Friday, 30 September 2022

PHỐ CỔ HỘI AN NGẬP LỤT SAU BÃO NORU (Người Đô Thị)

 



Phố cổ Hội An ngập lụt sau bão Noru    

Người Đô Thị 

21:16 | Thứ tư, 28/09/2022

https://nguoidothi.net.vn/pho-co-hoi-an-ngap-lut-sau-bao-noru-36662.html

 

Do ảnh hưởng của cơn bão số 4 và mưa lớn ở thượng nguồn, trong ngày 28.9, nước trên sông Hoài dâng cao, gây ra ngập lụt tại phố cổ Hội An (thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam).

 

https://uploads.nguoidothi.net.vn/content/3b611e46-3e1f-428d-b466-f268937321bb.jpg

Do ảnh hưởng của cơn bão số 4 và mưa lớn ở thượng nguồn, ngày 28.9, nước trên sông Hoài dâng cao, gây ra ngập lụt tại phố cổ Hội An (thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam). Ảnh: Văn Dũng

 

https://uploads.nguoidothi.net.vn/content/3380e65d-1459-49df-99cb-6cab9cbfbae5.jpg

Nhiều ngôi nhà tại phố cổ Hội An bị ngập lụt. Ảnh: Văn Dũng

 

https://uploads.nguoidothi.net.vn/content/9330b8c2-a078-4580-b0e2-4d2a4e4cbdf3.jpg

Nhiều ngôi nhà tại phố cổ Hội An bị ngập lụt. Ảnh: Văn Dũng

 

https://uploads.nguoidothi.net.vn/content/30dfe7dc-d675-4309-95b5-469ecc5a9b46.jpg

Khách du lịch vui thích khi trải nghiệm cảnh ngập lụt ở phố cổ Hội An. Ảnh: Văn Dũng

 

https://uploads.nguoidothi.net.vn/content/6f679dc0-ea05-4d5b-8570-552e11d7a531.jpg

Nhiều ngôi nhà tại phố cổ Hội An bị ngập lụt. Ảnh: Văn Dũng

 

https://uploads.nguoidothi.net.vn/content/ac31d6f1-dd13-476a-b071-bf129c624aef.jpg

Khách du lịch trải nghiệm cảnh ngập lụt ở phố cổ Hội An. Ảnh: Văn Dũng

 

https://uploads.nguoidothi.net.vn/content/a49f2c5a-504e-4134-827c-ca1147c5f1ec.jpg

Khách du lịch trải nghiệm cảnh ngập lụt ở phố cổ Hội An. Ảnh: Văn Dũng

 

https://uploads.nguoidothi.net.vn/content/bf161d8b-e265-4489-a07e-aca1a51c66ef.jpg

Các tuyến đường sâu trong thành phố cũng ngập sâu. Nước từ thượng nguồn vẫn đổ xuống hạ lưu sông Thu Bồn ngày càng lớn. Ảnh: Duy Hiệu

 

https://uploads.nguoidothi.net.vn/content/e9f1ec27-d118-44a7-a191-4b9dd73435ee.jpg

Ngay sau khi cơn bão Noru (bão số 4) vừa quét qua rạng sáng 27.9, nước lũ đã dâng cao tại TP Hội An (Quảng Nam) khiến một số tuyến đường bị ngập. Đường Bạch Đằng, Trần Hưng Đạo, Trần Quý Cáp... nước dâng cao gần một mét. Ảnh: Duy Hiệu

 

https://uploads.nguoidothi.net.vn/content/bb869965-5aab-423c-8fa3-a4f4ed2589e2.jpg

Chiều 28.9, nước lũ dâng cao, nhiều tuyến đường tại trung tâm TP Hội An ngập sâu. Tuy nhiên, khách du lịch vẫn đổ về một số địa điểm như chùa Cầu, cầu An Hội khá đông. Ảnh: Duy Hiệu

 

https://uploads.nguoidothi.net.vn/content/6e9089c3-2afb-4194-8ea8-c6b3be49d9f1.jpg

Nhiều bạn trẻ thích thú, lội nước ra phía cầu An Hội để chụp ảnh. Trước đó, chính quyền TP Hội An đã cho tạm dừng phố đi bộ và dừng bán vé tham quan cho đến khi bão Noru tan hoàn toàn. Ảnh: Duy Hiệu

 

https://uploads.nguoidothi.net.vn/content/7293a56c-c086-4635-8ac2-2499110afc83.jpg

Khách du lịch ngồi uống nước tại vỉa hè đường Châu Thượng Văn, xung quanh là cành cây đổ gãy. Ảnh: Duy Hiệu

 

Nguồn : TTXVN/Vietnam+, Zing

 




NGƯỢC ĐỜI: CHUYÊN VIÊN THANH KIỂM TRA CHUYÊN MÔN GIÁO VIÊN (Chu Mộng Long)

 



NGƯỢC ĐỜI: CHUYÊN VIÊN THANH KIỂM TRA CHUYÊN MÔN GIÁO VIÊN   

Chu Mộng Long

29-9-2022  11:39    

https://www.facebook.com/Chumonglong/posts/pfbid0c2fDN7tZohJTNA7SYhAynhsXZxod1cQTS659hKCQYfh1Tt9su35uCJUNZ9YnnSjal

 

Khi đi dạy đại học tại chức, tôi vẫn thường nghe các giáo viên phổ thông kêu ca: "chỉ cần một chuyên viên của Phòng hoặc Sở xuống thanh kiểm tra là giáo viên khóc với nó". Tôi hỏi "nó" đó là ai? Họ bảo "nó" đó có thể là một đứa chưa đi dạy bao giờ, hoặc dạy kém, nhưng nhờ thân thế gì đó được rút lên Phòng lên Sở làm chuyên viên. Khi thanh kiểm tra chuyên môn, nó hoạnh họe đủ điều, biến sai thành đúng biến đúng thành sai. Nếu có đúng chăng thì là "nó" máy móc dựa vào "giáo án mẫu". Khác mẫu, dù có khi chỉ một từ thôi là đã "chết với nó"!

Tôi ngậm ngùi. Thảo nào, Bộ trưởng tuyên bố "chấm dứt văn mẫu" thì cũng chỉ dọa học trò, dư luận chỉ trích đến tổ tông kẻ bán "giáo án mẫu" thì "giáo án mẫu" vẫn sống nhăn răng và cười hề hề như nhạo báng vào tất cả.

