Nguyễn-Xuân
Nghĩa
Monday,
August 12, 2013 7:13:59 PM
Chiến
Tranh Lạnh Nga-Mỹ đang được sưởi ấm?
Trong
mối quan hệ với Liên bang Nga, Tổng Thống Barack Obama bị ê mặt từ vụ Nga cho
nghi can Edward Snowden được tỵ nạn chính trị sau khi y tiết lộ bí mật của cơ
quan NSA, bị nhà chức trách Mỹ truy tố và xin dẫn độ về Hoa Kỳ để ra tòa. Vì vụ
này, ông Obama hủy bỏ thượng đỉnh với Tổng Thống Vladimir Putin, và cái lẽ đúng
hay sai của quyết định lại gây thêm tranh luận.
Trong vụ này, ông Obama bị trách cứ là đúng.
Ngay từ nhiệm kỳ đầu, chính quyền Obama đã tỏ ý cải thiện bang giao với Liên bang Nga. Phó Tổng Thống Joe Biden nói (sai về ngữ pháp) đến việc “bật lại” quan hệ với Nga - reset the button. Tháng Ba năm 2009, Ngoại Trưởng Hilary Clinton còn tặng vị tương nhiệm là Sergey Lavrov một cái hộp có nút bấm - mà lại dịch sai! Ðến cuối nhiệm kỳ và khi tái tranh cử, chính Obama còn nhắn thầm Thủ Tướng Dmitry Medvedev - mà bị ghi âm - “xin nói với Vladimir rằng nếu tái đắc cử, tôi sẽ được nhiều linh động hơn với nước Nga.
Trong khi đó, Putin không đổi thái độ, lại còn gây hấn về quân sự với Hoa Kỳ trước và sau khi ông Obama tái nhậm chức. Oanh tạc cơ và tiềm thủy đĩnh Nga đã xâm nhập Hoa Kỳ trên không phận Alaska, dưới lãnh hải trong Vịnh Mễ Tây Cơ và ở ngoài khơi căn cứ Guam. Và là cường quốc ráo riết yểm trợ chế độ độc tài Bashar al-Assad tại Syria.
Khi vụ tiết lộ của Snowden bùng nổ, để hạ tầm thiệt hại, Obama gọi nghi can là kẻ “huýt còi báo động” (whistle blower) không đáng kể. Mấy tháng sau, khi Snowden được tỵ nạn tại Nga, ông lại quyết định hủy bỏ cuộc họp với Putin dù nói rằng giữa hai quốc gia, có rất nhiều vấn đề hệ trọng cần phải thảo luận.
Quả là chính quyền Obama có phần lạng quang trong cách đối xử với Liên bang Nga và Putin.
Nhưng nếu nhìn từ xa và trong viễn cảnh dài, sự thể còn rắc rối hơn cung cách ứng phó của một chính khách Hoa Kỳ với một lãnh tụ gian hùng của một quốc gia có dáng hung đồ. Bài này xin nói về viễn cảnh đó.
***
Sau khi Liên Bang Xô Viết sụp đổ năm 1991, lần đầu tiên mà Âu Châu suy bại và hết là đại cường có thể chi phối toàn cầu như trong 500 năm liền, kể từ Columbus vào năm 1492.
Khi ấy, Hoa Kỳ là siêu cường độc bá, Nga khủng hoảng mất chục năm, nước Ðức vất vả chuộc lại Ðông Ðức, và Âu Châu nháo nhào hội nhập trong cơ cấu Liên Hiệp Âu Châu với sự ra đời của khối Euro. Tại Châu Á, Nhật Bản đi vào chu kỳ suy trầm trong 20 năm, Trung Quốc vừa ra khỏi vụ khủng hoảng Thiên An Môn năm 1989 và đẩy mạnh đà tăng trưởng, với sự yểm trợ của Mỹ.
Hai chục năm sau, tình hình lại đổi khác.
