Hàn Vĩnh Diệp
15/09/2013
Bài
này là bài thứ tư và cũng là bài cuối trong loạt bài nói về Thác Bản Giốc của
người đảng viên cộng sản Diệp Đình Huyên – Hàn Vĩnh Diệp. Bài viết này được công bố vào năm 2009 trên trang Viet-Studies và một số trang khác. Do
chỗ trang mạng của Giáo sư Trần Hữu Dũng không bị đánh phá, bài này được may
mắn nằm yên ở vị trí cũ. Nhưng điều kỳ lạ là dựa theo đường liên kết dẫn đến
“bài trả lời phỏng vấn của Thứ trưởng Ngoại giao Vũ Dũng” đăng trên báo Pháp luật Tp.HCM, chúng ta lại không
thể tìm thấy bài phỏng vấn này. Không biết do ông Vũ Dũng phát biểu hớ hênh hay
do phóng viên ghi chép điều gì mà khiến cho một tờ báo chuyên về pháp luật tại
thành phố lớn nhất nước phải xóa bài theo kiểu “thủ tiêu tang chứng” như thế
này?
Trong bài này, tác
giả bác bỏ ý kiến của ông Vũ Dũng khi ông này khẳng định “không có chuyện Việt
Nam mất thác Bản Giốc”. Tác giả cho biết ông là người từ năm 1958 đến năm 2006
“đã bảy lần đến thăm Bản Giốc, có lần ở lại một ngày đêm tại làng Thắc Then bên
bờ Bắc sông Quây Sơn (nay thuộc về Trung Quốc)”. Ông nhận xét rằng “phần thác
chính ba tầng” mới là “thác đẹp nhất nước ta và Đông Dương, còn “phần thác phụ
ba dòng” thì “ta có thể tìm thấy hàng trăm cái như vậy ở nhiều miền núi nước
ta”.
Riêng ý kiến của tác
giả muốn ông Vũ Dũng hay người kế nhiệm “đề nghị Chính phủ cho công bố (có
“công chứng” để đảm bảo tính xác thực)
các Bản đồ thực địa biên giới đất liền và vịnh Bắc bộ theo Công ước Pháp –
Thanh và Hiệp ước 1999” thì suốt từ đó cho đến nay, chưa bao giờ được đáp ứng.
Đó cũng chính là lý do khiến cho đề tài “Thác Bản Giốc còn hay mất” vẫn tiếp
tục râm ran trong dư luận. Các nhà ngoại giao thay vì chứng minh bằng các bằng
chứng xác thực lại vẫn tiếp tục sử dụng các ngôn từ hoa mỹ để biện bạch về việc
phân chia một phần Thác Bản Giốc (và là phần quan trọng nhất) cho phía Trung
Quốc.
Giờ đây, qua loạt
bài của tác giả Hàn Vĩnh Diệp, chắc hẳn độc giả dễ dàng nhận ra một điều: ngay trong
lòng Đảng Cộng sản Việt Nam đã có “khoảng cách về nhận thức” xung quanh vấn đề
chủ quyền quốc gia - nhất là vấn đề quan hệ Việt-Trung. Và nếu không lấp đầy
được khoảng cách này bên trong Đảng thì còn hy vọng gì vào việc thu hẹp khoảng
cách về nhận thức giữa Đảng với Dân ?
MAI THÁI LĨNH
-------------------------------------
Hàn Vĩnh Diệp
Trong
bài trả lời phỏng vấn của các phóng viên Báo
Pháp luật Tp.HCM[1]
về khu vực thác Bản Giốc, ông Vũ Dũng – Thứ trưởng Bộ Ngoại giao – đặc trách
vấn đề biên giới, đã nói: “Công ước Pháp – Thanh và Hiệp định 1999 qui định
đường biên giới khu vực này chạy theo trung tuyến dòng chảy sông Quế Sơn, lên
thác và tới mốc 53 phía trên. Do đó, phần thác cao rất đẹp của Bản Giốc hoàn
toàn nằm bên phía Việt Nam, phần thác thấp nhưng là phần chính nằm ở sông Quế
Sơn là thuộc Trung Quốc. Như vậy không có chuyện Việt Nam mất thác Bản Giốc.
Tôi cho rằng có người thiếu thông tin nhưng cũng có người cố tình bôi nhọ chúng
ta.”
