05/07/2013
Như
vậy là chưa đầy một năm tôi đã trở lại Bidong lần thứ hai. Lần đầu là tháng 5
năm 2012 chuyến Về Bến Tự Do 10 và lần này tháng 4 năm 2013, chuyến Về Bến Tự
Do 11. Trở lại Bidong như trở lại một nơi chốn mà bất cứ một người tỵ nạn nào
đặt chân tới đó sẽ suốt đời không thể quên, hay suốt đời không thể tìm được một
nơi nào khác như Bidong.
Không biết có phải vì cùng cảm nghỉ đó không mà rất nhiều anh chị em trong chuyến VBTD10 đã có mặt trong chuyến này. Dù là một chuyến đi tình nguyện –(không giống như những chuyến VBTD khác) và phải làm việc trong điều kiện không thoải mái, đồi núi âm u mưa rừng bất chợt muỗi kêu như sáo thổi, ăn bờ ngủ bụi, nẳm võng ngủ lều vậy mà số người ghi danh cũng quá đông, đến nổi Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam phải thông báo khóa sổ. Dường như có một ma lực vô hình nào đó thôi thúc, cho nên đã về thăm Bidong một chuyến là lại muốn đi thêm chuyến khác. Ba mươi năm, cũng đủ cho một thế hệ mới trưởng thành. Cũng vậy 3o năm quá đủ cho cây rừng nẩy mầm vươn cao xanh ngát che kín những con đường quen thuộc trên Bidong ngày nào. Trở lại đây các bạn sẽ không còn nhận ra những gì gọi là Bidong ngày xưa. Bởi nó chỉ còn là một hòn đảo xanh hoang vắng nếu chính phủ Mãlai không xây lại cầu Jetty thì chúng ta cũng khó mà hình dung được, đây là Bidong, một Bidong ngày nào của những thập niên 70-80 cho tới ngày đóng cửa đảo, ngày 14-3-1989.
Cũng cần nói thêm là tình nguyện viên của chuyến VBTD 11 phải tự lo vé máy bay quốc tế tới Mã lai và cả trong nội địa. VKTNVN, sẽ cung cấp chuyện ăn uống trên đảo trong 5 ngày làm việc. Và mục đích chuyến đi này là phải “clean up” làm sạch sẽ những khu nghĩa trang trên các ngọn đồi Bidong mà bây giờ cây rừng đã mọc đầy trên các nấm mộ.
Trước khi đi vào chuyện làm việc ở Bidong, mời các bạn đi một vòng vài con đường ở Kuala Lumpur mà trong trí nhớ và hiểu biết rất hạn chế của tôi, nó như thế nào. Bởi dù sao thì bạn cũng ngủ lại Kuala Lumpur một vài đêm trước và sau chuyến đi.
Con đường Bukit Bintang (Jalan Bukit Bintang) coi vậy mà cũng trở nên quen thuộc với chúng tôi dù năm trước ở tại Taiichi Hotel nằm trên đường này có mấy hôm. Dù chỉ mấy hôm nhưng cứ “đi lên đi xuống “nhiều lần nên trở nên quen thuộc. Nếu bạn hỏi một người tài xế taxi nào đó ở Kuala Lumpur (KL) là con đường nào nhộn nhịp nhất KL họ sẽ trả lời ngay:đường Bukit Bintang. Mà đúng như vậy các bạn ạ Bukit Bintang dường như thức suốt đêm. Nó như là con đường của những bước chân không yên nghỉ dù những viên gạch lát trên vỉa hè trông không đẹp mắt và cũng không êm đềm bằng phẳng, nhiều nơi lồi lõm đáng ghét. Nếu bạn vừa đi vừa ngắm những nàng áo vàng, áo đỏ mời mọc massage thì có nhiều cơ hội bạn sẽ vấp té ở những vỉa hè này. Nghề massage và tiệm massage là hình ảnh tiêu biểu của Bukit Bintang. Ngoài ở đó còn có nhiều khách sạn, quán ăn, các quày đổi tiền. KL là nơi pha trộn nhiều sắc dân của các nền văn hoá Hồi giáo, Phật giáo và một số ít Thiên chúa giáo. Đa số người Mã theo đạo Hồi, người con gái ra đường còn bịt một cái khăn, nhưng tôi thấy ở họ những nụ cười rạng rỡ duyên dáng và sẵn sàng trả lời những câu hỏi thăm của bạn về những nơi bạn cần tới trong thành phố. Điều này làm tôi nhớ lại những cô con gái quấn khăn người Trung Đông ở Úc, họ có vẻ gì lạnh lùng như người từ một hành tinh khác tới. Với tôi KL như người con gái đang tiếp nhận làn sóng văn hoá Tây phương tràn vào từ nhiều thập niên qua, tuy vẫn còn e ấp giữ gìn nề nếp cũ, như chiếc khăn quàng còn thắt lại dưới 2 gò má duyên dáng xinh tươi.
Một tấm bảng quảng cáo lớn vẻ hình một người tàu thắt bím đuôi sam đang massage chân cho một người khách đã trở nên quen thuộc với những người lữ khách lần đầu tới KL và lạc bước trên con đường Bukit Bintang này. Tôi lại nhớ năm ngoái trong chuyế VBTD 10 chị Sơn Ca là một trong những chị hay đi làm massage chân vì suốt ngày mấy chị lội shopping. Giá massage chân khoảng 50MYR cho một giờ. Khách đi đường có thể nhìn thấy những cái ghế nệm massage này. Những khu shopping nằm trên con đường này rất nhiều.
