Tháng Chín 27, 2013
“Chúng tôi có quyền hội họp riêng tư, có quyền lập hội,
gây quỹ, có quyền đấu tranh, có quyền đình công đòi hỏi các quyền lợi chính
đáng, phù hợp mức lương, tương xứng với công sức lao động…”
*
Khi buộc phải rời xa Cựu Kim Sơn, nhiều người đã nghêu
ngao (nghe) buồn thảm thiết: I
left my heart in San Francisco! Tôi, may mắn, không dở hơi đến thế.
Tôi có thể bỏ lại (vĩnh viễn) quả tim mình ở Quảng Bình,
Vĩnh Bình, Ninh Bình, Hoà Bình hay Thái Bình… gì đó – những nơi tôi chưa được
đặt chân đến bao giờ – nhưng Cựu Kim Sơn thì không, nhất định là không. Bụt
chùa nhà không thiêng. Tôi ở ngay cạnh San Francisco nên tôi ớn nó muốn chết.
Những năm gần đây, tôi lại càng thêm ớn (chè đậu) cái
thành phố mắc dịch này. Từ khi nhà nước Việt Nam mở cửa, cho người dân được
phép đi ra đi vô thoải mái – hàng tháng, có khi mỗi tuần – tôi đều phải đưa vài
vị đồng hương “đi San Francisco chơi cho biết”.
Chơi cái con mẹ gì ở đó, hả Trời?
Thế nào cũng phải ghé Chinatown. Một nơi ồn ào, đông đúc,
và chật chội nhất trên hành tinh này. Vì thiếu đất nên S.F phải phát triển theo
chiều cao. Cái lối kiến trúc dọc này, cùng với cái tính hay bày biện lộn xộn và
hay chưng hoa kết đèn (đỏ loè đỏ loẹt) của người Trung Hoa khiến cho đôi mắt
của du khách phải điều tiết thường trực tới chóng mặt luôn.
Đã thế, trong phạm vi chỉ có hai mươi bốn lốc đường mà
phố Tầu chứa lúc nhúc đến bốn chục ngàn người – mật độ cao nhất thế giới – lúc
nào cũng lớn tiếng xí xa xí xồ (cứ y như là họ đang cãi nhau, và sắp sửa ẩu đả
đến nơi) khiến cho ai lạc vào cái đám đông này cũng phải cảm thấy rất nhức đầu.
Sau đó, tất nhiên, là đến mục “tham quan” Golden Gate.
Bất kể điều kiện thời tiết ra sao, tôi vẫn được nhắc nhở một cách rất nhẹ nhàng
nhưng vô cùng cương quyết:
- Chụp cho vợ chồng em mấy tấm ảnh nhá.
- Sương mù dầy đặc thế này có thấy gì đâu mà…
- Hình nhoà cũng được bác ạ, chứ chả nhẽ đã đến được tận
đây mà lại không có cái hình mình đứng (xớ rớ) trên cầu Golden Gate thì nói ai
tin.
Khổ thật chứ chả bỡn đâu, Giời ạ! Nghe tôi cứ than thở
hoài mấy đứa con cũng trở nên nổi cáu:
- Bố không thích thì cứ từ chối thẳng. Nói với họ là tôi
có thể đưa quý vị đến chân trời góc biển nào cũng được nhưng S.F thì miễn. Mất
lòng trước được lòng sau. Như thế có phải đỡ phiền hơn không?
Lũ trẻ sinh ra và trưởng thành ở Cali. Chúng đâu biết là
khách của bố đều đến từ bên trong bức màn sắt. Họ đã bị giam hãm suốt đời nay
mới vừa được xổ lồng. Ai mà lại nỡ chối từ một yêu cầu (nhỏ nhoi) như thế: được
chụp một cái hình đứng trước cảnh trí nổi tiếng ở nước ngoài.
Bởi thế, dù với ít nhiều miễn cưỡng, tôi vẫn luôn luôn
hoàn thành nhiệm vụ hướng dẫn viên (bất đắc dĩ) của mình. Đây cũng là một cách
để tôi (thầm) biểu dương và biểu lộ thiện cảm của mình đối với chính sách thông
thoáng, cởi mở của giới lãnh đạo ở Việt Nam hiện nay.
