ấy lại để che cái chữ “MẬT” màu đỏ chình ình kia. Rồi gọi người nhân viên bưu điện quen đến khách sạn để gửi sách. Có hai người cùng đến: một người là nhân viên quèn có nhiệm vụ bỏ sách vào thùng, đóng chặt lại và cân để tính giá tiền; và một người khác chỉ đứng quan sát, cuối cùng, làm giấy tờ và nhận tiền. May, cả hai đều chẳng chú ý gì đến các cuốn sách tôi gửi. Mọi thủ tục đều được tiến hành nhanh chóng và ổn thỏa. Đến lúc họ mang sách đi, tôi mới thở phào nhẹ nhõm. Hơn một tuần sau, gọi điện thoại về nhà, tôi an tâm khi nghe nói thùng sách đã tới!
Khi về lại Úc, đến nhà, một trong những công việc tôi làm ngay trước khi nghỉ ngơi là mở thùng sách ấy, xem cái “tài liệu mật” của mình có ở đó hay không. Có. Tôi để riêng cuốn sách ấy trên một góc kệ, nơi bày những cuốn sách tôi cho là quan trọng nhất.
Mấy ngày sau, rảnh, tôi mới mang cái “tài liệu mật” ấy ra đọc. Tôi hơi ngạc nhiên khi thấy, ở trang cuối, ghi là cuốn sách ấy in đến 4000 bản. Ủa, “mật” mà in đến 4000 cuốn thì cũng không đến nỗi… mật lắm. Nhưng thôi, tôi cũng cố đọc từ đầu đến cuối. Cuốn sách khá mỏng, chỉ có 114 trang, được chia làm năm phần:
Tình hình tư tưởng
cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân
Tình hình và nhiệm
vụ cách mạng nước ta trong giai đoạn mới
Nhiệm vụ công tác
tư tưởng
Phương hướng cải
tiến công tác tư tưởng
Kiện toàn cơ quan
giúp cấp ủy làm công tác tư tưởng
Tôi đọc chầm chậm,
thật kỹ, hơi chút phập phồng, tưởng sẽ bắt gặp được những chi tiết quan trọng
và thú vị để có thể khai thác trong một bài viết nào đó liên quan đến tình hình
văn học hoặc văn hóa Việt Nam. Nhưng, không. Chả thấy gì cả. Cũng vẫn những
luận điểm và luận điệu chung chung. Vẫn những ý kiến tuyên tuyền cũ mèm cũ
rích. Giống như vô số các cuốn sách hay bài báo khác. Lạ, may ra, chỉ có vài
đoạn tự phê bình về những sai lầm trong chính sách của đảng và những thoái hóa
của một số cán bộ, đảng viên. Nhưng những sự phê bình ấy, thật ra, cũng chẳng
có gì lạ. Thứ nhất, ở Việt Nam, hầu như ai cũng biết. Thứ hai, chúng cũng được
rào đón thật kỹ.
Nói chung, cái cuốn sách được in chữ “MẬT” ấy chả có gì là bí mật cả. Toàn những chuyện ai cũng biết.
Lúc ấy, tôi nhớ đến chuyện khác: trong hai năm, từ giữa 1979 đến giữa 1981, lúc còn là cán bộ giảng dạy ở Khoa Văn trường Đại Học Sư Phạm thành phố Hồ Chí Minh, tôi và các đồng nghiệp cũng từng tham dự nhiều buổi học tập chính trị. Nhớ, một hai buổi đầu tiên, tôi rất căng thẳng. Khi được thông báo về buổi huấn luyện, bao giờ chúng tôi cũng được dặn dò: Không được mang theo bút hay giấy; không được ghi chép khi nghe giảng. Chỉ dỏng tai lên nghe và nhớ thôi! Lời dặn dò ấy làm không khí thêm trầm trọng. Những cán bộ giảng dạy trẻ, nhất là dân miền Nam, đến giảng đường với một bộ mặt hết sức “khẩn trương”. Nhưng càng nghe, tôi càng ngạc nhiên. Thì cũng toàn những chuyện rất ư bình thường. Cũng những khó khăn về kinh tế và xã hội của thời hậu chiến. Cũng cuộc chiến tranh “ai thắng ai” trên mặt trận tư tưởng. Cũng những âm mưu đánh phá của đế quốc phương Tây và bá quyền Trung Quốc. Rất chung chung. Và cũng rất sáo. Vậy mà, trước và sau buổi dạy, các giảng viên bao giờ cũng nhấn mạnh: “Tối mật!”
