Thanh
Hà - RFI
Phát Thứ Ba, ngày 13 tháng 8 năm 2019
Sau
nước ngọt, cát là nguồn tài nguyên cần thiết nhất đối với đời sống của loài người.
Để bảo đảm cho nhu cầu tiêu thụ của nhân loại ngày càng lớn, các nhà cung cấp
cát đang lao vào một cuộc chạy đua giành nguồn tài nguyên thiên nhiên này. Hậu
quả kèm theo là từ Âu sang Á, các mạng lưới buôn lậu cát ngày càng tung hoành.
Xe tải chở cát tại bang Texas, Hoa Kỳ. Ảnh chụp ngày
13/02/2019. Reuters
Tại Ấn Độ, các đường dây buôn cát bất hợp pháp nguy
hiểm không thua các tổ chức tội phạm mafia ở Ý. Trên đây là kết quả cuộc điều
tra do đài phát thanh Pháp Radio France và một nhóm các phóng viên thuộc tổ chức
Forbidden Stories công bố hồi tháng 5/2019.
Khi nói đến công nghiệp khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên, mọi người nghĩ ngay đến những mỏ vàng, mỏ kim loại, mỏ dầu khí ..., ít người nghĩ đến những mỏ cát trên thế giới. Nhưng đấy lại là một thị trường trị giá 200 tỷ đô la một năm. Cát hiện diện trong gần như mọi vật thể bao quanh chúng ta, từ điện thoại thông minh đến cốc, chén, phân bón hay thuốc đánh răng, từ lốp xe hơi đến thuốc sơn móng tay...
Christian Buchet, giám đốc trung tâm nghiên cứu về Biển, trường Công Giáo Paris, ghi nhận khoáng chất trong cát được dùng để làm rất nhiều việc. Cũng chính vì thế mà buôn cát là một dịch vụ hái ra tiền.
Chuyên giaPascal Peduzzi, giám đốc khoa học thuộc Chương Tình Bảo Vệ Môi Trường của Liên Hiệp Quốc (UNEP/PNUE) đưa ra một vài con số về nhu cầu của hành tinh :
"Mỗi ngày, bình quân, một đầu người tiêu thụ khoảng 18 ký cát, như vậy là chúng ta tiêu thụ từ 40 đến 50 tỷ tấn một năm. Đây là một khối lượng khổng lồ tương đương với một dải cát có chiều rộng 27 mét, dầy 27 mét và chiều dài tương đương với đường xích đạo. Trong bất kỳ công trình xây dựng nào, chúng ta cũng cần phải có cát".
Ngành xây dựng và mục tiêu lấn biển
Ngành xây dựng là khu vực tiêu thụ cát lớn nhất : 70 % cát được rút ra từ lòng đất. Để xây một ngôi nhà bình thường ta cần trung bình 200 tấn cát ; 3.000 tấn cho phép xây được một bệnh viện. Còn để xây được một cây số đường xa lộ thì cần có được 30.000 tấn.
Theo các số liệu chính thức của tổ chức bảo vệ môi trường Liên Hiệp Quốc, Trung Quốc hiện nay là nguồn tiêu thụ cát lớn nhất thế giới, 57 % cát khai thác trên hành tinh đổ về thị trường đông dân nhất toàn cầu này ; đứng thứ nhì là Singapore. Để so sánh khối lượng tiêu thụ của Trung Quốc cao gấp 25 lần so với của Hoa Kỳ và trong giai đoạn từ 2011 đến 2013 khối lượng xi măng tiêu thụ tại Trung Quốc tương đương với của Hoa Kỳ trong suốt thế kỷ 20.
Trở lại với trường hợp giữa ông khổng lồ Trung Quốc và một nước Singapore tí hon: Trung Quốc rộng lớn với nhiều bãi sa mạc hùng vĩ, những dòng trường giang... và những mỏ cát với trữ lượng rất lớn. Singapore không có được những lợi thế đó nên phải nhập khẩu cát từ nước ngoài, chủ yếu là từ các nước láng giềng như Malaysia, Indonesia, Sri Lanka, Philippines Miến Điện hay Cam Bốt và cả Việt Nam. Christian Buchet, trung tâm nghiên cứu về Biển giải thích :
"Singapore trong vài thập niên lấn ra biển đến 120 km2. Ở đây chúng ta miễn bàn về tác động đối với môi trường, đối với hệ động thực vật, nhưng rõ ràng là để lấn ra biển như vậy Singapore đã phải nhập khẩu không biết bao nhiêu là cát. Những quốc gia mà phải bán cát thì hậu quả trực tiếp là nước biển tràn vào bờ, đất canh tác và mạch nước bị nhiễm mặn. Cũng chính vì mất hết cả cát ở ven bờ cho nên khi bị sóng thần, nước tràn sâu hơn vào đất liền. Đất bị sạt lở. Khai thác cát quá độ là một tai họa đối với các loài sinh và động vật, và là một thách thức đối với nhân loại".