 

Tôi bảo các giáo viên, "nó" chỉ là chuyên viên, tức nhân viên hành chính, ngạch lương thấp hơn giáo viên mà có thể làm ông trời vậy sao? Sao giáo viên không cãi? Ai cũng lắc đầu: "Cãi với nó thì chết càng sớm!"

 

Không biết tự bao giờ, người ta đã trao cái quyền sinh quyền sát cho đám chuyên viên như vậy. Về mặt pháp lý, một chuyên viên, dù là nhân viên trên Phòng, trên Sở, thì dẫu có tự cho mình là ông trời thì cũng như bà bán rau huyễn hoặc tự xưng "làm việc ở Bộ Nông nghiệp" thôi. Không thể có tư cách thanh kiểm tra chuyên môn. Muốn thanh kiểm tra chuyên môn, thì các Trưởng phòng, Giám đốc sở phải lập một hội đồng gồm những nhà chuyên môn có uy tín chứ không thể ngang ngược cử chuyên viên đi sát phạt giáo viên. Nhưng lâu nay, theo nhiều giáo viên, điều ngang ngược đó vẫn cứ ngang ngược!

 

Còn nhớ Trường Đại học Quy Nhơn dưới thời vua Kiệt từng diễn ra điều ngang ngược như vậy. Vua Kiệt cho chuyên viên, thậm chí đám bảo vệ, đi thanh kiểm tra giảng viên. Không chỉ đi soi ngực từng giảng viên có đeo bảng tên không mà còn chui thẳng vào lớp học hoạnh họe ngay trong giờ dạy của giảng viên. Một số thì rình mò ghi vào sổ đen giờ giấc, ăn mặc, lời nói... của giáo viên báo cáo với Hiệu trưởng để tâng công. Cả trường bị áp bức công khai hoặc bị rình mò theo dõi.

 

Còn nhớ, thầy Nhâm dạy tiếng Nga, sinh thời đến lúc không chịu đựng nổi đã chửi "đồ mất dạy!" và vung tay tống cổ một bảo vệ ra khỏi phòng chờ của giảng viên vì tội đi soi ngực các giảng viên nữ để ghi tên. Một cô dạy Toán từng cho một chuyên viên ăn cùi chỏ khi chui vào phòng cô giáo đòi thanh kiểm tra giờ dạy. Và tôi cũng từng suýt cho một bảo vệ ăn tát khi tự tiện chui vào phòng tôi đang dạy. Mọi sự bức bách đến cùng cực, khó ai có thể kiềm chế và chịu đựng.

 

Kể từ sau vụ nổi loạn lật đổ vua Kiệt, cái tệ nạn chuyên viên ngồi trên đầu giảng viên ở Trường Đại học Quy Nhơn không còn nữa. Nhưng tôi tin nhiều nơi vẫn còn. Xét đến cùng, khi mọi giáo viên hèn nhược thì đều có thể bị mọi cặn bã tấp vào đầu. Người thầy giáo đang bị hạ nhục và tự hạ nhục chứ không có chút gì gọi là "tôn sư trọng đạo"!

 

Chu Mộng Long

------

Một bạn còm, rằng nó sinh ra và được nuôi dưỡng từ bé, như tấm ảnh này: https://www.facebook.com/photo/?fbid=6272438602770330&set=a.1250972568250317

 

.

40 BÌNH LUẬN  




LÙA GÀ CHO SƯ TỬ VÀ LINH CẨU ĐÁNH CHÉN (Đỗ Ngà)

 



LÙA GÀ CHO SƯ TỬ VÀ LINH CẨU ĐÁNH CHÉN   

Đỗ Ngà

30-9-2022  06:00    

https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=pfbid02tTdGFNooKmsnFDmoXYdq2HvAsovfFMS6nNbCT6sza5ePJnVGCXVgoakUzwAkH7xdl&id=100083069930380

 

Từ năm 1990 đến năm 2011, Việt Nam nhập khoảng 500 tấn vàng. Tuy nhiên, theo thống kê lượng vàng miếng xuất sang các ngân hàng Thụy Sĩ khoảng 20 tấn trong giai đoạn 2007 - 2009. Lượng vàng gửi tiết kiệm tại các ngân hàng Việt Nam khoảng 100 tấn. Như vậy, lượng vàng nằm trong dân khoảng 380 tấn. Nghĩa là nhập vàng về thì khoảng 80% là vàng nằm lại trong dân, nhà nước muốn hốt hơn cũng không được.

 

Việc dân bỏ tiền ngoại tệ của họ để nhập vàng về là để dân dùng là điều hợp lý, tuy nhiên nhà nước dường như không muốn dân giữ vàng minh mua mà muốn dân phải dâng hết cho nhà nước (họ in tiền ra mua vàng của dân bằng nội tệ) nên họ mới không hài lòng con số 20% vét được. Đã từng có đề xuất phát hành “vàng giấy” (tức lấy vàng dân rồi cấp cho dân chứng nhận vàng) để thu vàng thật của dân cất vào kho nhưng bị dân phản đối nên thôi.

 

Đến năm 2012, Chính phủ ban hành Nghị định 24/2012/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý thị trường vàng. Việc ban hành nghị định này được phía Chính quyền lí giải rằng “làm giảm đầu cơ và thao túng giá vàng”. Nghị định này xem như cấm cửa doanh nghiệp tư nhân nhập vàng và trao quyền đó cho Ngân hàng Nhà nước. Đại diện cho Ngân hàng Nhà nước kinh doanh vàng chính là Tổng công ty vàng bạc đá quý -SJC.

 

Nhờ cơ chế do Nhà nước tạo ra, Công ty SJC nhờ cơ chế đã có được trao ba quyền năng mà các doanh nghiệp kinh doanh vàng khác không có, đó là “độc quyền can thiệp thị trường, độc quyền mang vinh quang thương hiệu của Ngân hàng Nhà nước và độc quyền dập để SJC hóa các loại vàng miếng khác”.

