BTV
Tiếng Dân
05/06/2020
Tin Biển Đông
Hôm nay, báo Express của
Anh có bài bình luậnk lý do Trung Quốc liên tục trì hoãn tuyên bố về khu vực nhận dạng phòng
không (ADIZ). Bài viết dẫn lời các chuyên gia nói rằng, Bắc Kinh
chưa sẵn sàng cho một tuyên bố như vậy vì “khả năng hạn chế”.
Ông Greg Poling, Giám đốc
Sáng kiến Minh bạch Hàng hải, thuộc Trung tâm Nghiên cứu
Chiến lược và Quốc tế, nói: “Lý do của sự luôn trì hoãn là vì Trung Quốc
sẽ không thể thực thi được nó, ít nhất là trên quần đảo Trường Sa, vì nó quá xa
Trung Quốc, và Bắc Kinh không có Không quân để hỗ trợ thực hiện”. Ông
Poling tin rằng, một tuyên bố ADIZ trong khu vực này chỉ là “một hành động
vỗ ngực của các nhà ngoại giao Chiến binh Sói của Trung Quốc”.
Báo SCMP có bài: Trung Quốc sẽ không thể đảm nhận vai trò an ninh của Hoa Kỳ tại
Đông Nam Á. Bài viết trích dẫn lời ông Lý Hiển Long, Thủ tướng
Singapore, nói: “Sự hiện diện an ninh của Hoa Kỳ vẫn còn quan trọng đối
với khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, và Trung Quốc sẽ không thể đảm nhận vai trò
đó ở Đông Nam Á ngay cả khi có sức mạnh quân sự ngày càng gia tăng”.
Ông Long mô tả nhận định
trên bằng một sự kiện giả định, “khi Hoa Kỳ rút quân khỏi Đông Bắc Á, sẽ
buộc Nhật Bản và Hàn Quốc theo đuổi phát triển vũ khí hạt nhân để chống lại mối
đe dọa ngày càng tăng từ Bắc Triều Tiên”.
Thủ tướng Singapore cảnh
báo: “Nếu Mỹ cố gắng kiềm chế Trung Quốc, hoặc nếu Bắc Kinh tìm cách
xây dựng một phạm vi ảnh hưởng độc quyền ở châu Á, hai quốc gia này sẽ bắt đầu
một cuộc đối đầu kéo dài hàng thập kỷ, và đưa châu Á vào kỷ nguyên bị đe dọa
kéo dài... Các nước Châu Á-Thái Bình Dương không muốn bị buộc phải
lựa chọn giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc”.
Ông Long còn nhận xét, một
cuộc đối đầu giữa hai cường quốc Mỹ -Trung sẽ khó có thể kết thúc trong hòa
bình như trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh trước đây. Để tránh điều này, ông cho
biết, cần một mối quan hệ hợp tác được hình thành trong khuôn khổ các quy tắc
đa phương được thống nhất, điều này sẽ thúc đẩy một hệ thống “áp đặt trách nhiệm
và sự kìm chế” đối với tất cả các quốc gia.
Đài CNN có bài: Ấn Độ và Úc ký hiệp ước tăng cường quan hệ quân sự khi căng thẳng
sôi sục ở Biển Đông. Nguồn tin này dẫn lại tuyên bố của hai nước, cho
biết: “Ấn Độ và Úc đã ký hai hiệp ước quân sự song phương hôm thứ Năm
trong ‘bước đầu tiên làm sâu sắc thêm mối quan hệ quốc phòng’ giữa hai cường quốc
trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương”.
Hai hiệp ước có tên gọi “Thỏa
thuận hỗ trợ hậu cần lẫn nhau giữa Úc- Ấn” và “Thỏa thuận triển
khai khoa học và công nghệ quốc phòng”, diễn ra khi căng thẳng quân sự
gia tăng ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, gồm cả Biển Đông, nơi Trung
Quốc đang củng cố các vị trí của mình trên các đảo tranh chấp.
