Nguyễn T
Bình
30-09-2013
Tôi, thường dân chính hiệu “đèn Sài Gòn ngọn xanh ngọn đỏ, đèn Mỹ Tho ngọn tỏ ngọn lu, anh về học
lấy chữ nhu, chính chuyên em đợi mười thu em chờ”.Như vậy, chúng ta cùng
chung quê hương mà khác quê nhà. Anh thường trú phương Bắc - ở đầu sông. Tôi
thường trú phương Nam - ở cuối sông. Nhưng cả hai đều “uống chung dòng nước”. Thật ra tôi định gọi anh bằng bác cho nó
gần gũi nhưng tôi sợ gọi vậy không khéo bá tánh tưởng tôi vô lễ dám xếp anh
ngang hàng với “cha già dân tộc” –
tức bằng hoặc trên vua Hùng, dù chữ bác tôi không viết hoa, trừ phi nó nằm đầu
dòng.
Anh Thuyết
ơi. Tuy chưa lần nào tôi được hân hạnh hội ngộ anh – cuộc hội ngộ giữa một
thường dân và một trí thức học hàm học vị cao bậc nhất đằng mình, nhưng tôi
nhìn thấy mặt và nghe anh nói hoài trên báo giá trung bình 4000 đồng/ tờ. Đối
với tôi, trong đội ngủ giáo sư, tiến sĩ tham chính, anh là người đàng hoàng, có
thể là đàng hoàng nhất. Thế nhưng, không hiểu sao khi đọc thấy trên Quê Choa
nội dung anh trả lời 7 câu phỏng vấn của báo Hà Nội Ngày Nay về vấn nạn
tham nhũng, tôi có cãm nhận, xin lỗi, anh chưa (dũng cãm) vứt bỏ cái vòng kim
cô khiến đầu anh bị vướng víu, mất độc lập trong tư duy.
Nói thật đọc xong tôi thấy không sướng bằng
những lần nghe anh chất vấn tại nghị trường Quốc Hội – nhất là đối với Thủ tướng
Chính phủ. Có lẽ Hà Nội Ngày Nay cũng chỉ muốn anh trả lời phỏng vấn cỡ ấy
thôi, để báo còn sống, anh em làm nghề còn chỗ kiếm cơm, nuôi cha, nuôi mẹ,
nuôi vợ, nuôi con. Tiếc thật. Anh mà nói về vấn nạn tham nhũng một cách sòng
phẳng, cũng như tập thể Hà Nội Ngày Nay dám dũng cảm tiên phong đưa tin
về chống tham nhũng một cách xứng đáng với vị trí, vai trò Hà Nội là “trái tim
của cả nước”, thì chắc rằng đồng bào cả nước sẽ hoan hô rần rần, anh Thuyết
nhỉ. Cái mâu thuẫn nội tại dẫn tới cái mâu thuẫn đối kháng đương nhiên chủ yếu
nằm ở chổ đó đó anh Thuyết.
Theo tôi,
tình trạng tham nhũng và vấn đề chống tham nhũng đã được đặt ra từ lâu rồi –
chí ít từ cái thời của TBT 2 năm Lê Khả Phiêu. Dạo ấy tuy là thường dân thôi
nhưng tôi cũng mong ngóng, hy vọng bọn tham nhũng sẽ bị phát hiện, lôi ra ánh
sáng trừng trị bằng hết. Sở dỉ tôi hy vọng vậy là vì tôi từng được biết lực
lượng “chuyên chính vô sản” rất giỏi
phát hiện bọn xấu thuộc “các thế lực thù
địch”. Ngồi trong góc kẹt, chỗ kín đáo nhất mà la “đả đảo chính quyền nhân dân” là coi như rồi đời ngay với các đồng
chí mình. Nói chi bọn tham nhũng ăn sống, hoạt động rất ngang nhiên, công khai
– theo như lời đánh giá, nhận định mới đây của các vị lãnh đạo trên cao nhất.
