Phạm
Gia Vinh (VTC News)
Thứ Ba, 02/06/2020
07:57:00 +07:00
(VTC News) - Phạm Gia Vinh, kỹ sư trưởng chế tạo
phi thuyền không gian thử nghiệm thành công tại Ấn Độ và Úc đặt câu hỏi: Bao giờ
Việt Nam có SpaceX, Elon Musk?
Nhân sự kiện SpaceX của tỷ phú Elon Musk, công ty tư
nhân đầu tiên trên thế giới phóng thành công tàu vũ trụ vào không gian, Phạm
Gia Vinh - chàng trai trưởng nhóm chế tạo "phi thuyền không gian" đã
thử nghiệm thành công tại Ấn Độ và Australia gửi bài viết dưới đây cho báo điện
tử VTC News.
***
Lịch sử ngành hàng không
- vũ trụ Hoa Kỳ đã mở ra một chương mới cho thế giới. Vào 2h22 ngày 31/5 (giờ
Việt Nam), SpaceX phóng thành công tàu vũ trụ Crew Dragon chở hai phi hành gia
NASA vào quỹ đạo trái đất.
Sự kiện này đưa SpaceX của
tỷ phú Elon Musk trở thành công ty tư nhân đầu tiên đưa người vào không gian, kết
thúc thời kỳ độc tôn của các tập đoàn vũ trụ quốc gia.
Robert Behnken và
Douglas Hurley là nhà du hành thực hiện chuyến bay có người lái đầu tiên của
SpaceX.
Thương vụ đầu tư mạo
hiểm của NASA
Với NASA, chuyến bay là vụ
“cá cược mạo hiểm” của họ dưới thời chính quyền Obama khi quyết định việc giao
phó cho doanh nghiệp tư nhân chở các phi hành gia lên trạm vũ trụ. Nhưng NASA
đã không lầm khi nhìn người. Họ đã thành công. Còn đối với SpaceX, đó là đỉnh
cao của một cuộc phiêu lưu bắt đầu từ năm 2002 khi tỷ phú Elon Musk đặt mục
tiêu đưa con người du hành tới sao Hỏa.
Khi Elon Musk lần đầu có
ý tưởng tự mình thực hiện các chuyến bay vũ trụ vào cuối năm 2001, đến khi thực
hiện chuyến bay thành công đầu tiên vào 28/9/2008, SpaceX đã đầu tư khoảng 200
triệu USD vào nghiên cứu phát triển tương đương trung bình 28,6 triệu USD/năm.
Nhờ đó mà giá trị công ty SpaceX tại thời điểm 2012 đã là 1,2 tỷ USD và với
thành công của chuyến bay tháng 5/2012, giá trị công ty đã tăng gấp đôi.
Thành công mang tính lịch
sử của SpaceX là vào tài năng lãnh đạo xuất chúng của người sáng lập Elon Musk,
nhưng phần khác nằm ở sự linh động, cởi mở trong quản lý nhà nước đối với những
ngành nghề kinh doanh chiến lược cùng niềm tin đối với doanh nghiệp tư nhân.
Cụ thể, một phần vốn rất
lớn (gần 500 triệu USD) của SpaceX có được là nhờ những hợp đồng thương mại đến
từ NASA. Việc không đòi hỏi phải có “Hợp đồng tương tự”, hay phải có “Cơ sở
khoa học đối chiếu với các sản phẩm tương tự của nước ngoài” như ở Việt Nam ta
là nút mở để cho những doanh nghiệp tư nhân như SpaceX tham gia vào các dự án lớn
của quốc gia và phát triển những công nghệ “không giống ai”.
Chuyện của chúng
tôi
Vẫn biết mọi so sánh là
khập khiễng, nhưng câu hỏi thì luôn có quyền được đưa ra, bất chấp sự hoài nghi
vô lý về kết quả. Và câu hỏi đó là, khi nào thì Việt Nam chúng ta có được công
ty lừng lẫy như SpaceX và doanh nhân huyền thoại như Elon Musk?
Để trả lời cho câu hỏi
này, tôi xin được bắt đầu bằng câu chuyện của mình.
Đúng 1 năm trước, ngày
1/6, tôi cùng các công sự trong công ty CP Nghiên cứu và Phát triển Đông Giang
Việt Nam cùng công ty công nghệ tư nhân IN.Genius của Singapore do Lim Seng đứng
đầu, thực hiện chuyến bay đưa người Singapore đầu tiên vào vùng cận vũ trụ - tầng
bình lưu tại thị trấn Alice Springs (Australia) bằng “khí cụ bay tầng bình
lưu” mà sau đó đã có nhiều người ví von là “phi thuyền không gian made in
Vietnam”.