Không biết có phải vì cùng cảm nghỉ đó không mà rất nhiều anh chị em trong chuyến VBTD10 đã có mặt trong chuyến này. Dù là một chuyến đi tình nguyện –(không giống như những chuyến VBTD khác) và phải làm việc trong điều kiện không thoải mái, đồi núi âm u mưa rừng bất chợt muỗi kêu như sáo thổi, ăn bờ ngủ bụi, nẳm võng ngủ lều vậy mà số người ghi danh cũng quá đông, đến nổi Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam phải thông báo khóa sổ. Dường như có một ma lực vô hình nào đó thôi thúc, cho nên đã về thăm Bidong một chuyến là lại muốn đi thêm chuyến khác. Ba mươi năm, cũng đủ cho một thế hệ mới trưởng thành. Cũng vậy 3o năm quá đủ cho cây rừng nẩy mầm vươn cao xanh ngát che kín những con đường quen thuộc trên Bidong ngày nào. Trở lại đây các bạn sẽ không còn nhận ra những gì gọi là Bidong ngày xưa. Bởi nó chỉ còn là một hòn đảo xanh hoang vắng nếu chính phủ Mãlai không xây lại cầu Jetty thì chúng ta cũng khó mà hình dung được, đây là Bidong, một Bidong ngày nào của những thập niên 70-80 cho tới ngày đóng cửa đảo, ngày 14-3-1989.
Cũng cần nói thêm là tình nguyện viên của chuyến VBTD 11 phải tự lo vé máy bay quốc tế tới Mã lai và cả trong nội địa. VKTNVN, sẽ cung cấp chuyện ăn uống trên đảo trong 5 ngày làm việc. Và mục đích chuyến đi này là phải “clean up” làm sạch sẽ những khu nghĩa trang trên các ngọn đồi Bidong mà bây giờ cây rừng đã mọc đầy trên các nấm mộ.
Trước khi đi vào chuyện làm việc ở Bidong, mời các bạn đi một vòng vài con đường ở Kuala Lumpur mà trong trí nhớ và hiểu biết rất hạn chế của tôi, nó như thế nào. Bởi dù sao thì bạn cũng ngủ lại Kuala Lumpur một vài đêm trước và sau chuyến đi.
Con đường Bukit Bintang (Jalan Bukit Bintang) coi vậy mà cũng trở nên quen thuộc với chúng tôi dù năm trước ở tại Taiichi Hotel nằm trên đường này có mấy hôm. Dù chỉ mấy hôm nhưng cứ “đi lên đi xuống “nhiều lần nên trở nên quen thuộc. Nếu bạn hỏi một người tài xế taxi nào đó ở Kuala Lumpur (KL) là con đường nào nhộn nhịp nhất KL họ sẽ trả lời ngay:đường Bukit Bintang. Mà đúng như vậy các bạn ạ Bukit Bintang dường như thức suốt đêm. Nó như là con đường của những bước chân không yên nghỉ dù những viên gạch lát trên vỉa hè trông không đẹp mắt và cũng không êm đềm bằng phẳng, nhiều nơi lồi lõm đáng ghét. Nếu bạn vừa đi vừa ngắm những nàng áo vàng, áo đỏ mời mọc massage thì có nhiều cơ hội bạn sẽ vấp té ở những vỉa hè này. Nghề massage và tiệm massage là hình ảnh tiêu biểu của Bukit Bintang. Ngoài ở đó còn có nhiều khách sạn, quán ăn, các quày đổi tiền. KL là nơi pha trộn nhiều sắc dân của các nền văn hoá Hồi giáo, Phật giáo và một số ít Thiên chúa giáo. Đa số người Mã theo đạo Hồi, người con gái ra đường còn bịt một cái khăn, nhưng tôi thấy ở họ những nụ cười rạng rỡ duyên dáng và sẵn sàng trả lời những câu hỏi thăm của bạn về những nơi bạn cần tới trong thành phố. Điều này làm tôi nhớ lại những cô con gái quấn khăn người Trung Đông ở Úc, họ có vẻ gì lạnh lùng như người từ một hành tinh khác tới. Với tôi KL như người con gái đang tiếp nhận làn sóng văn hoá Tây phương tràn vào từ nhiều thập niên qua, tuy vẫn còn e ấp giữ gìn nề nếp cũ, như chiếc khăn quàng còn thắt lại dưới 2 gò má duyên dáng xinh tươi.
Một tấm bảng quảng cáo lớn vẻ hình một người tàu thắt bím đuôi sam đang massage chân cho một người khách đã trở nên quen thuộc với những người lữ khách lần đầu tới KL và lạc bước trên con đường Bukit Bintang này. Tôi lại nhớ năm ngoái trong chuyế VBTD 10 chị Sơn Ca là một trong những chị hay đi làm massage chân vì suốt ngày mấy chị lội shopping. Giá massage chân khoảng 50MYR cho một giờ. Khách đi đường có thể nhìn thấy những cái ghế nệm massage này. Những khu shopping nằm trên con đường này rất nhiều.