Nhưng tới Đại
Hội X thì tôi thôi mong ngóng, hy vọng. Vì, qua theo dõi truyền hình trực tiếp
về diễn biến trong đại hội này, tôi đã thấy cũng như đã nghe rất kỹ ở phần sửa
đổi Điều lệ đảng chỉ thêm mấy chữ “yêu thương đồng chí”, ngoài ra không
bớt không thêm chữ nào nữa. Trước đó, cũng qua truyền hình trực tiếp Đại hội
đảng Tp.HCM (vòng 1), ở chỗ trả lời phỏng vấn của báo chí ngay sau khi ĐH vừa
kết thúc, ông Nguyễn Minh Triết đã nhíu mày tỏ ra khó chịu khi phóng viên đặt
câu hỏi liên quan đến vấn đề tham nhũng. Để rồi tại ĐH X ông Triết tái đắc cử
BCT và được QH bầu làm Chủ tịch nước. Cũng qua truyền hình, tôi thấy trong các
cuộc hợp BCH trung ương đảng, ông Nguyễn Minh Triết bao giờ cũng ngồi cái ghế
chính giữa trong hàng ghế 5 cái nhìn xuống các đại biểu, kể cả khi ông Nông Đức
Mạnh đọc “bài diễn văn quan trọng”
khai mạc, bế mạc cuộc họp ( 4 cái ghế còn lại bỏ trống). Chả lẽ khi ông Mạnh
đọc xong diễn văn, ông Triết phải xê ra, trả lại cái ghế ngồi chính giữa cho
ông Mạnh – vì ông này là TBT, cấp bậc trong đảng cao hơn ông Triết ?
Thế đấy anh
Thuyết. Sự bí hiễm đâu phải lúc nào cũng hiễm bí, nằm trong bóng tối “khuất mày
khuất mặt”. Nếu không nói lắm trường hợp nó bộc lộ, hiện nguyên hình trước mắt
bàn dân thiên hạ, chẳng qua một số người vì những lý do khác nhau không thấy,
không chịu thấy hoặc không chịu thấy mà thôi. Anh bạn vong niên của tôi – nhà
báo ĐD của báo TT – từng “hồ hởi phấn khởi” viết trên Tuổi Trẻ Cuối Tuần (nay
là TTCN) giới thiệu ông Nguyễn Minh Triết hồi còn đi học rất giỏi toán, “chắc rằng trong nhiệm kỳ này ông sẽ tìm
được lời giải cho bài toán hóc búa chống tham nhũng”(tôi nhớ đại ý như
vậy). Nhưng gần như trong suốt nhiệm kỳ Chủ tịch nước của mình, ông Triết không
đụng đến tham nhũng. Nghĩa là, lời giải mà ông đã tìm thấy cho bài toán hóc búa
chống tham nhũng chỉ nằm gọn trong câu “đụng
tới tham nhũng là tự sát”, cũng như nghe nói sau khi lui về quê nhà Bến
Cát (Bình Dương) nuôi chim yến, bắt cá trên sông Vàm Thuật kho ăn, ông Triết đã
nói “bỏ điều 4 là tự sát”.
Chưa kể trong nhiệm kỳ ĐH X một loạt nhà báo đã rơi
rụng như lá mùa thu chủ yếu chỉ vì cả tin “lòng
thành tín hiệp” xung phong “mó dái tham nhũng”, để rồi ngậm ngùi
lắng nghe người đốc chiến cười ha hả đọc đầy đủ mấy câu thơ “lòng thành tín hiệp / tính chưa kịp còn lại
mấy giòng / thẳng buồm lang trở lại chà ban / xin đạo hữu đừng trông đừng đợi”.
Mấy câu thơ dân dã này ra đời thời dân mình ở miệt Trà Vinh, Sóc Trăng, Long
Xuyên bị “cáp duồn”, chắc ông Trương Vĩnh Trọng (2 Nghĩa) nguyên các chức vụ
UVBCT, BTTW, TBNCTW, PTT.CP từ ĐH IX đến ĐH X có thể còn nhớ - cũng như nếu tôi
nhớ không lầm tại một kỳ họp QH, ông Trương Vĩnh Trọng từng đứng tại chỗ phát
biểu “làm gì có tham nhũng tới 10 ngàn đô
la, cùng lắm chỉ 7 ngàn đô thôi, ăn quá mạng làm sao về Tây Phương( cực lạc)
được, họa may chỉ về tới Tây Ninh thôi”, khiến cả nghị trường cười tưng –
tính luôn TBT, CTN, TT. Để rồi vào cuối nhiệm kỳ ĐH X, vụ Vinashine nổ tung
thiên địa gắn liền với con số ước tính 86 ngàn tỉ khiến “đủ mọi thành phần giai cấp” dựng tóc gáy, nổi quạu, chữi thề vung
tí mẹt.