Phạm Gia Vinh và
thiết bị bay do anh và các cộng sự nghiên cứu chế tạo.
Trước đó, vào ngày
13/5/2015, "phi thuyền" đã đưa chuột thành công vào không gian ở độ
cao 29,5km trong cuộc thử nghiệm bay tại thành phố Hyderabad (Ấn Độ). Sau gần 2
tiếng đồng hồ bay ở độ cao cận vũ trụ, phi thuyền mang theo 3 con chuột đã trở
về trái đất an toàn trong niềm vui bất tận của nhóm nghiên cứu, chế tạo.
Từ trước đến nay, Việt
Nam chưa từng có một khí cụ bay dân sự nào có thể đạt đến trần bay 30km. Chiếc
"phi thuyền" của nhóm kỹ sư hàng không chúng tôi chế tạo được đánh
giá sánh ngang với một số ít quốc gia phát triển sở hữu công nghệ chế tạo khí cụ
bay có trần bay trên 30 km như Mỹ, Pháp, Nhật, Tây Ban Nha, Ấn Độ…
Các chuyên gia đầu ngành
tại Việt Nam khẳng định, chiếc “phi thuyền không gian” này là cánh cửa mở ra cơ
hội to lớn trong nghiên cứu công nghệ vũ trụ.
Ngày 6/4/2015, Bộ trưởng
KH&CN khi đó là ông Nguyễn Quân và các chuyên gia hàng đầu của Việt Nam về
khoa học hàng không có cuộc gặp gỡ cởi mở với nhóm kỹ sư chế tạo “phi thuyền
không gian” chúng tôi.
Sau khi nghe trình bày, Bộ
trưởng Nguyễn Quân cho rằng sẽ còn nhiều việc phải làm để đưa sản phẩm này ứng
dụng ra thực tế nhưng Bộ Khoa học và Công nghệ sẵn sàng hỗ trợ tối đa để phát
triển công trình này. Bộ trưởng Quân gợi ý việc có thể đưa thiết bị của Vinh thử
nghiệm để nghiên cứu đường đi, cường độ của các cơn bão khi mùa mưa bão ở Việt
Nam.
Phi hành gia Lim
Seng sau khi hạ cánh (Nguồn: IN.Genius Singapore)
Tháng 8/2015, Phó Thủ tướng
Vũ Đức Đam có ý kiến cho phép bay trình diễn khí cụ bay tầng bình lưu của chúng
tôi. Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Quốc phòng xem xét, cấp phép bay thử nghiệm trình
diễn khí cụ bay tầng bình lưu của Công ty trên theo quy định hiện hành.
Thật đau xót là sản phẩm do người Việt
tự thiết kế, chế tạo giờ phải mang thương hiệu của Singapore.
Ảnh Phạm Gia Vinh
Tuy nhiên, không hiểu vì
lý do gì, nhiều năm đã trôi qua, dù đã có ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng, các
cơ quan chức năng vẫn chưa cấp phép bay thử nghiệm ở Việt Nam cho khí cụ.
Trong khi đó, chúng tôi
đã được cấp phép bay thử ở Ấn Độ 1 lần và ở Australia tổng cộng 3 lần. Điều này
cho thấy, khí cụ bay của chúng tôi đã đáp ứng được những tiêu chuẩn khắt khe nhất.
Đến cả việc cấp phép bay
thử nghiệm ở Việt Nam - sau khi chúng tôi đã bay thử nghiệm nhiều lần ở những
nước có nền khoa học tiên tiến nhất thế giới - còn không thực hiện được thì
mong muốn sản phẩm khí cụ bay tầng bình lưu của mình được cấp phép nghiên cứu
chế tạo ở Việt Nam chỉ mãi là ước mơ xa vời.
Đấy là lý do vì sao chúng
tôi phải mang sản phẩm của mình đi hợp tác với công ty công nghệ tư nhân
IN.Genius của Singapore. Thật đau xót là sản phẩm do người Việt tự thiết kế, chế
tạo giờ phải mang thương hiệu của Singapore.
Mới đây, startup công nghệ
Amanotes của CEO Bình Võ đã viết một thông báo “giản dị” trên Fanpage của họ để
chúc mừng con số 1 tỷ lượt download.
Hành trình “From zero to
1B download” ít được người dân trong nước biết đến một phần do Bình Võ khởi
nghiệp tại Singapore, nơi giúp anh triển khai nhanh nhất các thủ tục để thành lập
và phát triển công ty, thay vì chọn Việt Nam.
Khó hơn lên trời
Vậy, Việt Nam có thật sự
là vườn ươm cho start up, cho doanh nghiệp như chúng ta vẫn đang quảng bá rầm rộ?
Vướng mắc đang nằm ở đâu?
