Thứ
tư, ngày 21 tháng tám năm 2013
Mấy
hôm nay trò chuyện với một số người có am hiểu về tình hình chính trị và kinh
tế nước nhà. Họ tỏ ra lo ngại cho việc Việt Nam khi được vào Hiệp định đối tác
kinh tế xuyên Thái Bình Dương - TPP: Transpacific Partnership. Song những mối
lo ngại ấy chỉ là những lo ngại vô căn cứ và thiếu hiểu biết. Nên tôi có ý định
viết bài này, hòng giúp cộng đồng thấy cái lợi, cái trở ngại khi Việt Nam chỉ
còn đúng 4 tháng nữa để được kết thúc tiến trình đàm phán như ông chủ tịch nước
đã cam kết với ông Obama trong chuyến viếng thăm nhà Trắng cuối tháng 7/2013
vừa qua.
Những
tốt đẹp sau xóa cấm vận
Tôi
có may mắn chứng kiến sự gặp gỡ giữa ông Phan Tường Vân với ông Richard Holbrooke hồi những năm đầu thập niên 1990s để
chuẩn bị cho việc Hoa Kỳ xóa cấm vận đối với Việt Nam. Hồi đó, ông Holbrooke
chỉ chịu đồng ý đàm phán riêng với ông Phan Tường vân cho việc xóa cấm vận của
Hoa Kỳ đối với Việt Nam. Một thông tin mà hầu như các thành viên còn lại
của nhóm thứ Sáu của cố thủ tướng Võ Văn Kiệt, cũng không
hề hay biết. Giờ cũng là lúc nên bạch hóa công lao của ông Phan Tường vân.
Những gì công lao mà lịch sử chưa ghi nhận vì điều kiện cá nhân ông không cho
phép, cũng nên ghi ra cho hậu thế. Vì tất cả 3 nhân vật lịch sử: Võ Văn Kiệt,
Phan Tường Vân và Richard Holbrooke cũng đã trở về với cát bụi.
Cố
tiến sỹ kinh tế Harvard Phan Tường Vân - 1936 - 2007 - người đã từ chối ra đi
theo diện ưu đãi đặc biệt của Hoa Kỳ vì lý do cá nhân ông. Ông ở lại Việt Nam
sống thầm lặng sau cải tạo về dạy kèm tiếng Anh để sống. Ông được cố thủ tướng
Võ Văn Kiệt mời vào nhóm thứ Sáu để đưa ra sách lược cởi trói kinh tế Việt Nam,
với một điều kiện là không được làm ồn ào tên tuổi cũng như những gì ông đã
đóng góp cho nước CHXHCNVN cũng vì lý do riêng tư. Hình của Sài Gòn Tiếp Thị
Thế
mà đến nay đã hơn 30 năm từ những ngày đầu ông Holbrooke đến Việt Nam và yêu
cầu gặp trực tiếp ông TS Phan Tường Vân để bàn về vấn đề xóa cấm vận với Việt
Nam. Và có thể nói, người đặt nền tảng to lớn nhất để Việt Nam có hôm nay không
ai khác là Tiến Sỹ Phan Tường Vân - cựu cố vấn kinh tế vĩ mô cho chính quyền
Việt Nam Cộng Hòa. Người mà tôi có nhắc đến trong bài, Gương sáng ngành Y, thầy tôi BS Phan Tường Hưng ở
phần bàn luận.
Có
nhiều những cam kết, trong đó, ba điều lợi lớn nhất mà bên phía Hoa Kỳ yêu cầu
mang lại cho người dân Việt Nam là, công dân Việt Nam được visa phổ thông đi du
lịch, làm ăn, du học ra ngoài lãnh thổ một cách tự do theo pháp luật hiện hành,
mà 20 năm sau thống nhất đất nước người dân Việt Nam chưa bao giờ được hưởng.
Sau
đó là,
người dân Việt Nam được tự do đăng ký làm ăn theo đúng pháp luật, mà trước đây
chỉ có đảng cộng sản và các tổ chức của nhà nước của đảng cầm quyền tạo ra mới
được làm ăn kinh tế độc quyền mọi mặt, từ quán bán hàng nhu yếu phẩm - được gọi
là quầy hợp tác xã - đến các công ty lớn.
