Thứ Năm, 07/02/2020 -
07:41 — tuongnangtien
Tổ quốc thân yêu ơi có Đoàn tôi sẵn sàng
Hiến dâng người đây sức tuổi hai mươi
***
Tôi có dịp sống qua
nhiều nơi và nhận thấy là không nơi đâu mà những từ ngữ “tổ quốc,”
“quê hương,” “dân tộc” … được nhắc đến thường xuyên – như ở xứ sở
của mình: tổ quốc trên hết, tổ quốc muôn năm, tổ quốc anh hùng, tổ quốc
thiêng liêng, tổ quốc bất diệt, tổ quốc muôn đời, tổ quốc thân yêu, tổ quốc
trong tim … “Quê hương” và “dân tộc” cũng thế, cũng: vùng dậy, quật
khởi, anh dũng, kiên cường, bất khuất, thiêng liêng, hùng tráng, yêu
dấu, mến thương …
Người Việt, nói
chung, Dù
ở đâu vẫn Tổ Quốc trong lòng/ Cột biên giới đóng từ thương đến nhớ.
Nhìn từ xa thì như thế, đã đành. Sống ngay giữa lòng quê hương đất
nước, nơi mà từ chỗ ngủ đến miếng ăn đều được phân phối với tiêu
chuẩn rất bất công và khe khắt, cũng vẫn có kẻ nắn nót viết ra
được những câu thơ vô cùng trìu mến: Tổ
quốc bao giờ đẹp thế này chăng?
Say mê (hay si mê) tới
cỡ đó nên dân Việt sẵn sàng đi
bất cứ nơi đâu khi đất nước đang cần với tấm lòng phơi phới tương
lai. Ngoài VN, có lẽ, không có nơi nào khác mà con người tận tình
với quê hương đến thế. Tuy thế, cũng không đâu mà tổ quốc bạc bẽo và
vô nhân như ở cái xứ sở khốn nạn này:
Những mẩu tin ngăn
ngắn như trên đọc (hay nghe) được hằng ngày, suốt từ năm này qua năm
khác, trên mọi cơ quan truyền thông của Nhà Nước và đều có kết luận
y hệt như sau: “Rất mong đồng chí, đồng đội và những tấm lòng hảo tâm trong cả
nước giúp đỡ để vợ chồng thương binh Phạm Minh Lệ sớm vượt qua khó khăn trong
cuộc sống. Mọi sự giúp đỡ xin gửi về địa chỉ: Ông Phạm
Minh Lệ, tổ 13, thị trấn Đông Anh (Đông Anh, Hà Nội) hoặc Phòng Bạn đọc- Cộng
tác viên, Báo Quân đội nhân dân, số 7 Phan Đình Phùng, TP Hà Nội. Số tài
khoản báo: 05211.012.83003, tại Ngân hàng TMCP Quân đội chi nhánh Điện Biên Phủ,
TP Hà Nội.”
Báo đài kêu gọi của
đồng chí, đồng đội, đồng bào giúp đỡ thương binh và sẵn sàng cho
mượn địa chỉ hay tài khoản ngân hàng để nhận giúp tiền hổ trợ.
Thật là tử tế và qúi hoá. Chỉ có điều đáng tiếc là những cơ quan
truyền thông không bao giờ có một lời nào nhắc đến trách nhiệm của
Bộ Thương Binh Xã Hội hay “lòng hảo tâm” của Hội Cựu Chiến Binh VN
cả. Lý do, dường như, hy sinh và cống hiến máu xương cho tổ quốc ở
đất nước này chỉ là con đường một chiều (one way traffic) nên chỉ có
đi thôi chứ có lại.
FB Huong
T Nguyen góp ý:
“Báo đảng nhà sản vừa đăng cái tin, vị bộ đội nào đó
hy sinh đã 50 năm mà vẫn chưa được công nhận liệt sĩ… Ôi chỉ là chuyện nhỏ, nhiều
người chỉ bị thương tật, sống sờ sờ vậy mà bao nhiêu năm dài vẫn không kiếm được
cho mình cái giấy công nhận thương binh; bẩn thỉu, bất công hơn nữa là có những
ông bộ đội đã được đem về chôn trong nghĩa trang khi người nhà muốn đem về quê
quán cho gần ông bà cha mẹ, cũng phải chuồi tiền triệu cho quản trang mới được
bốc dỡ hài cốt đem về quê quán…
Bị cướp công, bị bỏ rơi, bị quên lãng không phải là
sự vô tình hay thiếu sót của một số cán bộ chuyên trách, Mà chính là một sự thật
hiển nhiên về điều này là không riêng chi các người lính trong cuộc nội chiến
tương tàn nam bắc, chúng còn mượn cớ là khó xác minh sự việc hy sinh hay thương
tật trên chiến trường, mà cả những người hy sinh để chống quân xâm lược Bắc
Kinh trên biển cũng như trên biên giới sau năm 1975 cũng được đảng cộng chơi
trò phớt lờ…”
Sau khi đã đánh thắng
mấy đế quốc to, tổ quốc lại kêu gọi người dân thi hành một loại
nhiệm vụ quan trọng khác (“Đi Xuất Khẩu Lao Động”) bằng những lời lẽ
cũng hấp dẫn y như khi ra tiền tuyến vậy: Đường
ra trận mùa này đẹp lắm. Đường sang Mỹ cũng đẹp như mơ –
theo Tạp Chí
Thể Thao, đọc được vào hôm 18 tháng 04 năm 2019:
Công ty Cổ phần tiến bộ Quốc tế AIC và Trung tâm
XKLĐ Viracimex vừa được Bộ LĐTB&XH; đồng ý đưa lao động sang Mỹ làm việc
thí điểm, các nghề thợ hàn, cắt cỏ và hái cam.
