22.07.2012
Không như thông lệ, diễn đàn an ninh khu
vực ASEAN diễn ra tại thủ đô của Campuchia trong tuần qua đã không kết thúc
bằng một thông cáo chung và bức ảnh chụp chung với những nụ cười tươi, bày tỏ
tình đoàn kết trong tổ chức khu vực vốn vẫn tự hào về truyền thống “ASEAN”, dựa
trên đồng thuận và hợp tác. Lần này, một số nước hội viên quy lỗi cho nước chủ
nhà Campuchia về sự thất bại này, với những lời chỉ trích cay đắng. Điều gì xảy
ra tại diễn đàn ASEAN? Câu Chuyện Việt Nam kỳ này do Hoài Hương phụ trách sẽ
mang đến quý vị một số chi tiết trong hậu trường tại diễn đàn ASEAN.
Lần đầu tiên trong lịch sử 45 năm của ASEAN, các nước hội viên không đạt được đồng thuận để đưa ra một thông cáo chung, bất chấp cố gắng phi thường của Indonesia và Singapore soạn đi soạn lại bản dự thảo tới 18 lần, và bất chấp sự nhượng bộ của Philippines và Việt Nam, đồng ý thay đổi một số ngôn từ trong dự thảo để mong thuyết phục được Campuchia hãy chấp nhận bản tuyên bố chung. Campuchia là Chủ tịch luân phiên ASEAN và cũng là đồng minh thân cận của Trung Quốc.
Hãng tin Reuters trích lời một nhà ngoại giao có mặt tại diễn đàn ASEAN xin giấu tên, nói rằng: “Nói một cách đơn giản, Trung Quốc đã mua chuộc ông Chủ tịch”.
Nhà ngoại giao viện dẫn một bài báo đăng trên Tân Hoa Xã hôm thứ Năm, trích lời Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì, cám ơn Thủ Tướng Campuchia Hun sen đã hậu thuẫn “các quyền lợi cốt lõi” của Trung Quốc.
Campuchia đã một mực bác bỏ, không chấp nhận việc đề cập tới tên Bãi cạn Scarborough trong bản tuyên bố. Bãi cạn Scarborough là địa điểm nơi xảy ra cuộc đối đầu nghiêm trọng nhất trong cuộc tranh chấp biển giữa Philippines với Trung Quốc hồi gần đây, đã khiến giới phân tích lo ngại về nguy cơ xảy ra một cuộc xung đột võ trang.
Lần đầu tiên trong lịch sử 45 năm của ASEAN, các nước hội viên không đạt được đồng thuận để đưa ra một thông cáo chung, bất chấp cố gắng phi thường của Indonesia và Singapore soạn đi soạn lại bản dự thảo tới 18 lần, và bất chấp sự nhượng bộ của Philippines và Việt Nam, đồng ý thay đổi một số ngôn từ trong dự thảo để mong thuyết phục được Campuchia hãy chấp nhận bản tuyên bố chung. Campuchia là Chủ tịch luân phiên ASEAN và cũng là đồng minh thân cận của Trung Quốc.
Hãng tin Reuters trích lời một nhà ngoại giao có mặt tại diễn đàn ASEAN xin giấu tên, nói rằng: “Nói một cách đơn giản, Trung Quốc đã mua chuộc ông Chủ tịch”.
Nhà ngoại giao viện dẫn một bài báo đăng trên Tân Hoa Xã hôm thứ Năm, trích lời Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì, cám ơn Thủ Tướng Campuchia Hun sen đã hậu thuẫn “các quyền lợi cốt lõi” của Trung Quốc.
Campuchia đã một mực bác bỏ, không chấp nhận việc đề cập tới tên Bãi cạn Scarborough trong bản tuyên bố. Bãi cạn Scarborough là địa điểm nơi xảy ra cuộc đối đầu nghiêm trọng nhất trong cuộc tranh chấp biển giữa Philippines với Trung Quốc hồi gần đây, đã khiến giới phân tích lo ngại về nguy cơ xảy ra một cuộc xung đột võ trang.