Hình khu mộ khu F
(có bảng lưu niệm sơn trắng chữ đỏ, hoàn chỉnh).
Từ
buổi chiều khi trời dịu mát dòng người bắt đầu đổ ra đường ngập trên vỉa hè
Bukit Bintang, dòng người đưa đẩy kéo dài tới khu shop gần Tháp Đôi
(Twin-Tower) và không kém phần náo nhiệt là ở khu ăn uống mang tên
là Food Republic. Nơi đây bạn có thể ăn uống bình dân nhưng tương đối sạch sẽ.
Khoảng 8 tới 12 MYR cho một bửa ăn tức khoảng 3 tới 4 đô la Úc. Nên nhớ ở thời
điểm này (tháng 3/2013)100 đô la Úc đổi được 106 đô la Mỹ, và 100 đô la Úc đổi
300 tiền Mã –(đơn vị là MYR) mà không phải mất tiền cò nào cả. Chuyện đổi
tiền dể hơn là ăn cháo. Các tiệm ăn ở Food Republic thì rất đa dạng: từ tiệm
tàu, Đàiloan, Đạihàn, shushi Nhựtbổn cho tới món cari Ấn, cari Mã và cả
sandwiches kiểu Tây phương. Rất tiếc là chưa thấy tiệm Phở Việt Nam nào ở đây
như ở Palawan mà dân Phi hay gọi là Cháo lòng (?). Cũng nơi này năm ngoái mấy
chị trong đoàn VBTD10 đã khám phá trong một quán ăn có món bún Mã lai mà nước
soup y chang như “bún nắm” miệt SócTrăng-Bạc liêu của Việt Nam. Có lẽ “cũng”
chị SC là người mở hàng món bún này. Lần này tôi và người bạn từ Sydney, anh
Đức đã thử món “bún nước lèo” Mã lai coi nó ra sao?Nói thật ra thì nó có mùi
nắm, nhưng không đậm đà thơm tho như tô bún mắm miền Tây, ăn cho đở thèm vậy
thôi.
Phía sau con đường Bukit Bintang là một con đường nhỏ, dường như là Jalan Alor cứ trời vừa tắt nắng thì hàng quán dọn ra chật cả hai bên đường, hàng quán thì cũng giống như những tiệm tàu ở VN ngày xưa, bởi đa số người bán là người Mã gốc Hoa. Bia Tiger rất là phổ biến. Cũng không thiếu gì những xe bán trái cây như khóm, mít, đu đủ, mặng cụt, xoài;những loại trái cây này được gọt sẵn đựng trong bọc nylon. Anh bạn tôi gặp một chị mà nghe giọng nói biết là dân miền tây đang đứng bán trái cây, ghé lại hỏi thăm:”Chị hồi trước tới đảo nào?” Trả lời. ”Nếu vượt biên thì người ta đi Mỹ đi Úc chớ ai đi Mãlai ông nội!”Nghe câu trả lời bạn tôi im re. Thì ra chồng chị ấy là ông tàu hom hem ngồi kế bên xe bán trái cây.
Phương tiện giao thông ở KL phổ biến nhứt là taxi nhưng nếu bạn chịu khó hỏi thăm thì có thể dùng xe bus hay sky train rất rẻ. Skytrain ở KL cũng giống như ở Vancouver -Canada, có điều dể dàng đi hơn vì các trạm đều nằm kế đường đi dể thấy, giá thì rẻ. Thí dụ hôm chúng tôi ở Concord Hotel, nếu dùng taxi, đi tới khu phố chính ở Bukit bintang tốn 15 MYR nhưng nếu dùng skytrain, chỉ có vài trạm, và giá chỉ 2, 5 MYR. Cũng nhờ biết skytrain mà tôi và ông bạn -Đức đã lần mò tìm lại vị trí trại chuyển tiếp Sungai Besi.
Món sầu riêng chắc chắn là ai cũng thích, sầu riêng Mã lai trái nhỏ rất ngon, bạn cứ mua, giá tiền tính bằng kg, người bán chẻ ra cho bạn ăn tại bàn, taxi không chở sầu riêng và khách sạn cấm mang vô. Cho nên có thèm thì cứ ra chợ ăn. Nếu có giờ bạn nên đi thăm Twin-Tower, niềm hãnh diện của người Mã, Cung Điện vua, Đài chiến sĩ, toà nhà Quốc hội mới, Viện Bảo Tàng Quốc gia, động Batu của người Hindu, hoặc thăm những nơi dệt các loại vải batik, một đặc sản được bảo tồn của người Mã…
Sáng hôm sau lên đường sớm, cả đoàn ra phi trường LCCT, là tên phi trường nhỏ, giá rẻ của hãng Air Asia. Đêm ngủ lại ở một khách sạn mới xây ở Terengganu. Khách sạn ngó ra bờ biển, buổi chiều anh em ra ngồi trên bờ cao nhìn biển Terengganu mênh mông, lại nhắc chuyện những ngày lênh đênh trên biển.
