Bonnie s.
Glaser và Alison Szalwinski
Jamestown
Foundation
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Posted by basamnews on August 22nd, 2013
Ngày 13/8, Viện nghiên
cứu Trung Quốc “Jamestown Foundation” của Mỹ công bố bài viết của nhà
phân tích Bonnie s. Glaser và Alison Szalwinski, trong đó cho biết ngày 27/6 Bộ
trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đọc bài phát biểu tại Diễn đàn Hòa bình
Thế giới về khái niệm chính sách đối ngoại mới của Trung Quốc với tên gọi là
“Nền Ngoại giao nước lớn mang đặc điểm Trung Quốc”.
Bài phát biểu của ông Vương Nghị được trình bày trước các
học giả Trung Quốc tại Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh trước, nhưng cũng có ý định
thông báo với thế giới về sự thay đổi trong chính sách đối ngoại của Bắc Kinh
dưới chính quyền của Chủ tịch Tập Cận Bình. Bài phát biểu của ông Vương Nghị nhắc
lại một số quan điểm cũ, kể cả những khái niệm cơ bản được đưa ra trong giai
đoạn cuối của Chính quyền Hồ Cẩm Đào và giới thiệu các chủ đề mới thể hiện
những thay đổi mạnh mẽ về phong cách và các ưu tiên chính sách đối ngoại của
Trung Quốc. Điều đáng chú ý là ông Vương Nghị khẳng định chính sách đối ngoại
của Trung Quốc cần “chủ động” và điều đó cho thấy Bắc Kinh bắt đầu từ bỏ chủ
trương chính sách đối ngoại “kiềm chế” của ông Đặng Tiểu Bình. Khái niệm nền
ngoại giao nước lớn mang đặc điểm Trung Quốc lần đầu tiên xuất hiện trên các
phương tiện truyền thông Trung Quốc đầu năm 2013, sau khi Đại hội Đại biểu Nhân
dân Toàn quốc kết thúc. Một bài xã luận trên tờ “Thời báo Hoàn cầu” ngày
19/3 của Trung Quốc khẳng định Bấc Kinh cần có một chiến lược ngoại giao phù
hợp các điều kiện và mục tiêu quốc gia của Trung Quốc. Nền ngoại giao đó không
thể sao chép kinh nghiệm của các nước lớn khác. Nền ngoại giao đó phải là nền
ngoại giao nước lớn mang đặc điểm Trung Quốc. Sau đó hai tuần, tờ “Nhân dân
Nhật báo” đãng phát biểu của ông Vương Nghị cho rằng việc Chủ tịch Tập Cận
Bình chọn Nga cho chuyến thăm nước ngoài đầu tiên trên cương vị Chủ tịch nước
thể hiện sự thành công của “nền ngoại giao nước lớn mang đặc điểm Trung Quốc”.
Cũng trong tháng đó. Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị tuyên bố với các phóng
viên tại Diễn đàn Bác Ngao rằng diễn đàn này là một cuộc thử nghiệm tốt của
“nền ngoại giao nước lớn mang đặc điểm Trung Quốc” nhưng không cho biết nội
dung chi tiết của chính sách mới. Rõ ràng, bài phát biểu tháng 6/2013 của ông
Vương Nghị là lời giải thích quan trọng đầu tiên khái niệm mới về bản chất,
“nền ngoại giao nước lớn” cũng có thể được hiểu là “nền ngoại giao cường quốc”,
trong đó mô tả chính xác và rõ hơn những tham vọng của Bắc Kinh. Thực tế, hai
từ đầu tiên đã được đề cập trên các phương tiện truyền thông Trang Quốc là
“cường quốc”, chẳng hạn ông Tập Cận Bình gọi kiểu “quan hệ cường quốc” mới với
các nước như Mỹ và Nga. Một số đặc trưng của “nền ngoại giao nước lớn mang đặc
điểm Trung Quốc” do ông Vương Nghị đưa ra là những nguyên lý quen thuộc và tồn
tại từ lâu trong nền ngoại giao Trung Quốc. Chúng bao gồm thực hiện “chính sách
đối ngoại độc lập, hòa bình” gắn với 5 Nguyên tắc Cùng chung sống Hòa bình,
phản đối bá quyền, tôn trọng chủ quyền và không can thiệp công việc nội bộ của
nước khác.
Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị đặc biệt nhấn mạnh vai
trò của các nước đang phát triển trong các mục tiêu và lợi ích toàn cầu của
Trung Quốc. Bắc Kinh liên tục khuếch trương vị thế của Trung Quốc như một người
bạn và đối tác của các nước đang phát triển và khẳng định khi Trung Quốc phát
triển, các nước đang phát triển sẽ được hưởng lợi. Phản ứng trước những nghi
ngờ của các học giả phương Tây và các nhà lãnh đạo thế giới đang phát triển về
việc can dự của Trung Quốc ở các nước đang phát triển là nhân đạo, ông Vương
Nghị cố gắng khẳng định Trung Quốc sẽ tiếp tục hỗ trợ và ủng hộ các nước đó.
Khi đề cập các tranh chấp trên biển của Trung Quốc với một số nước Đông Nam Á
và Nhật Bản, ông Vương Nghị nhắc lại đề nghị: “Các bên có thể gác lại bất đồng
và cùng nhau khai thác”. Chủ trương này-lần đầu tiên do ông Đặng Tiểu Bình đưa
ra năm 1979 và phát triển trong những năm 1980- cho thấy các tranh chấp khó
giải quyết sẽ được Bắc Kinh gác sang một bên để tránh ảnh hưởng đến các mối quan
hệ tốt đẹp giữa Trung Quốc và các nước láng giềng. Do các vấn đề trên biển nóng
lên trong những năm gần đây, sức ép trong nước đòi hỏi các nhà lãnh đạo Trung
Quốc từ bỏ chính sách này. Nhiều cư dân mạng và học giả Trung Quốc muốn Bắc
Kinh có quan điểm mạnh mẽ về vấn đề lãnh thổ và cho rằng chính sách hiện nay
của Bắc Kinh quá mềm mỏng và đi ngược lại lợi ích của người Trung Quốc. Việc
ông Vương Nghị lặp lại lập trường của ông Đặng Tiểu Bình, cùng với việc ông ta
cam kết theo đuổi một giải pháp hòa bình nhằm giải quyết các tranh chấp Biển
Đông cũng như bắt đầu các cuộc thảo luận về Bộ Quy tắc ứng xử của các bên trên
Biển Đông mà ông Vương Nghị đã truyền đạt trong chuyến công du 4 nước ASEAN hồi
tháng 5/2013, là bằng chứng cho thấy các nỗ lực của Bắc Kinh nhằm giảm bớt căng
thẳng với các nước, láng giềng của Trung Quốc. Bài phát biểu của Vương Nghị
cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của một số vấn đề trong chính sách đối ngoại của
Trung Quốc nổi lên trong những năm gần đây. Do chính sách can dự và hiện diện
ngày càng tăng ở nước ngoài của Trung Quốc, vấn đề bảo vệ các công dân Trung
Quốc ở nước ngoài nối lên như một ưu tiên cấp bách. Ông Vương Nghị còn đi xa
hơn khi phát biểu về sự gia tăng của các công dân Trung Quốc đi du lịch, học
tập và làm việc ở nước ngoài. Ông cho biết Chính phủ Trung Quốc “sẽ ủng hộ các
công dân Trung Quốc ở nước ngoài một cách mạnh mẽ và tin cậy” để những người
Trung Quốc đi du lịch ở nước ngoài cũng có thể thực hiện “Giấc mơ Trung Hoa”
của họ.