Không chỉ có Singapore mà cả Hồng Kông hay Dubai cũng áp dụng chiến thuật lấn biển. Những hòn đảo bị đe dọa nhận chìm trong lòng đại đương vì mực nước biển dâng cao, như đảo Maldive (Ấn Độ Dương) hay Kiribati (Thái Bình Dương) ... cần hàng triệu tấn cát để đắp đê. Trung Quốc trong công cuộc bồi đắp đảo nhân tạo ở Biển Đông cũng cần đến cát.
Hiểm họa môi trường
Cát có hai ưu thế vừa nhiều và dễ khai thác, lại vừa rẻ. Giá một tấn cát dao động từ 8 đến 12 đô la. Các tập đoàn khai thác có thể xúc cát từ lòng đại dương, sông ngòi hay các mỏ cát.
Có điều như Chirsitan Buchet vừa giải thích, hoạt động khai thác cát quá độ làm hủy hoại môi trường thiên nhiên và môi trường sống của không ít con người. Pascal Peduzzi giám đốc khoa học thuộc Chương Tình Bảo Vệ Môi Trường của Liên Hiệp Quốc cho biết :
"Đây thực sự là một sự tàn phá môi trường. Khi chúng ta tàn phá một dòng sông, thì tất cả những ngôi làng chung quanh, tất cả những cư dân sống nhờ vào con sông đó bị đe dọa. Như vậy thành phần này phải bỏ làng đi nơi khác kiếm sống và thường thì họ về sống ở thành thị. Nghĩa là phải có nhà ở cho những người này. Các công trình xây dựng đó đòi hỏi nhiều sỏi cát. Trái đất đang nóng lên và hiện tượng biến đổi khí hậu đã và đang dẫn đến nhiều vấn đề như ô nhiễm không khí, và đa dạng sinh thái bị đe dọa, nhưng chúng ta không ngờ là phải giải quyết thêm một vấn đề khác xuất phát từ việc khai thác cát đến cạn kiệt".
Chuyên gia của Liên Hiệp Quốc này lo ngại khi thấy một số quốc gia tại Đông Nam Á, trong đó có Cam Bốt và Philippines hay Miến Điện, xem ngành xuất khẩu cát là một trong những cột trụ để phát triển. Cam Bốt năm 2016 xuất khẩu 7,7 triệu tấn cát và 89 % trong số này được dành để bán cho Sigapore.
Một bài phóng sự của báo Les Echos hồi tháng 2/2018 cho thấy tại khu rừng chàm Koh Sralau, Cam Bốt, các hoạt động khai thác cát trong khu vực bảo tồn thiên nhiên này tăng nhanh trong những năm gần đây. Hậu quả kèm theo là có từ 70 đến 90 % các loại thực vật bị tuyệt chủng.
Các đường dây tội phạm được bao che
Ý thức được mối đe dọa đối với môi trường, các nước xuất khẩu cát ban hành một loạt các lệnh cấm hoặc giới hạn khai thác và xuất khẩu nguồn tài nguyên thiên nhiên này. Nhưng tại nhũng quốc gia bị lũng đoạn vì tham nhũng, luật pháp chỉ có trên giấy tờ.
Điều tra của nhóm phóng viên đài Radio France với Forbidden Stories hồi tháng 5/2019 xoáy vào trường hợp của bang Uttar Pradesh, miền nam Ấn Độ. Đây là nơi mà hồi tháng 6/2015, nhà báo độc lập Jagendra Sink điều tra về một đường dây khai thác cát bất hợp pháp đã bị thiêu sống. Hồ sơ mà ông theo dõi liên quan đến một viên chức địa phương.
Gần đây, hơn nữ phóng viên Sandhya Ravishankar tại Chennai, thủ phủ bang Tamil Nadu, bị đe dọa tính mạng vì một loạt các bài phóng sự của bà liên quan đến "những mảng mờ ám" của tập đoàn VV Mineral. Tập đoàn nổi tiếng này nằm trong tay nhà tỷ phú Vaikhundarajan. Qua các bài phóng sự đó, nhà báo điều tra này cho thấy đằng sau các tập đoàn khai thác cát, luôn có bóng dáng các chính trị gia Ấn Độ. Đường dây buôn cát lậu tại Ấn Độ hoạt động theo kiểu Mafia Ý. Tệ hơn nữa các tổ chức này được các quan chức trong chính quyền ở mỗi bang bao che, họ đã mua chuộc được từ cảnh sát đến các quan tòa.