Hoa Kỳ mất 10 năm hao tốn về cuộc chiến chống khủng bố Hồi Giáo và kinh tế điêu đứng trong năm năm liền. Liên bang Nga đã tạm hồi phục với Putin tìm cách củng cố lại thế lực của trung ương từ năm 2001 rồi bành trướng ảnh hưởng vào khu vực truyền thống của Liên Xô, là Trung Âu và Ðông Âu. Với lợi thế dầu khí lên giá - một phần là do bất ổn tại Trung Ðông - Putin còn dùng năng lượng gây sức ép và mặc cả với Âu Châu, trên đầu hai nước Cộng hòa Georgia và Ukraine.
Tại Âu Châu, vụ khủng hoảng Euro làm cả Liên Âu tê liệt và khó ứng xử với nhiều bài toán ở vòng ngoài và thực tế phải trông cậy vào Hoa Kỳ. Tại Châu Á, Trung Quốc đã vượt Nhật Bản rồi hụt hơi với lượng tiền quá lớn được bơm ra để kích thích kinh tế và bắt đầu phải chuyển hướng. Nếu không thì gặp loạn...
Trong khung cảnh rộng lớn và lâu dài ấy, đây là những sự thể của thực tế và thực lực của các đại cường.
Hoa Kỳ mắc nợ và gây bội chi kỷ lục để thoát hiểm, đã hồi phục dù yếu ớt nhưng vẫn là thế lực kinh tế mạnh nhất. Nếu có so với nước Mỹ thời 1991 thì quả là Hoa Kỳ suy yếu hơn xưa, mà tương đối vẫn có tiềm năng cao nhất về kinh tế, quân sự lẫn ngoại giao. Âu Châu và nước Ðức ở giữa chỉ mong lên khỏi hố khủng hoảng và duy trì được nền tảng thống nhất. Trung Quốc bị lỡ trớn vì gây ấn tượng hung hăng vượt quá nội lực và đang cố cải cách bên trong với viễn ảnh sẽ bị suy trầm, thậm chí suy thoái và giảm phát. Nhật Bản liều lĩnh áp dụng nhiều biện pháp cải tổ táo bạo, trong khi ý thức được mối nguy về an ninh nên phải tìm cách tái võ trang mà không làm lân bang sợ hãi. Khu vực Hồi Giáo, từ Trung Ðông qua Trung Á chưa ra khỏi hỗn loạn trong khi Hoa Kỳ vẫn cố lách qua một bên để khỏi bị lôi kéo vào một cuộc chiến khác.
Trong ngần ấy khối kinh tế hay quân sự, Liên bang Nga có vị trí tương đối khá hơn cả...
Sau hai nhiệm kỳ tổng thống (2000-2008) rồi một nhiệm kỳ thủ tướng (2008-2012), Tổng Thống Putin không quên bài học ê chề của một xứ sở bị khủng hoảng sau khi Chiến Tranh Lạnh kết thúc năm 1991. Liên Xô bị xé vụn, Nga mất dần thế lực, bị Hoa Kỳ, Minh ước NATO và Âu Châu lấn đất và giành dân với các cuộc cách mạng dân chủ muôn màu vào đến tận Georgia và Ukraine, quê hương của Stalin và Krutschev. Ðồng minh truyền thống là Serbia bị tấn công, Kosovo của Serbia được tách riêng thành một nước độc lập trước sự bất lực của nước Nga.
Khi Hoa Kỳ khốn đốn với mối họa khủng bố Hồi Giáo năm 2001 là lúc Putin trở lại.
Thanh lọc hàng ngũ bên trong để tập trung lại quyền hạn vào phủ tổng thống ở điện Kremlin, Putin dùng các tập đoàn năng lượng, đứng đầu là Gasprom, làm sức mạnh ổn định kinh doanh và chính trị, rồi làm mũi xung kích kinh tế vào Âu Châu. Nếu trong quá khứ, Liên Xô đã thổi lên nhiều đám cháy cho Hoa Kỳ đi chữa lửa, tại Bắc Hàn, Việt Nam, Cuba, lần này, Putin yên tâm hơn khi khủng bố Hồi Giáo đi đốt nhà và Hoa Kỳ còn châm dầu vào lửa với cách đối phó “toàn phương vị”, nơi nào có khủng bố là lại có nước Mỹ tham gia ngăn chặn.
Mười năm lao đao của Hoa Kỳ là cơ hội quật khởi của Liên bang Nga.