Nhà ngoại giao kể rằng Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia Hor Nam Hong đã
nổi nóng gom góp giấy tờ và bước ra khỏi phòng, khi Bộ trưởng Ngoại giao
Indonesia và Singapore tìm cách thuyết phục ông một lần cuối cùng hãy chấp nhận
một giải pháp tương nhượng.
Ông Hor Nam Hong một mực lập đi lập lại rằng cuộc tranh chấp tại Biển Đông, là một vấn đề song phương, và theo nguyên tắc, Hiệp Hội các Quốc gia Đông Nam Á không nên ngả về bất cứ phe nào trong các cuộc tranh chấp “song phương”, đó cũng là lập trường của Trung Quốc bấy lâu nay.
Các nhà ngoại giao nói trong cương vị Chủ tịch luân phiên ASEAN, lẽ ra Campuchia phải tìm cách vận động để các nước hội viên đạt được đồng thuận, nhưng ngược lại chính Campuchia đã cản trở việc thảo luận chứ chưa nói gì đến việc tìm cách giải quyết tranh chấp.
Bài xã luận của báo The Nation của Thái Lan số ra ngày 15 tháng Bảy, tố cáo Campuchia là đặt quyền lợi riêng lên trên tình đoàn kết khu vực.
Bài xã luận có đoạn viết: “Trong cương vị Chủ tịch ASEAN, Campuchia đã đưa ra một lập trường bất khoan nhượng về vấn đề Biển Đông. Thay vì cố gắng tìm ra đáp số chung giữa các bên tranh chấp như các Chủ tịch ASEAN trước đây đã làm, thì nước chủ nhà Campuchia đã đặt quyền lợi quốc gia lên trên sự đoàn kết của khối. Về lâu về dài, hành động này sẽ phản tác dụng, phương hại đến cả Campuchia lẫn ASEAN nói chung.”
Ông Brad Adams của Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch cũng đồng ý với quan điểm đó. Ông nói rằng Campuchia đang thiết lập các quan hệ đồng minh với những người mà ông cho là có thể phục vụ quyền lợi riêng.
Ông Adams nói: “Ông Hun sen chứng tỏ rằng ông đang xây dựng quan hệ đồng minh với những người ông ta tin sẽ phục vụ quyền lợi của ông. Tôi không nghĩ ông làm quyết định vì cho rằng nó sẽ phục vụ quyền lợi của đất nước ông, tôi nghĩ ông ấy quan tâm hơn về liệu quyết định đó có phục vụ cho quyền lợi chính trị của ông hay các mục tiêu của cá nhân ông hay không.”
Ông Adams nhận định: “Rõ ràng ông Hun Sen đã ngả về phe Trung Quốc chống lại Việt Nam. Thế cho nên không thể nói ông là “bù nhìn của Hà Nội” như lời tố cáo của một số người ở Campuchia. ”
Thái độ khó hiểu của nước chủ nhà chỉ có thể được giải thích là do áp lực của Trung Quốc.
Trong hơn một thập niên trở lại đây, Campuchia và Trung Quốc đã xây dựng quan hệ song phương và tăng cường hợp tác, thắt chặt tình hữu nghị hơn bao giờ hết. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) do Trung Quốc đổ vào Campuchia lên tới 1,2 tỉ đôla trong năm 2011, cao gấp gần 10 lần FDI từ Hoa Kỳ, dựa trên ước tính của Hội đồng Phát triển Quốc gia của chính phủ Campuchia.
Nhưng Thủ Tướng Campuchia Hun Sen đã giận dữ bác bỏ những cáo buộc cho rằng Trung Quốc đã “mua” Campuchia để nước này ủng hộ lập trường của Trung Quốc trong cuộc tranh chấp chủ quyền Biển Đông.