 

Cơ chế đó không chỉ trao cho SJC ba quyền năng có thể khuynh đảo thị trường vàng Việt Nam mà nó còn bóp méo thị trường Việt Nam một cách rõ rệt. Trên thế giới người ta xác định giá trị của vàng bằng cách đo tuổi vàng, nghĩa là đã vàng 99,99% thì thương hiệu vàng là gì giá cũng ngang nhau. Trong khi đó vì độc quyền thương thiệu nên vàng miếng được định giá bằng thương hiệu mà không phải bằng tuổi, nghĩa là nếu SJC mà dùng vàng chưa đủ tuổi dán mác SJC cũng có thể bán với giá cao hơn vàng 99,99% thật. Vì tin vào thương hiệu nên chẳng ai test thử SJC có làm vàng đủ tuổi như họ thông báo hay không?!

 

Trước Nghị định 24/2012/NĐ-CP giá vàng trong nước theo sát giá vàng thế giới. Tuy nhiên sau khi nghị định này ban ra sáu tháng thì giá vàng trong nước bắt đầu cao hơn giá thế giới. Cụ thể là ngày 8 Tháng Mười 2012, giá vàng giá vàng SJC ghi nhận 47,55 triệu đồng một lượng, cao hơn giá thế giới 3 triệu đồng một lượng. Tính ra giá vàng trong nước lúc đó cao hơn 6,3% so với giá thế giới.

 

Hiện nay, cụ thể là giá vàng nguyên liệu loại 24k (tức là vàng 99,99) tại Việt Nam có giá là 52 triệu đồng/lượng, trong khi giá vàng thế giới là 46 triệu đồng/lượng, tức cao hơn giá thế giới 13%. Còn giá vào SJC (cũng là 99,99) nhưng giá bán là 65,3 triệu/lượng, cao hơn giá vàng thế giới 42%. Như vậy, nhờ cơ chế mà SJC có thể mua vàng nguyên liệu từ dân đem về nhà máy dập lại (chi phí dập chỉ 140 ngàn đồng/lượng) và bán ra kiếm được 13,3 triệu đồng/lượng. Chỉ tốn 140 ngàn đồng mà thu về 13,3 triệu đồng thì rõ ràng SJC bỏ ra một đồng kiếm lời 94 đồng, buôn ma túy cũng không lời bằng. Đấy chỉ là mua vàng 24k của dân dập bán lại, còn nếu mua vàng thế giới thì con số lợi nhuận còn kinh khủng hơn nữa.

 

Việc chênh lệch giá vàng nguyên liệu đến 13% sẽ là một thị trường béo bở cho buôn lậu. Ngày 29 Tháng Chín vừa qua ông Tô Ân Xô, phát ngôn Bộ Công an cho biết, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03 Bộ Công an) đã triệt phá đường dây này đã nhập lậu 198 kg vàng, thu 103 kg vàng, hơn 2,8 triệu USD và 26,7 tỷ đồng. Đây chỉ là phần nổi của tảng băng, với sự hấp dẫn về mức chên lệch giá như thế, không ít doanh nghiệp kinh doanh vàng trá hình làm giàu bằng buôn lậu.

 

Như vậy có thể nói Nghị định 24/2012/NĐ-CP là một loại chính sách “lùa gà”, chính người dân là những con gà tội nghiệp sẽ cấp thịt và trứng cho Ngân hàng Nhà nước trục lợi và ăn theo chính sách này là bon buôn lậu vàng. Rõ ràng Chính phủ là lùa gà, dân là gà, Ngân hàng Nhà nước là sư tử đánh chén gà thỏa thích còn bọn buôn lậu là linh cẩu ăn hùa cũng no nê.

 

Năm 2012, Chính quyền nói là ban hành Nghị định 24/2012/NĐ-CP là để “làm giảm đầu cơ và thao túng giá vàng”, tuy nhiên sau 10 năm nhìn lại thì chính Nghị định này đã giúp Ngân nhà nước đầu cơ và thao túng giá vàng thông qua “ông nội” SJC. Một chính sách để lợi cho một kẻ nhưng nó có sức tàn phá sức dân kinh khủng./.

 

-Đỗ Ngà-

 

----------------

Tham khảo:

 

https://vtc.vn/de-xuat-phat-hanh-vang-giay-nguoi-dan-phai...

 

https://www.sav.gov.vn/SMPT_Publishing_UC/TinTuc/PrintTL.aspx?idb=2&ItemID=31834&l=/noidung/tintuc/Lists/TinTucSuKien

 

https://thuvienphapluat.vn/.../Nghi-dinh-24-2012-ND-CP...

 

https://vnexpress.net/duong-day-quy-mo-lon-chuyen-vang...

 





CÔNG DÂN (Thái Hạo)

 



CÔNG DÂN  

Thái Hạo

edsotrnopSug5u2419128ihg68t9g0a8u6gffờ9ili7u3i98l654ii1a gfi  · 

https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=pfbid0kjKTsQt1xhUUgYTWAJ5agbcLdDrrQ9uoy72gDwH219wHkg983GGMPahRmf71SzVEl&id=100059910855657

 

Một người bạn cũ đã nhiều năm không gặp, hôm rồi ghé chơi. Hắn buồn buồn nói, “Bất công và bức xúc lắm nhưng muốn đấu tranh, muốn làm cách mạng thì phải không có vợ con, gia đình”. Không nhịn được, tôi cười phá lên.

 

Tôi nói với hắn, đừng nghĩ là đấu tranh, càng đừng nghĩ là làm cách mạng, những sự lên tiếng hay hành xử phải quấy, nó chỉ đơn thuần là sự phản ứng của lương tâm, lương tri nơi một con người bình thường, khi nó chưa mất hết tính người. Thấy đúng thì nói đúng, thấy sai thì bảo sai, có gì mà đấu tranh với chả cách mạng!

 

Anh là một công dân, tức người dân của một đất nước, chứ không phải bề tôi, không phải thần dân. Công dân nghĩa là anh là chủ của cái xã hội này, anh có sự liên đới với hết thảy mọi sự trong cái cộng đồng mà anh sống. Hôm nay, có người chịu đè nén bất công, anh lên tiếng, đừng nghĩ rằng lên tiếng cho kẻ đó, mà là đang lên tiếng cho chính mình. Vì nếu không làm thế, ngày mai, thậm chí ngay lúc này đây anh đang phải gánh chịu bất công. Nó chẳng phải là tranh đấu gì sất, anh chỉ đang làm một người dân, một người dân theo đúng cái nghĩa thông thường nhất và bình thường nhất. Đừng tự khoác cho mình chiếc chiến bào tưởng tượng khi thực tế anh chỉ đang mặc bộ đồ làm vườn. Đừng lên gân, đừng thổi phồng, hãy làm một người dân bình thường, nghĩa là thấy chính quyền sai thì trách mắng, thì phê phán, thì đòi hỏi, yêu cầu họ phải làm đúng lại, có gì mà đấu tranh với chả cách mạng!

