Điểm
sách: ‘Không gì là không thể: Hoa Kỳ hòa giải với Việt Nam’
David Brown - Asia Sentinel
Song Phan, dịch
19/08/2021
https://baotiengdan.com/2021/08/19/diem-sach-khong-gi-la-khong-the-hoa-ky-hoa-giai-voi-viet-nam/
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/08/0-99.jpg
Ảnh bìa sách và tác giả Ted Osius
Tác
giả sách: Ted Osius, do Nhà xuất bản Rutgers University
Press, Chicago, phát hành, bìa cứng và sách đọc, 332 trang với ghi chú và thư mục,
giá $29,95 Mỹ kim. Phát hành ngày 15/10/2021
***
Gần đây, có cuộc bàn luận ở Washington về việc
nâng mối quan hệ Việt – Mỹ lên một ‘tầm cao mới’, tức là từ ‘toàn diện’ lên
‘chiến lược’. Chúng tôi chủ yếu nghe điều đó từ những người coi tham vọng của
Trung Quốc là vấn đề rắc rối nhất mà Mỹ hiện đang phải đối mặt.
Sáu thành viên của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện
từng cật vấn Mark Knapper trong các phiên điều trần, khi ông được đề cử làm đại
sứ của Chính quyền Biden ở Việt Nam, có vẻ coi các quan hệ được nâng cấp là điều
mà Hoa Kỳ có thể trao cho chế độ Hà Nội, nếu họ nới lỏng sức ép lên các nhà báo
độc lập và những người bất đồng chính kiến khác và tạo thêm không gian cho các nhóm phi đảng phái (hay còn gọi là ‘các tổ
chức xã hội dân sự’) trong đời sống quốc gia.
Thật trùng hợp, tôi vừa đọc bản thảo quyển
sách “Không gì là không thể”, cuốn hồi ký của Ted Osius, đại sứ Hoa
Kỳ tại Việt Nam từ tháng 12/2014 đến tháng 11/2017. Osius cũng coi việc đảng Cộng
sản Việt Nam (ĐCSVN) đàn áp các hoạt động dân sự là một trở ngại cho việc cải
thiện quan hệ song phương, nhưng không giống như các Thượng nghị sĩ, Osius nhận
ra rằng, Hà Nội cũng không quá vội vàng trong việc “đồng sàng” với Mỹ.
Trong một phần ba đầu của quyển sách ‘Không
gì là không thể’, Osius giải thích, làm thế nào, khi Hoa Kỳ hồi phục sau chấn
thương của ‘cuộc chiến không có hồi kết’ đầu tiên của mình và khi bên thắng cuộc
Hà Nội soát xét đống đổ nát của nỗ lực “xây dựng chủ nghĩa xã hội” thời hậu chiến,
các quan chức ở cả hai thủ đô bắt đầu xúc tiến quan hệ ngoại giao. Trong một
chi tiết hấp dẫn, Osius ghi nhận sự liên minh khó có vẻ xảy ra của hai thượng
nghị sĩ Hoa Kỳ John McCain, là người đã sống sót sau 6 năm kinh hoàng trong nhà
tù ở Hà Nội, và John Kerry, một người hùng trong chiến tranh trở thành cựu chiến
binh phản chiến, cho việc hướng cảm giác của Washington sang hòa giải dựa trên
cam kết của Bắc Việt trong việc tạo điều kiện thuận lợi để đưa hài cốt lính Mỹ
về nước.
Trong một phần tư thế kỷ kể từ khi quan hệ Việt
– Mỹ được thiết lập, có hai yếu tố nhất quán nổi bật. Yếu tố đầu là chất lượng
cao của lãnh đạo toà Đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội (ngoại trừ một trường hợp, còn lại
đều là các nhà ngoại giao chuyên nghiệp). Osius tỏ lòng kính trọng đặc biệt đối
với hai lãnh đạo mà ông từng làm việc trong vị trí công tác đầu tiên ở Việt
Nam: Desaix Anderson, là đại diện ngoại giao, giai đoạn 1995-1996 đã thành lập
và điều hành toà Đại sứ Hoa Kỳ, và “Pete” Peterson, một cựu tù binh khác, sau
đó là nghị sĩ, là đại sứ Mỹ đầu tiên ở VN (1997-2001).