Mối thiện cảm (chứa chan) này, tiếc thay, mới vừa bị vuột
mất – sau khi tôi tình cờ nghe được “tâm sự” của thạc sĩ Trần Kiên:
“Tôi đã từng rất ngạc nhiên khi được biết quyền tự do đi
lại và cư trú, đặc biệt là quyền tự do xuất nhập cảnh dành cho chính công dân
Việt là điều kiện tiên quyết mà Chính phủ Việt Nam phải chấp nhận để nhận được
các khoản vay từ World Bank. Luật doanh nghiệp thống nhất với việc tạo một sân
chơi bình đẳng giữa nhà nước và tư nhân mà nhà nước thiết lập cũng là một điều
kiện khác do tư bản áp đặt. Nên cũng không có gì ngạc nhiên khi tham gia TPP
Việt Nam sẽ phải hiện thực hóa quyền lập hội cho chính dân Việt vốn chết lâm
sàng từ năm 1957.”
Về sự kiện (rất) đáng phàn nàn này blogger Nguyễn Vạn
Phú cũng đã có đôi lời (mai mỉa) rằng: “… điều mỉa mai là Việt Nam phải
trông chờ vào một hiệp định ký với các nước tư bản để các nước tư bản này gây
sức ép buộc Việt Nam phải bảo vệ công nhân của mình, không để giới chủ bóc lột
quá đáng!”
Cái gì chớ “mỉa mai” hay “chì chiết” hoặc “đay nghiến”
thì bữa nay tôi không dám đâu nha. Đúng vào hôm ăn chay nên tôi không chỉ kiêng
cữ cá thịt mà còn kiêng cả những lời lẽ “đắng cay” hay “chua chát” có thể gây
ra khẩu nghiệp hay bút nghiệp.
Tôi hứa (danh dự) sẽ không nói nặng nói nhẹ gì ai mà chỉ
xin nhắc lại tên tuổi cũng như những hoạt động (liên quan đến quyền lập hội)
của vài ba người bạn trẻ:
Đoàn Huy Chương,
Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đỗ Thị Mih Hạnh
Cách đây chưa lâu, vào ngày 20 tháng 10 năm 2006, một
công dân Việt Nam, công nhân Đoàn Huy Chương aka Nguyễn Tấn Hoành – cùng với
vài người bạn đồng nghiệp – đã gửi đến Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản
Việt Nam “nỗi
niềm khóc hận thương tâm” của họ với “8 điểm đề nghị”. Xin trích dẫn một
đoạn, ngăn ngắn thôi:
“Chúng tôi có quyền hội họp riêng tư, có quyền lập hội,
gây quỹ, có quyền đấu tranh, có quyền đình công đòi hỏi các quyền lợi chính
đáng, phù hợp mức lương, tương xứng với công sức lao động…”
Kết quả, hay hậu quả, của những đề nghị “thương tâm” này
có thể tìm thấy trên báo Công an Nhân
dân:
“Sáng 26/10/2010, TAND tỉnh Trà Vinh đã mở phiên xét
xử Đoàn Huy Chương, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đỗ Thị Minh Hạnh với tội danh
‘phá rối an ninh trật tự nhằm chống lại chính quyền nhân dân’ theo Điều 89 Bộ
Luật Hình sự…
Trước vành móng ngựa, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đỗ Thị Minh
Hạnh đã thành khẩn nhìn nhận hành vi vi phạm pháp luật của mình, đồng thời xin
được khoan hồng.
Cuối giờ chiều
cùng ngày, tòa đã tuyên phạt Nguyễn Hoàng Quốc Hùng 9 năm tù giam, Đỗ Thị Minh
Hạnh và Đoàn Huy Chương, mỗi người 7 năm tù giam.”
Tổng cộng là hai mươi ba năm tù. Một thời gian rất dài
nhưng vẫn không đáng sợ, ít nhất thì cũng chưa đáng sợ bằng trường hợp rất
khuất tất (và mờ ám) của một công dân Việt Nam khác, ông Lê Trí Tuệ.