Phía sau con đường Bukit Bintang là một con đường nhỏ, dường như là Jalan Alor cứ trời vừa tắt nắng thì hàng quán dọn ra chật cả hai bên đường, hàng quán thì cũng giống như những tiệm tàu ở VN ngày xưa, bởi đa số người bán là người Mã gốc Hoa. Bia Tiger rất là phổ biến. Cũng không thiếu gì những xe bán trái cây như khóm, mít, đu đủ, mặng cụt, xoài;những loại trái cây này được gọt sẵn đựng trong bọc nylon. Anh bạn tôi gặp một chị mà nghe giọng nói biết là dân miền tây đang đứng bán trái cây, ghé lại hỏi thăm:”Chị hồi trước tới đảo nào?” Trả lời. ”Nếu vượt biên thì người ta đi Mỹ đi Úc chớ ai đi Mãlai ông nội!”Nghe câu trả lời bạn tôi im re. Thì ra chồng chị ấy là ông tàu hom hem ngồi kế bên xe bán trái cây.
Phương tiện giao thông ở KL phổ biến nhứt là taxi nhưng nếu bạn chịu khó hỏi thăm thì có thể dùng xe bus hay sky train rất rẻ. Skytrain ở KL cũng giống như ở Vancouver -Canada, có điều dể dàng đi hơn vì các trạm đều nằm kế đường đi dể thấy, giá thì rẻ. Thí dụ hôm chúng tôi ở Concord Hotel, nếu dùng taxi, đi tới khu phố chính ở Bukit bintang tốn 15 MYR nhưng nếu dùng skytrain, chỉ có vài trạm, và giá chỉ 2, 5 MYR. Cũng nhờ biết skytrain mà tôi và ông bạn -Đức đã lần mò tìm lại vị trí trại chuyển tiếp Sungai Besi.
Món sầu riêng chắc chắn là ai cũng thích, sầu riêng Mã lai trái nhỏ rất ngon, bạn cứ mua, giá tiền tính bằng kg, người bán chẻ ra cho bạn ăn tại bàn, taxi không chở sầu riêng và khách sạn cấm mang vô. Cho nên có thèm thì cứ ra chợ ăn. Nếu có giờ bạn nên đi thăm Twin-Tower, niềm hãnh diện của người Mã, Cung Điện vua, Đài chiến sĩ, toà nhà Quốc hội mới, Viện Bảo Tàng Quốc gia, động Batu của người Hindu, hoặc thăm những nơi dệt các loại vải batik, một đặc sản được bảo tồn của người Mã…
Sáng hôm sau lên đường sớm, cả đoàn ra phi trường LCCT, là tên phi trường nhỏ, giá rẻ của hãng Air Asia. Đêm ngủ lại ở một khách sạn mới xây ở Terengganu. Khách sạn ngó ra bờ biển, buổi chiều anh em ra ngồi trên bờ cao nhìn biển Terengganu mênh mông, lại nhắc chuyện những ngày lênh đênh trên biển.
Hình khu mộ G (chụp
4-5 người tôi mặc áo mưa, ở bảng lưu niệm).
Đặc
biệt lần này phái đoàn được vị đại diện của Bộ Du Lịch Mã lai, ông đã bay từ KL
tới khách san ở Terengganu để gặp đòan và khoảng đãi anh chị em một bửa cơm tại
khách sạn. Sau đó ông lại bay về KL trong đêm. Người chief cook cho bửa cơm này
lại là một người Việt Nam ở Châu giang, Châu Đốc anh là người đạo Hồi và là
chief cook cho khách sạn. Gặp người đồng hương nói chuyện đôi câu cũng đủ ấm
lòng người xa xứ.
Trong chuyến đi Bidong kỳ này tôi còn có một việc cần thực hiện: đó là trở lại thăm khu nghĩa trang Phúc kiến ở Terengganu. Số là trong lần họp mặt CHS Hoàng Diệu Baxuyên ở Sydney có người nhắc tới thầy Trần kiều Sanh, trước 1975 thầy Sanh dạy ở Hoàng Diệu, nghe nói đi vượt biện mất tích. Sẵn tôi có mua được cuốn sách của ông Alcoh Wong, tựa là The Guidebook of the Graveyards of The Vietnamese Boat People along The East coast of Malaysia Peninsula. Cuốn sách tôi mua trong chuyến đi năm 2012 do chính tay bà vợ ông Alcoh Wong mang tới khi gặp đoàn VKTNVN ở Kuala Lumpur.
Tôi tìm thấy tên thầy Trần kiều Sanh ở trang 41, kế đó là tên Hà ái Loan vợ thầy Sanh. Do vậy trong ngày ở Terengganu, khi xe bus vừa đổ xuống khu nghĩa trang Phúc kiến, nhìn bia lưu niệm ở zone A, đã thấy tên thầy Sanh và vợ thầy. Mộ thầy Sanh và vợ nằm phía cuối, gần ngôi nhà của một cư dân sát nghĩa trang bên hè nhà còn có một cây soài. Theo như tấm bia thì thầy Sanh được chôn cất ngày 14/1/1978. Và cô Hà ái Loan, chôn ngày 15/1/1978. Việc vớt xác và chôn cất là do những người Mã lai tốt bụng đứng ra tự nguyện làm, xác vớt ngày nào thì chôn vào ngày đó. Hôm đó cả đoàn đã quên mang theo nhang đèn, nên cũng không thắp được nén nhang nào cho thầy Sanh và vợ thầy. Thực ra thì năm trước chúng tôi đã tới viếng, thắp hương đèn, và thấy Thích Phước Tấn đã làm lễ đọc nhiều hồi kinh ở các nghĩa trang vùng Terengganu, kể cả nghĩa trang này. Trong khu này còn rất nhiều mộ của người Phúc kiến nên thường có người thân họ tới lui nhang khói quanh năm.