Yếu tố thứ hai trong quan hệ Việt – Mỹ không
thay đổi trong một phần tư thế kỷ là tòa nhà xiêu vẹo của Mỹ ở số 7 Láng Hạ.
Các đại sứ, kể từ Peterson đều coi việc tìm kiếm những khu nhà lớn hơn và an
toàn hơn là điều ưu tiên. Năm 2017, Osius và các đối tác Bộ Ngoại giao đã đồng
ý về địa điểm, nhưng một loạt các chi tiết cần phải được giải quyết trước khi
công việc xây dựng có thể bắt đầu.
Xuyên suốt quyển sách “Không gì là không thể”,
có rất nhiều chi tiết ngẫu nhiên như vậy về những gì mà các phái bộ đại sứ Mỹ
làm, vô số tương tác nhỏ giúp xây dựng, mở rộng và duy trì mối quan hệ song
phương. Trường hợp hai nước cựu thù, sau sự can thiệp đáng thẹn của Mỹ và chiến
thắng giành được với cái giá kinh ngạc của chế độ Hà Nội, mục tiêu bao trùm là
xây dựng lòng tin. Hai mươi năm sau ngày Sài Gòn sụp đổ, Việt Nam có thể rất bi
đát về kinh tế nhưng không khó khăn nào có thể khiến Việt Nam chịu khuất phục.
Đối với Mỹ, Osius nhấn mạnh, “thể hiện sự tôn trọng có nghĩa là hình dung ra
điều gì thật sự quan trọng (đối với Việt Nam) rồi chấp nhận điều đó một cách
nghiêm túc. Sự tôn trọng không làm Mỹ tốn kém nhiều nhưng mang lại cho chúng ta
hầu hết mọi thứ“.
Một phần quan trọng trong quyển sách “Không
gì là không thể”, đặc biệt ở Chương 5, trình bày chi tiết nhiều năm nỗ lực
nhằm tạo sự đồng thuận trong chính phủ Hoa Kỳ, rằng Hoa Kỳ phải thừa nhận trách
nhiệm của mình đối với ‘di sản của chiến tranh’, bằng hành động cũng như bằng lời
nói. Osius lập luận một cách thuyết phục rằng, sự can dự trung thực của Hoa Kỳ
để giúp khắc phục vùng đất bị nhiễm chất độc da cam và tài trợ cho việc rà phá
bom mìn, đã mở đường cho sự hòa giải và theo đó là sự hợp tác tích cực đáng
kinh ngạc giữa hai cựu thù.
Ở Chương 7 (trong 14 chương), Osius chuyển
sang nói về chính nhiệm kỳ đại sứ 3 năm của mình ở Việt Nam. Ông tự hào chính
đáng về sự gắn bó của ông với người Việt, dù là đạp xe ủng hộ các hoạt động từ
thiện, hay tranh luận với các sinh viên, lưu loát bằng tiếng Việt “không thật
hoàn hảo”.
Kỳ nghỉ Tết của Việt Nam kéo dài hơn một tuần
trở lên; cư dân nước ngoài thường đến các khu nghỉ dưỡng ở những nơi khác trong
khu vực. Tuy nhiên, đại sứ Osius đã đưa ra quan điểm “ăn Tết đúng cách”. Mỗi
năm, ông thu hút một đám đông truyền thông khi ông cùng chồng và hai con nhỏ của
họ, trong trang phục truyền thống của Việt Nam, đến thắp hương tại các ngôi
chùa ở Hà Nội. Đây là một hành động khó thực hiện mà không có vẻ dị thường.
Osius đã làm điều đó một cách lịch lãm.