 

Có nhiều người nói rằng, cứ làm người tốt là được. Xin thưa không bao giờ có chuyện làm người đúng nghĩa nếu anh chưa làm dân đúng nghĩa, vì làm dân là biểu hiện của làm người, một biểu hiện quan trọng nhất. Để biết làm dân thì ngoài lợi ích, tiên quyết là anh phải biết được quyền của mình. Anh phải biết mình có quyền gì, và khi nó bị xâm phảm thì đơn giản là đòi lại. Cái đó chính là trách nhiệm không những đối với bản thân mà còn là trách nhiệm đối với quốc gia. Một thứ trách nhiệm tự nhiên như hơi thở, không cần gồng mình lên, không cần đao to búa lớn, bình thản mà sống với cái địa vị làm dân ấy của mình. Hãy quên mấy chữ “đấu tranh” kia đi.

 

Bất cứ ai còn coi việc làm người và làm dân là một cái gì bất thường, ghê gớm; bất cứ ai còn thấy việc lên tiếng trước bất công sai trái là đang xả thân cho người khác và đòi được báo đáp, ân huệ, kẻ đó không những đáng thương mà còn bất hạnh.

 

Trong một xã hội nhất định nào đó, như xã hội VN, làm dân đúng là đôi khi cũng cần chút can đảm. Nhưng chúng ta cũng phải quên hai cái chữ “can đảm” đó đi, vì nó sẽ vấy bẩn lên mình, không sớm thì muộn. Chỉ cần mỗi người bình thản mà làm dân (và làm người) theo cái nghĩa giản dị nhất của từ này, thì xã hội, quốc gia sẽ thay da đổi thịt.

 

Làm một công dân bình thường nghĩa là như khi chạm tay phải lửa, rất tự nhiên là kêu lên và rụt tay lại. Thế thôi. Chỉ có những kẻ đã bại liệt hệ thống thần kinh cảm giác thì mới không còn cái phản ứng ấy. Đừng tự khoác lên và đánh lừa bản thân bằng những danh từ và tính từ to tát nữa. Vui vẻ mà làm người, bình thường mà làm dân.

 

Người Mỹ có câu "Chúng ta không phát hiện ra nước Mỹ hùng mạnh mà chúng ta xây dựng nên nó". Họ xây dựng nên nước Mỹ chỉ bằng một cách đơn giản, là làm dân, không có gì ghê gớm và thần bí cả.

 

Những ai không dám làm dân và làm người, thì chỉ còn một lựa chọn duy nhất, làm nô lệ.

 

Thái Hạo

 

78 BÌNH LUẬN   





CHUYỆN LẠ : Ế DỰ ÁN (J.B Nguyễn Hữu Vinh)

 



CHUYỆN LẠ : Ế DỰ ÁN

J.B Nguyễn Hữu Vinh  

Thứ Sáu, 09/30/2022 - 03:52 — nguyenhuuvinh

https://www.rfavietnam.com/node/7359

 

Dự án và… chạy dự án

 

Cách đây vài ba năm về trước, chắc chẳng mấy ai tưởng tượng được rằng sẽ có ngày các dự án không được người ta quan tâm mặn mà, không đua nhau chạy chọt và bằng mọi cách để được duyệt các dự án của nhà nước.

 

Bởi thời đó, có được dự án là một quãng đường gian nan, là liên tiếp những cuộc “chạy việt dã” từ địa phương đến trung ương.

 

Những cơn khát dự án, nhu cầu dự án nhiều đến mức ở khắp nơi, xuất hiện hàng loạt “cò” dự án trên mọi lĩnh vực, ở mọi cấp, mọi ngành.

 

Bởi có dự án là có ăn, là có đút túi, là có mọi thứ.

 

Bởi các dự án đã từng được đại biểu Quốc hội nói thẳng ra rằng: Chương trình dự án 135 về Trồng rừng, phủ xanh đất trống, đồi trọc của chính phủ, từ lâu đã biến thành 531. Bởi số tiền rót cho dự án đã rơi rụng từ trung ương về địa phương với tỷ lê 5-3-1 và kết quả của phủ xanh không ở đất trống, đồi trọc mà phủ đỏ Hội trường Ba Đình.

 

Từ chối và không mặn mà với dự án

 

Báo chí Việt Nam đưa tin: Sáng 18/9/2022, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác Chính phủ CSVN đi khảo sát hiện trường, xây dựng 3 bệnh viện lớn trên địa bàn tỉnh Hà Nam gồm cơ sở 2 Bệnh viện Lão khoa, cơ sở 2 Bệnh viện Việt Đức và cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai tại Hà Nam.

 

Đây là cụm 3 dự án lớn của ba bệnh viện lớn tại Hà Nội, đặc biệt là Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Việt Đức. Các dự án đầu tư xây dựng mới cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức được đặt tại phường Liêm Tuyền, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.

 

Cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai có quy mô 1.000 giường bệnh nội trú, đáp ứng khoảng 5.000 lượt khám mỗi ngày. Tổng diện tích trên 123.000 m2, bệnh viện gồm một tầng hầm và 6 tầng nổi. Đây là bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên khoa sâu như tim mạch, nội khoa, ung bướu, thận tiết niệu, hô hấp. Với tổng mức đầu tư được phê duyệt 4.990 tỷ đồng.

 

Còn cơ sở 2 của Bệnh viện Việt Đức có quy mô 1.000 giường bệnh nội trú, có thể khám khoảng 3.500 lượt bệnh nhân mỗi ngày. Bệnh viện có một tầng hầm và 9 tầng nổi trên tổng diện tích sàn xây dựng hơn 125.000 m2. Bệnh viện Việt Đức mới chuyên về ngoại khoa, chữa trị các chấn thương về xương, sọ, não, đầu mặt, cổ, lồng ngực, cột sống, vi phẫu tim mạch. Với tổng mức đầu tư được phê duyệt là 4.968 tỷ đồng.