Đề cập lời kêu gọi thực hiện “Giấc mơ Trung Hoa” của Chủ
tịch Tập Cận Bình, Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị đưa khái niệm “Giấc mơ Trung
Hoa” vào các mục tiêu chính sách đối ngoại, khích lệ công dân Trung Quốc nỗ lực
thực hiện ước mơ của họ ở trong và ngoài nước. Ông Vương Nghị cũng nhắc lại lời
kêu gọi xây dựng “Quan hệ Cường quốc kiểu Mới” của Chủ tịch Tập Cận Bình- hiện
chính thức được coi là “Kiểu Quan hệ giữa Các nước lớn”, trong đó nhấn mạnh Mỹ
và Nga là hai nước hiện Trung Quốc đang tìm cách thiết lập các mối quan hệ như
vậy. Ông giải thích mô hình quan hệ này sẽ bao gồm các yếu tố: “tôn trọng lẫn
nhau, hợp tác cùng có lợi, không xung đột và không đối đầu” và áp dụng các
nguyên lý cốt lõi của Chính quyền Hồ Cẩm Đào vào khái niệm mới của Chủ tịch Tập
Cận Bình, về các tổ chức đa phương, bài phát biểu của ông Vương Nghị trước Đại
hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18 xác định Liên hợp quốc, G-20, Tổ chức
Hợp tác Thượng Hải (SCO), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương
(APEC) là những tổ chức được Trung Quốc quan tâm nhiều hơn trong tương lai,
nhưng không coi trọng các diễn đàn khác như Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á. Một số
nội dung trong bài phát biểu của ông Vương Nghị cho thấy những xu hướng mới và
nhiều khái niệm quan trọng trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc cần được
theo dõi. Chẳng hạn, ông Vương Nghị thừa nhận trong những câu mở đầu của bài
phát biểu rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và những thay đổi của Trung
Quốc đã thúc đẩy “tư tưởng và hành động” của Trung Quốc trong việc theo đuổi mô
hình chính sách đối ngoại mới và tác động của chính sách đó đối với thế giới.
Mặc dù bài phát biểu của ông Vương Nghị không đưa ra câu trả lời dứt khoát,
nhưng rõ ràng một trong những thành phần quan trọng trong chính sách đối ngoại
mới của Bắc Kinh sẽ là cách tiếp cận chủ động hơn trong ngoại giao. Trong bài
phát biểu, ông Vương Nghị nhắc đến cụm từ “chủ động” không dưới 13 lần. Hiện
nay Trung Quốc đang ở một giai đoạn đặc biệt: Trung Quốc vừa là nước đang phát
triển vừa là một nước lớn hoặc cường quốc. Việc nhấn mạnh tiến hành nền ngoại
giao chủ động của ông Vương Nghị báo hiệu Trung Quốc đang có ý đồ nhanh chóng
thoát khỏi chính sách đối ngoại phản úng thụ động của các chính quyền trước
đây. Một sự thay đổi quan trọng liên quan đến nền ngoại giao chủ động hơn của
Trung Quốc là Bắc Kinh chính thức thừa nhận triển vọng toàn cầu ngày càng tăng
của Trung Quốc trong việc gánh vác trách nhiệm lớn hơn để giải quyết các vấn đề
khu vực và thế giới. Mấy năm qua, các học giả Trung Quốc kêu gọi Bắc Kinh đóng
góp nhiều hơn vào công tác quản lý toàn cầu. Năm 2010, ông Chen Dongxiao, Viện
trưởng Viện nghiên cứu Các Vấn đề Quốc tế tại Thượng Hải, cho rằng giữa nhu cầu
chiến lược nhằm chia sẻ trách nhiệm, cung cấp sản phẩm công cộng quốc tế với
các kế hoạch và việc thực hiện chiến lược hiện nay của Trung Quốc đang có
khoảng cách lớn. Nhưng các quan chức chính phủ Trung Quốc tiếp tục không thừa
nhận các yêu cầu đó. Trong bài viết mô tả chi tiết “Con đường Phát triển Hòa
bình” được công bố năm 2010, ủy viên Quốc vụ Viện Đới Bỉnh Quốc tái khẳng định
với thế giới rằng Trung Quốc sẽ là một cường quốc ngày càng hợp tác và hòa bình
và sẽ không bao giờ tìm kiếm sự lãnh đạo và cạnh tranh với các cường quốc khác.