Cũng
trong bài trên, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc dân địa phương phản ánh
đất đai của cha ông họ trước đây ở bên kia thác Bản Giốc, ông Vũ Dũng nói: “… Biên
giới là một lịch sử dài nên qua lại xâm canh, xâm cư rất bình thường. Sau Hiệp
định 1999 hai nước đang giải quyết vấn đề này. Chỗ nào thuộc về Trung Quốc thì
trả về Trung Quốc, phần nào của Việt Nam thì trả về cho Việt Nam. Tuyệt nhiên
không được hiểu là ta bị mất đất”.[2]
Chúng
tôi là một trong số nhiều người trước đây và cả hiện nay vẫn cho rằng: thác Bản
Giốc (cả phần chính và phần phụ) là của Việt Nam đã bị Trung Quốc lấn
chiếm. Tất nhiên là cả phần lãnh thổ về phía Bắc, từ cột mốc 53 theo trung
tuyến sông Quây Sơn (ông Vũ Dũng nói nhầm là Quế Sơn). Không biết theo ông Vũ
Dũng, chúng tôi thuộc loại người thiếu thông tin hay cố tình bôi nhọ! Thiếu
thông tin, chắc chưa hẳn, bởi ngoài các tư liệu tham khảo chính thống mà có lần
chúng tôi đã dẫn chứng, từ năm 1958 đến 2006, chúng tôi đã bảy lần đến thăm Bản
Giốc, có lần ở lại một ngày đêm tại làng Thắc Then bên bờ Bắc sông Quây Sơn
(nay thuộc về Trung Quốc). Vì vậy, xin được nói lại đôi điều để công luận xem
xét.
1. Điều trước tiên chúng tôi cảm thấy
là qua trả lời phỏng vấn trên, ông Vũ Dũng đã làm “xiếc” ngôn từ, nói theo cách dân
gian là “lập lờ đánh lận con đen”. Ông gộp hai văn kiện: Công Ước Pháp – Thanh
năm 1887 – 1895 và Hiệp định về phân định biên giới Việt Nam – Trung Quốc 1999
làm một. Theo ông, Hiệp ước 1999 đã phản ánh đầy đủ nhất, trung thực
nhất, chính xác nhất hai Công ước đó? Trong cuộc đàm phán về vấn đề Biên giới
Việt-Trung năm 1975, phía Việt Nam đã đưa ra Bản dự thảo Hiệp định về đường
biên giới quốc gia trên bộ giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước CHND Trung Hoa,
trong đó, Điều I của Dự thảo Hiệp định ghi: “Hai bên chính thức xác nhận đường
biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc đã được hoạch định và cắm mốc theo các
văn kiện về biên giới ký kết giữa Chính phủ Cộng hòa Pháp và Chính phủ nhà
Thanh, Trung Quốc là đường biên giới quốc gia giữa nước CHXHCH Việt Nam và nước
CHND Trung Hoa.” Nghĩa là nguyên trạng đường biên giới (theo đề xuất của ta)
là đường được qui định theo Công ước Pháp-Thanh 1887-1895. Trung Quốc đã bác bỏ
đề nghị ấy và kiên quyết đòi lấy đường biên giới hiện trạng, nghĩa là đường
biên giới mà họ đã lấn chiếm, sửa lại rất nhiều nơi từ hơn nửa thế kỷ nay. Như
vậy, chính Trung Quốc đã phá bỏ Công ước Pháp-Thanh thì sao Hiệp ước 1999 lại “phản
ánh đầy đủ nhất, trung thực nhất, chính xác nhất” hai Công ước đó? Hiệp ước
1999 dựa trên cơ sở đường biên giới hiện trạng theo ý đồ của Trung Quốc, có
phải như vậy không?