Nhưng khi nước Mỹ quyết tâm tháo chạy khỏi Iraq từ quyết định của Tổng Thống George W. Bush vào năm 2007, rồi khỏi Afghanistan từ sự chọn lựa của Tổng Thống Obama vào năm 2011, nước Nga mất dần lợi thế. Hai nơi tác động còn lại của Putin là Iran và Syria. Ở gần Hoa Kỳ hơn thì có Nam Mỹ với vòng đai cộng sản, cực tả hay thiên tả có chung một tinh thần chống Mỹ, là Cuba, Venezuela, Ecuador, hay Bolivia...
Giữa hai cường quốc Nga-Mỹ, người ta có đủ hợp chất cho một vụ đối đầu theo kiểu Chiến Tranh Lạnh. Nhưng một loại Chiến Tranh Lạnh có giới hạn, con con. Vụ đào thoát và tỵ nạn của Snowden nằm trong khung cảnh đó.
Nhờ khai thác kẻ bội phản, Putin có thể gây thêm mâu thuẫn giữa Hoa Kỳ với các đồng minh, còn được tiếng là bảo vệ nhân quyền cho một kẻ lý tưởng không chấp nhận tình trạng “công an trị” của nước Mỹ qua hệ thống tình báo điện tử của cơ quan NSA.
Chính quyền Obama lúng túng là phải! Chuyện “bật nút” là trò vui của tay mơ.
Nhưng nếu nhìn xa hơn một chút, ta thấy Putin cũng có nhiều khó khăn nội bộ, kể cả kinh tế. Mà nói về năng lượng, nếu dầu thô lên quá 120 đồng một thùng, Liên bang Nga có lợi thế và Trung Quốc sẽ suy sụp; nếu dầu thô hạ dưới 70 đồng, Liên bang Nga sụt két bạc và Trung Quốc thở ra nhẹ nhõm. Khác với 20 năm trước, giá dầu lên hay xuống nay cũng tùy thuộc vào một quốc gia đang có tiềm năng sản xuất cao nhất: Hoa Kỳ đáng ghét...!
Trong vụ này, ông Obama bị trách cứ là đúng.
Ngay từ nhiệm kỳ đầu, chính quyền Obama đã tỏ ý cải thiện bang giao với Liên bang Nga. Phó Tổng Thống Joe Biden nói (sai về ngữ pháp) đến việc “bật lại” quan hệ với Nga - reset the button. Tháng Ba năm 2009, Ngoại Trưởng Hilary Clinton còn tặng vị tương nhiệm là Sergey Lavrov một cái hộp có nút bấm - mà lại dịch sai! Ðến cuối nhiệm kỳ và khi tái tranh cử, chính Obama còn nhắn thầm Thủ Tướng Dmitry Medvedev - mà bị ghi âm - “xin nói với Vladimir rằng nếu tái đắc cử, tôi sẽ được nhiều linh động hơn với nước Nga.
Trong khi đó, Putin không đổi thái độ, lại còn gây hấn về quân sự với Hoa Kỳ trước và sau khi ông Obama tái nhậm chức. Oanh tạc cơ và tiềm thủy đĩnh Nga đã xâm nhập Hoa Kỳ trên không phận Alaska, dưới lãnh hải trong Vịnh Mễ Tây Cơ và ở ngoài khơi căn cứ Guam. Và là cường quốc ráo riết yểm trợ chế độ độc tài Bashar al-Assad tại Syria.
Khi vụ tiết lộ của Snowden bùng nổ, để hạ tầm thiệt hại, Obama gọi nghi can là kẻ “huýt còi báo động” (whistle blower) không đáng kể. Mấy tháng sau, khi Snowden được tỵ nạn tại Nga, ông lại quyết định hủy bỏ cuộc họp với Putin dù nói rằng giữa hai quốc gia, có rất nhiều vấn đề hệ trọng cần phải thảo luận.
Quả là chính quyền Obama có phần lạng quang trong cách đối xử với Liên bang Nga và Putin.
Nhưng nếu nhìn từ xa và trong viễn cảnh dài, sự thể còn rắc rối hơn cung cách ứng phó của một chính khách Hoa Kỳ với một lãnh tụ gian hùng của một quốc gia có dáng hung đồ. Bài này xin nói về viễn cảnh đó.