Ối giời ơi, tôi lại nhớ đến mấy chuyện tiếu lâm ở Việt Nam sau năm 1975. Khi viết bản tiểu sử trích ngang cho các “đồng chí” lãnh đạo, một đảng viên hỏi thủ trưởng:
Nói chung, cái cuốn sách được in chữ “MẬT” ấy chả có gì là bí mật cả. Toàn những chuyện ai cũng biết.
Lúc ấy, tôi nhớ đến chuyện khác: trong hai năm, từ giữa 1979 đến giữa 1981, lúc còn là cán bộ giảng dạy ở Khoa Văn trường Đại Học Sư Phạm thành phố Hồ Chí Minh, tôi và các đồng nghiệp cũng từng tham dự nhiều buổi học tập chính trị. Nhớ, một hai buổi đầu tiên, tôi rất căng thẳng. Khi được thông báo về buổi huấn luyện, bao giờ chúng tôi cũng được dặn dò: Không được mang theo bút hay giấy; không được ghi chép khi nghe giảng. Chỉ dỏng tai lên nghe và nhớ thôi! Lời dặn dò ấy làm không khí thêm trầm trọng. Những cán bộ giảng dạy trẻ, nhất là dân miền Nam, đến giảng đường với một bộ mặt hết sức “khẩn trương”. Nhưng càng nghe, tôi càng ngạc nhiên. Thì cũng toàn những chuyện rất ư bình thường. Cũng những khó khăn về kinh tế và xã hội của thời hậu chiến. Cũng cuộc chiến tranh “ai thắng ai” trên mặt trận tư tưởng. Cũng những âm mưu đánh phá của đế quốc phương Tây và bá quyền Trung Quốc. Rất chung chung. Và cũng rất sáo. Vậy mà, trước và sau buổi dạy, các giảng viên bao giờ cũng nhấn mạnh: “Tối mật!”
Ối giời ơi, tôi lại nhớ đến mấy chuyện tiếu lâm ở Việt Nam sau năm 1975. Khi viết bản tiểu sử trích ngang cho các “đồng chí” lãnh đạo, một đảng viên hỏi thủ trưởng:
Ở mục trình độ học
vấn, nên viết thế nào ạ?
Thủ trưởng đáp:
Cứ để trống.
Thưa đồng chí,
nhưng sao lại để trống ạ?
Thủ trưởng gắt:
Đồng chí không
được hỏi lôi thôi! Đó là một bí mật quốc gia!
Người đảng viên ngây thơ và ngoan ngoãn ghi vào bản tiểu sử, phần “trình độ học vấn”: Bí mật quốc gia!
Theo kiểu viết như vậy, tiểu sử trích ngang của ông Hồ Chí Minh sẽ như thế này:
Ngày tháng năm sinh: 19/5/1890
Dòng dõi: Bí mật quốc gia
Trình độ học vấn: Bí mật quốc gia
Trình trạng gia đình: Bí mật quốc gia
Ngày chết: Bí mật quốc gia
Chứ không phải sao? Về dòng dõi của Hồ Chí Minh, cụ thể là ông nội thật của Hồ Chí Minh, ở Hà Nội, trong giới nghiên cứu sử, ai mà chẳng biết, nhưng trừ Trần Quốc Vượng vốn tính bỗ bã, có ai dám đề cập? Ngày chết của Hồ Chí Minh cũng vậy. Ai cũng biết là không phải ngày 3 tháng 9 năm 1969, nhưng nói ra là phạm tội. Chuyện gia đình của Hồ Chí Minh lại càng là một bí mật. Nhớ, năm nào Vũ Kim Hạnh đã bị cách chức Tổng biên tập báo Tuổi Trẻ chỉ vì lỡ đăng một bản tin ngắn về chuyện Hồ Chí Minh đã có một đời vợ người Trung Quốc. Nếu Tuổi Trẻ mà phanh phui cả chuyện các cô Nông Thị Xuân gì đó nữa thì Vũ Kim Hạnh bị xử trảm là cái chắc!
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
No comments:
Post a Comment