Mẹ Bắp
Ben
Posted on June 8, 2020
Văn hóa dân tộc của nước
Mỹ (dân tộc hiểu là dân tộc da trắng) đã góp phần tạo ra “công dân trừu tượng”
(abstract citizen). Quá trình này đòi hỏi “công dân” phải quên đi một số thứ trong
lịch sử (tức là quên đi nền văn hóa mang tính chất thực dân và đế quốc của Mỹ
và chỉ nhớ là nước Mỹ là vị cứu tinh của thế giới) và làm ngơ trước những bất
công trong cuộc sống.
I need to speak up.
Những sắc dân là nạn
nhân của sự phân biệt chủng tộc có tính hệ thống.
Nguồn: https://www.mankatoywca.org
Nguồn: https://www.mankatoywca.org
Hôm nay mình viết về về
structural racism (phân biệt chủng tộc có tính hệ thống), và phản bác lại toàn
bộ những ý kiến cho rằng người da đen luôn nghèo hoặc phạm tội nhiều là do bản
thân họ hoặc văn hóa của họ. Bài dài cho những ai muốn đọc. Tính mình rất ít
khi tranh luận với người khác về những gì người ta viết trên Facebook của họ dù
mình không đồng ý. Nhưng hôm nay là không thể im lặng để những bài viết lan
truyền thông tin sai lệch khắp cộng đồng người Việt trên Facebook, tạo nên định
kiến đối với người da đen. Là người trong ngành, mình cảm thấy cần phải viết về
điều này.
Trước tiên, có một số lỗi
lập luận mà sinh viên năm thứ nhất (bậc cử nhân) đã được dạy trong môn American
Identities (AMS 110) (môn này giống như môn đại cương ở Việt Nam, đa số
sinh viên đều phải học) mà mình thấy cần phải nêu ra để thấy các bài viết và
bình luận đã rơi vào các lỗi này như thế nào. Phần này mình tóm lược trong
article của Desmond và Emirbayer, được giao cho sinh viên đọc trong khóa mùa
Fall 2020 https://bit.ly/2UnKFfz (Nguồn:
Đại học Harvard)
1.
Individualistic fallacy: người phạm lỗi này là xem racism là một
kiểu suy nghĩ của cá nhân (individual thoughts) về một nhóm người nào đó. Vì vậy
trên đời này sẽ có 2 kiểu người: người phân biệt chủng tộc (trong suy nghĩ/hành
động) và người không phân biệt chủng tộc. Do đó nếu có ai có suy nghĩ phân biệt
chủng tộc thì là do chính người đó mà thôi. Suy nghĩ như vậy là xem racism là
kiểu định kiến (prejudice). Kiểu suy nghĩ này không giải thích được tại sao lại
nạn phân biệt chủng tộc lại ảnh hưởng quá lớn đến cuộc sống hàng ngày của người
da đen (từ trường học, thị trường lao động, nơi họ ở, tỉ lệ phạm tội, v.v.). Do
đó, nếu nói đến racism mà bạn chỉ nói đến việc có người này người kia là chưa đủ.
2.
Legalistic fallacy: kiểu lập luận này thường đi vào luật. Ví
dụ bạn nói là do nước Mỹ đã bỏ hết những điều luật mang tính kỳ thị rồi nên bây
giờ không còn kỳ thị nữa đâu. Ví dụ nếu bạn nói đến vụ kiện Brown vs
Board of Education, rồi kết luận là bây giờ không còn việc phân biệt chủng
tộc trong trường học nữa (chưa kể truyền thông quảng bá nước Mỹ là đa văn hóa
và bình đẳng). Nhưng rõ ràng đến thời điểm hiện tại trường học và khu dân cư vẫn
bị phân hóa (segregated) theo màu da và giai cấp (và nên nhớ rằng ở Mỹ màu da
và giai cấp liên quan mật thiết đến nhau). Thêm nữa, khi bạn dẫn chứng luật để
bác bỏ hệ thống phân biệt chủng tộc ở Mỹ thì bạn lại hay đi đến individualistic
fallacy (vì luật không có phân biệt chủng tộc trong hệ thống xã hội nên chỉ có
người kỳ thị người khác mà thôi).
3.