Thứ
ba là,
cuộc cách mạng internet cũng mở ra cho người dân Việt Nam một cách nhìn rộng
hơn về thế giới, mà trước đó, với chỉ là những thông tin ao tù nước đọng phát
ra từ chiến lược dân vận ở các loa làng từ địa phương tới trung ương. Người dân Việt trước đó không khác gì dân
Bắc Hàn hiện nay. Người hiểu biết buộc phải đánh cược số phận với biển cả,
cướp biển để được sống đúng nghĩa. Kẻ nghèo và thiếu nhiểu biết cam phận làm
một cổ có đến vạn tròng từ địa phương đến trung ương.
Từ
đó đến nay, đời sống người dân Việt đã khá lên rất nhiều so với cuối thập niên
1980 và đầu thập niên 1990 trở về trước. Lúc mà người dân thôn quê cũng như
thành thị của Việt Nam thiếu vải đến mức, mùa đông giá rét phải dùng bao cát
của lính Mỹ viễn chinh, làm lô cốt để may áo quần mặc tránh rét. Lúc mà chỉ
mang 5kg gạo đi từ huyện này sang huyện khác cũng bị cho là gian thương. Mọi
kinh doanh buôn bán chỉ có đảng cộng sản buôn bán là hợp pháp, dân buôn bán là
buôn lậu là gian thương, là phản quốc. Bữa cơm nhà cũng không dám nấu cơm chỉ
thuần gạo, mà phải độn khoai để chứng minh nhà mình thuộc loại bần cố nông cho
chính quyền không gây khó dễ, và rất nhiều khổ cảnh khác về lý lịch vào đại
học, hộ khẩu đi lại trong nước của thanh niên chúng tôi thời ấy, v.v... Nhìn lại vấn đề này, để thấy có được hôm nay là một bước tiến khá dài
nhờ vào những yêu cầu phía Hoa Kỳ đối với chính quyền cộng sản ở Việt Nam.
Rồi
sau đó, Việt Nam đã mất 11 năm chuẩn bị, mà trong đó mất 8 năm đàm phán để đến
2007, vào được WTO mở ra một cánh cổng mới. Cánh cổng này đã và đang dạy cho
đảng, nhà nước và dân Việt cách chơi đúng luật quốc tế. Nhưng trong 8 năm qua,
việc thực hiện tiến trình WTO của nhà nước Việt Nam chưa đạt được. Một nền kinh
tế sao y bản chính của Trung Hoa - tăng đầu tư công và dựa vào xuất khẩu chủ
yếu dùm cho hàng Trung Hoa để tính tăng trưởng GDP - đã đẩy cả Việt Nam và
Trung Hoa vào thảm họa, tất cả mọi lĩnh vực sa sút nghiêm trọng, đe dọa cả việc
sụp đổ chính quyền.
Trong
cam kết vào WTO của Việt Nam có cam kết về kinh tế thì Việt Nam cần cải tổ cổ phần hóa 93 doanh nghiệp nhà nước vào năm 2012,
nhưng việc này chỉ thực hiện được chỉ có 12. Bây giờ ai cũng rõ, chính những
doanh nghiệp nhà nước là con sâu đục cái thân còm cỏi của người dân Việt Nam,
vì hoạt động kém hiệu quả, nhưng đầu tư quá nhiều, có đến 60% đầu tư làm nên nợ
xấu từ các doanh nghiệp này.
Một
nghịch lý của chung cho kinh tế Trung Hoa và Việt Nam là, doanh nghiệp nhà nước
làm sụp đổ kinh tế dẫn đến có thể sụp đổ nền chính trị, nhưng không có chúng
thì việc "chọn hiền tài" cho đảng cầm quyền lại khó khăn. Vì cái gọi
là "chọn hiền tài" cho đảng cầm quyền ngày nay là phải nhờ vào việc lobby chính sách nhờ vào tiền tham nhũng lấy từ
những đầu tư cho các doanh nghiệp nhà nước. Bỏ chúng lấy đâu ra "nhân
tài" lo cho đảng cầm quyền?