Có ý kiến cho rằng Campuchia đã dùng cương vị Chủ tịch ASEAN để gạt bỏ mọi cố gắng nhằm nêu vấn đề tranh chấp biển trước ra hội nghị ASEAN, và Diễn đàn Khu vực ASEAN.
Tin của Reuters tường trình rằng hôm thứ Năm, đúng vào lúc Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Del Rosario bắt đầu nêu lên vấn đề Biển Đông lên tại một cuộc họp ASEAN hồi tuần trước, máy vi âm của ông bỗng nhiên tắt ngúm.
Chủ nhà Campuchia giải thích rằng đây là một trục trặc kỹ thuật nhưng một số nhà ngoại giao có mặt đặt nghi vấn về cái gọi là trục trặc kỹ thuật ấy.
Họ nói làm sao giải thích được hành động “phản ngoại giao”, “phản ASEAN” của Ngoại trưởng Campuchia khi ông cắt ngang bài diễn văn của Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan ngay đúng lúc ông nêu lên vấn đề Biển Đông, bất chấp sự chống đối của nước chủ nhà?
Các nhà ngoại giao lưu ý đến sự rạn nứt trong nội bộ ASEAN, giữa một bên là các nước về phe với Trung Quốc và bên kia là các nước sẵn sàng đối đầu với Trung Quốc, trong đó có Việt Nam và Philippine, là nguyên nhân đưa đến sự thất bại của Diễn đàn An ninh Khu vực tại Pnom Penh.
Trong khi chỉ có Trung Quốc lên tiếng ca tụng sự “thành công ”của hội nghị ASEAN, các nước tham hội phần lớn đều bày tỏ thất vọng về sự kiện ASEAN không ra được một thông cáo chung.
Thất bại này đã khơi dậy một mối lo sợ bấy lâu về tính hữu hiệu và tương lai của ASEAN. Giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc Phòng Australia nói rằng tình trạng thiếu đoàn kết trong nội bộ ASEAN sẽ cho phép các cường quốc bên ngoài khai thác sự rạn nứt đó.
Ông Thayer nói: “Đây là lần đầu tiên bức tường thành gìn giữ nền tự trị khu vực đã bị phá vỡ. Trung Quốc giờ đây đã len lỏi tới chính điện bất khả xâm phạm của ASEAN, để thừa nước đục khai thác những sự chia rẽ trong nội bộ các nước hội viên ASEAN.”
Sự thất bại của ASEAN đặt nghi vấn về tương lai của ASEAN và tính khả thi của mục tiêu mà tổ chức khu vực muốn đạt được, là một bộ quy tắc ứng xử trên Biển, COC, để ngăn chận cuộc tranh chấp leo thang thành một cuộc xung đột vũ trang giữa các nước đòi chủ quyền chồng chéo trên Biển Đông.
Giáo sư Thayer nói: “Một bộ quy tắc ứng xử trên Biển, gọi tắt là COC được thiết kế để trở thành như một bộ luật phác họa các luật chơi, và thiết lập cơ chế để giải quyết tranh chấp nếu xảy ra xung đột, xích mích.”
Sự đoàn kết và liên đới trong nội bộ khối ASEAN là yếu tố thiết yếu cho sự sống còn của tổ chức khu vực này. Bài xã luận của The Nation cảnh giác rằng nếu các nước hội viên chỉ lo cho quyền lợi riêng của mình như Campuchia đã làm, thì ASEAN sẽ không có tương lai. Bài xã luận nói rằng giải pháp đồng thuận và các chính sách không can thiệp vào nội tình nước khác đã cho phép mỗi thành viên theo đuổi các quyền lợi riêng tư. Tuy nhiên, không có nguyên tắc nào cho phép chủ tịch luân phiên của ASEAN tự đứng ra làm quyết định, bất chấp tiếng nói của đa số.