Tokenistic fallacy: người bị rơi vào lỗi này sẽ đem những
người da màu/thiểu số trong một số vị trí quyền lực để chứng minh rằng xã hội Mỹ
không còn phân biệt chủng tộc và đi đến kết luận rằng nước Mỹ tạo điều kiện như
nhau cho mọi người đạt đến ước mơ của mình (equality). Một ví dụ điển hình là
nhiều bạn hay đem Obama ra để dẫn chứng: “Obama là người da đen mà cũng
được làm tổng thống đó thôi!” Vấn đề là nếu đem Obama ra để đại diện
cho toàn thể cộng đồng người da đen thì lập luận hỏng. Nếu nói vậy thì không lẽ
mình lại đi nói vì nước Anh có nữ hoàng nên nước Anh không có bất bình đẳng nam
nữ?
4.
Ahistorical fallacy: là khi bạn không xem xét lịch sử, tách rời
lịch sử ra khỏi hiện tại. Người lập luận kiểu này hay nói: “Chuyện xảy
ra cả trăm năm rồi, không dính dáng gì đến thời bây giờ nữa.” Khi tách
rời lịch sử thì bạn sẽ không hiểu tại sao người da đen lại lâm vào hoàn cảnh hiện
tại. Nên nhớ rằng những gì xảy ra hôm nay là kết quả của lịch sử.
5.
Fixed fallacy: là khi bạn nghĩ phân biệt chủng tộc là cố
định, không thay đổi theo thời gian. Khi đó bạn sẽ hỏi những câu hỏi như “nạn
phân biệt chủng tộc đã trở nên tốt hơn hay tồi tệ hơn trong thập kỷ qua?” chẳng
hạn. Khi hỏi câu này bạn quên mất rằng racism đã thay đổi và nằm ở dạng khác
trong xã hội hiện đại. Nếu bạn cho rằng phải là như Jim Crow mới là racism thì
bạn sẽ thấy hiện giờ mọi thứ đã tốt hơn nhiều rồi, và không hiểu tại sao người
da đen nói riêng và người da màu nói chung vẫn phải tiếp tục đấu tranh. Không
có chuyện xã hội không có như thời nô lệ nữa thì mọi chuyện tốt rồi. Racism tức
là racism, ở hình thức khác nhau theo mỗi thời kỳ.
Thời đại của Luật
Jim Crow và sự kỳ thị màu da. Nguồn: https://studylib.net
Đến đây hi vọng bạn có thể
tự nhìn nhận các bài viết và các bình luận trên Facebook rơi vào lỗi lập luận
nào. Có 1 sinh viên đã nói trong lớp thảo luận của mình rằng nếu như nói cái gì
cũng hệ thống hoặc do lịch sử thì không lẽ bản thân cá nhân người da màu mà cứ
mãi nghèo hoặc phạm tội thì không có trách nhiệm gì hết sao. Mình nhắc sinh
viên là người lười biếng, lợi dụng trợ cấp hay trộm cướp thì đủ màu da. Có chắc
là cả cộng đồng người da đen đều là những cá nhân như vậy hay không? Thêm nữa,
không thể vì một số cá nhân mà lập luận chụp mũ rằng người da đen thế này thế nọ.
Cũng như không thể vì bị người da đen cướp 2 lần bởi như anh nọ mà kết luận rằng
người da đen toàn trộm cướp. Và mình cũng nhắc sinh viên rằng khi xem tin tức
phải có tính phản biện. Không phải cứ nhìn thấy TV chiếu lên người da đen bị cảnh
sát bắt nhiều lần rồi tin như đinh đóng cột là người da đen thế này thế nọ, hoặc
văn hóa của họ kém hơn văn hóa Châu Á hay văn hóa Phương Tây (cultural
racism).
Về phần diễn giải số liệu
về tỉ lệ phạm tội cao ở người da đen nếu có thời gian thì mình sẽ viết riêng.
Thật sự, nếu muốn tìm hiểu cơ bản về vấn đề này, bạn chỉ cần bỏ ra 2 tiếng xem
film của Ava DuVernay: 13th là có nền cơ bản. Các đời tổng thống
đua nhau dùng khẩu hiệu“tough on crime” để tranh cử. Kết quả là người
da màu và người nghèo lãnh hậu quả vì hệ thống luật pháp về crime. số lượng tù
nhân tăng vọt đến nỗi có cả nhà tù tư nhân. Bạn đọc nào muốn tìm hiểu them về
thống kê police violence có thể xem ở đây: https://mappingpoliceviolence.org/
. Bạn sẽ thấy 99% police
killing là không bị buộc tội (not charged with crime).