Phải chăng Việt Nam không
sản sinh ra được những nhân tài như Bill Gates, Steve Jobs, Zeff Bezos, Elon
Musk, Mark ZuckerBerg… ở Mỹ hay những đại tập đoàn như Huawei, Alibaba của
Trung Quốc? Tôi nghĩ rằng đất nước luôn sản sinh ra nhân tài, nhưng lại chưa có
cơ chế để hỗ trợ nhân tài tạo ra những thành tựu vĩ đại.
Chúng ta đã ở năm cuối của
15 năm thực hiện “Chiến lược nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ đến năm
2020” do Thủ tướng Chính phủ ký tại Quyết định số 137/2006/QĐ-TTg, vậy nhưng
chúng ta mới chỉ dừng chân ở làm quen và làm chủ một phần công nghệ vũ trụ mà cụ
thể là ứng dụng công nghệ vệ tinh, bước đầu tự thiết kế và sản xuất vệ tinh cỡ
nhỏ. Còn với công nghiệp vũ trụ, chúng ta vẫn dừng ở con số 0.
Phạm Gia Vinh kiểm
tra hệ thống điều khiển trước khi cất cánh (Nguồn: IN.Genius Singapore)
Hãy nhìn lại các ngành
công nghiệp của chúng ta sau gần 50 năm phát triển và xây dựng đất nước. Thực tế
chúng ta chưa có được doanh nghiệp khoa học công nghệ, tập đoàn công nghiệp nào
tạo được dấu ấn trên trường quốc tế.
Chúng ta có Viện Hàn lâm
Khoa học Công nghệ, nhưng chưa thấy bất kỳ sản phẩm nào được người dân biết tới
từ cơ quan nghiên cứu khoa học công nghệ đồ sộ này.
Có chăng gần đây là quyết
tâm của ông Phạm Nhật Vượng đưa ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam ra tầm thế
giới. Mặc dù ước mơ có được chiếc xe thực sự Make in Vietnam còn xa do các
ngành công nghiệp phụ trợ của ta còn nghèo nàn.
Còn với ngành hàng không
vũ trụ? Ngoài hai dự án chế tạo máy bay TL-1 (1980) và sau này là chiếc HL-1
(1987) đã phải sớm dừng bay do khó khăn về kinh tế trong thời kỳ tái xây dựng đất
nước sau chiến tranh, đến nay chúng ta không hoàn thành được dự án nào liên
quan tới hàng không.
Những cá nhân tự nghiên cứu
chế tạo máy bay đều vướng phải rào cản pháp lý khiến việc thử nghiệm gần như bất
khả thi và ý tưởng bị ngạt thở trước khối lượng thủ tục phức tạp và vòng vo khó
gỡ.
Đam mê và ý chí người
Việt không thua kém bất cứ quốc gia nào, nhưng vì sao có quá nhiều người phải
đi ra nước ngoài để được làm và rồi phải thành công ở đất khách quê người?
Phải chăng vì sợ trách
nhiệm nên nhiều dự án không có ai dám ký phê duyệt cho thử nghiệm? Phải chăng
vì sợ thất bại nên nhiều đề tài khoa học phải “đối chiếu với sản phẩm tương tự
của nước ngoài” bằng cách copy lại gần như y nguyên sản phẩm của nước ngoài? Và
rồi cái gì chúng ta làm ra cũng chậm, cũng lạc hậu để rồi lại thành “đề tài cất
kho”?
Hay do những quy định chồng
chéo khiến cho nhiều doanh nghiệp không dám dấn thân vào con đường khai phá những
điều mới mẻ? Tôi xin đơn cử như việc nghiên cứu Hàng không vũ trụ.
Đây là ngành nghề đang ký
kinh doanh có điều kiện, cần có ý kiến của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Giao
thông Vận tải, Bộ Khoa học Công nghệ. Nhưng lại không có văn bản hướng dẫn rõ
ràng mà chủ yếu do cán bộ tự hướng dẫn.
Để rồi, doanh nghiệp ôm hồ
sơ đến gõ các cửa, mỗi cửa lại có một yêu cầu khác nhau. Cán bộ này hướng dẫn một
kiểu, sang cán bộ kia lại hướng dẫn kiểu khác. Để được hoạt động trong lĩnh vực
nghiên cứu và sản xuất liên quan tới Hàng không vũ trụ, doanh nghiệp phải nêu
rõ sản phẩm và mục đích của dự án.
Video:
Toàn cảnh chuyến bay đưa người Singapore đầu tiên vào vùng cận vũ trụ tại thị
trấn Alice Springs (Australia) (Nguồn: IN.Genius Singapore)
-------------------
Thêm thông tin
22:07 30/05/2020
07:22 31/05/2020
No comments:
Post a Comment