Ông Hor Nam Hong một mực lập đi lập lại rằng cuộc tranh chấp tại Biển Đông, là một vấn đề song phương, và theo nguyên tắc, Hiệp Hội các Quốc gia Đông Nam Á không nên ngả về bất cứ phe nào trong các cuộc tranh chấp “song phương”, đó cũng là lập trường của Trung Quốc bấy lâu nay.
Các nhà ngoại giao nói trong cương vị Chủ tịch luân phiên ASEAN, lẽ ra Campuchia phải tìm cách vận động để các nước hội viên đạt được đồng thuận, nhưng ngược lại chính Campuchia đã cản trở việc thảo luận chứ chưa nói gì đến việc tìm cách giải quyết tranh chấp.
Bài xã luận của báo The Nation của Thái Lan số ra ngày 15 tháng Bảy, tố cáo Campuchia là đặt quyền lợi riêng lên trên tình đoàn kết khu vực.
Bài xã luận có đoạn viết: “Trong cương vị Chủ tịch ASEAN, Campuchia đã đưa ra một lập trường bất khoan nhượng về vấn đề Biển Đông. Thay vì cố gắng tìm ra đáp số chung giữa các bên tranh chấp như các Chủ tịch ASEAN trước đây đã làm, thì nước chủ nhà Campuchia đã đặt quyền lợi quốc gia lên trên sự đoàn kết của khối. Về lâu về dài, hành động này sẽ phản tác dụng, phương hại đến cả Campuchia lẫn ASEAN nói chung.”
Ông Brad Adams của Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch cũng đồng ý với quan điểm đó. Ông nói rằng Campuchia đang thiết lập các quan hệ đồng minh với những người mà ông cho là có thể phục vụ quyền lợi riêng.
Ông Adams nói: “Ông Hun sen chứng tỏ rằng ông đang xây dựng quan hệ đồng minh với những người ông ta tin sẽ phục vụ quyền lợi của ông. Tôi không nghĩ ông làm quyết định vì cho rằng nó sẽ phục vụ quyền lợi của đất nước ông, tôi nghĩ ông ấy quan tâm hơn về liệu quyết định đó có phục vụ cho quyền lợi chính trị của ông hay các mục tiêu của cá nhân ông hay không.”
Ông Adams nhận định: “Rõ ràng ông Hun Sen đã ngả về phe Trung Quốc chống lại Việt Nam. Thế cho nên không thể nói ông là “bù nhìn của Hà Nội” như lời tố cáo của một số người ở Campuchia. ”
Thái độ khó hiểu của nước chủ nhà chỉ có thể được giải thích là do áp lực của Trung Quốc.
Trong hơn một thập niên trở lại đây, Campuchia và Trung Quốc đã xây dựng quan hệ song phương và tăng cường hợp tác, thắt chặt tình hữu nghị hơn bao giờ hết. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) do Trung Quốc đổ vào Campuchia lên tới 1,2 tỉ đôla trong năm 2011, cao gấp gần 10 lần FDI từ Hoa Kỳ, dựa trên ước tính của Hội đồng Phát triển Quốc gia của chính phủ Campuchia.
Nhưng Thủ Tướng Campuchia Hun Sen đã giận dữ bác bỏ những cáo buộc cho rằng Trung Quốc đã “mua” Campuchia để nước này ủng hộ lập trường của Trung Quốc trong cuộc tranh chấp chủ quyền Biển Đông.
Có ý kiến cho rằng Campuchia đã dùng cương vị Chủ tịch ASEAN để gạt bỏ mọi cố gắng nhằm nêu vấn đề tranh chấp biển trước ra hội nghị ASEAN, và Diễn đàn Khu vực ASEAN.
Tin của Reuters tường trình rằng hôm thứ Năm, đúng vào lúc Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Del Rosario bắt đầu nêu lên vấn đề Biển Đông lên tại một cuộc họp ASEAN hồi tuần trước, máy vi âm của ông bỗng nhiên tắt ngúm.