Sau một đêm ở Terengganu đoàn xuống bến phà đi Bidong. Bà con lại có dịp mua ít hàng lưu niệm tại bến phà. T-shirt là chính, nhưng tìm không có cái nào mang tên Bidong, mà chỉ mang tên Redang Island. Bởi Bidong chỉ là hòn đảo nhỏ, còn Redang lớn đẹp hơn, nơi đó hiện nay có nhiều khách sạn, resort đẹp cho du khách. Bến phà khá tấp nập du khách, phần lớn họ đi các resort ở Redang.
Biển xanh, gió mát nước biển phà vào người nghe mằn mặn. Ai nấy cũng im lặng dường như mỗi người ai cũng đang sống lại những hình ảnh cũ năm nào. Hoặc lục lọi lại trong ký ức những hình ảnh thân quen. Hơn nữa giờ sau, Bidong hiện ra rồi đó, một hòn đảo xanh ngát cây rừng, ai biết được nơi đã từng cưu mang hàng trăm ngàn người tỵ nạn Việt Nam. Đảo Cá Mập nhỏ nằm kế bên. Cầu Jetty được chính phủ Mãlai ưu ái xây dựng lại bằng bê tông mái ngói đỏ, vị trí cũng kế bên cầu Jetty cũ.
Đã qua một lần tim đập mạnh vì xúc động từ chuyến VBTD10 năm 2012, lần nầy tôi cảm thấy bình tỉnh hơn, dù cái nôn nao vẫn còn y nguyên. Tôi vẫn muốn nhìn thấy Bidong muốn đặt chân lên bãi cát mềm êm ái của vùng trời vùng biển tự do dầu tiên mà tôi tới được.
Trong chuyến đi Bidong kỳ này tôi còn có một việc cần thực hiện: đó là trở lại thăm khu nghĩa trang Phúc kiến ở Terengganu. Số là trong lần họp mặt CHS Hoàng Diệu Baxuyên ở Sydney có người nhắc tới thầy Trần kiều Sanh, trước 1975 thầy Sanh dạy ở Hoàng Diệu, nghe nói đi vượt biện mất tích. Sẵn tôi có mua được cuốn sách của ông Alcoh Wong, tựa là The Guidebook of the Graveyards of The Vietnamese Boat People along The East coast of Malaysia Peninsula. Cuốn sách tôi mua trong chuyến đi năm 2012 do chính tay bà vợ ông Alcoh Wong mang tới khi gặp đoàn VKTNVN ở Kuala Lumpur.
Tôi tìm thấy tên thầy Trần kiều Sanh ở trang 41, kế đó là tên Hà ái Loan vợ thầy Sanh. Do vậy trong ngày ở Terengganu, khi xe bus vừa đổ xuống khu nghĩa trang Phúc kiến, nhìn bia lưu niệm ở zone A, đã thấy tên thầy Sanh và vợ thầy. Mộ thầy Sanh và vợ nằm phía cuối, gần ngôi nhà của một cư dân sát nghĩa trang bên hè nhà còn có một cây soài. Theo như tấm bia thì thầy Sanh được chôn cất ngày 14/1/1978. Và cô Hà ái Loan, chôn ngày 15/1/1978. Việc vớt xác và chôn cất là do những người Mã lai tốt bụng đứng ra tự nguyện làm, xác vớt ngày nào thì chôn vào ngày đó. Hôm đó cả đoàn đã quên mang theo nhang đèn, nên cũng không thắp được nén nhang nào cho thầy Sanh và vợ thầy. Thực ra thì năm trước chúng tôi đã tới viếng, thắp hương đèn, và thấy Thích Phước Tấn đã làm lễ đọc nhiều hồi kinh ở các nghĩa trang vùng Terengganu, kể cả nghĩa trang này. Trong khu này còn rất nhiều mộ của người Phúc kiến nên thường có người thân họ tới lui nhang khói quanh năm.
Sau một đêm ở Terengganu đoàn xuống bến phà đi Bidong. Bà con lại có dịp mua ít hàng lưu niệm tại bến phà. T-shirt là chính, nhưng tìm không có cái nào mang tên Bidong, mà chỉ mang tên Redang Island. Bởi Bidong chỉ là hòn đảo nhỏ, còn Redang lớn đẹp hơn, nơi đó hiện nay có nhiều khách sạn, resort đẹp cho du khách. Bến phà khá tấp nập du khách, phần lớn họ đi các resort ở Redang.
Biển xanh, gió mát nước biển phà vào người nghe mằn mặn. Ai nấy cũng im lặng dường như mỗi người ai cũng đang sống lại những hình ảnh cũ năm nào. Hoặc lục lọi lại trong ký ức những hình ảnh thân quen. Hơn nữa giờ sau, Bidong hiện ra rồi đó, một hòn đảo xanh ngát cây rừng, ai biết được nơi đã từng cưu mang hàng trăm ngàn người tỵ nạn Việt Nam. Đảo Cá Mập nhỏ nằm kế bên. Cầu Jetty được chính phủ Mãlai ưu ái xây dựng lại bằng bê tông mái ngói đỏ, vị trí cũng kế bên cầu Jetty cũ.
