VOA
Tiếng Việt
06/06/2020
Phát biểu hôm thứ Năm tại
buổi tưởng niệm George Floyd, nạn nhân bạo lực cảnh sát, Mục sư Al Sharpton nói
cái chết của George Floyd và các cuộc biểu tình trên toàn quốc là thời điểm nước
Mỹ phải nhận thức về vấn đề công lý và chủng tộc, ông lớn tiếng đòi: “Hãy lấy đầu
gối ra khỏi cổ của chúng tôi!”
Mục sư Al Sharpton
phát biểu tại buổi tưởng niệm George Floyd, chết vì ngạt thở trong lúc bị câu
lưu, ở Minneapolis, Ảnh chụp ngày 4/6/2020. REUTERS/Lucas Jackson
Tại lễ tưởng niệm George
Floyd ở Minneapolis, thành phố nơi ông chết vì ngạt thở ngày 25/5, và tại khu
Brooklyn, một địa điểm biểu tình dữ dội sau cái chêt của George Floyd, nhiều
vòng hoa phúng điếu đã được gửi tới giữa lúc những người biểu tình kéo nhau xuống
đường trong ngày thứ 10 liên tiếp, tại nhiều thành phố gồm Atlanta, thủ đô
Washington, Denver, Detroit và Los Angeles.
Các cuộc biểu tình này về
phần lớn diễn ra trong ôn hòa, khác với các cuộc biểu tình trước. Sự thay đổi
này phản ánh quyết tâm của nhiều người biểu tình và những người trong ban tổ chức
biểu tình trong những ngày gần đây nhằm biến sự phẫn nộ về cái chết của Floyd
thành một phong trào dân quyền mới, nhằm cải cách hệ thống tư pháp hình sự của
Mỹ.
Tại thủ đô Washington,
hàng trăm người nếu không muốn nói là hàng ngàn người đã tập hợp để tham gia cuộc
biểu tình tại Đài tưởng niệm Tổng Thống Lincoln, nhiều người ngồi trên mặt đất
nghe các diễn giả và cầu nguyện, thỉnh thoảng hô tên của nạn nhân - George
Floyd, trước khi đám đông giải tán vì một cơn giông bão.
Lực lượng Vệ binh
Quốc gia Utah dàn hàng giữa lúc người biểu tình tụ tập gần Tòa Bạch Ốc để phản
đối cái chết của George Floyd, Thứ Năm 4/6/2020, (AP)
Một nhóm người khác tụ tập biểu tình gần Tòa Bạch Ốc, nơi một hàng rào bê tông được dựng lên để củng cố hàng rào xung quanh Tòa Bạch Ốc.
Đọc điếu văn tại một lễ
tưởng niệm bên trong nhà nguyện của trường đại học ở thành phố Minneapolis, Mục
sư Sharpton nói cái chết của Floyd khi bị ghim xuống đất dưới đầu gối của một
sĩ quan da trắng - tượng trưng cho một trải nghiệm phổ biến về sự tàn bạo của cảnh
sát đối với người Mỹ gốc Phi.
“Lẽ ra Floyd không phải
chết. Ông không chết vì bệnh tật, mà chết vì lỗi phổ biến của hệ thống công lý
hình sự của Mỹ. Xin gọi tên George và hô: “Hãy lấy đầu gối ra khỏi cổ chúng
tôi”.
Phần mặc niệm do mục sư
Floyd dẫn đầu kéo dài đúng tám phút và 46 giây, thời gian Floyd bị cảnh sát
viên Derek Chauvin ấn đầu gối vào cổ cho tới chết vì ngạt thở trên một con đường
ở thành phố Minneapolis.
------------------------------------
03/06/2020
Trong video quay cảnh người
Mỹ gốc Phi, ông George Floyd, bị đè đầu gối vào cổ trong nhiều phút, ở
Minneapolis thuộc bang Minnesota, Hoa Kỳ, có hình ảnh một cảnh sát gốc Á đứng
xua đuổi người dân chứng kiến.
Các báo Hoa Kỳ trong mấy
ngày qua đã cung cấp thêm các thông tin liên quan tới cảnh sát viên này, ông
Tou Thao.
Hiện ông Thao đã bị sa thải
trong khi ông Derek Chauvin, cảnh sát gây ra cái chết của ông Floyd, bị truy
tố tội giết người. Nhiều người cũng lên tiếng kêu gọi truy tố cả ông Thao
và hai cảnh sát khác có liên quan tới vụ bắt giữ ông Floyd, 46 tuổi.
Ông Tou Thao là
ai?