Giáo sư Aunshul Rege, giảng dậy tại đại học Temple, Philadelphia, Hoa Kỳ, kết luận "mạng lưới mafia buôn cát ở Ấn Độ là một trong những tổ chức tội phạm quy mô nhất, nguy hiểm và khép kín nhất"
Đóng lại trang web của Forbidden Stories, có mấy ai nghĩ rằng, những hạt cát hiền lành trên bãi biển có thể là nguyên nhân dẫn tới án mạng ?
Khi nói đến công nghiệp khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên, mọi người nghĩ ngay đến những mỏ vàng, mỏ kim loại, mỏ dầu khí ..., ít người nghĩ đến những mỏ cát trên thế giới. Nhưng đấy lại là một thị trường trị giá 200 tỷ đô la một năm. Cát hiện diện trong gần như mọi vật thể bao quanh chúng ta, từ điện thoại thông minh đến cốc, chén, phân bón hay thuốc đánh răng, từ lốp xe hơi đến thuốc sơn móng tay...
Christian Buchet, giám đốc trung tâm nghiên cứu về Biển, trường Công Giáo Paris, ghi nhận khoáng chất trong cát được dùng để làm rất nhiều việc. Cũng chính vì thế mà buôn cát là một dịch vụ hái ra tiền.
Chuyên giaPascal Peduzzi, giám đốc khoa học thuộc Chương Tình Bảo Vệ Môi Trường của Liên Hiệp Quốc (UNEP/PNUE) đưa ra một vài con số về nhu cầu của hành tinh :
"Mỗi ngày, bình quân, một đầu người tiêu thụ khoảng 18 ký cát, như vậy là chúng ta tiêu thụ từ 40 đến 50 tỷ tấn một năm. Đây là một khối lượng khổng lồ tương đương với một dải cát có chiều rộng 27 mét, dầy 27 mét và chiều dài tương đương với đường xích đạo. Trong bất kỳ công trình xây dựng nào, chúng ta cũng cần phải có cát".
Ngành xây dựng và mục tiêu lấn biển
Ngành xây dựng là khu vực tiêu thụ cát lớn nhất : 70 % cát được rút ra từ lòng đất. Để xây một ngôi nhà bình thường ta cần trung bình 200 tấn cát ; 3.000 tấn cho phép xây được một bệnh viện. Còn để xây được một cây số đường xa lộ thì cần có được 30.000 tấn.
Theo các số liệu chính thức của tổ chức bảo vệ môi trường Liên Hiệp Quốc, Trung Quốc hiện nay là nguồn tiêu thụ cát lớn nhất thế giới, 57 % cát khai thác trên hành tinh đổ về thị trường đông dân nhất toàn cầu này ; đứng thứ nhì là Singapore. Để so sánh khối lượng tiêu thụ của Trung Quốc cao gấp 25 lần so với của Hoa Kỳ và trong giai đoạn từ 2011 đến 2013 khối lượng xi măng tiêu thụ tại Trung Quốc tương đương với của Hoa Kỳ trong suốt thế kỷ 20.
Trở lại với trường hợp giữa ông khổng lồ Trung Quốc và một nước Singapore tí hon: Trung Quốc rộng lớn với nhiều bãi sa mạc hùng vĩ, những dòng trường giang... và những mỏ cát với trữ lượng rất lớn. Singapore không có được những lợi thế đó nên phải nhập khẩu cát từ nước ngoài, chủ yếu là từ các nước láng giềng như Malaysia, Indonesia, Sri Lanka, Philippines Miến Điện hay Cam Bốt và cả Việt Nam. Christian Buchet, trung tâm nghiên cứu về Biển giải thích :
"Singapore trong vài thập niên lấn ra biển đến 120 km2. Ở đây chúng ta miễn bàn về tác động đối với môi trường, đối với hệ động thực vật, nhưng rõ ràng là để lấn ra biển như vậy Singapore đã phải nhập khẩu không biết bao nhiêu là cát. Những quốc gia mà phải bán cát thì hậu quả trực tiếp là nước biển tràn vào bờ, đất canh tác và mạch nước bị nhiễm mặn. Cũng chính vì mất hết cả cát ở ven bờ cho nên khi bị sóng thần, nước tràn sâu hơn vào đất liền. Đất bị sạt lở. Khai thác cát quá độ là một tai họa đối với các loài sinh và động vật, và là một thách thức đối với nhân loại".
Không chỉ có Singapore mà cả Hồng Kông hay Dubai cũng áp dụng chiến thuật lấn biển. Những hòn đảo bị đe dọa nhận chìm trong lòng đại đương vì mực nước biển dâng cao, như đảo Maldive (Ấn Độ Dương) hay Kiribati (Thái Bình Dương) ... cần hàng triệu tấn cát để đắp đê. Trung Quốc trong công cuộc bồi đắp đảo nhân tạo ở Biển Đông cũng cần đến cát.