Anh Thuyết
thấy chưa. Cái gì của đảng, do đảng, thuộc về đảng hể ai đụng đến là tự sát, kể
cả đối với tham nhũng, nói chi bỏ điều này vứt điều kia trong HP do đảng soạn
thảo, ban hành, lãnh đạo, tổ chức thực thi. Tôi cho rằng anh đã rất tâm huyết
trong nội dung trả lời 7 câu phỏng vấn mới đây của Hà Nội Ngày Nay. Rất
nhiều người cũng tâm huyết giống anh. Thế nhưng, anh Thuyết ơi, chẳng phải
chúng ta đã nhất trí rồi sao trong đánh giá tham nhũng là “giặc nội xâm” và bọn
“giặc nội xâm” này khiếp lắm, vì nó nảy sinh, gia tăng, tung hoành ngay từ
trong hệ thống lãnh đạo và quản lý đất nước do đảng cầm quyền sinh sát ?
Do vậy, chống tham nhũng vô cùng khó khăn, nếu không
nói là vô phương. Từ ĐH X, trong Điều lệ đảng đã ghi rỏ rồi, “phải yêu
thương đồng chí” (mình). Mà một khi đã bị buộc bằng giấy trắng mực đen phải
yêu thương đồng chí mình thì làm sao có thể mạnh dạn, thẳng thừng, dứt khoát
thộp cổ, còng tay, lôi đồng chí mình ra ánh sánh vì cái tội “có ý thức và có
tổ chức phạm tội làm giặc nội xâm”. Đó là chưa nói không có tội gì ghê gớm
bằng tội “làm giặc” – dù là làm “giặc ngoại xâm” hay “giặc nội xâm”.
Phạm cái tội này đối với dân với nước xử tử hình trộm nghĩ cũng “đáng cái đời
nhà mày”. Nhưng phạm cái tội này, cụ thể là tội “giặc nội xâm – tham nhũng”,
đối với đảng thì sao ? Anh Thuyết là
giáo sư có lẽ anh Thuyết nên suy nghĩ một cách khoa học để có sự giải đáp cũng
thật là khoa học may ra mới thuyết phục được mọi người anh Thuyết ạ.
Theo phỏng đoán của tôi, đồng bào mình thảy đều rất
mong muốn vậy đó anh Thuyết. Giải đáp theo “miệng lưỡi chính trị không xương
nhiều đường lắc léo” miết càng khiến niềm tin trong đồng bào mình mất tiêu,
chẳng còn xót lại chút gì để thương để nhớ. Thú thật với anh Thuyết, tôi là
thường dân đúng nghĩa, không có sổ hưu, không tham gia bất cứ tổ chức đoàn thể
chính trị xã hội văn hóa khoa học kinh tế nào, cũng như không làm đầu sai, tay
sai cho bất cứ ai, trước sau tôi chỉ sống theo sự dạy dỗ của má tôi – một người
mẹ bình thường, không anh hùng cũng chẳng tiểu nhân, chỉ rất giàu lòng nhân ái,
tính thẳng thắn, yêu chuộng sự công bằng.
Có lẽ vì vậy,
tôi đã không thể tránh được nổi ngậm ngùi khi nhìn thấy trên truyền hình hình
ảnh ông TBT Nguyễn Phú Trọng có lúc nghẹn ngào khi đọc bài diễn văn bế mạc hội
nghị trung ương 6 khóa XI. Cũng như tôi từng cho rằng ông Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng đã trả lời rất hợp lý khi được /bị anh và một vài đại biểu QH nêu vấn đề
“văn hóa từ chức”. Đối với tôi, một người có nhãn quan chính trị đúng đắn cũng
đồng thời (phải) là một người có lòng nhân ái đúng mực.