2. Con sông Quây Sơn bắt nguồn từ Trung
Quốc chảy vào nước ta ở cửa khẩu Pò Peo – xã Ngọc Khê rồi chảy dọc theo dãy núi đá
biên giới giữa 2 nước, các cột mốc biên giới đều đặt trên các đỉnh của dãy núi,
phần Bắc và Nam của dòng sông đều thuộc địa phận nước ta, đến làng Bản Giốc,
dòng sông phân làm hai nhánh, giữa là một bãi cồn và hạ thấp khoảng 35m, tạo
thành thác Bản Giốc ba tầng của dòng chính. Ngoài tên Bản Giốc, thác này còn có
tên Đuây Bắc, Lầy Sản, Ngà Moong, Thoong Áng, … Dòng sông phụ tạo thành thác
thẳng đứng, không có tên riêng mà vẫn mang tên chung của thác chính, mùa mưa có
ba dòng chảy, mùa khô chủ yếu chỉ một dòng chảy, nước rất yếu, không gây ấn
tượng gì. Cột mốc 53 (cột mốc cũ, nhưng đã di sang vị trí mới ) đứng trơ trọi
bên dòng sông chính trên thác Bản Giốc. Người bình thường xem cột mốc 53 cũng
thấy được rõ ràng, cột mốc ấy không đặt đúng địa điểm cũ của nó! Theo ký ức của
các cụ già đã từng đi phu cho Tây thì vào thời Pháp, cột mốc biên giới nằm cạnh
đồn Tây, tận trên đỉnh của ngọn núi phía Bắc thác Bản Giốc chứ không nằm trên
bờ Bắc của dòng sông chính như hiện nay. [3]
Hiện
trạng địa hình khu vực này như sau: từ đường tỉnh lộ Cao Bằng – Trùng Khánh –
Hạ Lang rẽ vào phía Bắc khoảng 100m, qua cầu xi măng bắt qua sông Quây Sơn,
cạnh đấy là Trạm Kiểm soát của ta, đi vào hơn 500m đến cột mốc 53, ở đây có
nhiều hàng quán bán đồ lưu niệm, thức ăn của người địa phương ta, vào sâu khoảng
100m đến Khu du lịch Thác Đức Thiên (tức Bản Giốc) của Trung Quốc nằm
trên bờ Bắc sông Quây Sơn. Khách du lịch của ta hoặc ngoại quốc đi từ phía ta
sang đều lưu hành tự do, không kiểm soát giấy tờ gì cả. Trên sông dưới Thác Bản
Giốc những nhà hàng nổi của họ đi lại tự do trên mặt sông, nhưng các mảng của
khách du lịch bên ta thì chỉ được sang đến giữa sông.
Ảnh
1: Cột mốc 53 không đặt đúng địa điểm của nó
Như vậy tại sao toàn bộ phần thác Bản Giốc ba tầng lại thuộc Trung
Quốc và dòng sông bên dưới thác ba tầng lại lấy trung tuyến làm biên giới? Từ
lịch sử và hiện trạng của dòng Quây Sơn – Thác Bản Giốc có thể đoán định: Theo
Công ước Pháp – Thanh toàn bộ con sông Quây Sơn, cả bờ Bắc bờ Nam và thác Bản
Giốc (ba tầng) là thuộc lãnh thổ nước ta. Cột mốc 53 (cũ) không đặt ở vị trí hiện
nay. Hiệp ước 1999 đã xác lập vị trí hiện tại của cột mốc 53, toàn bộ thác Bản
Giốc ba tầng và trung tuyến sông Quây Sơn từ dưới thác làm đường biên giới,
điều dĩ nhiên là phần lãnh thổ phía Bắc sông từ cột mốc 53 về phía Đông là
thuộc về Trung Quốc. Thực trạng đó có phải đúng như ông Vũ Dũng nói “Không
thể nói Việt Nam mất đất!”?
3. Các tài liệu địa lý – du
lịch trước đây của người Pháp, của nước ta và địa phương Cao Bằng đều cho
rằng: thác Bản Giốc chính là thác ba tầng, (không có tài liệu nào đề cấp đến
phần phụ ba dòng phía Nam), và đây mới là thác đẹp nhất nước ta và Đông Dương.
Tài liệu của Trung Quốc gọi Thác Đức Thiên 德天 (tức Thác Bản Giốc) là Thác đẹp nhất Trung Quốc và là một trong những Thác đẹp nhất Châu Á. Không biết thẩm mĩ
của ông Vũ Dũng thế nào mà ông lại nói ngược lại là “phần thác cao rất đẹp!”
(Nói như thế có thể hiểu là phần thác chính ba tầng là bình thường).
