Posted on 29.09.2013 by hoingovanchuong
NTT:
Cho đến hôm nay, tiểu thuyết “Đại gia” của Thiên Sơn không hề có lệnh cấm của
cơ quan chức trách nhà nước. Theo tôi được biết thì Cục trưởng Cục xuất bản
khẳng định là Cục không có quyền cấm cũng không có lệnh thu hồi, mọi việc trước
mắt sẽ do nhà xuất bản quyết định. Cũng theo một nguồn tin riêng thì đã có cuộc
họp về cuốn sách này, đánh giá cuốn sách không sai phạm các luật cấm, và không
ai đề nghị cấm phát hành “Đại gia”. Tuy nhiên có ý kiến không thích một số chi
tiết “làm tình” trong sách; nhưng cũng có ý kiến thấy tác giả tả “chuyện mây
mưa” rất thoát… Hình như có một ngầm ý nào đó là không cho tái bản và báo chí
chính thống không tuyên truyền về tiểu thuyết này.
Dưới
đây là bài viết của Nhà văn Võ Thị Hảo thay lời giới thiệu đầu sách, nhưng cuối
cùng thì không in vào sách. Xin giới thiệu để bạn đọc được biết ý kiến của một
nhà văn nổi tiếng về tiểu thuyết “Đại gia”.
*
THIÊN SƠN VÀ TIỂU THUYẾT “ĐẠI GIA”
VÕ
THỊ HẢO
Nhà văn Võ Thị Hảo
Có một thế giới đang ngầm được thao túng bởi những
kẻ “buôn vua”. Những tay trùm quyền lực đã chi phối nền kinh tế của đất nứơc
bằng các thủ đoạn đen của mafia.
Bắt đầu chỉ là sự kết giao do tham vọng cá nhân và
các nhóm lợi ích. Đó là những qủa bóng tuyết càng lăn càng nở phồng kích cỡ.
Các nhóm lợi ích đó không bị ngăn chặn, càng ngày càng bành trứơng với tốc độ
phi mã. Sự vô đạo, tàn ác cũng tăng theo cấp số nhân.
Rồi là cạnh tranh quyền lực đen. Thắng thua là những
trận quyết đấu chí mạng, những cuộc thanh trừng đẫm máu. Kẻ ngồi trên đài cao
mỉm cười sau mỗi trận là kẻ có khả năng leo cao và chi phối những nhân
vật có quyền lực lớn.
Một ma trận của tiền, tình, quyền lực. Mà ở đó,
những cô gái điếm hạng cao cấp được đem làm quà tặng hoặc gài bẫy. Sau một đêm,
cô gái điếm ấy có thể trở thành một mệnh phụ phu nhân hoặc một tổng giám đốc tỉ
phú đô la. Và cũng không có gì đảm bảo rằng một ngày nào đó không thấy xác cô
ta trôi dạt dưới chân cầu.
Từ chỗ quyền lực vô hạn không bị giám sát, các nhóm
quyền lợi đen đã thao túng tài sản của nhân dân, đất nước. Chúng đã liên kết
lại với nhau để tiếp tục xà xẻo tài sản của nhân dân và bức hại những
chứng nhân của sự thật bằng những thủ đoạn tàn bạo. Cái ác chưa phải trả giá,
chưa đứng sau vành móng ngựa bởi chúng đang thao túng quyền lực. Và thế hệ sau
của chúng, những đứa con chúng sinh ra và tiếp nối quyền lực tương lai, là
những kẻ không có trái tim…
Thế giới ấy, buồn thay, đã trở thành chuyện không
thể vờ rằng là nó không có. Và người đang bóc trần nó, là Thiên Sơn. Nó được
đưa tới cho người đọc trong một văn phong tiểu thuyết mạch lạc và lối kể chuyện
hấp dẫn.
Tác giả đã đau đớn để nhận biết, để đồng hành, để
cập nhật với nỗi đau của những phận người đông đảo mà bé nhỏ, bị bóp nghẹt
trong thế giới của quyền lực đen. Một khát vọng cháy bỏng muốn hành động để sự
méo mó này, ung hoại này được cắt bỏ và những vết thương lành lại.
Vượt trên sự thờ ơ và tránh né hiện thực của qúa
đông đảo những người thấy mà vờ rằng không thấy, thì thiện tâm, sự dũng cảm và
sáng tạo của nhà văn Thiên Sơn thật đáng trân trọng. Chúc mừng thành công của
tác giả trong tiểu thuyết này.