Sách Trắng năm 2011 với chủ đề Phát triển Hòa bình của
Trung Quốc cho rằng: “Khi sức mạnh tổng hợp của đất nước gia tăng, Trung Quốc
sẽ gánh vác nghĩa vụ và trách nhiệm quốc tế tương ứng với sức mạnh đó” nhưng
không cho biết khi nào Bắc Kinh sẽ hành động như vậy. Nhưng bài phát biểu của
ông Vương Nghị cho biết Trung Quốc nhận thấy phải theo đuổi một nền ngoại giao chủ
động hơn chứ không chỉ đơn thuần theo đuổi một nền ngoại giao thận trọng và
kiềm chế. Ông tuyên bố: “Trung Quốc sẵn sàng đáp ứng sự mong đợi của cộng đồng
quốc tế” và Trung Quốc “thực hiện trách nhiệm của mình cũng như đóng góp lớn
hơn cho nền hòa bình và phát triển chung trên thế giới”. Ông cũng cho rằng
Trung Quốc sẵn sàng và mong muốn sử dụng những kinh nghiệm và kiến thức của
mình về quan hệ quốc tế để đóng vai trò lãnh đạo bằng cách cung cấp các sản
phẩm công cộng và tham gia nhiều hơn vào công tác quản lý toàn cầu. Những tuyên
bố đó cho thấy công tác quản lý cũng như mức độ lãnh đạo toàn cầu lớn hơn trong
cộng đồng quốc tế sẽ là một phần quan trọng trong chính sách ngoại giao nước
lớn mang đặc điểm Trung Quốc. Một ví dụ cụ thể về sự đóng góp lớn hơn cho cộng
đồng quốc tế của Trung Quốc là: lần đầu tiên Trung Quốc đóng góp quân cho lực
lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc. Mặc dù trước đây Trung Quốc do dự đưa
ra cam kết này vì lo sợ bị tố cáo can thiệp công việc nội bộ nước khác, nhưng
sự xuất hiện của hàng trăm binh sĩ gìn giữ hòa bình người Trung Quốc ở Mali
trong tháng 8/2013 là dấu hiệu của chính sách đã thay đổi. Ngoài việc xác nhận
quyết định này, ông Vương Nghị cũng cho biết Bắc Kinh sẽ bắt đầu đóng vai trò
lớn hơn trong tiến trình hòa bình Trung Đông. Bằng cách nhấn mạnh đề nghị 4điểm
mới của Chủ tịch Tập Cận Bình nhằm giải quyết vấn đề Palextin, ông Vương Nghị
tuyên bố việc can dự về ngoại giao ở Trung Đông là kế hoạch rõ ràng của Trung
Quốc. Những tuyên bố thể hiện sự quan tâm của Trung Quốc trong việc tham gia
xây dựng cộng đồng quốc tế cho thấy hệ thống quốc tế cần “cải cách và phát
triển”. Có lẽ, để giải tỏa những nỗi lo ngại cho rằng Bắc Kinh sẽ tìm cách xóa
bỏ cơ cấu và hệ thống ra quyết định hiện nay trên thế giới, Bộ trưởng Vương Nghị
cam kết Trung Quốc sẽ “tiếp tục duy trì trật tự quốc tế đang tồn tại” mà nhờ đó
Bắc Kinh được hưởng lợi rất lớn. Nhưng ông cho biết thêm, cộng đồng quốc tế
“đang trải qua một cuộc khủng hoảng sâu sắc về tư duy và văn hóa trong nền văn
minh hiện đại”, do đó cần xem xét lại và sửa đổi một số lĩnh vực của hệ thống
quốc tế. Nhưng ông Vương Nghị không cho biết Bắc Kinh sẽ tìm cách thay đổi
những gì và thúc đẩy những thay đổi đó ra sao trong thời gian tới.