 

Cả 2 cơ sở này được Bộ Y tế phê duyệt năm 2014, khởi công năm 2015, theo kế hoạch, sẽ hoàn thành năm 2017.

 

Như vậy, là dự án đã được phê duyệt cách đây 8 năm và lẽ ra đã đưa vào sử dụng cách đây 5 năm trước.

 

Thế rồi, vượt quá kế hoạch đó về thời gian, ngày 21/10/2018, khu khám bệnh thuộc Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Việt Đức cơ sở 2 tại thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam, được khánh thành.

 

Tại buổi lễ khánh thành này, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cùng với Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến và Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam đã tung ra muôn vàn lời hay ý đẹp.

 

Vũ Đức Đam thì rằng: Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Việt Đức là dự án lớn nhất hoàn thiện 5 cơ sở bệnh viện mới lớn nhất từ trước đến nay. Một bệnh viện đưa vào sử dụng ngoài cơ sở vật chất và trang thiết bị thì yếu tố con người, ở đây là các thầy thuốc phải có một quá trình, phối hợp chặt chẽ. Vì vậy, hai bệnh viện cần phải nỗ lực tiếp tục làm tốt nhiệm vụ.

 

Còn Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng thì nổ rằng: “Với mục tiêu xây dựng các bệnh viện mới theo hướng hiện đại, kỹ thuật cao, ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực, Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Việt Đức có cơ chế quản lý điều hành tiên tiến để cung ứng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, chuyển giao công nghệ và đào tạo nhân lực chất lượng cao, góp phần giảm quá tải các bệnh viện tuyến trung ương và bệnh viện tuyến cuối và giảm việc người dân phải ra nước ngoài chữa bệnh”.

 

Thế nhưng, sau khi khánh thành xong, thì cả hai bệnh viện đều bỏ hoang cho đến nay vì không thể đưa vào hoạt động.

 

Bốn năm trời với hàng ngàn tỷ đồng tiền dân đầu tư, để rồi phơi mưa nắng cho cỏ mọc, kết hợp với con người mặc sức tàn phá.

 

Và báo chí cho hay: Sau khi khánh thành, bệnh viện được sử dụng làm nơi chăn thả trâu bò và… nuôi vịt. Tại hai bệnh viện này, cỏ dại mọc um tùm, nhiều hạng mục dang dở, nhếch nhác. Một số tòa nhà xuất hiện bong tróc, xuống cấp.

 

Thế rồi đến hôm nay, Thủ tướng đến thăm và tất cả cứ trơ gan cùng tuế nguyệt để trêu tức chơi.

 

Theo Bộ Y tế, đến năm 2018, một số hạng mục của cả hai dự án đã hoàn thành, trong đó có khu khám bệnh. Song cũng từ đó, cả hai dự án tạm dừng xây dựng. Hiện nay cả 2 bệnh viện đều đang đóng cửa. Mặc dù tiến độ giải ngân mới đạt hơn 55% và 57% nhưng bệnh viện đã khánh thành năm 2018. Và khánh thành xong thì sử dụng để… nuôi vịt.

 

Nguyên nhân nào?

 

Nhìn lại mấy dự án này, cũng là điển hình cho vấn nạn của ngành Y tế thời gian gần đây, ta thấy gì?

 

Nguyên nhân dẫn đến hai dự án chậm tiến độ là do chưa lường hết được các phát sinh trong quá trình triển khai dự án, nhất là việc thực hiện các quy định trong đầu tư xây dựng cơ bản, cụ thể là thực hiện các hợp đồng xây dựng, nên phát sinh các vướng mắc trong thực hiện các hợp đồng và thanh quyết toán, giải ngân vốn.

 

Và hàng loạt nguyên nhân khác nữa được nêu ra, nhưng chung quy lại, thì chẳng ai chịu trách nhiệm, vì ở đó chỉ có các yếu tố là “chưa lường hết” chứ không phải do ngu dốt, kém cỏi… Mà đã chưa lường hết, thì sẽ lường sau, có sao đâu, dân chưa chữa bệnh thì chữa sau, chẳng sao cả.

 

Và cuối cùng, thì cũng chẳng ai hề hấn gì, chỉ có tiền dân là đổ ra mà chẳng ai xót, chỉ vì nó là tiền dân. Người dân được chữa bệnh hay không, cũng đâu có quan trọng.

 

Bởi, dân đâu phải là cán bộ, đảng viên của đảng.

 

Bởi vì cán bộ, đảng viên mới là “hồng phúc của dân tộc” chứ dân thì chết lớp này, nó đẻ lớp khác, có sao đâu, chẳng có gì là quan trọng.

 

Sở dĩ nó kéo dài, dằng dai gần chục năm nay dù vài dự án khoảng chục tỉ đồng chỉ vì đối tượng phục vụ của nó là “nhân dân”. Bởi hệ thống cán bộ, đã có hẳn một bộ phận gọi là “Ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe Trung ương”. Ở đó, thì chi phí cỡ chục, vài chục tỉ đâu phải là vấn đề.

 

Thậm chí, cán bộ đảng, đám “đầy tớ trung thành tận tụy với nhân dân” ấy khi ốm đau, thì cái Ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe Trung ương ấy vẫn cứ thừa. Bởi họ đua nhau chạy ra nước ngoài chữa bệnh, để dành chỗ ở mấy cái bệnh viện kia mà phục vụ nhân dân.

Tử tế đến thế là cùng.

 

Cũng bởi cái bệnh viện ấy, những dự án ấy với mục đích và đối tượng phục vụ là nhân dân nên mới vậy. Nếu nó có mục đích không cần là phục vụ đảng, mà chỉ cần cho lực lượng bảo vệ đảng mà thôi, thì chắc chắn là sẽ luôn hoàn thành trước kế hoạch.

 

Cứ xem hệ thống công an đủ loại hiện nay thì rõ chẳng cần bàn cãi nhiều. Hệ thống đó, chỉ nhằm biết “Còn đảng, còn mình”, chỉ phục vụ chiếc ghế của một nhúm đảng viên, thì đã được đầu tư số tiền ngân sách hàng năm gấp 11 lần số tiền đầu tư cho ngành Y tế phục vụ gần 100 triệu dân.

 

Và không chỉ có chừng đó số tiền ngân sách. Những cơ hội kiếm chác, bòn rút, bóp nặn dễ dàng nhất, ra tiền nhất trong xã hội, kể cả là bẩn thỉu nhất, trắng trợn nhất thì vẫn thuộc về lực lượng công an.