Đã qua một lần tim đập mạnh vì xúc động từ chuyến VBTD10 năm 2012, lần nầy tôi cảm thấy bình tỉnh hơn, dù cái nôn nao vẫn còn y nguyên. Tôi vẫn muốn nhìn thấy Bidong muốn đặt chân lên bãi cát mềm êm ái của vùng trời vùng biển tự do dầu tiên mà tôi tới được.
Tàu
cặp lại ở cầu Jetty, chuyển hành lý lên xong, nhìn những người bạn Mã phụ
khiêng những vật dụng cho chuyến công tác mới thấy nó nhiêu khê tới cở nào.
Sáu
mươi bao xi măng, mấy mươi cột bê tông để làm hàng rào, máy cắt tỉa nhánh
cây, máy bơm nước để rửa những tấm bia, máy cưa tay, máy thổi lá cây bụi bậm,
dao kéo chổi cào lá… bao nhiêu là thùng nước sơn loại 20L, bao nhiêu là
bình nước uống cho cả đoàn. Nhìn những thứ này tôi mới thấy công lao của anh em
trong VKTNVN, họ phải đi tới lui nhiều lần qua Terengganu, qua Bidong ăn
dầm nằm dề ở đó để ướt tính những nhu cầu cho chuyện mua sắm sao cho “vừa túi
tiền” mà bà con đóng góp vào chuyện này. Những lần đi tới lui dỉ nhiên là anh
em tự xuất tiền túi mà lo. Trần lão gia (nick name của ông Trần Đông) và Lưu
Dân (Nguyễn văn Sơn) là 2 người đứng mũi chịu sào, sau này có thêm 2 người ở
Houston là anh Bằng và Bảng tiếp tay. Bảng là người lo café cho anh em trong
chuyến này, (hắn là tay chuyện trị café đen), kể cả thuốc men trị bịnh, nghề
của chàng.
Lều cá nhân được dựng lên dọc theo bãi cát ở bờ biển bên trái cầu Jetty, tôi và Đức cắm lều gần cầu Jetty nhứt. Lều chỉ huy của Trần lão gia nằm dưới mấy cây dương gần khu nhà bếp của mấy chị nấu bếp Mã, họ là người của công ty du lịch Mã đưa qua lo chuyện cơm nước cho cả đoàn. Họ là những người phụ nữ Mã hiền lành cần mẫn không khác gì những người đàn bà Việt Nam chơn chất và chúng tôi đã biết họ từ chuyến đi năm ngoái. Nhà bếp được dựng trên nên xi măng cũ không biết khi xưa là cái gì? Công ty du lịch còn gởi theo cô tour guide, cô Mee Ann. Cô đã đi theo những đoàn VBTD tới Bidong rất nhiều lần, một cô gái Mã gốc Tàu vui tính dể mến. Nhìn tấm bảng to màu xanh dương căng hướng ra biển ai cũng muốn tới để chụp hình. Tấm banner ghi: Chào mừng các bạn tình nguyện viên từ Mỹ -Úc, trong công tác làm sạch Bidong. Hàng chữ Selamat Datang, nghe rất quen thuộc. Sau bửa ăn chiều ở nhà bếp, mỗi người ngồi trên một khúc gỗ vừa được mấy người công nhân Mã cưa xong. Dưới ánh đèn điện được phát ra từ cái máy Honda nhỏ, nhưng cũng đủ cho mọi sinh hoạt của đoàn. Bữa ăn đầu tiên trên đảo thật là ngon. Cũng cá bạc má chiên nhưng dòn và thơm ngon, không như “con cá ngày xưa” ở trại Sungai Besi, mà sau khi lãnh phần bà con lén đốt lửa để chiên lại. Thức ăn ở đây luôn có 3 món và thêm trái cây. Những chị nấu bếp Mã rất vui tính lần nào tới giờ ăn cũng lăng xăng mời chúng tôi tới ăn. Họ hay đùa bằng tiếng Mã “macăng, macăng”, (tôi nhớ mài mại không biết trúng không) tức ăn cơm, ăn cơm.
Lần này chùa ở Melbourne có cử vị Đại Đức đi theo đoàn, và 2 vị Phật tử đi theo thầy. Do đó cơm chay cũng được nhà bếp lo liệu cho Thầy và 2 vị Phật tử này. Vì hai anh cũng ăn chay trường.
Vài anh em ngồi đốt thuốc đuổi muỗi, có chút hơi cay cho ấm lòng chiến sĩ. An ở Sydney, đây là chuyến thứ 3 của An tới Bidong;không biết uống rượu mà lần nào cũng ghé mua duty free ở phi trường vài chai cho mấy anh nhâm nhi trên đảo, sau một ngày làm việc. Trần lão gia bắt đầu phân công cho công tác ngày mai. Tất cả đoàn được chia thành những toán nhỏ, ngày mai dồn lên hết trên nghĩa trang khu F, gồm 18 người cộng thêm mười mấy người bạn Mã. Trong 18 người này chỉ có 2 người từ Houston còn lại từ Sydney và Melbourne Úc châu. Phân công tác xong, anh em lại nhâm nhi, phì phà đuổi muỗi. Tiếng đàn ghita xập xình, những liên khúc bolero vì ai cũng có thể nhớ một bài hát quen thuộc nào đó.