Hiểm họa môi trường
Cát có hai ưu thế vừa nhiều và dễ khai thác, lại vừa rẻ. Giá một tấn cát dao động từ 8 đến 12 đô la. Các tập đoàn khai thác có thể xúc cát từ lòng đại dương, sông ngòi hay các mỏ cát.
Có điều như Chirsitan Buchet vừa giải thích, hoạt động khai thác cát quá độ làm hủy hoại môi trường thiên nhiên và môi trường sống của không ít con người. Pascal Peduzzi giám đốc khoa học thuộc Chương Tình Bảo Vệ Môi Trường của Liên Hiệp Quốc cho biết :
"Đây thực sự là một sự tàn phá môi trường. Khi chúng ta tàn phá một dòng sông, thì tất cả những ngôi làng chung quanh, tất cả những cư dân sống nhờ vào con sông đó bị đe dọa. Như vậy thành phần này phải bỏ làng đi nơi khác kiếm sống và thường thì họ về sống ở thành thị. Nghĩa là phải có nhà ở cho những người này. Các công trình xây dựng đó đòi hỏi nhiều sỏi cát. Trái đất đang nóng lên và hiện tượng biến đổi khí hậu đã và đang dẫn đến nhiều vấn đề như ô nhiễm không khí, và đa dạng sinh thái bị đe dọa, nhưng chúng ta không ngờ là phải giải quyết thêm một vấn đề khác xuất phát từ việc khai thác cát đến cạn kiệt".
Chuyên gia của Liên Hiệp Quốc này lo ngại khi thấy một số quốc gia tại Đông Nam Á, trong đó có Cam Bốt và Philippines hay Miến Điện, xem ngành xuất khẩu cát là một trong những cột trụ để phát triển. Cam Bốt năm 2016 xuất khẩu 7,7 triệu tấn cát và 89 % trong số này được dành để bán cho Sigapore.
Một bài phóng sự của báo Les Echos hồi tháng 2/2018 cho thấy tại khu rừng chàm Koh Sralau, Cam Bốt, các hoạt động khai thác cát trong khu vực bảo tồn thiên nhiên này tăng nhanh trong những năm gần đây. Hậu quả kèm theo là có từ 70 đến 90 % các loại thực vật bị tuyệt chủng.
Các đường dây tội phạm được bao che
Ý thức được mối đe dọa đối với môi trường, các nước xuất khẩu cát ban hành một loạt các lệnh cấm hoặc giới hạn khai thác và xuất khẩu nguồn tài nguyên thiên nhiên này. Nhưng tại nhũng quốc gia bị lũng đoạn vì tham nhũng, luật pháp chỉ có trên giấy tờ.
Điều tra của nhóm phóng viên đài Radio France với Forbidden Stories hồi tháng 5/2019 xoáy vào trường hợp của bang Uttar Pradesh, miền nam Ấn Độ. Đây là nơi mà hồi tháng 6/2015, nhà báo độc lập Jagendra Sink điều tra về một đường dây khai thác cát bất hợp pháp đã bị thiêu sống. Hồ sơ mà ông theo dõi liên quan đến một viên chức địa phương.
Gần đây, hơn nữ phóng viên Sandhya Ravishankar tại Chennai, thủ phủ bang Tamil Nadu, bị đe dọa tính mạng vì một loạt các bài phóng sự của bà liên quan đến "những mảng mờ ám" của tập đoàn VV Mineral. Tập đoàn nổi tiếng này nằm trong tay nhà tỷ phú Vaikhundarajan. Qua các bài phóng sự đó, nhà báo điều tra này cho thấy đằng sau các tập đoàn khai thác cát, luôn có bóng dáng các chính trị gia Ấn Độ. Đường dây buôn cát lậu tại Ấn Độ hoạt động theo kiểu Mafia Ý. Tệ hơn nữa các tổ chức này được các quan chức trong chính quyền ở mỗi bang bao che, họ đã mua chuộc được từ cảnh sát đến các quan tòa.
Giáo sư Aunshul Rege, giảng dậy tại đại học Temple, Philadelphia, Hoa Kỳ, kết luận "mạng lưới mafia buôn cát ở Ấn Độ là một trong những tổ chức tội phạm quy mô nhất, nguy hiểm và khép kín nhất"
Đóng lại trang web của Forbidden Stories, có mấy ai nghĩ rằng, những hạt cát hiền lành trên bãi biển có thể là nguyên nhân dẫn tới án mạng ?
No comments:
Post a Comment