FROM SLAVE TO
CRIMINAL WITH ONE AMENFMENT . Nguồn:
Netflix
Thêm một vấn đề về lập luận
nữa mà mình mượn từ bài “Death by Gentrification: The Killing of Alex
Nieto and the Savaging of San Francisco,” (Rebecca Solnit) trích trong
quyển Tales of Two Americas: Stories of Inequality in a Divided Nation (edited
by John Freeman). Solnit có đề cập đến vấn đề là nạn nhân của sự tàn bạo của cảnh
sát (và nạn nhân của những vụ bạo hành tình dục) hay bị dư luận mổ xẻ về tính
cách (từ mà Solnit dùng là “character assassination”) để biện luận
cho việc tại sao cảnh sát bắn người (như thể phải làm gì sai ghê gớm lắm thì mới
bị bắn). Như trong trường hợp của Alex Nieto thì bị điều tra xem là có tiền sử
bệnh tâm thần không. Mình thấy các bài viết hay nhấn mạnh đến việc George Floyd
xài tờ 20 đô giả (cái này chưa thấy kiểm chứng) là đi vào con đường “character
assassination,” mà quên mất rằng vấn đề không nằm ở nạn nhân. Nói tóm
lại là đừng mổ xẻ tư cách của nạn nhân khi bàn đến các vấn đề bạo hành.
Thứ hai, khi nói về race
(chủng tộc), thì nên xác định rõ ràng là sự khác nhau về màu da không có ý
nghĩa gì cả trừ phi con người áp đặt ý nghĩa lên đó. Nói cách khác chủng tộc là
một khái niệm xã hội do con người tạo ra (social construct). Nên cách nhìn về
chủng tộc khi nói người da màu học kém hay có khuynh hướng phạm tội là đi vào bản
chất trong khi chẳng có bản chất gì ở đây cả. Cái nguy hiểm nhất là khi chủng tộc
được tự nhiên hóa (naturalized) như thể sự thượng đẳng của người da trắng là tự
nhiên và hiển nhiên.
James Baldwin, trong
bài “On being ‘White’ and Other Lies” đã nói rằng “No
one was white before he/she came to America” (không ai là da trắng cho
đến khi họ đến Mỹ). Người Do Thái đã phải bỏ chạy khỏi đất nước không xem họ là
“trắng” nhưng xong xã hội Mỹ, người Do Thái dần dần trở thành “người da trắng.”
Trong quyển Audiotopia: Music, Race and America, Josh Kun nói rằng
trước chiến tranh thế giới thứ 2, người Do Thái bị xem là gần giống với “Negro”
(người da đen) và “Oriental” (người Châu Á) hơn và hạ đẳng hơn so với người Mỹ
da trắng (51). Sau chiến tranh, xã hội bắt đầu nghiên về việc coi người Do Thái
là có thể hòa nhập vào thành phần người Mỹ da trắng (50).
Theodore Allen,
trong “Class Struggle and the Origin of Racial Slavery: The Invention
of the White Race,” đã lập luận rằng “white race” (chủng tộc da trắng)
được giai cấp thống trị tạo ra để dẹp tan các cuộc nổi dậy của tầng lớp lao động
sau cuộc bạo động Bacon’s Rebellion (1676-1677). Suốt thế kỷ 17 ở Virgina, tình
trạng của người đa đen (Afro-American) và người da trắng (Euro-American) trong
tầng lớp lao động là tương tự nhau và họ đoàn kết với nhau để chống lại giai cấp
thống trị. Thời điểm đó chưa có cái gọi là “white race”. Chủng tộc da trắng được
tạo ra khi người lao động da trắng được cho những đặc quyền (privilege) hơn người
lao động da đen, nên người lao động da trắng dù sau này vẫn không vươn ra khỏi
giai cấp của họ nhưng xã hội tạo ra tâm lý rằng họ vẫn hơn người da đen. (đó là
chưa nói đến giai đoạn nô lệ của người da đen đã góp phần củng cố tâm lý “thượng
đẳng” này.) Điều này nhà sử học David Roediger đã viết trong quyển How
Race Survive U.S. Society:
“Such policing of solidarity and reproduction
between African and “white” indentured servants became the basis for a new
regime that sought to set poor people apart from each other much more clearly on
the basis of “race” in the wake of Bacon Rebellion.” (6)
David Roediger
Nói ra để thấy sự thượng
đẳng của người da trắng không phải tự nhiên mà được tạo ra để thống trị người
da màu. Và như James Baldwin đã nói, cái giá của những người nhập cư đến Mỹ là
phải trở thành “white.” David Roedige đã viết về người nhập cư Ailen (Irish) và
Đông Âu đã “become white” như thế nào vì ngay từ lúc đầu họ không được xem là
“white” mà cũng bị phân biệt. Quá trình “become white” gắn liền với quá trình
anti-black. Mình nhìn thấy quá trình và ước muốn “become white” của những người
viết các bài anti-black, thể hiện mong muốn được chấp nhận (trong khi bản thân
biết là người Châu Á vẫn không được xem là ngang hàng) trong xã hội Mỹ nói
chung và xã hội da trắng nói riêng.