Độc giả tò mò muốn tìm hiểu tại sao Washington
và Hà Nội hiện đang nhắm tới một “quan hệ chiến lược toàn diện”, sẽ không thất
vọng với cuốn sách của Ted Osius. Có một thảo luận rõ ràng, bên cạnh các điều
khác, về sự phát triển từng bước của ‘lòng tin chiến lược’ giữa các cơ quan
quân sự của cả hai nước. Osius làm sáng tỏ các cuộc đàm phán dài, thuyết phục
Việt Nam thực hiện các nghĩa vụ của hiệp định thương mại “Đối tác xuyên Thái
Bình Dương” (một bước đột phá đã bị Donald Trump loại bỏ ngay khi nhậm chức). Osius
cũng viết về các hoạt động thuyết phục mà đỉnh cao là chuyến thăm của tổng Bí
thư Nguyễn Phú Trọng tháng 7/2015, gặp Barack Obama – cuộc gặp đầu tiên của
lãnh đạo Cộng sản tại Phòng Bầu dục – giữa người đứng đầu đảng Cộng sản và Tổng
thống Mỹ Obama, tính từ thời Nikita Khruschev năm 1959.
“Không gì là không thể” chú ý tạm đủ đến con voi trong phòng, “Trung Quốc đang trỗi dậy”
của Tập Cận Bình. Trước nhiệm kỳ của Osius, Bắc Kinh đã thúc đẩy đòi hỏi chủ
quyền phi lý của mình đối với biển Đông. Nó cho thấy mối đe dọa hiện hữu này đối
với an ninh của Việt Nam bằng các cuộc diễn tập hải quân ngày càng khiêu khích.
Đó là chủ đề chính thu hút sự chú ý của sứ quán Hoa Kỳ và là chủ đề thường
xuyên được vô số chuyên gia nhai lại. Osius thận trọng không chia sẻ bất kỳ bí
mật nào.
Mặc dù vậy, tham vọng rõ ràng của Trung Quốc là động lực chính cho mối
quan hệ ngày càng chặt chẽ của Việt Nam với Mỹ và đồng minh. Trong khi
các thành viên khác của ASEAN hợp lý hóa việc phủ nhận cho thái độ nhúng nhường,
thì đối với Hà Nội, “mối đe dọa từ Trung Quốc” là có thật và hiện hữu. Nó tái
hiện lại một mô típ lịch sử dài 2000 năm của Việt Nam và cần phải được ứng xử
thật cẩn thận. Bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy các nhà lãnh đạo đất nước đang nhát
tay, có thể khiến hàng chục ngàn người xuống đường biểu tình. Có lẽ các áp lực
của Trung Quốc có thể được làm chệch hướng hoặc được quản lý ngay bây giờ,
nhưng rất khó có thể giải quyết được, cho đến khi có những người có đầu óc nguội
lạnh hơn lên nắm quyền ở Bắc Kinh.
Ở phần cuối quyển sách “Không gì là không
thể”, Osius đề cập đến việc đảng CSVN đàn áp hoạt động dân sự, vốn đã gia
tăng đáng kể kể từ năm 2016, khi tổng bí thư Trọng nắm quyền lãnh đạo đảng và
tiến tới việc quay ngược trở lại học thuyết Lenin.
Dù đã hợp lý hóa ‘chủ nghĩa tư bản theo định
hướng xã hội chủ nghĩa’, tổng bí thư Trọng kiên quyết chống lại bất kỳ sự nới lỏng
kiểm soát chính trị nào. Trong bối cảnh này, thật khó để tưởng tượng thành công
thậm chí ở mức tăng từng chút đối với hoạt động vận động nhân quyền mà các thượng
nghị sĩ đã thúc giục đại sứ chỉ định Knapper. Trọng hiện đã 77 tuổi; ông sẽ
không còn nắm quyền lâu. Trong khi đó, như Ted Osius nói rất rõ, có rất nhiều
lý do khác để Việt Nam và Hoa Kỳ tăng cường sự hiểu biết và hợp tác giữa hai
bên. Điều đó nên làm bây giờ.
No comments:
Post a Comment