TPP
rào cản ít nhưng cơ hội nhiều
Nếu
tháng Năm năm 1994 Hoa Kỳ xóa cấm vận cho kinh tế và thương mại Việt Nam, nó
như là một cánh tay chìa ra cứu vớt Việt Nam đang trong cơn nguy khốn bị Liên
Xô bỏ rơi, phải sa vào vòng tay của một sở khanh Trung Hoa. Giờ đến cánh cửa
TPP Hoa Kỳ lại mở ra cho Việt Nam một cơ hội rời khỏi vòng tay tên sở khanh
Trung Hoa nhiều hơn là một cái để sợ sệt như một số người âu lo, e dè chưa dám
đánh giá. Như vậy những rào cản và cơ hội ấy như thế nào?
Người
ít hiểu biết cho rằng, nhân quyền là một yếu tố ràng buộc Việt Nam phải cải tổ
một nền chính trị tốt hơn để được vào TPP. Nhưng đó là một trong những trạng thái tinh thần của lãnh
đạo hai quốc gia ký kết với cái gọi là - tuyên bố chung: Joint Statement - chứ
không phải là Hiệp định chung - Joint Agreement. Từ trạng thái tinh thần hưng
phấn tuyên bố với nhau trong lúc trà dư tửu hậu, đến lúc ràng buộc nhau thực
hiện bằng hợp đồng ký kết 2 bên là một khoảng trống rất dài, nhiều khi không
bao giờ thực hiện. Hay nói cách khác là những lời hứa hảo. Và nhân quyền không
phải là rào cản cho Việt Nam được vào TPP, mà
kinh tế và thương mại mới là chính.
Nếu
tìm thông tin chính thống của đảng mọi người sẽ không tìm thấy bất kỳ một thông
tin nào về những rào cản và cơ hội này. Có
3 rào cản cũng chính là 3 cơ hội lớn không thể bỏ qua.
Rào
cản đầu tiên cũng là cơ hội lớn là ràng buộc về nguồn gốc xuất xứ hàng
xuất khẩu giữa các nước thành viên TPP. Trong thương mại 2 chiều giữa các thành
viên quy định, hàng hóa xuất khẩu phải có nguồn gốc sản xuất từ 12 thành viên
trong TPP. Thị trường xuất khẩu của Việt Nam xuất khẩu lớn nhất hiện nay là 2
thị trường châu Âu và Hoa Kỳ. Năm 2012 Hoa Kỳ mang lại cho xuất siêu Việt Nam
lên đến hơn 17% GDP - tương đương khoảng 24 tỷ USD/tổng GDP là
138.1 tỷ đô la trong năm 2012. Trong khi đó, nhập siêu với Trung Hoa chiếm đến
hơn 11.5% GDP - tương đương 16 tỷ USD/138.1 tỷ đô la trong năm 2012.
Hai
lĩnh vực xuất khẩu từ Việt Nam sang Hoa Kỳ là hàng may mặc, giày da và nông hải
sản. Về thuận lợi hàng nông hải sản Việt Nam tự sản xuất tốt. Vấn đề tồn tại là
vấn đề sử dụng phân bón, thức ăn và thuốc bảo vệ thực vật cho đúng cách, để
vượt qua hàng rào kiểm soát của FDA. Vấn đề này trách nhiệm của các nhà khoa
học và nhà nước cần phải tổ chức làm việc để có quy trình sản xuất hợp chuẩn.
Tỷ
lệ phần trăm nguồn gốc nhập khẩu nguyên liệu cho ngành may mặc và giày da xuất
khẩu của Việt Nam hiện nay - Hình của Cafef
Lĩnh
vực xuất khẩu hàng may mặc và giày da hầu hết còn vướn ở nguyên liệu sản xuất.
23 năm qua sau Hội nghị Thành Đô - 1990 - ngành may mặc và giày da của Việt Nam
hầu như bị lệ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu. WTO mở ra một điều kiện quá tốt,
các doanh nghiệp FDI - đầu tư trực tiếp từ nước ngoài - đã giết chết các doanh
nghiệp sản xuất nguyên liệu hàng dệt may và giày da của chúng ta bằng cách nhập
hàng từ Trung Hoa, Hàn Quốc, Đài Loan chiếm tỷ trọng lớn nhất tương ứng 36%,
18% và 15%. Trong khi đó 2 đối tác trong TPP tương lai là Hoa Kỳ và Nhật chỉ
chiếm tỷ lệ rất khiêm tốn lần lượt là 4% và 5%.