Thứ ba, mình đề cập đến ý
kiến cho rằng người Châu Á dù vẫn bị kỳ thị, nhưng vẫn tiến xa hơn người da đen
(dẫn đến kêt luận rằng người da đen không cố gắng, không chịu khó, lười biếng
v.v.). Ý kiến này mang hơi hướng của model minority myth.
Model minority myth có
3 vấn đề chính:
THE MYTH OF THE
MODEL MINORITY. – Asian Americans Facing Racism . Nguồn: Kobo.com
1.
Gộp chung Asians thành một
nhóm đồng nhất trong khi sự thật không phải vậy. Và khi sử dụng từ Asian
Americans chẳng hạn là ý nhấn mạnh đến sự đoàn kết về mặt chính trị của người
nhập cư từ Châu Á trong xã hội da trắng được thượng đẳng chứ không phải nói là
Asian Americans là nhóm đồng nhất (Lowe, Immigrant Acts, 71).
2.
Model minority myth tạo
nên cảm giác người Châu Á không bị phân biệt (xem bài của Yamada “Invisibility
is an Unnatural Disaster” trong This Bridge Called My Back).
3.
Góp phần chia rẽ cộng đồng
người da màu. Lập luận nếu người Châu Á làm được thì tại sao người da đen không
làm được có 2 hàm ý: một là người Châu Á hơn hẳn người da đen; hai là văn hóa của
cộng đồng người da đen “có vấn đề” (lại dẫn đến các fallacies mình đã nêu).
Model minority myth thể
hiện là người Châu Á đã dần “become white” nhưng phải luôn nhớ rằng đó là khái
niệm do người da trắng tạo ra, xem người Châu Á là “well-behaved” theo chuẩn của
xã hội da trắng mà thôi. Khái niệm này mang tính paternalistic (mình tạm dịch
là trịch thượng [gia trưởng]) đối với người Châu Á và thể hiện rõ một điều là
người Châu Á vẫn “hạ đẳng” hơn. (Shih, Chang and Chen, “Impacts of
Model Minority Myth on Asian American Individuals and Families”, 414-415)
Ngay từ thời kỳ đầu sang Mỹ, người Châu Á chỉ được xem là một bộ phận dân cung
cấp sức lao động và dù sức lao động của họ đã góp phần không nhỏ vào việc xây dựng
nước Mỹ nhưng đến giờ này họ vẫn bị xem là người ngoại quốc (perpertual
foreigner). Ví dụ rất rõ là khi một người Mỹ gốc Á phê bình các vấn đề xã hội của
nước Mỹ thì ngay lập tức được kêu “không thích thì về quê/về nước đi” như
thể nước Mỹ không phải là đất nước của họ.
Thêm nữa người Châu Á không
phải trải qua chế độ nô lệ, rồi Jim Crow, segregation như người da đen. Mình đã
nghe có người nói rằng:
“Chế độ nô lệ có từ thời xa xưa, lúc con người còn
mông muội thì thời kỳ nô lệ ở Mỹ cũng chỉ là 1 thời kỳ lịch sử đen tối, không cần
phải đem ra nói hoài, làm lí do cho sự nghèo đói của cộng đồng da đen.”