***
(Tạp chí “Quan hệ quốc tế hiện đại”, Trung Quốc, số 4/2013)
Hiện nay, thực lực nước lớn lên xuống thất thường, và kéo
theo một vòng điều chỉnh và biến động mạnh mẽ mới trong quan hệ quốc tế. Trong
đó ba nhóm quan hệ nước lớn là sôi nổi nhất. Ba nhóm quan hệ này gồm: quan hệ
giữa nước lớn truyền thống với nước lớn mới nổi, quan hệ giữa các nước lớn mới
nổi và quan hệ giữa các nước lớn truyền thống. Từ góc độ Trung Quốc, việc nắm
bắt một cách sâu sắc đặc tính chủ yếu và xu thế phát triển của quan hệ nước lớn
hiện nay, điều hòa tốt cho ba nhóm quan hệ này, sẽ có lợi hơn cho việc bảo vệ
lợi ích quốc gia, thúc đẩy thế giới hòa bình ổn định và phát triển.
Khái niệm “các nước BRICS” được đưa ra hơn 10 năm trước,
sau đó trên chính trường quốc tế, cũng rất nhanh đã dấy lên đề tài nóng về
trọng tâm kinh tế và quyền lực thế giới chuyển dịch sang phía Đông. Nhưng điều
thực sự khiến cho mối quan hệ giữa nước lớn mới nổi với nước lớn truyền thống
tập trung vào trung tâm chính trị toàn cầu vẫn là cuộc khủng hoảng tài chính
quốc tế bùng nổ năm 2008. Cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế và nợ công châu Âu
đột nhiên xuất hiện, khiến cho các nước lớn truyền thống ứng phó không kịp, tổn
thất vô cùng nghiêm trọng, còn các nền kinh tế mới nổi cố gắng thoát khỏi bóng
đen của khủng hoảng, kinh tế vẫn duy trì đà tăng trưởng nhanh. Các nước lớn
phương Tây buộc phải thừa nhận, các tổ chức quốc tế được xây dựng từ các nước
lớn truyền thống đã không thể đối phó với cuộc khủng hoảng trước mắt; sự hợp
tác của các nền kinh tế mới nổi là không thể thiếu. “Nhóm G20” đang nổi lên
trên vũ đài chính trị trong tình hình khủng hoảng này. Bên cạnh việc hợp tác
với các nước mới nổi để đối phó với cuộc khủng hoảng, phương Tây bắt đầu xem
xét một cách nghiêm túc các nước lớn mới nổi có ý nghĩa gì đối với châu Âu và
Mỹ, cũng như vấn đề đối phó với lực lượng này như thế nào.
Việc Mỹ “quay trở lại châu Á” chính là kết quả của những
xem xét này, cũng khiến cho quan hệ giữa nước lớn truyền thống và nước lớn mới
nổi đột nhiên trở thành tiêu điểm của quan hệ quốc tế. Việc Mỹ chuyển dịch
trọng tâm chiến lược sang phía Đông chắc chắn có nhiều toan tính, bao gồm tham
gia một cách sâu sắc hơn vào nền kinh tế châu Á-Thái Bình Dương đang tăng
trưởng nhanh chóng, cũng như đề phòng sự phát triển của Trung Quốc, đặc biệt là
phát triển quân sự… Nhưng cho dù ý đồ của Mỹ như thế nào, thì việc Mỹ đưa ra
“Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương” (TPP), tăng cường
liên minh quân sự truyền thống với các nước như Nhật Bản, Ôxtrâylia…, nâng đỡ
Việt Nam và Philíppin trong vấn đề tranh chấp Biển Đông…, làm tăng thêm tình
hình căng thẳng khu vực châu Á-Thái Bình Dương là sự thực không phải bàn cãi.