Như
vậy, rào cản này sẽ giúp ngành dệt, sản xuất dâu tầm tơ, trồng bông của chúng
ta sẽ sống lại, nếu muốn còn giữ được sản lượng xuất khẩu cao vào thị trường Hoa
Kỳ. Qua đó, nó sẽ giúp ngành sản xuất nguyên liệu của Việt Nam phục vụ cho
ngành may mặc và giày da tạo công ăn việc làm cho xã hội, giúp làm giảm tỷ lệ
thất nghiệp mà khoảng 1 triệu doanh nghiệp đã phá sản và ngưng hoạt động trong
3 năm qua. Nếu nhìn đúng đắn và khách quan thì đây không phải là rào cản, mà là
cơ hội cho một nền kinh tế Việt Nam tự đứng để đi vững bền.
Nếu
doanh nghiệp, nhà khoa học và chính quyền Việt Nam biết tận dụng cơ hội tốt,
thì TPP sẽ còn làm cho các ngành sản xuất nguyên liệu, cũng như ngành công
nghiệp phụ trợ của Việt Nam có thể trở thành là một cường quốc của khu vực, chứ
không chỉ có nông hải sản và may mặc giày da.
Rào
cản thứ hai cũng là cơ hội hơn là rào cản là, khi vào TPP tất cả các công ty xuất
khẩu hàng sang các nước thành viên buộc phải là các công ty không chịu dưới sự
hỗ trợ của nhà nước về giá, vốn đầu tư. Nó sẽ là động lực buộc nhà nước Việt
Nam xem kinh tế tư nhân là thành phần kinh tế chính chủ đạo nền kinh tế quốc
dân, mà lâu nay hiến pháp Việt Nam từ chối, trói buộc sức mạnh toàn dân, hòng
độc quyền cai trị theo chính sách nghèo dân để trị. Đây là cơ hội cho doanh
nghiệp tư nhân được rộng đường làm ăn, có sân chơi tương đối công bằng hơn, và
học cách làm ăn lâu dài, có trách nhiệm với quốc gia dân tộc, hơn là kiểu làm
ăn chụp giựt, thiếu tự trọng như hơn 20 năm qua. Đồng thời nó cũng là động lực
góp phần cải tổ chính trị nửa dơi, nửa chuột của Việt Nam hiện nay.
Rào
cản thứ ba cũng là cơ hội là, buộc các thành viên trong tổ chức TPP phải biết bảo
vệ quyền lợi cho người lao động - giai cấp công nông mà lâu nay được đảng cộng
sản cầm quyền luôn cho là tầng lớp lãnh đạo, nhưng là tầng lớp bị làm vật thế
chấp chính trị và bị bóc lột thậm tệ nhất. Ràng buộc này buộc phải có các
nghiệp đoàn độc lập với đảng cộng sản cầm quyền để kiểm soát quyền hành các ông
chủ, và đem lại quyền lợi cho công nhân và nông dân. Nó sẽ góp phần không nhỏ
để cải tổ chính trị Việt Nam trong tương lai, mà khó đánh giá được. Hãy nhìn từ
các cuộc cách mạng từ Đông Âu sẽ rõ ràng của ràng buộc này. Công đoàn Đoàn kết
Ba Lan đã giúp đất nước Ba Lan sáng lạng như hôm nay là một ví dụ. Hay nói đúng
hơn, ràng buộc TPP thứ ba này là cơ hội của tổ quốc và dân tộc, nhưng là việc
tháo vòng kim cô của chính quyền bị tên sở khanh Trung Hoa tráo trở đặt vào đầu
23 năm qua.
Kết thúc bài viết này chỉ còn là, việc
đảng cộng sản đang cầm quyền ở Việt Nam có vì quốc gia dân tộc hay là vì lợi
ích riêng tư của các thành viên đang kiếm lợi nhuận trên xương máu của đồng
bào, cơ hội hay ràng buộc cũng từ nguyên nhân này mà ra. Cơ hội cho dân tộc
và tổ quốc cũng là cơ hội cho đảng cầm quyền gở gạt lại uy tín không còn gì để
mất. Nhưng nếu xem là ràng buộc thì, xem như nó cũng là lưỡi hái tử thần kết
liễu sự cai trị độc tài của đảng cộng sản ở Việt Nam, trong lúc nền kinh tế với đầy nợ xấu không thể giải
quyết đang giảm phát, nhưng lạm phát lại tăng cao từ tháng 8/2013 này.
Bài
đọc liên quan:
No comments:
Post a Comment