 

Thế nên, đủ các loại cảnh sát nọ đến công an kia, lực lượng này đến hệ thống khác với hằng hà sa số nhân lực và phương tiện, thiết bị sẵn sàng trấn áp nhân dân bảo vệ đảng đến cùng.

 

Thế nên công an, cảnh sát không chỉ có lực lượng chính quy, ngoài ra còn nuôi cả hệ thống dân phòng, côn đồ và đủ thứ nhằm đàn áp dân chúng dám mở miệng, dám không chịu hài lòng với ý đảng.

 

Thế nên công an, cảnh sát được thành lập không chỉ các lực lượng như Cảnh sát cơ động, phản ứng nhanh, trật tự… mà còn kỵ binh, không quân và với đà này, chắc thời gian nữa sẽ thành lập lực lượng pháo binh, tên lửa của cảnh sát nữa cũng nên.

 

Bởi cha ông nói từ lâu: “Có thực mới vực được đạo”.

 

Thế nên, hàng chục ngàn nhân viên ngành y đã bỏ nghề không do dự, dù để vào được nghề đó, họ đã phải gian nan, thậm chí là mất nhiều thời gian cuộc đời và những khoản tiền không nhỏ.

 

Thế nên, dù nhà nước kêu gọi ra rả rằng Y Đức, rằng lương tâm… thì khi đói, điều đó cũng vô nghĩa. Bởi người ta thấy những kẻ to mồm kêu y đức, lương tâm… thì chính là những kẻ thiếu đạo đức nhất, vô lương tâm nhất khi chuyển thành “đồng chí bị lộ” trong các vụ án tham nhũng mà ngành Y tế vừa bị bóc ra.

 

Thế nên, hàng chục, hàng trăm bệnh viện vừa qua không có thuốc men, các dự án không ai thèm thực hiện dù trước đây là mơ ước, là mục đích của các cán bộ đảng viên ngành y tế cũng như mọi ngành.

 

Chỉ bởi, ngành Y tế vừa qua, các đồng chí đã và đang theo gương Bộ trưởng đua nhau vào lò nên các cán bộ đảng viên không dám thò tay ra vặt tiền chùa như trước.

 

Và xưa nay, cha ông ta vẫn chẳng đã bảo đó thôi: “Thớt có tanh tao, ruồi đổ đến. Ang không mật mỡ, kiến bò chi”

30.09.2022

J.B Nguyễn Hữu Vinh

 

nguyenhuuvinh's blog




VÀI DÒNG CHIA SẺ VỤ HAI 2 CHÁU BỊ ĐÁNH (LS Lê Ngọc Luân)

 



VÀI DÒNG CHIA SẺ VỤ HAI 2 CHÁU BỊ ĐÁNH   

LS Lê Ngọc Luân

29-9-2022  21:28    

https://www.facebook.com/LSLeNgocLuan/posts/pfbid02svHKwyZP3c6VF8Faf37W4zNa7P9xQ2YA1vshkiVubwHVTSyLaEYPTgswLvKoNeV9l

 

Từ hai ngày qua đến giờ, tôi tin rằng bất kỳ ai khi xem clip hai người mặc sắc phục công an dùng gậy batong, mũ bảo hiểm, lên gối trực diện vào vùng trọng yếu (đầu, gáy, mặt…) đối với những đứa trẻ, không khỏi bàng hoàng đau xót. Một số ý kiến (rất ít) cho rằng các cháu chạy xe lạng lách, đánh võng… (nếu đúng) thì đương nhiên phải xử lý nghiêm hai đứa trẻ kia, nếu không sẽ gây ra những hậu quả nguy hiểm cho chính hai đứa trẻ và người khác.

 

Ngày hôm qua, trả lời phỏng vấn báo Pháp Luật TP.HCM một trong hai em Đ. nói “Trong lúc chạy, vì đường có ổ gà, có người đi đường nên em điều khiển xe để tránh, hoàn toàn không có chuyện đánh võng. Biết là chạy không thoát, nên em có ý định xuống xin lỗi các chú, nhưng vừa dừng xe, chưa kịp nói gì thì bị đánh tới tấp. Trong lúc bị đánh, em cũng có xin lỗi nhiều lần, nhưng hai chú công an không nghe, vẫn đánh tiếp”. Trả lời việc có chèn ép công an không, Đ. khẳng định là không có. Theo em, thời điểm đó em bị rượt và có một mình thì làm sao chèn ép được xe của công an”.

 

Vấn đề lời trình bày của Đ. hay hai công an kia, đâu là sự thật, hoàn toàn không khó. Vấn đề này là trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền.

 

Khi tôi xem clip khoảng vài lần, và đặt gia ra giả thiết nếu các cháu không có mũ bảo hiểm, liệu rằng với những đòn đánh như vậy hậu quả sẽ thế nào?

 

Theo báo chí đưa tin, hai công an kia cho rằng do nóng quá vì hai cháu này nọ. Tuy nhiên, nếu hai anh ấy xem lại clip của chính mình và đặt giả thiết người bị đánh là đứa con mà mình mang nặng đẻ đau thì cảm xúc các anh thế nào? Có đau xót không?

 

Cái mà tôi lo sợ nhất chính là sự việc nghiêm trọng như vậy diễn ra ban ngày, giữa thanh thiên bạch nhật. Và giả sử như không có camera quay lại hoặc có quay nhưng vì lý do nào đó bị mất, không công khai, thì thế nào đây? Ai dám đảm bảo hai anh công an kia sẽ không có hành vi tương tự trong tương lai? Ngoài ra, trên thực tế đây có phải là trường hợp duy nhất không? Hay đã từng xảy ra nhưng không phát hiện nên không xử lý? Tôi tin rằng không chỉ tôi mà tất cả những người dân, trong đó những cán bộ công an thương dân, yêu dân không bao giờ chấp nhận sự việc như vậy.

 

Hôm nay, Bộ Công an chính thức lên tiếng đề nghị xử lý nghiêm minh. Đó là điều mà chúng ta vui mừng, vui không phải mong pháp luật xử lý nặng hơn hành vi gây ra mà là tiếng nói kịp thời của Bộ Công an sẽ là tiếng chuông thức tỉnh xét ở nhiều góc độ khác nhau. Cái này, tự mỗi người tự cho mình đánh giá vậy.