Ngay chuyện xác định độ cao-thấp như ông Vũ Dũng cũng không đúng, nếu không nói
là nhập nhằng. Cả hai phần đều cùng một độ cao nhưng phần chính (hay nói chính
xác là Thác Bản Giốc) tạo thành ba tầng – nét đẹp độc đáo của nó một phần chính
là ở điểm này. Phần thác phụ ba dòng, ta có thể tìm thấy hàng trăm cái như vậy
ở nhiều miền núi nước ta. Không biết ông Vũ Dũng đã đến thác Bạc ở Sa Pa, thác
Drap Sáp, thác Prenn, thác Đăm Bơ Ri ..v..v.. chưa, liệu những thác nước ấy có
đẹp bằng như thác phụ ba dòng “rất đẹp” của ông không?
Ảnh 2 : Thác Bản Giốc. Bên trái là thác phụ (mà ông Vũ Dũng gọi là
phần thác cao). Bên phải là thác chính (được ông Vũ Dũng gọi là phần thác
thấp).
4. Khi đề cập đến phần lãnh thổ nước ta
từ cột mốc chạy dọc theo bờ Bắc sông Quây Sơn về phía Đông (theo bà con ở địa
phương có chiều sâu vào nội địa đến 2, 3 cây số), ông Vũ Dũng lại nói đến
chuyện xâm canh xâm cư (!). Đất đai của ông bà tổ tiên ta bị mất hoàn toàn khác
với chuyện xâm canh xâm cư ở biên giới. Trên biên giới nước ta với các nước
láng giềng, trước đây, chuyện xâm canh xâm cư thường xảy ra. Nhưng, theo chúng
tôi hiểu, đất xâm canh xâm cư là đất đai ở những khu vực biên giới đã xác định
rõ ràng, người dân bên nước này sang nước kia khai thác hoặc mua để sản xuất,
tạm cư và ngược lại. Bản thân những người dân này cũng thấy rõ họ đang canh tác
sản xuất, cư trú trên lãnh thổ nước láng giềng, khi nhà nước hai bên không cho
phép, họ tự nguyện rút lui. Còn đất đai mà họ gọi là của “ông bà tổ tiên”
là phần lãnh thổ quốc gia, họ được quyền sở hữu, có phải ông Vũ Dũng đã lầm lẫn
giữa khái niệm lãnh thổ quốc gia với xâm canh xâm cư hay ông cố tình đánh tráo
khái niệm?
5. Như kết luận của ông Vũ Dũng, không phải riêng
chúng tôi mà cả các học giả, nhiếp ảnh gia, nhà địa lý, ký giả .. Pháp, Việt
Nam, Tỉnh uỷ – UBND tỉnh Cao Bằng; Huyện uỷ – Uỷ Bản Nhân Dân huyện Trùng Khánh
(nơi có thác Bản Giốc), Sở Thương mại – Du lịch tỉnh Cao Bằng, bà con
nhân dân xã Đàm Thuỷ – Bản Giốc … đều là những người thiếu thông tin hay cố
tình bôi nhọ, khi họ khẳng định thác Bản Giốc (phần ba tầng và phần phụ)
và phần lãnh thổ từ cột mốc 53 (bị di dời) bên bờ Bắc sông Quây Sơn về phía
Đông đều thuộc Việt Nam và Việt Nam bị mất về tay Trung Quốc theo Hiệp định
1999 (?).
6. Để làm rõ trước công luận cả nước,
chúng tôi xin đề nghị:
-
Ông Vũ Dũng có thể cho biết: Trong Văn kiện “Bị vong lục của Bộ Ngoại
giao nước CHXHCN Việt Nam về việc nhà cầm quyền Trung Quốc gây khiêu khích, xâm
lấn lãnh thỗ Việt Nam ở vùng biên giới” công bố ngày 15/03/1979 đã nhận
định: “Đường biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc chạy suốt trên đất
liền và trong vịnh Bắc bộ đã được hoạch định rõ ràng trong các Công ước ký kết
giữa Chính phủ Pháp và triều đình nhà Thanh trong những năm 1887 - 1895 và đã
được chính thức cắm mốc. Đó là một đường biên giới hoàn chỉnh cả trên đất liền
và trong vịnh Bắc bộ, có cơ sở lịch sử trong đời sống chính trị lâu đời của hai
dân tộc, có giá trị pháp lý quốc tế vững chắc, có đầy đủ yếu tố thực tế để nhìn
nhận tại thực địa” (Nhà xuất bản Sự thật – Hà Nội, 1979) , là
đúng hay sai? Nếu đúng, sao ông lại nói: “Đường biên giới chúng ta chưa
bao giờ được phân định rạch ròi như bây giờ” (Tất nhiên là phân định
rạch ròi theo Hiệp định 1999)? . Nếu nhận định trên là sai thì sai ở điểm
nào?