Lương 5.000 USD/tháng, thời hạn 1-3 năm
Theo bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn – Chủ tịch HĐQT kiêm
TGĐ Công ty Cổ phần tiến bộ Quốc tế AIC, Công ty đã có một vài đơn hàng với đối
tác đưa lao động sang Mỹ làm việc ở lĩnh vực hàn, cắt cỏ, trang trại (hái
cam)…Để đủ tiêu chuẩn sang Mỹ làm việc, lao động phải trong độ tuổi từ 20-40,
đã lập gia đình. Lương tháng của lao động từ 5.000 USD trở lên, chi phí đi XKLĐ
tuỳ thuộc vào mức lương. Đặc biệt, trong một nhóm lao động cùng quốc tịch, cùng
làm một nơi thì chỉ cần 1, 2 người biết tiếng Anh để phiên dịch cho cả nhóm.
Một thuận lợi của các hợp đồng này là LĐ ký theo từng
năm một nhưng mỗi năm được về nước một lần, hết hợp đồng, nếu làm tốt được ký
tiếp đến hết 3 năm. Nếu làm tốt và chủ sử dụng có nhu cầu thì được cấp thẻ xanh
(thẻ lưu trú) và nhiều ưu đãi khác. Cả AIC và Viracimex đều đang xúc tiến những
hợp đồng đầu tiên. Trước mắt là 8 thợ hàn đi đợt đầu cho cả 2 DN, sau đó là 40
lao động làm vườn. Hiện các DN đang cho lao động đợt 2 tập huấn cắt cỏ ở các
sân golf. Dự kiến, đầu năm sẽ đưa lao động đợt đầu đi và trong năm sẽ
đưa nhiều hợp đồng đi làm y tá.
Thiệt là quá đã và
quá đáng!
Rất nhiều trường hợp
“quá đáng” đã xẩy ra, khắp mọi nơi:
Những lời kêu cứu như
trên xuất hiện đều đặn trên mặt báo (từ thập niên này sang thập niên
khác) nhưng tuyệt nhiên cũng không một ông hay bà nhà báo quốc doanh
nào đặt vấn đề về vai trò của những Đại Sự Quán hay Toà Tổng Lãnh
Sự VN. Cứ y như thể cả Bộ Ngoại Giao lẫn Bộ Thương Binh Xã Hội VN
đều – hoàn toàn – hoàn toàn vô can với tất cả những vấn đề thượng
dẫn.
Hoá ra, cũng như nghĩa
vụ quân sự, nghĩa vụ lao động cũng chỉ là con đường một chiều thôi.
Mà như thế, nghĩ cho cùng, vẫn cứ còn được coi là một điều may. May
hơn trường hợp của những kẻ đã trót dại đóng góp tài chính cho chế
độ hiện hành. Không ai nhận lại được một lời cảm ơn xuông, đã đành.
Có kẻ còn bị sỉ nhục tàn tệ trước khi hành hình. Kẻ khác tuy
thoát chết nhưng mất trắng tài sản, và con cháu bị đối xử phân biệt
vì … thuộc thành phần tư sản!
Đ.. mẹ nhân tình đã biết rồi!
Lạt như nước ốc bạc như vôi.
Lạt như nước ốc bạc như vôi.
Tác giả hai câu thơ
trên – Nguyễn
Công Trứ – từ trần ở Việt Nam vào năm 1858 nên người không
biết rằng “nhân tình” ở đất nước này, ngày nay, không còn như thế
nữa: chả những đã lạt như nước ốc (và bạc như vôi) mà còn thấm đẫm
máu hồng và nước mắt đắng cay của người trong cuộc nữa cơ.
No comments:
Post a Comment