Đêm sau thầy Đại Đức có làm lễ đọc kinh, dâng hương cầu siêu cho các vong linh của những người kém may mắn còn lẩn khuất đâu đây quanh các ngọn đồi Bidong. Anh em thắp nhang đèn dọc theo bờ biển cạnh cầu Jetty. Những ngọn nến lung linh trên cát phản chiếu xuống biển cộng với mùi nhang khói tạo nên một khung cảnh trang nghiêm vừa ấm cúng vừa u buồn. Tiếng kinh trầm ấm rền vang nhè nhẹ trên biển rồi lẩn vào đồi núi Bidong. Hình ảnh những con tàu lênh đênh vô định, những hải tặc hoành hành, những xác người trôi tấp ở những bãi bờ xa lạ lại hiện ra rờn rợn.
Đường lên khu F có những đoạn dốc trơn nếu gặp mưa. Công việc nặng nhọc do người Mã đảm trách nhứt là vận chuyển xi măng từ cầu Jetty lên tới khu F. Lần này sau khi làm sạch cỏ, những bậc tam cấp bề ngang chừng ba bốn mét nằm im lìm nhẩn nhục mấy mươi năm lần đâu tiên hiện ra để đón những bước chân quen từ 30 năm cũ trở lại. Anh Bằng đề nghị mang xi măng lên, trộn với cát biển phủ lên bậc tam cấp cho cỏ dại chậm phát triển, ý kiến này được anh em đồng ý. Anh Bảng, anh Đức và cháu Đang là những tay cao thủ dọn dẹp cắt tỉa cành cây. Tiếng máy đủ loại nổ vang động cả một ngọn đồi. Cái khó nhứt là bơm nước lên để cho máy compressor xịt nước rửa sạch tấm Bia Tưởng Niệm và các nấm mộ xi măng. Xế chiều nhìn lại đã thấy nghĩa trang quang đãng hơn nhiều. Đứng trên cao có thể thấy bãi biển bên dưới. Một số anh em tìm dấu vết các ngôi mộ không bia, chỉ một núm đất và vài viên đá xoay vòng tròn làm dấu. Đi nhặt lại đá chất vòng cho những nấm mộ này. Rồi đọc những tấm bia mờ tên ngày tới đảo, ngày sanh ngày mất mới thấy nhiều người còn quá trẻ. Vài nắm mộ người công giáo, thập tự giá ngã nghiêng đã được dựng lại ngay ngắn. Cámơn những người bạn Mã đã giúp đưa những bao xi măng 40kg lên tới đỉnh đồi này. Đọc lại tấm bia lưu niệm dựng trên khu F mới biết hơn 150 người nằm lại trên đó. Có 4-5 ngôi mộ được người thân bốc đi. Chị Tâm chị Hà và chị Kim Anh ngoài công việc lo sơn mộ còn lo chuyện nước uống cho bà con. Trời trưa nắng bốc khói làm nhớ lại những buổi trưa nằm trong long-house mồ hôi ướt cả lưng. Chỉ còn một chỗ mát là chạy vô thư viện. Bây giờ ngồi đây bên những nấm mồ vừa dọn sạch cỏ, dưới bóng mát của những cây bàng mà nhớ lại một thời chân thấp chân cao ở khu F hồi mới lên đảo năm 82. Tôi có ở đây mấy tuần, hàng ngày cũng đi ngang khu nghĩa trang này nhiều bận, nhưng có lẽ hôm nay tôi mới nhìn tận mặt những nấm mộ này.
Lều cá nhân được dựng lên dọc theo bãi cát ở bờ biển bên trái cầu Jetty, tôi và Đức cắm lều gần cầu Jetty nhứt. Lều chỉ huy của Trần lão gia nằm dưới mấy cây dương gần khu nhà bếp của mấy chị nấu bếp Mã, họ là người của công ty du lịch Mã đưa qua lo chuyện cơm nước cho cả đoàn. Họ là những người phụ nữ Mã hiền lành cần mẫn không khác gì những người đàn bà Việt Nam chơn chất và chúng tôi đã biết họ từ chuyến đi năm ngoái. Nhà bếp được dựng trên nên xi măng cũ không biết khi xưa là cái gì? Công ty du lịch còn gởi theo cô tour guide, cô Mee Ann. Cô đã đi theo những đoàn VBTD tới Bidong rất nhiều lần, một cô gái Mã gốc Tàu vui tính dể mến. Nhìn tấm bảng to màu xanh dương căng hướng ra biển ai cũng muốn tới để chụp hình. Tấm banner ghi: Chào mừng các bạn tình nguyện viên từ Mỹ -Úc, trong công tác làm sạch Bidong. Hàng chữ Selamat Datang, nghe rất quen thuộc. Sau bửa ăn chiều ở nhà bếp, mỗi người ngồi trên một khúc gỗ vừa được mấy người công nhân Mã cưa xong. Dưới ánh đèn điện được phát ra từ cái máy Honda nhỏ, nhưng cũng đủ cho mọi sinh hoạt của đoàn. Bữa ăn đầu tiên trên đảo thật là ngon. Cũng cá bạc má chiên nhưng dòn và thơm ngon, không như “con cá ngày xưa” ở trại Sungai Besi, mà sau khi lãnh phần bà con lén đốt lửa để chiên lại. Thức ăn ở đây luôn có 3 món và thêm trái cây. Những chị nấu bếp Mã rất vui tính lần nào tới giờ ăn cũng lăng xăng mời chúng tôi tới ăn. Họ hay đùa bằng tiếng Mã “macăng, macăng”, (tôi nhớ mài mại không biết trúng không) tức ăn cơm, ăn cơm.