---------------------------------------------------------------------------------------------
Bauxite Việt Nam 30/08/2013
Tôi được một người bạn tặng tiểu thuyết Thiên Sơn. Nó chẳng có gì ngoài những pha làm tình câu khách. Ấy thế mà lại nhận được lời bình luận của nhà văn Võ Thị Hảo “Vượt trên sự thờ ơ và tránh né hiện thực của qúa đông đảo những người thấy mà vờ rằng không thấy, thì thiện tâm, sự dũng cảm và sáng tạo của nhà văn Thiên Sơn thật đáng trân trọng”. Đọc tiểu thuyết Thiên Sơn, tôi nhanh chóng nhận ra nó chả có tý hiện thực nào cả. Con gái của một đại gia tiền nhiều như nước mà lại phải đi bán trinh để có tiền cắn thuốc lắc, đàn đúm với bạn. Đây không phải là cường điệu, điều này chứng tỏ tác giả chẳng hiểu đếch gì về thực tế xã hội
ReplyDeleteThis comment has been removed by the author.
ReplyDeleteTrong tiểu thuyết Đại gia của Thiên Sơn, nhân vật Trần Anh thuộc giới quan chức chính trị gia có quyền lực vô biên, một tay che lấp bầu trời. Chỉ một câu nói cũng có thể khuynh đảo cả nền tài chính. Xem trong nước ta thì có ai như thế không? Chả tìm được ai cả. Cái dở nhất của tiểu thuyết này ở chỗ con của đại gia Trần Anh mà thiếu tiền, phải đi bán trinh để ăn chơi trụy lạc. Có thể nhà văn Võ Thị Hảo thích tiểu thuyết này bởi lẽ những chi tiết làm tình được mô tả khá đạt với cường độ dày đặc.
ReplyDeletebạn có thể cho mình bản Ebook không mình không tìm được đâu bán và đang muốn đọc vì thầy mình bảo nó sát với thực tế nhiều ý ! Cảm ơn bạn
Deletebạn có file đó không? chia sẻ cho mình với
Deletetuyenxh12@gmail.com
cám ơn bạn
Trong tiểu thuyết Đại gia, dường như ở đâu nhà văn Thiên Sơn cũng nhìn thấy điếm. Trong tiểu thuyết, Thiên Sơn nghĩ ra một học viện điếm. Nhưng "đ***" ai từng trải mà bị thuyết phục bởi vì một con điếm được đào tạo bài bản để phục vụ tham quan mà giữa giờ nghỉ lại nói chuyện đạo đức, lương tâm với một thằng đĩ đực chuyên cặp bồ với các nữ quan chức lắm tiền. Chưa hết sự ấu trĩ của Thiên Sơn thể hiện rõ ràng qua chi tiết đại gia Lê Đạt, một kẻ đa nghi như Tào Tháo mà lại đặt trọn niềm tin, tiền bạc vào một con đĩ. Tiểu thuyết chỉ là hạng giải trí, khiêu dâm, "đ**" đáng để đọc. Cấm là đúng.
ReplyDeleteỪ, quả thực thời nay có chuyện đại gia ăn chơi sa đọa, bài bạc gái gú. Tiểu thuyết đại gia nói đến điều đó nhưng lại cường điệu quá mức. Những nghịch lý trong tiểu thuyết cho thấy, có vẻ anh Thiên Sơn chỉ tưởng tượng khi viết tiểu thuyết chứ chẳng tìm hiểu tý hiện thực nào hết. Tuy nhiên, nếu nó được xuất bản thì có thể sẽ bán được một lượng kha khá. Bởi lẽ, cứ đọc qua khoảng chục trang lại có một cảnh quan hệ. Nước ta không phải là Nhật mà những tiểu thuyết sex được tự do phát hành. Cục xuất bản nên ra quyết định cấm một cách chính thức
ReplyDeleteCó bạn nào có file 2 cuốn tiểu thuyết đó không? chia se cho mình qua email với
ReplyDeletetuyenxh12@gmail.com
cám ơn mọi người.
viện thẩm mỹ anh thư
ReplyDeletevien tham my anh thu
thẩm mỹ anh thư
tham my vien anh thu o dau
dieu khac chan may
dieu khac chan may dep
hoc dieu khac chan may
dạy điêu khắc chân mày
dieu khac chan may nam
khoa hoc dieu khac chan may