Các thỏa thuận này được
công bố sau cuộc gặp thượng đỉnh trực tuyến giữa thủ tướng Scott Morrison của
Úc và Narendra Modi của Ấn Độ hôm 4/6. Kết thúc hội nghị, hai nước đưa ra một
tuyên bố chung và nhấn mạnh, “chia sẻ tầm nhìn về một khu vực Ấn Độ
Dương – Thái Bình Dương tự do, cởi mở và bao gồm các quy tắc để hỗ trợ tự do
hàng hải, bay trên biển, sử dụng hòa bình và hợp tác trên biển”.
Cũng tin liên quan, hôm
nay BBC có bài: Xung quanh lời kêu gọi ‘loại TQ’ khỏi Hội đồng Bảo an LHQ.
Bài viết cho hay, tiến sĩ Lê Trung Tĩnh đưa ra sáng kiến kêu gọi loại Trung Quốc
khỏi Hội đồng Bảo an Liên Hiệp quốc vì vi phạm các nguyên tắc và mục đích cơ bản
nhất của Hiến chương LHQ.
Về lý do đề xuất thỉnh
nguyện thư này, ông Tĩnh cho biết: “Đối với Việt Nam, Trung Quốc cũng
đã nhiều lần vi phạm Hiến chương LHQ trong việc xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa năm
1974, Trường Sa năm 1988, gây thương vong cho nhiều binh sĩ hải quân Việt Nam.
Trung Quốc càng ngày càng mạnh bạo hơn trong việc sử dụng vũ lực trên Biển
Đông. Ví dụ gần đây nhất là việc Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam”.
Mời đọc thêm:
Giới đấu tranh Việt
bị chia rẽ vì biểu tình Mỹ?
Hôm 2/6, một nhà hoạt động
ở Việt Nam, ca sĩ Mai Khôi đã đăng tải trên facebook cá nhân, cho biết, cô đã xuống
đường tham gia biểu tình ở Mỹ nhằm “thể hiện sự ủng hộ đối với phong trào
đòi công bằng cho người da đen và chống phân biệt chủng tộc”.
Ca sĩ Mai Khôi mang
biểu ngữ “Mạng sống của người da màu là quan trọng” – Black Lives Matter – cũng
là tên một phong trào nhân quyền quốc tế. Ảnh: FB Do Nguyen Mai Khoi
Cô viết: “Hoà vào đoàn
người biểu tình ở Manhattan, New York, tôi cảm nhận được sự đoàn kết và chia sẻ
của những người mang nhiều màu da khác nhau ở đây, tôi cảm nhận được sức mạnh của
hàng ngàn bước chân mang cùng một tinh thần: đấu tranh cho sự công bằng. Tôi ước
gì Việt Nam có được quyền tự do biểu đạt (freedom of expression) và quyền tự do
tụ tập (freedom of assembly) như thế này, hoặc hơn”.
Bên cạnh các ý kiến ủng hộ
hành động của Mai Khôi, không ít người Việt tỏ ra bè dỉu và chỉ trích thậm tệ.
Hôm 3/6, Facebook Chiêu Anh Nguyễn viết: “Mấy đứa việt nam
đang đi biểu tình chống kì thị gì đấy ở Mỹ làm ơn vác xác về đây biểu tình chống
độc tài, chống tham nhũng, chống giết người trong đồn công an dùm tao
cái. Đm nó dối trá quen”.
Hôm 3/6, nhà
hoạt động Hoàng Dũng bình luận: “Mình nghĩ cô ấy là một nghệ sĩ,
không phải là nhà đấu tranh dân chủ nên việc cô ấy đi biểu tình ở đâu thì là lựa
chọn của cô ấy, hà cớ gì bắt cô ấy phải biểu tình ở nơi mà một số người gợi ý:
Mày về VN mà biểu tình! Xin lỗi, cô ấy đã biểu tình ở VN rồi ạ“.