Chủ nhà Campuchia giải thích rằng đây là một trục trặc kỹ thuật nhưng một số nhà ngoại giao có mặt đặt nghi vấn về cái gọi là trục trặc kỹ thuật ấy.
Họ nói làm sao giải thích được hành động “phản ngoại giao”, “phản ASEAN” của Ngoại trưởng Campuchia khi ông cắt ngang bài diễn văn của Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan ngay đúng lúc ông nêu lên vấn đề Biển Đông, bất chấp sự chống đối của nước chủ nhà?
Các nhà ngoại giao lưu ý đến sự rạn nứt trong nội bộ ASEAN, giữa một bên là các nước về phe với Trung Quốc và bên kia là các nước sẵn sàng đối đầu với Trung Quốc, trong đó có Việt Nam và Philippine, là nguyên nhân đưa đến sự thất bại của Diễn đàn An ninh Khu vực tại Pnom Penh.
Trong khi chỉ có Trung Quốc lên tiếng ca tụng sự “thành công ”của hội nghị ASEAN, các nước tham hội phần lớn đều bày tỏ thất vọng về sự kiện ASEAN không ra được một thông cáo chung.
Thất bại này đã khơi dậy một mối lo sợ bấy lâu về tính hữu hiệu và tương lai của ASEAN. Giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc Phòng Australia nói rằng tình trạng thiếu đoàn kết trong nội bộ ASEAN sẽ cho phép các cường quốc bên ngoài khai thác sự rạn nứt đó.
Ông Thayer nói: “Đây là lần đầu tiên bức tường thành gìn giữ nền tự trị khu vực đã bị phá vỡ. Trung Quốc giờ đây đã len lỏi tới chính điện bất khả xâm phạm của ASEAN, để thừa nước đục khai thác những sự chia rẽ trong nội bộ các nước hội viên ASEAN.”
Sự thất bại của ASEAN đặt nghi vấn về tương lai của ASEAN và tính khả thi của mục tiêu mà tổ chức khu vực muốn đạt được, là một bộ quy tắc ứng xử trên Biển, COC, để ngăn chận cuộc tranh chấp leo thang thành một cuộc xung đột vũ trang giữa các nước đòi chủ quyền chồng chéo trên Biển Đông.
Giáo sư Thayer nói: “Một bộ quy tắc ứng xử trên Biển, gọi tắt là COC được thiết kế để trở thành như một bộ luật phác họa các luật chơi, và thiết lập cơ chế để giải quyết tranh chấp nếu xảy ra xung đột, xích mích.”
Sự đoàn kết và liên đới trong nội bộ khối ASEAN là yếu tố thiết yếu cho sự sống còn của tổ chức khu vực này. Bài xã luận của The Nation cảnh giác rằng nếu các nước hội viên chỉ lo cho quyền lợi riêng của mình như Campuchia đã làm, thì ASEAN sẽ không có tương lai. Bài xã luận nói rằng giải pháp đồng thuận và các chính sách không can thiệp vào nội tình nước khác đã cho phép mỗi thành viên theo đuổi các quyền lợi riêng tư. Tuy nhiên, không có nguyên tắc nào cho phép chủ tịch luân phiên của ASEAN tự đứng ra làm quyết định, bất chấp tiếng nói của đa số.
‘Câu chuyện Việt Nam’ do Hoài Hương phụ trách đến đây đã kết thúc, mời quý vị đón nghe chương trình này, được phát thanh vào lúc 10 giờ tối thứ Bảy mỗi tuần. Quý vị có thể bình luận về đề tài hôm nay, đọc các tin tức mới nhất, xem các phóng sự video, bình luận, và trao đổi với các độc giả khác trên trang web của chúng tôi ở địa chỉ www.voatiengviet.com hoặc trên các trang web xã hội Facebook, Twitter và Yahoo 360 plus. Hoài Hương xin cám ơn sự theo dõi của quý thính giả/độc giả và xin hẹn gặp lại quý vị trong chương trình tuần sau.
No comments:
Post a Comment