Lần này chùa ở Melbourne có cử vị Đại Đức đi theo đoàn, và 2 vị Phật tử đi theo thầy. Do đó cơm chay cũng được nhà bếp lo liệu cho Thầy và 2 vị Phật tử này. Vì hai anh cũng ăn chay trường.
Vài anh em ngồi đốt thuốc đuổi muỗi, có chút hơi cay cho ấm lòng chiến sĩ. An ở Sydney, đây là chuyến thứ 3 của An tới Bidong;không biết uống rượu mà lần nào cũng ghé mua duty free ở phi trường vài chai cho mấy anh nhâm nhi trên đảo, sau một ngày làm việc. Trần lão gia bắt đầu phân công cho công tác ngày mai. Tất cả đoàn được chia thành những toán nhỏ, ngày mai dồn lên hết trên nghĩa trang khu F, gồm 18 người cộng thêm mười mấy người bạn Mã. Trong 18 người này chỉ có 2 người từ Houston còn lại từ Sydney và Melbourne Úc châu. Phân công tác xong, anh em lại nhâm nhi, phì phà đuổi muỗi. Tiếng đàn ghita xập xình, những liên khúc bolero vì ai cũng có thể nhớ một bài hát quen thuộc nào đó.
Đêm sau thầy Đại Đức có làm lễ đọc kinh, dâng hương cầu siêu cho các vong linh của những người kém may mắn còn lẩn khuất đâu đây quanh các ngọn đồi Bidong. Anh em thắp nhang đèn dọc theo bờ biển cạnh cầu Jetty. Những ngọn nến lung linh trên cát phản chiếu xuống biển cộng với mùi nhang khói tạo nên một khung cảnh trang nghiêm vừa ấm cúng vừa u buồn. Tiếng kinh trầm ấm rền vang nhè nhẹ trên biển rồi lẩn vào đồi núi Bidong. Hình ảnh những con tàu lênh đênh vô định, những hải tặc hoành hành, những xác người trôi tấp ở những bãi bờ xa lạ lại hiện ra rờn rợn.
Đường lên khu F có những đoạn dốc trơn nếu gặp mưa. Công việc nặng nhọc do người Mã đảm trách nhứt là vận chuyển xi măng từ cầu Jetty lên tới khu F. Lần này sau khi làm sạch cỏ, những bậc tam cấp bề ngang chừng ba bốn mét nằm im lìm nhẩn nhục mấy mươi năm lần đâu tiên hiện ra để đón những bước chân quen từ 30 năm cũ trở lại. Anh Bằng đề nghị mang xi măng lên, trộn với cát biển phủ lên bậc tam cấp cho cỏ dại chậm phát triển, ý kiến này được anh em đồng ý. Anh Bảng, anh Đức và cháu Đang là những tay cao thủ dọn dẹp cắt tỉa cành cây. Tiếng máy đủ loại nổ vang động cả một ngọn đồi. Cái khó nhứt là bơm nước lên để cho máy compressor xịt nước rửa sạch tấm Bia Tưởng Niệm và các nấm mộ xi măng. Xế chiều nhìn lại đã thấy nghĩa trang quang đãng hơn nhiều. Đứng trên cao có thể thấy bãi biển bên dưới. Một số anh em tìm dấu vết các ngôi mộ không bia, chỉ một núm đất và vài viên đá xoay vòng tròn làm dấu. Đi nhặt lại đá chất vòng cho những nấm mộ này. Rồi đọc những tấm bia mờ tên ngày tới đảo, ngày sanh ngày mất mới thấy nhiều người còn quá trẻ. Vài nắm mộ người công giáo, thập tự giá ngã nghiêng đã được dựng lại ngay ngắn. Cámơn những người bạn Mã đã giúp đưa những bao xi măng 40kg lên tới đỉnh đồi này. Đọc lại tấm bia lưu niệm dựng trên khu F mới biết hơn 150 người nằm lại trên đó. Có 4-5 ngôi mộ được người thân bốc đi. Chị Tâm chị Hà và chị Kim Anh ngoài công việc lo sơn mộ còn lo chuyện nước uống cho bà con. Trời trưa nắng bốc khói làm nhớ lại những buổi trưa nằm trong long-house mồ hôi ướt cả lưng. Chỉ còn một chỗ mát là chạy vô thư viện. Bây giờ ngồi đây bên những nấm mồ vừa dọn sạch cỏ, dưới bóng mát của những cây bàng mà nhớ lại một thời chân thấp chân cao ở khu F hồi mới lên đảo năm 82. Tôi có ở đây mấy tuần, hàng ngày cũng đi ngang khu nghