Nguyễn Đình Ấm
Tháng Chín 3, 2013 at 3:18 sáng
Hôm nay lại giật mình tình cờ
đọc được tin ông TS Trần Công Trục nguyên trưởng ban biên giới quốc gia trả lời
báo chí về việc đàm phán biên giới giữa VN và Trung Quốc năm 1999 với tiêu đề:
“Sòng phẳng khi đàm phán biên giới”.
Trong bài này, ông Trục nói dư
luận nghi ngờ các ông đàm phán không sòng phẳng với Trung Quốc (chịu thiệt với
TQ).Ông nói “…ngay cả nhiều người làm việc cho chính phủ VN vẫn mơ hồ, lăn
tăn về các hiệp định với TQ…”, và “ Thế nhưng những tiếng nói chỉ chích
đặc biệt trong giới bất đồng chính kiến vẫn nói rằng không tin về đường biên
giới Việt –Trung rất mờ mịt…Luồng thông tin này cũng cáo buộc đảng CSVN dường
như tìm cách che giấu tình hình đường biên giới mới…Tôi từng bị chửi là bán đất
ông cha cho TQ”….
Đặc biệt, ông nói chỗ cụ thể về
thác Bản Giốc và ải Nam Quan(Hữu nghị quan): “ Chính phủ VN nói phần thác
phụ của thác Bản Giốc hoàn toàn thuộc phía VN, còn phần thác chính đổ thẳng
xuống sông Quây Sơn là sông chung biên giới, hai nước đã tiến hành phát triển
du lịch, kinh tế tại khu vực thác” và ông giaỉ thích về hiện nay một nửa thác
Bản Giốc và ải Nam quan không phải của VN là: “Xuất phát từ tài liệu lịch
sử, văn học, sách giáo khoa, đã đi vào tiềm thức người VN rằng thác Bản Giốc là
của VN, nước VN kéo dài từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mâu, đó là văn chương còn về
mặt pháp lý khi hai bên đàm phán không thể quay lại văn chương những yếu tố mơ
hồ để khẳng định…”.
Theo tôi, ông TCT cũng như nhà
cầm quyền VN không thể trách “ nhóm CBNV quan tâm lo lắng chủ quyền” hay
nhóm thứ hai“ những đối tượng, thế lực muốn lật đổ, bôi nhọ chính thể thông
qua câu chuyện về chủ quyền lãnh thổ…” nghi ngờ các ông là phải, bởi vì:
- Việc liên quan đến
cương thổ quốc gia ngàn đời cha ông để lại thuộc lĩnh vực thiêng liêng nhất của
dân tộc nhưng việc đàm phán, ký kết, phân định danh giới cụ thể, sự thay đổi lãnh
thổ ở từng địa phương như thế nào mà hầu hết người dân-chủ nhân đất nước- có
được biết, được hỏi ý kiến hay chưa? Nếu như việc này là sòng phẳng, minh
bạch thì không có lý gì lại không công khai rộng rãi thậm chí nếu có sự nhường,
đổi chác với nước ngoài (là việc bình thường trong hoạch định lại biên giới)
thì cần phải trưng cầu dân ý. Việc các ông ký hoạch định biên gới với nước đã
nhiều lần xâm lược nước ta, có nhiều tin đồn năm 1979 TQ còn chiếm nhiều cao
điểm của ta, có việc đó hay không, nếu có, họ có trả cho ta hay không…mà hầu
hết dân không được biết kết quả cụ thể như thế nào là chuyện không bình thường.
Đặc biệt, sau khi tàu thăm dò dầu khí Bình Minh02 của VN đang hoạt động trong
lãnh hải của ta bị tàu TQ quấy nhiễu, cắt cáp…ông Nguyễn Duy Chiến phó chủ
nhiệm ủy ban biên giới- đồng nghiệp của ông- nói: “Hành động đó của TQ chỉ
là thương cho roi cho vọt”, tức coi TQ như bố, mẹ VN. Đặc biệt TQ liên tục
quấy phá biển Đông, đốt phá tàu thuyền, bắt bớ hành hạ dân ta, liên tục xây
công trình trên đảo Hoàng Sa, Trường Sa, làm tem, sách nhận…hai quần đảo
là của mình nhưng ta vẫn chỉ phản ứng yếu ớt, chiếu lệ, không dám gọi tên TQ mà
phải “tàu lạ, tàu nước ngoài…”; các ngày lịch sử chống Pháp, Mỹ ta tuyên truyền
rùm beng cả những trận đánh nhỏ còn những trận lớn TQ xâm lược giết hại dã man
bao đồng bào, chiến sĩ ta thì không dám nhắc đến… Vậy VN ký biên giới trong
hoàn cảnh “khốn khổ” với một kẻ đã xâm lược, luôn quấy nhiễu VN lại bị chính
đại diện người VN( trong lĩnh vực biên giới) nhận thân phận như con cái họ lại
không công khai rộng rãi…thì dư luận nghi ngờ sự sòng phẳng cũng là điều dễ
hiểu.