Vào ngày 20 tháng 11 năm 2006, nhân vật này đã gửi đến
tất cả những cơ quan, cũng như mọi giới chức có thẩm quyển ở Việt Nam một lá
đơn (Tường trình và tố cáo)
dài 1438 chữ. Phần đầu – và cũng là phần chính, gồm 444 chữ – xin được
trích dẫn nguyên văn:
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa ViệtNam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Đơn tường trình và tố cáo
V/v Công an TP. Hồ Chí Minh, liên tục đàn áp, thẩm vấn,
tạm giữ người tại cơ quan công an Quận 4, TP. Hồ Chí Minh chỉ vì tôi thực thi
những nhân quyền cơ bản của mình.
Tôi tên là: Lê Trí Tuệ.
Sinh ngày 26/07/1979 Tại Hải Phòng.
Đăng ký hộ khẩu thường trú: 942 Tôn Đức Thắng – Sở Dầu –
Hồng Bàng – TP. Hải Phòng.
Điện thoại: 0982.152.619, 0912.530.615
Chức vụ:
Hội viên Hội Cựu chiến binh Việt Nam
Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Trí Tuệ
Phó Chủ tịch Công đoàn Độc lập Việt Nam.
Kính thưa các quý vị lãnh đạo Nhà nước CHXHCN Việt Nam và
các cơ quan truyền thông, báo chí trong và ngoài nước,
Căn cứ vào Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền của
Liên Hiệp Quốc năm 1948;
Căn cứ vào Tuyên ngôn Nguyên tắc Tổng Liên đoàn Lao
công Thế giới [Tuyên ngôn này đã được chấp thuận chung, trong Đại hội kỳ thứ 16
của Tổng Liên đoàn Lao động Thế giới ILO (International Labor Organizations),
họp tại Luxembourg, từ ngày 1 đến 04 tháng 10 năm 1968];
Căn cứ vào Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992.
Điều 53 và điều 69
Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
(CHXHCNVN) nêu rõ:
“Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội,
tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ
quan nhà nước, biểu quyết khi nhà nước trưng cầu dân ý.”
“Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có
quyền được thông tin, có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của
pháp luật.”
Căn cứ vào những viện dẫn trên đây, làm cơ sở pháp lý dẫn
tới sự ra đời và cơ sở thành lập Công đoàn Độc lập Việt Nam, tuyên bố thành lập
vào ngày 20/10/2006 tại Hà Nội.
Hiện nay chúng tôi đang làm thủ tục đăng ký, để từng bước
hợp hiến và hợp pháp theo quy định. Nhưng đáng tiếc thay tôi thường xuyên phải
bị triệu tập lên cơ quan công an Quận 4, TP. Hồ Chí Minh để làm việc,bị cản trở
quyền tự do đi lại của công dân, cản trở hoạt động khiếu nại tố cáo, ngăn cấm
hoạt động xã hội, bảo vệ quyền con người cho nhân dân Việt Nam.
Hai ngày sau, sau khi đơn tường trình được gửi đi, Lê Trí
Tuệ đã bị công an Việt Nam bắt giữ (từ 22/10/2006 đến 26/10/2006) để tra hỏi về
việc ông đã tham gia Ban Vận động Thành lập Công đoàn Tự do ở Việt Nam.
Đến ngày 07/12/2006, trong khi Lê Trí Tuệ còn đang bị lưu
giữ tại trụ sở công an quận IV (Sài Gòn) nhân viên an ninh đã lục lọi đồ đạc,
và kiểm tra máy vi tính của ông tại nhà trọ.
Sau đó – vào ngày 14/03/2007 – ông Lê Trí Tuệ đã bị một
số công an mặc thường phục đánh đập dã man, ngoài đường phố.
Trong hai ngày ngày 29 và 30 tháng 03 năm 2007, ông Lê
Trí Tuệ lại bị bắt giữ và ép buộc tuyên bố công khai giải tán Công đoàn Độc
lập, và làm một bản cam kết sẽ từ bỏ tất cả những hoạt động bị nhà đương cuộc
Việt Nam cáo buộc là phản động…
Cuối cùng – sau nhiều lần bị giam giữ, tra vấn, hành hung
và khủng bố – Lê Trí Tuệ đã trốn khỏi Việt Nam – theo như tin loan của BBC,
nghe được hôm 13 tháng 4 năm 2007: “Một nhà bất đồng chính kiến Việt Nam vừa lánh
nạn sang Campuchia… ông cho biết ông bị nhà chức trách tại TP HCM chuẩn bị đưa
ra xét xử.”