Ông TBT
Nguyễn Phú Trọng đầu tóc bạc phơ chẳng thể kiềm chế được sự nghẹn ngào trước
đám đông không phải là điều để bỡn cợt, châm chọc. Người già nghẹn ngào, chảy
nước mắt, xót xa lắm. Huống chi trong trường hợp cụ thể này, tôi suy đoán sự
nghẹn ngào chẳng phải vì cá nhân, mà vì cả một tập thể chính trị từng được qui
tụ bởi mục đích cao đẹp nhưng giờ đây chỉ quần tụ nhằm mục đích xem ra không là
thực tế mà là thực dụng. Cũng như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dù quyền lực “dữ
dội”, “dữ dằn” tới đâu nhưng ông vẫn là người trong đảng, của đảng – một đảng
được xác định hành động theo nguyên tắc “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ
trách”. Nghĩa là, có thể nói lỗi lầm của ông Thủ tướng cũng là lỗi lầm của
đảng, không thể nói khác. Nếu cứ tập trung chĩa vào cá nhân ông Thủ tướng mà
“chích, nựng” e rằng lạc hướng, lạc đề.
Tới đây, tôi
muốn trao đổi với anh Thuyết, cần mở rộng sự phân tích và nên phân tích sâu về vấn đề tham nhũng cũng
như về mọi vấn đề khác liên quan đến đất nước và liên quan riêng tới đảng. Dựa
vào điều 4 của Hiến pháp 1992 hiện hành, đại đa số đồng bào cho rằng đảng phải
chịu trách nhiệm trực tiếp, toàn diện tình hình đất nước và tôi nghĩ điều này
đảng khó có thể né tránh, hoặc đùn đẩy cho bất cứ tổ chức chính trị hoặc bất cứ
cá nhân nào. Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, hệ thống chính quyền các cấp đều do
đảng hình thành, lãnh đạo, cai quản. Vì vậy, dù muốn hay không, khi xét trách
nhiệm của các định chế này đều phải gắn liền với việc truy trách nhiệm của đảng
– chí ít theo nghĩa “mũi dạy lái chịu đòn”.
Thậm chí mọi trường hợp người dân đói khổ,
sống bất an, tệ nạn ma túy, mãi dâm, lừa đảo, đâm thuê chém mướn, cướp bóc, đạo
đức suy đồi, đường xá ngập lụt, tai nạn giao thông gia tăng, giáo dục và y tế
đầy lỗi hệ thống…đều có cơ sở pháp lý vững chắc qui kết cho đảng – bởi điều 4
Hiến pháp 1992 hiện hành. Huống hồ chi đó lại là “giặc nội xâm – tham nhũng”,
việc chống hay không chống, chống thật hay chống giả đám giặc này, xét cho tới
cùng, đúng như ông TBT Nguyễn Phú Trọng đã nói rồi “nó liên quan đến sự tồn
vong của đảng” – tức là chúng ta có thể hiểu chẳng phải vì bất cứ “thế lực thù địch” nào ngoài đảng. Anh
Thuyết đồng ý không ?
Vậy thì chưa hẳn bất cứ ai đòi sửa đổi, thêm bớt
điều này điều kia trong quá trình làm mới Hiến pháp 1992 là không hoặc thiếu thiện
chí với đảng đâu – cụ thể những người đã khởi xướng, hưởng ứng, ủng hộ các kiến
nghị xây dựng, phục hưng, canh tân đất nước như vừa qua đảng đã biết rỏ. Tôi
thiển nghĩ chỉ khi nào đảng tuân theo ý dân thì đảng mới có thể khôi phục sự
trong sạch và đẩy lùi có kết quả triệt để đối với bọn “giặc nội xâm- tham
nhũng” anh Thuyết ạ. Làm theo kiểu hiện nay như anh đã trả lời phỏng vấn của Hà
Nội Ngày Nay coi mòi chỉ là “gải ghẻ” bọn “giặc nội xâm- tham nhũng” mà
thôi.
Tác giả
gửi Quê Choa
Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của
tác giả
viện thẩm mỹ anh thư
ReplyDeletevien tham my anh thu
thẩm mỹ anh thư
tham my vien anh thu o dau
dieu khac chan may
dieu khac chan may dep
hoc dieu khac chan may
dạy điêu khắc chân mày
dieu khac chan may nam
khoa hoc dieu khac chan may