Việc làm thế nào để giải quyết vấn đề chung sống hòa bình giữa Trung Quốc và Mỹ
trở thành thách thức ngoại giao quan trọng mà hai nước phải đối diện.
Trong bối cảnh các nước lớn mới nổi trỗi dậy, Liên minh
châu Âu (EƯ) cũng điều chỉnh chiến lược đối ngoại không thay đổi từ sau Chiến
tranh Thế giới thứ Hai của mình. Lâu nay, các nước lớn như Anh, Pháp, Đức luôn
coi liên minh xuyên Đại Tây Dương là trụ cột quan trọng nhất trong chiến lược
đối ngoại của các nước này. Tuy nhiên những năm gần đây, ngày càng nhiều nước
châu Âu coi các nền kinh tế mới nổi là trụ cột mới của mình. Trong văn kiện
chính sách đối với Trung Quốc được ban hành đầu năm 2009, Bộ Ngoại giao Anh
nhấn mạnh từ việc cải cách hệ thống tiền tệ quốc tế, đối phó với biến đổi khí
hậu, thực hiện “mục tiêu phát triển thiên niên kỷ”, cho đến việc giải quyết vấn
đề điểm nóng trong khu vực và trên thế giới, đều không thể tách rời Trung Quốc.
Năm 2012, Đức đã khởi động cơ chế tham vấn cấp chính phủ hàng năm với Trung
Quốc, cơ chế này trước đây Đức chỉ thiết lập với một số nước như Pháp …. Bộ
Ngoại giao Đức công khai gọi quan hệ Đức-Trung Quốc là “quan hệ đặc biệt”.
Ngoài Trung Quốc, các nước lớn mới nổi như Ấn Độ, Braxin… đều đã trở thành
trọng điểm ngoại giao của Liên minh châu Âu.
Sự hợp tác đang trên đà phát triển mạnh mẽ của các nước
BRICS là biểu hiện đẹp nhất trong quan hệ quốc tế hiện nay, tác động đến tinh
thần của quan hệ nước lớn. Tháng 3/2013, Hội nghị thượng đỉnh lần thứ năm của
các nước BRICS tuyên bố thành lập Ngân hàng phát triển BRICS và kho dự trữ
ngoại hối, đánh dấu sự hợp tác giữa các nước lớn mới nổi giành được những tiến
triển mang tính lịch sử. Ngân hàng phát triển BRICS có thể gọi là Ngân hàng thế
giới phiên bản BRICS, với mục đích là giúp đỡ các nước đang phát triển giải
quyết vấn đề tài chính phát triển lâu nay; kho dự trữ ngoại hối BRICS là Quỹ
tiền tệ quốc tế phiên bản BRICS, với mục đích giúp đỡ các thị trường mới nổi
đối phó với sự không ổn định của thị trường quốc tế. Cùng với việc sức hội tụ
của BRICS tăng lên, lĩnh vực hợp tác không ngừng mở rộng, các nước lớn mới nổi
với tư cách là lực lượng chỉnh thể, ảnh hưởng và vai trò của BRICS sẽ tăng lên
hơn nữa. Và quan hệ giữa các nền kinh tế mới nổi cũng sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến
sự phát triển của quan hệ nước lớn.