***
Sau khi Liên Bang Xô Viết sụp đổ năm 1991, lần đầu tiên mà Âu Châu suy bại và hết là đại cường có thể chi phối toàn cầu như trong 500 năm liền, kể từ Columbus vào năm 1492.
Khi ấy, Hoa Kỳ là siêu cường độc bá, Nga khủng hoảng mất chục năm, nước Ðức vất vả chuộc lại Ðông Ðức, và Âu Châu nháo nhào hội nhập trong cơ cấu Liên Hiệp Âu Châu với sự ra đời của khối Euro. Tại Châu Á, Nhật Bản đi vào chu kỳ suy trầm trong 20 năm, Trung Quốc vừa ra khỏi vụ khủng hoảng Thiên An Môn năm 1989 và đẩy mạnh đà tăng trưởng, với sự yểm trợ của Mỹ.
Hai chục năm sau, tình hình lại đổi khác.
Hoa Kỳ mất 10 năm hao tốn về cuộc chiến chống khủng bố Hồi Giáo và kinh tế điêu đứng trong năm năm liền. Liên bang Nga đã tạm hồi phục với Putin tìm cách củng cố lại thế lực của trung ương từ năm 2001 rồi bành trướng ảnh hưởng vào khu vực truyền thống của Liên Xô, là Trung Âu và Ðông Âu. Với lợi thế dầu khí lên giá - một phần là do bất ổn tại Trung Ðông - Putin còn dùng năng lượng gây sức ép và mặc cả với Âu Châu, trên đầu hai nước Cộng hòa Georgia và Ukraine.
Tại Âu Châu, vụ khủng hoảng Euro làm cả Liên Âu tê liệt và khó ứng xử với nhiều bài toán ở vòng ngoài và thực tế phải trông cậy vào Hoa Kỳ. Tại Châu Á, Trung Quốc đã vượt Nhật Bản rồi hụt hơi với lượng tiền quá lớn được bơm ra để kích thích kinh tế và bắt đầu phải chuyển hướng. Nếu không thì gặp loạn...
Trong khung cảnh rộng lớn và lâu dài ấy, đây là những sự thể của thực tế và thực lực của các đại cường.
Hoa Kỳ mắc nợ và gây bội chi kỷ lục để thoát hiểm, đã hồi phục dù yếu ớt nhưng vẫn là thế lực kinh tế mạnh nhất. Nếu có so với nước Mỹ thời 1991 thì quả là Hoa Kỳ suy yếu hơn xưa, mà tương đối vẫn có tiềm năng cao nhất về kinh tế, quân sự lẫn ngoại giao. Âu Châu và nước Ðức ở giữa chỉ mong lên khỏi hố khủng hoảng và duy trì được nền tảng thống nhất. Trung Quốc bị lỡ trớn vì gây ấn tượng hung hăng vượt quá nội lực và đang cố cải cách bên trong với viễn ảnh sẽ bị suy trầm, thậm chí suy thoái và giảm phát. Nhật Bản liều lĩnh áp dụng nhiều biện pháp cải tổ táo bạo, trong khi ý thức được mối nguy về an ninh nên phải tìm cách tái võ trang mà không làm lân bang sợ hãi. Khu vực Hồi Giáo, từ Trung Ðông qua Trung Á chưa ra khỏi hỗn loạn trong khi Hoa Kỳ vẫn cố lách qua một bên để khỏi bị lôi kéo vào một cuộc chiến khác.
Trong ngần ấy khối kinh tế hay quân sự, Liên bang Nga có vị trí tương đối khá hơn cả...
Sau hai nhiệm kỳ tổng thống (2000-2008) rồi một nhiệm kỳ thủ tướng (2008-2012), Tổng Thống Putin không quên bài học ê chề của một xứ sở bị khủng hoảng sau khi Chiến Tranh Lạnh kết thúc năm 1991. Liên Xô bị xé vụn, Nga mất dần thế lực, bị Hoa Kỳ, Minh ước NATO và Âu Châu lấn đất và giành dân với các cuộc cách mạng dân chủ muôn màu vào đến tận Georgia và Ukraine, quê hương của Stalin và Krutschev. Ðồng minh truyền thống là Serbia bị tấn công, Kosovo của Serbia được tách riêng thành một nước độc lập trước sự bất lực của nước Nga.
