Wednesday, 28 August 2013

TEAMSTER NÊU VẤN ĐỀ QUYỀN CÔNG NHÂN VIỆT NAM VỚI ĐẠI DIỆN THƯƠNG MẠI HOA KỲ (Protectvietworker )








Protectvietworker   | Ngày 27/8/2013

Bản dịch của Nguyễn Thái Nguyên  (Defend the Defenders)
Posted on August 28, 2013 by VNHRDs

Trong một bức thư đề ngày 26 Tháng Tám năm 2013 gửi tới Đại diện Thương mại Hoa K, chủ tịch nghiệp đoàn công nhân vận tải Teamster, James Hoffa, đã đặt câu hỏi rằng Hà Nội có phù hợp với vai trò là một đối tác thương mại Đặc biệt, Việt Nam sử dụng trẻ em lao động cưỡng bức và cấm các công đoàn trong khi đang đàm phán hiệp định thương mại & đầu tư TPP với Mỹ và 10 quốc gia khác.

Teamsters cũng đang thực hiện một bản kiến ​​nghị trực tuyến yêu cầu các đại diện thương mại đảm bảo rằng nhà cầm quyền Việt Nam không được hưởng lợi từ TPP trừ khi họ có những bước đầu tiên ngừng sử dụng lao động trẻ em và tôn trọng các quyền công đoàn.

Dưới đây là lá thư mà Teamster gửi cho USTR.

INTERNATIONAL BROTHERHOOD of TEAMSTERS
25 Louisiana Avenue, NW, Washington. OC 20001
James P. Hoffa, Chủ tịch
KEN HALL, Tổng thư k
ý quỹ
202.674.6800, www.teamster.org

26 tháng 8. 2013

Đại sứ Michael Froman
Văn phòng đại diện Thương mại Hoa K, 600 17th Street. N.W., Washington. D.C 20.508

Thưa Đại sứ Froman:

Thay mặt cho 1,4 triệu thành viên. Tôi mong muốn được nói chuyện với ông tại cuộc họp tiếp theo tại Ủy ban Tư vấn về Chính sách Thương mại và đàm phán (ACTPN) hoặc lúc thuận tiện nhất, và chia sẻ với ông một số quan ngại về quyền lao động và các khía cạnh khác của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Trong khi chờ đợi cuộc đối thoại đó, tôi muốn ông chú ý đến một số diễn biến gần đây và các nghiên cứu liên quan đến việc thiếu các tài liệu về quyền công nhân và tỷ lệ lao động trẻ em ở Việt Nam.

Như ông đã biết, một vài tuần trước, Bộ Lao động công bố danh sách các nước theo yêu cầu của Execulive Order 13126 Cấm thu nhận các sản phẩm được sản xuất từ trẻ em bị cưỡng bức hoặc làm việc theo hợp đồng , và hàng may mặc sản xuất tại Việt Nam nằm trong số những sản phẩm có cơ sở để tin rằng đã được làm ra bởi cưỡng bức lao động trẻ em. Những phân tích DOL này phù hợp với những bằng chứng và kết luận trong báo cáo kèm theo, Made in Vietnam: Vi phạm Quyền Lao động trong ngành sản xuất xuất khẩu Việt Nam, đã được công bố gần đây bởi Hiệp hội quyền công nhân.

Tôi lưu ý rằng thượng nghị sĩ đảng Dân chủ trong Thượng viện về Giáo dục và Lực lượng Lao động cũng đã gửi cho ông một bản sao của giấy WRC tháng trước. Nghị sĩ Miller đặt câu hỏi sắc bén với đánh giá của ông dù cho Việt Nam sẽ có khả năng thực hiện các nghĩa vụ theo chương lao động của TPP hoặc cũng có thể đáp ứng các tiêu chuẩn cơ bản được quy định trong Tuyên bố năm 1998 của ILO về các nguyên tắc cơ bản và các quyền tại nơi làm việc. Với cơ hội này tôi nêu lại câu hỏi rất hay của ông ấy và ủng hộ yêu cầu của thượng nghị sĩ đưa ra cho ông: mô tả các bước thực hiện cụ thể mà Cơ quan quản lý đã chuẩn bị đđảm bảo rằng Việt Nam thực hiện các quyền lao động cơ bản mà chúng ta có như ở Mỹ. Giả sử ông đồng ý rằng Việt Nam không tương thích với bất k một điều khoản lao động vào ngày  TPP được ký kết, ông có đưa ra hoặc đề nghị một giai đoạn thời gian để Việt Nam cải cách luật lao động của mình và tỏ ra tôn trọng cơ bản cho các quyền của người lao động?

Trong tuần này, The Wall Street Journal đưa tin rằng thâm hụt ngân sách thương mại hàng hóa sản xuất của Mỹ trong nửa đầu năm nay đã giảm xuống $ 225.000.000.000 từ 227.000.000.000$ một năm trước đó, đó là tin tốt cho các gia đình công nhân Mỹ. Teamsters không đơn độc khi đưa ra mối quan ngại rằng xu hướng mong đợi này sẽ không bị suy yếu do thâm hụt thương mại có thể dự đoán được trong TPP, đặc biệt là với số lượng hàng nhập khẩu giày dép và may mặc giá rẻ từ Việt Nam hay bất cứ nước nào cưỡng bức lao động trẻ em đã được ghi nhận.

Mong muốn có được cơ hội để chúng ta thảo luận về những điều này và các vấn đề khác xung quanh TPP, tôi mong chờ điều đó.

Thân mến,

* Nguồn: Protectvietworker



No comments:

Post a Comment

View My Stats