 

Nếu có mong muốn, đứng ở góc độ là một người dân, không phải là luật sư thì tôi mong Bộ Công an có ý kiến hoan nghênh khen thưởng tinh thần dũng cảm của người đưa clip đó lên mạng để sự việc được minh bạch, để cơ quan quản lý nhà nước biết và xử lý nghiêm minh. Đồng thời khuyến khích người dân dũng cảm giám sát, theo dõi hành vi của cán bộ đồng chí của mình. Như vậy chắc chắn dân sẽ luôn tin yêu, hạnh phúc vô cùng. Chứ không phải là có ý kiến xem xét này nọ đối với việc người quay clip như một số trường hợp đã xảy ra.

 

Viết đến đây, tôi chợt nhớ đến khoảnh khắc kỷ niệm cách đây khoảng 5 năm với một anh công an là điều tra viên ở Tây Nguyên có nghiệp vụ nhưng luôn ân cần, thương dân. Trong một lần chở tôi trên chiếc xe máy cà tàng của anh từ cơ quan vào trai giam, anh nói với tôi “luật sư ơi, nhiều lúc thương người dân mình quá, biết họ thực hiện hành vi phạm tội đó, nhưng vẫn thương luật sư à…”.

 

Cơn gió chiều se lạnh hun hút ở miền núi rừng Tây Nguyên như được sưởi ấm bởi lời nói của anh công an năm nào.

 

P/S: Nếu có bình luận cứ thoải mái nhưng hãy nhẹ nhàng, sâu sắc nhất. Nếu cmt nào không phù hợp, đành xóa nó đi vậy.

Sài Gòn, 30/9/2022

LS Lê Ngọc Luân

 

Hình : https://www.facebook.com/photo/?fbid=1973085989689426&set=a.195365200794856

 

.

302 BÌNH LUẬN 

 

.

Van Nguyen

Việc hành hung người dân của cán bộ công an, an ninh... là một việc có thể nói là xảy ra hàng ngày tại VN hiện nay ! Vì những cán bộ này nghĩ rằng họ "có quyền" làm như vậy, trong khi nhà nước thường "bao che, bênh vực" cho họ nếu bị bắt, bị xử lý ! Đó là một sự thật ai cũng biết nhưng không dám nói ra !
Muốn chấm dứt tệ nạn này. Bộ công an phải giáo dục cán bộ về tệ nạn này, và có những biện pháp răn đe ngay từ khi họ còn trong thời gian huấn luyện tại quân trường.
Phải xử thật nặng những trường hợp phát hiện ngoài xã hội để răn đe, giáo dục cán bộ mới mong tệ nạn này sớm chấm dứt.

 

.

Trần Ngọc Hân

Nếu con của 4 đồng chí côn an ấy bị đánh, thì với tính chất côn đồ có sẵn trong người 4 đồng chí ấy sẽ chơi tới bến

 

.

Le Bui Thi Bich

Xem clip thấy buồn,công an là để bảo vệ người dân,trấn áp tội phạm thì ko có ý kiến nhưng đây là 2 em học sinh đang run sợ trước sự tấn công của người thi hành luật pháp,thế mới đau,2 em đó có chống cự đâu mà làm dữ vậy mất hết hình tượng và làm xấu mặt ngành công an


==============================================================



Vụ công an đánh dân: Tước danh hiệu Công an nhân dân ba công an, không phạt người đăng video  

RFA

2022.09.30

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/3-policemen-have-their-title-stripped-off-after-video-showing-their-beating-2-adolescent-stirred-up-the-public-09302022075809.html

 

Công an tỉnh Sóc Trăng vừa tước danh hiệu Công an nhân dân đối với ba cán bộ là những người đã tham gia đánh hai thiếu niên hôm 25/9 gây bức xúc trong dư luận.

 

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/3-policemen-have-their-title-stripped-off-after-video-showing-their-beating-2-adolescent-stirred-up-the-public-09302022075809.html/@@images/d796ee73-5c50-4d38-adba-a0f485ac6145.jpeg

Hình chụp từ video công an đánh hai thiếu niên ở Sóc Trăng hôm 25/9/2022.  VietNamNet

 

Theo truyền thông Nhà nước, vào chiều ngày 30/9, Công an tỉnh Sóc Trăng cho biết Ban Giám đốc Công an tỉnh đã họp và ra quyết định kỷ luật này đối với ba người gồm: Đại uý Châu Minh Trung, Trung uý Nguyễn Quang Thái, Thượng uý Đoàn Tấn Phong.

 

Ngoài ba người vừa nêu, một công an khác là Đại uý Trần Minh Đời bị kỷ luật cảnh cáo vì không có hành vi can ngăn, khuyên can đồng đội đánh dân.

 

Phó đội trưởng Đội Cảnh sát Giao thông - Tuần tra Tổ trưởng Tổ tuần tra là Đại úy Hứa Trường An, do là cán bộ lãnh đạo nhưng không quán xuyến được cấp dưới nên bị thi hành kỷ luật bằng hình thức cách chức.

 

Trước đó, vào ngày 28/9, một video chiếu cảnh hai công an đánh dã man hai thiếu niên đi xe máy được lan truyền trên mạng xã hội. Trong đoạn video dài khoảng năm phút, người xem có thể thấy hai viên công an mặc đồng phục dùng tay chân, mũ bảo hiểm đánh hai thiếu niên. Gần cuối video, hai cảnh sát khác đến hiện trường và một trong hai người cũng tham gia đánh các thiếu niên này.

 

Trong buổi họp báo vào chiều ngày 30/9, Công an tỉnh Sóc Trăng cho biết, vụ việc xảy ra vào khoảng 15 giờ chiều ngày 25/9. trong khi đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, Tổ tuần tra thuộc Đội CSGT-TT Công an thị xã Vĩnh Châu phát hiện hai thanh niên trên một xe máy đi ngược chiều, nghi là sử dụng rượu bia và chưa đủ tuổi điều khiển xe phân khối lớn.

 

Tổ tuần tra ra tín hiệu dừng phương tiện để kiểm tra nhưng hai thiếu niên này đã tăng ga bỏ chạy với tốc độ cao khiến công an phải đuổi theo trên đoạn đường gần 30 km.

 

Công an Sóc Trăng giải thích hành động đánh người của ba cán bộ là do nóng giận không kiềm chế được. 

 

Những thiếu niên này sau đó đã thừa nhận các hành vi vi phạm và bị phạt 4.975.000 đồng.

Riêng đối với người phát tán video lên mạng xã hội, ông Lê Hoàng Bắc, Phó Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Sóc Trăng cho biết không xử phạt vì “người dân đang phát tán để bảo vệ lợi ích công cộng hoặc tố giác tội phạm nên không cần xin phép, không vi phạm trong trường hợp này”, căn cứ theo Điều 31 Luật Dân sự 2015.

 

Sau khi có tin kỷ luật bốn viên công an đánh dân, một số người dân bình luận trên mạng xã hội rằng họ mong chờ sẽ có biện pháp xử lý hình sự sau đó đối với những công an này. 

 

-----------------------

Tin, bài liên quan

TIN VIỆT NAM

 

Facebooker bị phạt hành chính do bình luận công an hát karaoke nhiều hơn dân

Facebooker bị xử lý vì mạo danh công an để phát tán tin sai

Tòa An Giang tuyên án tù năm người vây đánh công an

Hai công an Cao Lãnh dùng nhục hình làm chết phạm nhân tiếp tục bị kháng nghị tăng mức án

 Cựu cán bộ trại giam cướp tiệm vàng ở Huế khai động cơ gây án do bức xúc trong cuộc sống

 

 









BÀI MỚI NGÀY 30/09/2022 (Báo Tiếng Dân)

 



Báo Tiếng Dân

NGÀY 30/09/2022

https://baotiengdan.com/

 

BÀI MỚI

 

Ngược đời: Chuyên viên thanh kiểm tra chuyên môn giáo viên

Chu Mộng Long   -  30/09/2022

.

Lùa gà cho sư tử và linh cẩu đánh chén

Đỗ Ngà   -  30/09/2022

.

Công dân

Thái Hạo   -  30/09/2022

.

Hãy quên các cuộc trưng cầu dân ý giả tạo của Putin đi, và tiếp tục giúp đỡ Ukraine

The Economist  -  Cù Tuấn, dịch   -  30/09/2022

.

Không có chỗ cho “nóng giận” trong pháp quyền

Lương Thế Huy   -  30/09/2022

.

Vài dòng chia sẻ vụ hai cháu bị đánh

Lê Ngọc Luân   -  30/09/2022

.

Tình hình Ukraine ngày thứ 218

Phan Châu Thành   -  30/09/2022

.

Chấm dứt chiến tranh?

Lâm Bình Duy Nhiên  -  30/09/2022

.

Thân phận của… ‘cao quý’

Blog VOA  -  Trân Văn   -  29/09/2022

.

Biển vẫn là của ta nhưng tàu của ta chỉ có thể… bám bờ

Blog VOA  -  Trân Văn  -  29/09/2022

.

Thời đại mất nhân tính

Ngọc Vinh   -   29/09/2022

.

Bạo lực của lực lượng cảnh sát có thể được biện minh không và có cách nào để thuyết phục họ từ bỏ?

Lê Nguyễn Duy Hậu  -  29/09/2022

.

Tình hình Ukraine ngày thứ 217

Phan Châu Thành   -  29/09/2022

.

Nhân loại đứng trước thách thức của bạo chúa Putin

Mạc Văn Trang  -  29/09/2022

.

Họa ‘lý luận’, tới lúc kỷ luật một Ủy viên Bộ Chính trị?

Blog VOA  -  Trân Văn  -  28/09/2022

.

Cần tôn trọng sự lựa chọn của mỗi người

Ngô Anh Tuấn  -  28/09/2022

.

Về tính pháp lý của các cuộc “Trưng cầu dân ý” do Nga tổ chức ở Ukraine

Nguyễn Quốc Tấn Trung  -  28/09/2022

.

Vết nhơ khó rửa

Nguyễn Thông  -  28/09/2022

.

Bạn Hiền sân bay!

Lê Huyền Ái Mỹ  -  28/09/2022

.

Chiến lược là gì ở nước ta?

Ngô Huy Cương  -   28/09/2022

.

Nỗi buồn Võ An Đôn

Lê Ngọc Luân  -  28/09/2022

.

Khăn trùm đầu – Biểu tượng tự do hay mông muội?

Nguyễn Phương Mai   -  28/09/2022

.

Các bức ảnh cho thấy đoàn xe dài 10 dặm ở biên giới Nga khi nhiều người chạy trốn lệnh tổng động viên

Washington Post  -  Cù Tuấn, dịch   -  28/09/2022

.

Cái bắt tay diệt vong

Viet-Studies  -  Sao Băng   -  28/09/2022

.

Tình hình Ukraine ngày thứ 216

Phan Châu Thành   -   28/09/2022

.

Về lời kêu gọi bãi bỏ hình thức cùm chân tù nhân

Blog VOA  -  Trân Văn  -  27/09/2022

.

Tại sao quan hệ Ấn – Nga suy giảm?

Nguyễn Ngọc Chu  -  27/09/2022

.

Bàn về các khái niệm Luật Hiến pháp, Rule of Law và Rechtsstaat

Đỗ Kim Thêm  -  27/09/2022

.

Tình hình Ukraine ngày thứ 215

Phan Châu Thành  -  27/09/2022

.

Hành trình vượt gần ngàn dặm để thăm chồng tôi Trịnh Bá Phương

Đỗ Thị Thu  -  27/09/2022

.

Chuyện không có điện cho một tiếng hát

Tuấn Khanh   -  27/09/2022

.

Một đám cưới ở California và chiếc ba lô Eo-Vi

Jackhammer Nguyễn  -  27/09/2022

.

Không ai hiểu y tế Việt Nam bằng Cộng sản

Đỗ Ngà  -  26/09/2022

.

‘Cắt điện’ để ‘không thể chạm vào mùa thu Hà Nội’

Blog VOA  -  Trân Văn   -  26/09/2022

.

Nghĩ về một sự tự huỷ mình của một cô giáo

Lê Nguyễn  -  26/09/2022

.

Những điều mình thấy được từ Ukraine

Phan Châu Thành  -  26/09/2022

.

Nhân trường hợp ca sĩ Khánh Ly

Huy Đức  -  26/09/2022





View My Stats