Do Chiến tranh Lạnh kết thúc, mối quan hệ giữa các nước
lớn phương Tây trở nên lỏng lẻo, ấm lên một cách rõ rệt, luận điệu “lấy các
nước phương Tây đã được nâng cấp để đối phó với các nước phi phương Tây đang
trỗi dậy” xuất hiện ở châu Âu và Mỹ đã đưa tới sự quan tâm của giới nghiên cứu
chiến lược quốc tế. Việc các nước lớn truyền thống phương Tây tái xích lại gần
nhau vừa có nguyên nhân trực tiếp là liên kết với nhau để cùng thoát khỏi khó
khăn kinh tế, vừa có những toan tính sâu xa là kết hợp lại để đối phó với sự
trỗi dậy của các nền kinh tế mới nổi. Về mặt kinh tế, hoạt động “xích lại gần
nhau” của các nước lớn truyền thống phương Tây diễn ra liên tục, như Mỹ và Liên
minh châu Âu tuyên bố đàm phán xây dựng “Hiệp định đối tác đầu tư và thương mại
xuyên Đại Tây Dương” (TTIP), Nhật Bản gia nhập đàm phán “Hiệp định đối
tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương”, cũng như châu Âu và Nhật Bản sẽ
khởi động đàm phán “Hiệp định quan hệ đối tác kinh tế” (EPA)… về mặt chiến lược
và an ninh, nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Mỹ Barack Obama tăng cường một cách
rõ ràng chiến lược liên minh, đã hình thành mô hình hợp tác mới “chia sẻ trách
nhiệm, cùng nhau hành động” với châu Âu ở các khu vực như châu Phi, Trung
Đông…, đồng thời nỗ lực “kéo châu Âu vào châu Á”, cùng xây dựng trật tự an ninh
châu Á-Thái Bình Dương mới, Nhật Bản bên cạnh việc tăng cường liên minh quân sự
với Mỹ, cố gắng tìm kiếm sự hợp tác quân sự và an ninh với NATO và các nước Liên
minh châu Âu.
Quan sát ba nhóm quan hệ nêu trên có thể nhận thấy ba
nhóm quan hệ này có một số đặc tính rõ rệt, như tính đa nguyên, tính liên kết,
tính dễ thích nghi… Tính đa nguyên phản ánh sự phức tạp và mâu thuẫn trong quan
hệ nước lớn hiện nay. Do lợi ích giữa các nước lớn là “trong anh có tôi, trong
tôi có anh”, đan xen lẫn nhau, nên khó có thể nói rõ một cách khách quan tính
chất của quan hệ nước lớn hiện nay. Nhận biết được đặc tính này vô cùng quan
trọng, có lợi cho việc bình tĩnh phân tích tình hình, tránh vì phán đoán sai
lầm mà phản ứng không thích đáng. Tính liên kết chủ yếu chỉ sự liên hệ mật
thiết giữa ba nhóm quạn hệ nước lớn. Hiệu ứng quần thể của các nước lớn mới nổi
ngày càng nổi bật, vì vậy việc mỗi nhóm quan hệ nước lớn xuất hiện điều chỉnh,
đều sẽ gây nên phản ứng dây chuyền ảnh hưởng đến các mối quan hệ khác. Và tính
phức tạp và tính liên kết lại quyết định tính dễ thích nghi của quan hệ nước
lớn. Mô hình quan hệ trước đây, như liên minh phương Tây do Mỹ chủ đạo và châu
Âu đi theo, cũng như đối kháng tập đoàn trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh…, đều
khó có thể thích ứng với tình hình mới. Hiện nay, các nước lớn chủ yếu đều đang
tìm kiếm mô hình phát triển quan hệ nước lớn mới trong thời kỳ mới. Cho nên
cũng có thể nói rằng quan hệ nước lớn trong giai đoạn hiện nay đang ở thời kỳ
điều chỉnh.
Quan hệ nước lớn thay đổi nhanh chóng và những đặc tính
mới của nó, đưa tới thách thức mới và nhiệm vụ mới cho ngoại giao Trung Quốc.
Trước tiên, ngoại giao nước lớn cần phải xem xét một cách tổng hợp nhận thức
được vai trò của các nước BRICS và các nước lớn truyền thống đều quan trọng như
nhau. Trên chính trường quốc tế, luận điệu “BRICS đang yếu đi” là không đáng
tin cậy, và càng không thể để các nước phương Tây chia rẽ các nước lớn mới nổi.