-
Các vùng lãnh thổ, vùng biển vịnh Bắc bộ nước ta (được hoạch định theo Công ước
Pháp-Thanh) bị Trung Quốc lấn chiếm từ thời Tưởng Giới Thạch đến chiến tranh
biên giới phía Bắc (cụ thể như các vùng Trình Tường – Quảng Ninh; điểm nối ray
đường sắt Việt-Trung, cửa khẩu Hữu Nghị quan; Thanh Lòa – Lạng Sơn, Khẳm Khau,
Phia Can – Cao Bằng; Tả Lững, Làn Phù Phìn, Minh Tân – Hà Giang; Nặm Chay – Lào
Cai ..v..v.. và ..v..v..) như bản Bị vong lục trên và các tư liệu từ năm 1979
nêu ra đã được giải quyết như thế nào trong Hiệp định 1999 và việc cắm mốc mới
vừa qua, nghĩa là Trung Quốc đã trả lại cho Việt Nam chưa hay lại giải quyết
theo tinh thần hữu nghị “các chữ vàng” như Khu vực Bản Giốc?
-
Ông Vũ Dũng với tư cách nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao - đặc trách vấn đề biên
giới, hay người kế nhiệm ông hiện nay có thể đề nghị Chính phủ cho công bố (có
“công chứng” để đảm bảo tính xác thực) các Bản đồ thực địa biên giới đất
liền và vịnh Bắc bộ theo Công ước Pháp – Thanh và Hiệp ước 1999.
Những
điều trên đây không chỉ là ý kiến riêng của chúng tôi mà còn là của rất nhiều
người có trách nhiệm trước một vấn đề đại sự của quốc gia, dân tộc và lịch sử.
Chúng tôi nghĩ những vấn đề trên có lẽ không thể xem là bí mật quốc gia mà
không cho dân biết – dân bàn – dân kiểm tra. Công bố rộng rãi các
tư liệu có liên quan đến vấn đề bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ nước ta chính là thực
hiện đúng đắn tinh thần “công khai – dân chủ – trung thực – dũng cảm,
nhìn thẳng vào sự thật” của Đảng ”.
H.V.D.
Phụ
lục:
Sơ
đồ khu vực Thác Bản Giốc
Minh
họa và chú thích ảnh: CLB Phan Tây Hồ
Nguồn:
Viet Studies, 2009:
[2] Bài phỏng vấn của
ông Vũ Dũng đăng lại trong sách “Hoàng Sa- Trường Sa của Việt Nam – NXB trẻ.
6/2009”. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ cắm mốc mới trên biên giới Việt-Trung, ông
Vũ Dũng được điều chuyển làm Đại sứ tại Liên Hiệp Quốc.
[3] Như tôi đã chú
thích trong các bài trước, “ký ức của các cụ già” không được chính xác. Theo
bản đồ, cột mốc 53 trước kia nằm ở một vị trí khác phía tả ngạn của dòng Quây
Sơn nhưng không nằm trên đỉnh núi. Nhưng việc cột mốc này bị dời đi là hoàn
toàn có thật. (chú thích của M.T.L.)
Được
đăng bởi bauxitevn vào lúc 06:42
-----------------------------------------
SỰ THẬT về THÁC BẢN GIỐC
SỰ THẬT
về THÁC BẢN GIỐC - KỲ 1 : AI LÀ CHỦ NHÂN THỰC SỰ CỦA THÁC BẢN GIỐC? (Mai Thái
Lĩnh)
3-9-2013
SỰ THẬT
về THÁC BẢN GIỐC - KỲ 2 : TRUNG QUỐC XÂM CHIẾM THÁC BẢN GIỐC NHƯ THẾ NÀO? (Mai
Thái Lĩnh) 3-9-2013
3-9-2009
©2003
Hùng Sử Việt
Trương
Nhân Tuấn
Trương Nhân Tuấn
Đoàn Nam Hải
(danchu.net)
BS Nguyễn Đan
Quế
No comments:
Post a Comment