Xin thưa rằng, đúng, đó
là giai đoạn lịch sử đen tối nhưng đến 1838 thì đế quốc Anh đã kết thúc chế độ
nô lệ (Jung, Coolies and Canes, 14). Còn nước Mỹ thì kéo dài mãi, đến sau khi
bãi bỏ chế độ nô lệ thì vẫn không có bình đẳng cho người da đen. Trong chế độ
nô lệ, người da đen không có quyền sở hữu tài sản. Sau cuộc nội chiến, người da
đen vẫn chưa hoàn toàn có quyền sở hữu đất, vẫn không được tự bảo vệ, không được
có vũ khí, luật lao động thì bất công đối với họ (Dubois viết rất rõ
trong Black Codes). Thử hỏi trong hoàn cảnh khởi đầu thoát khỏi chế
độ nô lệ mà cả một cộng đồng người da đen ở miền Nam không có cách gì để sở hữu
tài sản, rồi đời này tiếp đời kia, thì làm sao đến thời điểm này tỉ lệ người
nghèo trong cộng đồng da đen không cao cho được?
Ở giai đoạn sau này,
George Lipsitz đã viết rất rõ trong The Possessive Investment in
Whiteness, phân tích rất rõ sự phân biệt chủng tộc có hệ thống dẫn đến sự bất
bình đẳng trong việc tích lũy tài sản, trong giáo dục, trong vấn đề nhà ở, y tế
đối với cộng đồng da màu. Ví dụ như hiện trạng redlining đã tạo nên “khu
Mỹ đen, khu Mỹ trắng,” như mọi người hay nói. Bạn có thể đọc sơ về
redlining ở đây https://n.pr/2YdJ4dv (Nguồn:
NPR) Thêm nữa là thị trường lao động cũng phân biệt chủng tộc, trong bài “Are
Emily and Greg More Employable Than Lakisha and Jamal” Bertrand và
Mullainathan đã chỉ ra rằng nếu resumé là “white name” thì tỉ lệ được gọi phỏng
vấn là 9.65%, nhưng nếu là “black name” thì chỉ có 6.45%. Tác giả tạo các
resume tương đương nhau nộp đơn cho các vị trí khác nhau ở 2 thành phố lớn và kết
quả khá đồng đều về tỉ lệ. Đến đây, hi vọng bạn nhận ra structural racism xuyên
suốt lịch sử đã đè nén cộng đồng người da đen thế nào.
Tự quyết định số phận
của mình đi chứ! Nguồn: The Miami Herald
Cuối cùng, khi bạn cứ hay
nói đến individual freedom (tự do cá nhân), rồi meritocracy (cứ cố gắng là sẽ
được), hoặc là mình tự quyết định số phận của mình; tất cả biểu hiện của
neoliberalism) thì nên hiểu rằng mọi thứ đó là abstract “trừu tượng,” hoàn toàn
tách rời với thực tế. Lisa Lowe, trong Immigrant Acts, đã lập luận
rằng văn hóa dân tộc của nước Mỹ (dân tộc hiểu là dân tộc da trắng) đã góp phần
tạo ra “công dân trừu tượng” (abstract citizen). Quá trình này đòi hỏi “công
dân” phải quên đi một số thứ trong lịch sử (tức là quên đi nền văn hóa mang
tính chất thực dân và đế quốc của Mỹ và chỉ nhớ là nước Mỹ là vị cứu tinh của
thế giới) và làm ngơ trước những bất công trong cuộc sống. Nên nhớ các phát
ngôn chính của nước Mỹ luôn nói là nước Mỹ hoàn toàn chống lai sự phân biệt chủng
tộc nhưng những cái đó là “representative antiracism” như Jodi
Melamed đã nói trong Represent and Destroy, chứ không thể hiện được
sự thật trong xã hội của một đất nước hay đươc gọi là Mỹ Quốc (đất nước tươi đẹp).
Chuyên ngành hẹp của mình
không phải African American Studies và mình chỉ mới là nghiên cứu sinh năm thứ
2 nên bài viết này có thể chưa đủ sâu nhưng mình hi vọng cho mọi người cái nhìn
khái quát. Đa số các tài liệu là mình đã dạy cho sinh viên.
----------
Tác giả là nghiên cứu sinh (NCS) năm thứ 2,
Chuyên ngành American Studies, University of Kansas.
Nếu đăng lại, in ghi nguồn
và đọc “Thể lệ trích
đăng lại bài từ DCVOnline.net”
*
Nguồn:
Giang
Nguyen-Dien, “Phân
biệt chủng tộc có tính hệ thống”, Facebook, 4 June 2020. DCVONline đề tựa,
biên tập và minh họa.
No comments:
Post a Comment