Saturday, 28 September 2013

ĐỌC BẢN ĐỒ, HÌNH HỌC & LOGIC (Dương Danh Huy)




Tác giả gửi đến Dân Luận
Thứ Bảy, 28/09/2013

Tin liên quan:


Đọc bản đồ
Nhà nghiên cứu Trương Nhân Tuấn nghiên cứu về biên giới lãnh thổ mười mấy năm mà không biết … đọc bản đồ.
Giả sử như đường chim bay từ Trà Cổ tới một làng X nhất định gần biên giới Lào là 610 km, thì theo bản đồ nào đi nữa nó cũng là 610 km thôi. Theo Mercator, Transverse Mercator, Conic nào, Azimuthal nào, vv, và vv, thì cũng là … 610 km hết.
Theo bản đồ Mercator bất cứ ai vẽ hay chúng tôi vẽ thì nó cũng là 610 km thôi. Không có chuyện theo bản đồ Mercator thì đường chim bay đó nó dài ra thêm 50 km thành 660 km đâu. Vớ vẩn.
Chỉ có không biết đọc bản đồ thì mới tưởng lầm là theo bản đồ đó thì đường chim bay đó nó dài ra thành 660 km thôi. Đọc bản đồ kiểu đó thì có thể nói là đọc bản đồ Mercator theo kiểu ... mợ cá toi.
Để tôi minh họa, phòng hờ có ai bị nhiễm kiểu đọc bản đồ mợ cá toi của nhà nghiên cứu Trương Nhân Tuấn.
Dưới đây là một bản đồ dùng phép chiếu Transverse Mercator. Để ý kỹ sẽ thấy các đường kinh tuyến nghiêng nghiêng về nhau, và các đường vĩ tuyến hơi cong cong. Đường chim bay kia là 610 km trên thực địa ư? Theo bản đồ này nó sẽ là 610 km.

Hình 1: Một bản đồ Transverse Mercator – có thể thấy các đường kinh tuyến nghiêng về nhau
Còn dưới đây là bản đồ dùng phép chiếu Mercator. Để ý sẽ thấy các đường kinh tuyến là song song, thẳng đứng.

Hình 2: Bản đồ Mercator – các đường kinh tuyến song song, thẳng đứng
Như vậy có nghĩa phía Bắc bản đồ Mercator có “phình ra” so với bản đồ Transverse Mercator. Nhưng điều đó có nghĩa theo bản đồ Mercator thì đường chim bay kia, từ Trà Cổ đến cái làng X nhất định kia là 660 km không? Bản đồ Mercator có nói rằng diện tích của Việt Nam rộng hơn trong bản đồ Transverse Mercator không? Nó có nói rằng diện tích của Việt Nam rộng hơn trên thực địa không?
Dĩ nhiên là không.

Dĩ nhiên là theo bản đồ Mercator thì đường chim bay đó cũng là … 610 km. Con số 660 km của nhà nghiên cứu Trương Nhân Tuấn chỉ là do … không biết đọc bản đồ.
Tội nghiệp quá.

Đọc bản đồ kiểu … mợ cá toi … mà cũng nói là người ta ăn gian 50 km, rồi nằng nặc đòi vi phạm quyền tự do ngôn luận, đòi gây tổn hại cho thông tin đa chiều.

Hình học và logic
Còn đoạn này thì chỉ có thể dành cho những người đọc mà không nghĩ:
Tác giả có vẻ ngạc nhiên khi tôi viết hình trụ thay vì “tiếp xúc” với đường xích đạo thì lại tiếp xúc với một đường vĩ tuyến chọn trước. Tấm hình dưới đây (nguồn American Oxford Atlas, Oxford, 1951) cho ta thấy phép chiếu không nhất thiết hình trụ phải luôn luôn tiếp xúc với đường xích đạo, mà nó có thể tiếp xúc với một đường vĩ tuyến hay một đường nghiêng (oblique) bất kỳ.


Trong hình trên, hình trụ đó tiếp xúc với vô số (infinite number of) đường vĩ tuyến, bao gồm cả đường xích đạo, chứ không phải chỉ tiếp xúc với một đường vĩ tuyến được chọn trước nào đó.
Đó là tại sao câu này của nhà nghiên cứu Trương Nhân Tuấn là ngụy biện vớ vẩn:
"Phép chiếu này giống như phép chiếu thẳng, chỉ khác nhau, thay vì mặt hình trụ tiếp tuyến với đường xích đạo, thì lại tiếp tuyến với một đường vĩ tuyến chọn trước (Việt Nam chọn đường 6° thì phải)"

Nếu 1 hình trụ tiếp xúc với vô số (infinite number of) đường vĩ tuyến, bao gồm cả đường xích đạo, thì sẽ là vớ vẩn, tầm phào, khi nói "thay vì mặt hình trụ tiếp tuyến với đường xích đạo, thì lại tiếp tuyến với một đường vĩ tuyến chọn trước (Việt Nam chọn đường 6° thì phải)".
Thí dụ như Tổng thống Pháp François Hollande đọc diễn văn address mọi công dân Pháp thì người ta không thể dùng điều đó để biện luận cho mệnh đề “TT François Hollande đọc diễn văn address một công dân Pháp đã chọn trước (ông chọn nhà nghiên cứu Trương Nhân Tuấn thì phải)”. Đó là … ngụy biện.

Không biết có bao nhiêu người đọc ngụy biện đó cho là hợp lý? Hay không biết là không hợp lý? Hay cho rằng đó là vấn đề chuyên sâu, để dành cho các nhà chuyên gia, mình không biết được?
Ông Phan Văn Song đã chỉ ra, nhà nghiên cứu Trương Nhân Tuấn lại còn đã thấy hình từ American Oxford Atlas, mà còn không hiểu. Sách của Oxford thì có uy tín đó, nhưng mà đọc không hiểu, xem hình cũng không hiểu, thì ... cũng như không.

Nếu nhà nghiên cứu Trương Nhân Tuấn vẫn cho rằng mình là đúng, ông Song là sai, ông thử:
  • lấy một quả banh,
  • vẽ xích đạo và vĩ tuyến 6 lên nó,
  • tìm hay làm một cái ống bao quanh quả banh vừa khít,
  • rồi ông ngồi thử làm cho cái ống đó tiếp xúc với vĩ tuyến 6 mà không tiếp xúc với các vĩ tuyến khác, không tiếp xúc với xích đạo, thử xem.

Bao giờ làm xong, ông chụp hình, gửi lên Dân Luận, và chúng ta sẽ nói chuyện tiếp.

Hay là ông sẽ cãi rằng khi ông nói “thay vì mặt hình trụ tiếp tuyến với đường xích đạo, thì lại tiếp tuyến với một đường vĩ tuyến chọn trước (Việt Nam chọn đường 6° thì phải)” thì ý của ông là “tiếp tuyến với một đường vĩ tuyến chọn trước (Việt Nam chọn đường 6° thì phải)” và … với vô số các đường vĩ tuyến khác?



1 comment:

View My Stats