Phản hồi lại các chỉ
trích nhắm vào mình, khi trả lời phỏng vấn VOA hôm 5/6, cô Mai Khôi
nói: “Tôi thấy những người tự cho mình là ủng hộ nhân quyền thì tôi
không hiểu họ đã hiểu thế nào về nhân quyền. Nếu đã tin vào nhân quyền thì quyền
được sống của một người da đen như George Floyd là rất quan trọng và cần được bảo
vệ. Nếu đã tin vào nhân quyền thì phải bảo vệ nhân quyền của tất cả mọi người
chứ không phải chỉ ủng hộ nhân quyền của những người mình thích, những người
cùng chính kiến hay những người cùng sắc tộc với mình”.
Đồng tình với hành động của
Mai Khôi, luật
gia Trịnh Hữu Long, Tổng biên tập Tạp chí Luật Khoa, viết: “Dù
nhiều người thoá mạ Khôi không thương tiếc vì những việc Khôi làm, tôi vẫn quý
mến tấm lòng và sự dấn thân của Khôi. Đối diện với sự sách nhiễu của chính quyền
trong nhiều năm là việc không dễ dàng, vượt qua được thói tấn công cá nhân của
dư luận tứ phía cũng khó khăn không kém. Chúc Khôi luôn vững tin với những giá
trị mình theo đuổi”.
Mời đọc thêm:
Tại sao làm nhục ca sĩ Mai Khôi? (VNTB).
Bà Đặng Thị Hoàng
Yến “tái xuất giang hồ”?
Sau 8 năm vắng mặt, bà Đặng
Thị Hoàng Yến, Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty Tân Tạo, bỗng tái xuất ở
phiên họp đại hội cổ đông thường niên 2020 diễn ra trực tuyến sáng nay,
báo Tuổi Trẻ đưa tin. Khả năng bà Yến có quay trở lại Việt
Nam hay không vẫn còn bỏ ngỏ, mà theo dư luận đồn đoán, điều này phụ thuộc vào
sự trúng cử của những người thuộc “phe cánh” nào tại Đại hội đảng 13 sắp tới.
Bà Đặng Thị Hoàng Yến.
Ảnh: Dân Việt
Lần xuất hiện gần đây nhất
của bà cựu dân biểu này là vào tháng 9/2019, được biết đến dưới cái tên Maya
Dangelas, quốc tịch Mỹ, kiện cựu Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng ra tòa trọng tài ở Paris, đòi bồi thường thiệt hại
2,5 tỷ Mỹ kim, trong dự án Nhiệt Điện Kiên Lương.
Báo Người Việt khi đó đặt
câu hỏi “Ai đứng đằng sau vụ Hoàng Yến kiện Nguyễn Tấn Dũng?”.
Tác giả Phạm Chí Dũng trả lời một cách gián tiếp, “phải chăng vụ kiện của
bà Yến đối với Nguyễn Tuấn Dũng cho thấy phe Trương Tấn Sang rất có thể đã nhận
thấy dấu hiệu ‘manh động’ mà có thể dẫn tới hành vi ‘cướp ấn’ của phe Nguyễn Tấn
Dũng nên ra đòn đánh phủ đầu?”
Bình luận về mặt pháp lý
của vụ kiện này, tác giả Nguyễn Quỳnh Thiên Trang có bài viết: Đặng Thị Hoàng Yến kiện Nguyễn Tấn Dũng: Có lý, nhưng cũng rất
phi lý, đăng trên Luật Khoa, nhận định, nhiều khả năng đơn kiện sẽ
không thể được thụ lý vì không xác định đúng bị đơn. Theo tác giả bài viết,
bên bị kiện phải là chính phủ của quốc gia, chứ không thể là cá nhân người đứng
đầu chính phủ, tức ông thủ tướng.
No comments:
Post a Comment