Trương
Nhân Tuấn
02/07/2020
Vụ ASEAN ra tuyên bố “tầm nhìn” chung trong đó có
nhắc Luật quốc tế về Biển (UNCLOS) cần được xem là cơ sở pháp luật để giải quyết
các tranh chấp Biển Đông. Điều này hiển nhiên là “quan trọng” cho VN, nhưng
không phải là một “thắng lợi” để báo chí Việt Nam “nổ” tung trời đất. Sẵn dịp
còn đưa ông Xuân Phúc lên tận mây xanh. Làm như ông này có công lao nhiều lắm
trong vụ này.
Trong khi điều trọng đại
(mà không thấy ông Phúc lên tiếng) là Trung Quốc hiện đang “cấm biển” khu vực
Hoàng Sa để tập trận.
Sự im lặng của Việt Nam
trước hành vi của Trung Quốc được xem là sự đồng thuận.
Luật quốc tế có nguyên tắc:
“ex injuria jus non oritur”. Có nghĩa (đại khái) là lẽ phải (luật lệ) không thể
phát sinh từ một hành vi bất hợp pháp.
Trung Quốc đã chiếm Hoàng
Sa của Việt Nam bằng vũ lực, vi phạm hiến chương Liên Hiệp quốc. Tức hành vi
xâm lăng Hoàng Sa là một việc làm “bất hợp pháp”. Điều này đưa đến mọi hành vi
của Trung Quốc sau này ở Hoàng Sa đều không chính đáng.
(Nguyên tắc “ex injuria
jus non oritur” cũng có thể áp dụng trong trường hợp tử tù Hồ Duy Hải. Mọi lời
khai của Hải, trong trường hợp bị bức cung, đều không có giá trị bằng chứng).
Tuy nhiên, luật quốc tế
cũng có nguyên tắc đối nghịch: “Ex factis jus oritur”. Ý nghĩa đại khái là luật
lệ phát sinh ra từ hành vi thực tại.
Tức là hành vi cấm biển của
Trung Quốc ở Hoàng Sa, nếu thực thi nhiều lần không gặp phản đối, hành vi đó trở
thành “efffectivité”. Tức nó có hiệu lực “pháp lý”, buộc các quốc gia khác phải
“tuân thủ” luật cấm biển của Trung Quốc.
Tình hình đến nay Việt
Nam và các quốc gia khác, kể cả Mỹ, đều “im lặng” trước hành vi cấm biển của
Trung Quốc. Việc “cấm biển” để tập trận của Trung Quốc trở thành “fait
accompli” chuyện đã rồi.
Giả tỉ bây giờ Trung Quốc
ra tuyên bố ADIZ vùng Hoàng Sa. Việt Nam xem như “bó tay”. Việt Nam không có lý
lẽ để phản biện. Khả năng Việt Nam cũng không có để ngăn cản.
No comments:
Post a Comment