- Đặc biệt nữa, trong bài trả
lời phỏng vấn ông lẩn tránh không nói rõ ải Nam Quan, thác Bản Giốc trước kia
của ai, nay của ai mà lại lửng lơ: “Chính phủ VN nói phần thác phụ của thác
Bản Giốc hoàn toàn thuộc phía VN còn phần thác chính đổ xuống sông Quây Sơn là
sông chung biên giới, nay hai nước tiến hành du lịch, kinh tế”. Cái mà dư
luận đòi hỏi thác BG trước kia và bây giờ ai sở hữu nhưng ông lại đi mô tả
trạng thái dòng sông rồi nói như hai nơi này không phải của VN mà do văn
chương, sách giáo khoa “nhận vơ”…
Tôi khẳng định với ông từ xưa
không có ai nói TQ có phần ở thác Bản Giốc, nhiều người ở địa phương khẳng định
từ trước 1999 chưa bao giờ TQ người ở hoặc có hoạt động gì ở thác này ngoài
người VN, chỉ sau khi ký hiệp định họ mới ồ ạt xây nhà cửa, công rình…Có thật
sách giáo khoa bao nhiêu năm qua dạy các thế hệ người VN sai sự thật, “nhận vơ”
thác Bản Giốc , ải Nam Quan…của “bạn 4 tốt”?
Về ải Nam Quan, trước năm 1999
cũng chưa có ai nói là của TQ, sách trắng “Vấn đề biên giới giữa VN và TQ”
do nhà xuất bản sự thật HN năm 1979 vẫn khẳng định “…ở cửa khẩu Hữu nghị quan,
(ải Nam Quan) thuộc tỉnh Lạng Sơn. Vậy tỉnh Lạng Sơn là của VN hay TQ?
Thực tế, đã biết bao người qua bao thế hệ từng công tác, đến, đi qua ải này thì
hỏi họ xem ải đó là của ai?
Ngoài ra, còn rất nhiều điểm
trên thực địa và tài liệu chưa rõ ràng gây nghi ngờ khác, ví dụ: Trong bài “Kết
quả hiệp định biên giới năm 1999” bách khoa toàn thư tiếng Việt nêu rõ: “Một
nhượng bộ lớn của VN là khoảng cách 300 m cuối tuyến đường sắt từ Đồng Đăng đến
đường biên giới cũ đã phải cắt cho TQ”.
Vậy ông giải thích về các điểm
trên như thế nào?
Như thế, việc “thế lực bất đồng
chính kiến” hoặc không bất đồng nghi ngờ các ông trong hiệp định biên giới thì
có oan không?
NĐA
--------------------------------------------------
Posted by basamnews on
September 4th, 2013
Nguyễn Đình Ấm: Ông
Trần Công Trục có bị oan không? (Bà Đầm Xòe). “Nếu như việc này
là sòng phẳng, minh bạch thì không có lý gì lại không công khai rộng rãi thậm
chí nếu có sự nhường, đổi chác với nước ngoài (là việc bình thường trong hoạch định lại
biên giới) thì cần phải trưng cầu dân ý. Việc các ông ký hoạch định biên gới
với nước đã nhiều lần xâm lược nước ta, có nhiều tin đồn năm 1979 TQ còn chiếm
nhiều cao điểm của ta, có việc đó hay không, nếu có, họ có trả cho ta hay
không…mà hầu hết dân không được biết kết quả cụ thể như thế nào là chuyện không
bình thường.”
Lại phải nhắc lần nữa vụ ông
Thứ trưởng Ngoại giao Vũ Dũng từ nhiều năm trước đã tuyên bố ngon lành là sẽ
công khai toàn bộ bản đồ chi tiết của Hiệp định Biên giới với Trung Quốc,
nhưng cho tới giờ vẫn mờ mịt. Xin mời xem lại thông tin cách đây hơn 5 năm: Hiệp
ước về Biên giới Đất liền Việt Nam-Trung Quốc (RFA). Khi đó ông thứ
trưởng này vẫn lớn giọng “… không thể có chuyện “Việt Nam mất đất”, cắt
đất, cho nước này nước kia như một số mạng nước ngòai đưa tin … chỉ có thể
giải thích rằng những mạng này họặc do thiếu thông tin, họăc cố tình làm sai
lệch thông tin vì những ý đồ khác nhau.”
Còn ”nhận định của nhà
nghiên cứu Trương Nhân Tuấn, tác giả cuốn sách dầy gần 900 trang có tựa đề
“Biên giới Việt Trung, 1885-2000, lịch sử hình thành và những tranh chấp”, do
nhà xuất bản Dũng Châu ấn hành tại Pháp năm 2005 thì “Cái khó khăn của những người làm
nghiên cứu hiện nay là, cái bản đồ đính kèm hiệp định ký ngày 30/12/1999 lại
chưa đựơc công bố. Chỉ có khi nào đựơc công bố, thì mới có thể so sánh bản đồ
ấy với bản đồ đã ký năm 1887 thì mới biết nó xê xích thế nào. Bản đồ chính thức
chưa công bố thì không thể nào dựa trên cái gì để kết luận chính thức hết.”
-------------------------------------------
SỰ
THẬT về THÁC BẢN GIỐC - KỲ 1 : AI LÀ CHỦ NHÂN THỰC SỰ CỦA THÁC BẢN GIỐC? (Mai
Thái Lĩnh) 3-9-2013
SỰ
THẬT về THÁC BẢN GIỐC - KỲ 2 : TRUNG QUỐC XÂM CHIẾM THÁC BẢN GIỐC NHƯ THẾ NÀO?
(Mai Thái Lĩnh) 3-9-2013
No comments:
Post a Comment