Theo bài ‘[g]iữa lúc người
gốc Á ở Minnesota đòi công lý cho George Floyd, một số cảm thấy [họ] trở thành
mục tiêu do vai trò của cảnh sát Thao trong vụ chết người’ của
trang Sahan Journal, chữ ‘Tou’ có nghĩa là ‘con trai/bé trai’ theo tiếng
Hmong và là tên phổ biến nhất trong cộng đồng Hmong. Còn Thao là tên của 18 thị
tộc Hmong.
Trang từ điển Urban Dictionary cũng
xác nhận Tou có nghĩa là ‘bé trai’ và nói thêm đây là tên phổ biến nhất được đặt
cho các bé trai Hmong. Khi tìm kiếm những người có tên Tou Thao trên danh bạ trực tuyến Spokeo, số kết quả
là gần 380 với chừng 140 ở California, gần 120 ở Minnesota và gần 100 ở
Wisconsin.
Đa số người Hmong ở Hoa Kỳ
tới từ Lào nhưng hiện không rõ gia đình ông Thao có cùng nguồn gốc hay không.
Bài báo trên Sahan Journal
dẫn lời một người Mỹ gốc Việt nói ông cảm thấy bị xúc phạm vì nhận được tin nhắn
của một người bạn da đen hỏi “chuyện gì xảy ra trong cộng đồng của ông thế?”
sau khi ông George Floyd qua đời. Ông Hoang Murphy nói ông không phải là người
Hmong và bất bình khi nhiều người đang cho rằng cộng đồng gốc Á đồng loã với bạo
lực của cảnh sát giống như ông Tou Thao, 34 tuổi, đồng loã với cảnh sát Derek
Chauvin, 44 tuổi.
Báo Star
Tribune ở Minneapolis dẫn lời luật sư của ông Thao nói ông không còn ở
bang Minnesota kể từ khi bị sa thải hôm 26/5, một ngày sau khi ông Floyd qua đời.
Tờ này cũng nói các trang cá nhân trên mạng xã hội của ông Tou và hai viên cảnh
sát có liên quan khác đã bị xoá trong khi họ tắt hoặc huỷ kết nối điện thoại.
Star Tribune cũng nói ông Thao từng sáu lần bị khiếu nại và một khiếu nại vẫn
đang được xem xét vào lúc ông bị sa thải.
Theo Star Tribune, ông
Thao và một cảnh sát nữa ở Minneapolis từng bị kiện hồi năm 2017 vì đánh một
người da đen tới gãy răng khi người này đang bị còng tay trong vụ bắt giữ được
cho là vô cớ xảy ra ba năm trước đó. Chính quyền Minneapolis đã phải bồi thường
25.000 đô la để giải quyết vụ việc ngoài toà và ông Thao tiếp tục làm việc cho
lực lượng cảnh sát cho tới khi bị sa thải mới đây, tổng cộng tám năm tính từ thời
điểm ông được tuyển chính thức hồi năm 2012.
Câm lặng là đồng
loã
Liên quan tới các diễn biến
mới nhất, bài viết trên trang tin Heavy về chuyện ông Thao không hề có hành động
gì khi đồng nghiệp đè đầu gối lên cổ ông Floyd đã được trên 5.000 lượt chia sẻ. Bài viết
cũng dẫn lời từ video của một trong những người chứng kiến cho thấy nhiều người
dân đã lên tiếng đề nghị cảnh sát thôi ghì cổ ông Floyd nhưng ông Dereck
Chauvin vẫn tiếp tục đút tay trong túi quần và đè gối lên cổ người da đen xấu số
ngay cả khi ông đã bất động.
Hãng
tin Hoa Kỳ AP hôm 1/6 cũng có bài bác tin vợ ông Chauvin, người đang
đâm đơn ly dị chồng, là em gái của ông Thao. AP nói bà Kellie Chauvin cũng là
người Hmong và hồi năm 2018 đã tham gia cuộc thi Quý bà Minnesota với hy vọng
là người Hmong đầu tiên đoạt giải.
Luật sư ly dị của bà
Kellie, Amanda Mason-Sekula được AP dẫn lời cho biết bà Kellie có anh trai
nhưng không phải là ông Thao mà là một cảnh sát đóng ở thành phố St. Paul liền
kề Minneapolis.
Vụ việc vừa xảy ra cũng
cho thấy một điều hiển nhiên là không phải cứ là người thực thi pháp luật là đã
hiểu biết pháp luật và tuân thủ pháp luật. Nó có lẽ cũng khiến không ít người
hiểu thêm rằng không phải cứ trực tiếp gây ra tội ác mới là có tội mà ngay cả sự
câm lặng trước cái ác và bất công cũng góp phần gây ra tội ác và chết chóc.
No comments:
Post a Comment