Sự phát triển của các nền kinh tế mới nổi sẽ không thuận buồm xuôi gió, nhưng
xu thế trỗi dậy là không thể ngăn cản. Do có giai đoạn phát triển kinh tế xã
hội tương tự, lại có hoàn cảnh gần giống nhau trong trật tự quốc tế hiện nay,
Trung Quốc và các thể kinh tế mới nổi khác càng có nhiều lập trường và lợi ích
tương đồng hơn. Tầm quan trọng của các nước lớn mới nổi đối với Trung Quốc,
không chỉ biểu hiện ở sự ủng hộ lẫn nhau trên chính trường quốc tế, mà còn do
Mỹ và châu Âu bị tác động của khủng hoảng tài chính, nên vai trò của các nước
lớn mới nổi khác càng tăng lên rõ rệt đối với sự phát triển kinh tế Trung Quốc.
Những năm gần đây, thương mại và đầu tư giữa Trung Quốc với các nền kinh tế mới
nổi tăng trưởng ổn định đã chứng minh một cách rõ ràng quan điểm này. Tóm lại,
việc tăng cường hợp tác toàn diện với các nước lớn mới nổi, phù hợp với lợi ích
căn bản của Trung Quốc. Đương nhiên, trong trật tự quốc hiện nay, Mỹ và châu Âu
vẫn chiếm un thế, và là đối tác kinh tế quan trọng nhất của Trung Quốc, vì vậy
địa vị của Mỹ và châu Âu với tư cách là trọng điểm ngoại giao của Trung Quốc
cũng không nên thay đổi. Trung Quốc phải tiếp tục cố gắng tìm kiếm con đường
cùng chung sống với Mỹ, xây dựng quan hệ nước lớn kiểu mới với châu Âu.
Thứ hai, việc các nước lớn phương Tây tăng cường liên
minh truyền thống, cần được coi trọng. Một mặt, phải nhận thấy ảnh hưởng ngày
càng tăng của các nước lớn mới nổi trên chính trường quốc tế, trong bối cảnh
toàn cầu hóa, đối kháng tập đoàn theo kiểu Chiến tranh Lạnh rất khó nhen nhóm
trở lại; mặt khác, cũng phải nhận thấy sự phát triển của các nước BRICS chắc
chắn sẽ ảnh hưởng đến cục diện lợi ích hiện nay, và các nước phát triển truyền
thống sẽ không chịu để yên. Phải đề phòng việc các nước lớn truyền thống lợi
dụng ưu thế kinh tế, tài chính, khoa học kỹ thuật và địa vị chu đạo mà các nước
này đang nắm giữ trong các tổ chức quốc tế hiện nay, để liên kết kiềm chế các
nền kinh tế mới nổi. “Hiệp định đối tác đầu tư và thương mại xuyên Đại Tây
Dương” mà châu Âu và Mỹ tìm cách xây dựng không chỉ như một khu thương mại tự
do thông thường, điều quan trọng hơn nữa là muốn thiết lập tiêu chuẩn kỹ thuật
và quy định thống nhất cho sự giao lưu kinh tế qua lại, để duy trì tốt hơn
quyền chủ đạo của phương Tây trong việc hoạch định các quy tắc kinh tế quốc tế.
Thứ ba, việc hình thành cục diện lợi ích quốc tế mới sẽ
trải qua một quá trình cạnh tranh rất gay gắt. Trung Quốc muốn thích ứng với
hiện thực cạnh tranh gay gắt giữa các nước lớn thì một mặt, không ngừng mở rộng
lĩnh vực hợp tác với các nước khác, đồng thời tích cực điều chỉnh một cách có
hiệu quả cơ cấu kinh tế trong nước, để tiếp tục nâng cao sức cạnh tranh quốc
tế; mặt khác, phải chủ động tham gia việc chế định các quy tắc quốc tế. Cải
cách mở cửa 30 năm qua, Trung Quốc thông qua hội nhập quốc tế, đã chấp nhận các
quy tắc quốc tế để phát triển, trong tương lai Trung Quốc phải thông qua việc
cùng với nước lớn khác tham gia chế định và cải cách các quy tắc quốc tế./.
No comments:
Post a Comment