Khi Hoa Kỳ khốn đốn với mối họa khủng bố Hồi Giáo năm 2001 là lúc Putin trở lại.
Thanh lọc hàng ngũ bên trong để tập trung lại quyền hạn vào phủ tổng thống ở điện Kremlin, Putin dùng các tập đoàn năng lượng, đứng đầu là Gasprom, làm sức mạnh ổn định kinh doanh và chính trị, rồi làm mũi xung kích kinh tế vào Âu Châu. Nếu trong quá khứ, Liên Xô đã thổi lên nhiều đám cháy cho Hoa Kỳ đi chữa lửa, tại Bắc Hàn, Việt Nam, Cuba, lần này, Putin yên tâm hơn khi khủng bố Hồi Giáo đi đốt nhà và Hoa Kỳ còn châm dầu vào lửa với cách đối phó “toàn phương vị”, nơi nào có khủng bố là lại có nước Mỹ tham gia ngăn chặn.
Mười năm lao đao của Hoa Kỳ là cơ hội quật khởi của Liên bang Nga.
Nhưng khi nước Mỹ quyết tâm tháo chạy khỏi Iraq từ quyết định của Tổng Thống George W. Bush vào năm 2007, rồi khỏi Afghanistan từ sự chọn lựa của Tổng Thống Obama vào năm 2011, nước Nga mất dần lợi thế. Hai nơi tác động còn lại của Putin là Iran và Syria. Ở gần Hoa Kỳ hơn thì có Nam Mỹ với vòng đai cộng sản, cực tả hay thiên tả có chung một tinh thần chống Mỹ, là Cuba, Venezuela, Ecuador, hay Bolivia...
Giữa hai cường quốc Nga-Mỹ, người ta có đủ hợp chất cho một vụ đối đầu theo kiểu Chiến Tranh Lạnh. Nhưng một loại Chiến Tranh Lạnh có giới hạn, con con. Vụ đào thoát và tỵ nạn của Snowden nằm trong khung cảnh đó.
Nhờ khai thác kẻ bội phản, Putin có thể gây thêm mâu thuẫn giữa Hoa Kỳ với các đồng minh, còn được tiếng là bảo vệ nhân quyền cho một kẻ lý tưởng không chấp nhận tình trạng “công an trị” của nước Mỹ qua hệ thống tình báo điện tử của cơ quan NSA.
Chính quyền Obama lúng túng là phải! Chuyện “bật nút” là trò vui của tay mơ.
Nhưng nếu nhìn xa hơn một chút, ta thấy Putin cũng có nhiều khó khăn nội bộ, kể cả kinh tế. Mà nói về năng lượng, nếu dầu thô lên quá 120 đồng một thùng, Liên bang Nga có lợi thế và Trung Quốc sẽ suy sụp; nếu dầu thô hạ dưới 70 đồng, Liên bang Nga sụt két bạc và Trung Quốc thở ra nhẹ nhõm. Khác với 20 năm trước, giá dầu lên hay xuống nay cũng tùy thuộc vào một quốc gia đang có tiềm năng sản xuất cao nhất: Hoa Kỳ đáng ghét...!
Chỉ
có tại nước Mỹ:
Tên một tiệm ăn cũng là đề mục tranh luận tại Philadelphia. Một tiệm bán đặc sản của Phila là bánh mì kẹp với thịt bò và phó mát (steak và cheese hay cheesesteak) quyết định đổi tên từ “Chink's Steaks” qua “Joe's Steak” và bị khách hàng phản đối. Họ sơn đầy chữ “Chink's” lên cửa sổ và huy động hơn một vạn chữ ký yêu cầu ông chủ Joe Groh dùng lại tên cũ. Anh Joe này sợ bị chê tội kỳ thị nên đã sửa tên: Theo tiếng lóng, có thể dịch “Chink's Steaks” là “Thịt Chệt”. Thế lực Bắc Kinh hay tinh thần tử tế của người Mỹ?
No comments:
Post a Comment