Cũng như hàng nhiều triệu người dân khác – trong suốt
thập niên 1980 – Lê Trí Tuệ đã trốn chạy ra khỏi Việt Nam, sau khi đã bị dồn
đến bước đường cùng! Vào thời điểm đó, những kẻ đi lánh nạn đều bị nhà nước
CHXHCNVN tới tấp ném theo nhiều điều vu cáo (rất) hàm hồ cùng những lời rủa xả
(vô cùng) tàn tệ. Trường hợp của Lê Trí Tuệ, tất nhiên, cũng không thể
khác.
Báo Công an Nhân dân – số ra ngày 16 tháng 5 năm
2007 – mô tả Lê Trí Tuệ là “kẻ đang bị truy nã “ vì “có hành vi lừa
đảo,” và “làm tay sai cho một số đối tượng chống đối Nhà nước.” Cùng lúc,
gần như tất cả những cơ quan truyền thông khác ở Việt Nam cũng đều có những bài
viết với nội dung (đáng tởm) tương tự.
Lê Trí Tuệ
Câu chuyện của Lê Trí Tuệ, nếu chấm dứt ở đây, cũng đã đủ
não lòng. Sự việc, tiếc thay, đã tiếp tục diễn ra một cách tồi tệ hơn như thế.
Chỉ vài tháng sau, ông đột nhiên biến mất. Bản tin của VOA,
phát đi ngày ngày 17 tháng 5 năm 2007, có đoạn: ”Một giới chức của Cơ quan Tị
nạn Liên Hiệp Quốc cho biết một nhân vật bất đồng chính kiến Việt Nam đang được
Liên Hiệp Quốc bảo trợ ở Campuchia, ông Lê Trí Tuệ, đã bị mất tích… Cao ủy Liên
Hiệp Quốc về người tị nạn đã đề nghị chính phủ Campuchia tìm kiếm ông Tuệ và họ
vô cùng quan tâm đến vấn đề này. Người phát ngôn Bộ Nội vụ Campuchia, Thượng
tướng Khieu Sopheak nói rằng ông có biết về vụ việc nhưng ông không thể cung
cấp thêm thông tin về vụ mất tích hay liệu Bộ Nội vụ có tiến hành điều tra hay
không. Đại sứ Việt Nam tại Campuchia, ông Trịnh Bá Cầm, cũng nói rằng ông không
có thông tin gì về ông Lê Trí Tuệ.”
Theo bản tin của HRW,
gửi đi vào ngày 4 tháng 5 năm 2009: “Người ta nghĩ rằng công an Việt
Nam đã bắt cóc ông Lê Trí Tuệ, một trong những sáng lập viên của Công đoàn Độc
Lập Việt Nam. Ông Lê Trí Tuệ mất tích vào tháng Năm năm 2007 sau khi đào thoát
sang Căm-Bốt để xin tị nạn. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã long trọng ghi nhận trong
bản báo cáo 2008 về tình trạng nhân quyền Việt Nam rằng: ‘ông Lê Trí Tuệ hiện vẫn biệt
tích… và theo một số lời đồn mật vụ của chính quyền Việt Nam đã giết ông
ta.”
“Lê Trí Tuệ đã lừa đảo người lao động như thế nào?” (báo An Ninh Thế Giới)
Báo An ninh Thế giới, số ra ngày 16 tháng 5 năm
2007, đã có bài viết tựa là “Lê Trí Tuệ đã lừa đảo người lao động như thế
nào?” Hôm nay, nhân chuyện “Việt Nam sẽ phải hiện thực hóa quyền lập hội nếu
muốn tham gia TPT” tôi xin được ghi lại câu hỏi này để rộng đường dư luận.
Tưởng Năng Tiến
viện thẩm mỹ anh thư ở đâu
ReplyDeletethẩm mỹ viện anh thư ở đâu
dieu khac chan may phong thuy
tham my vien anh thu o dau
vien tham my anh thu
thẩm mỹ anh thư
tham my vien anh thu o dau
dieu khac chan may
dieu khac chan may dep
hoc dieu khac chan may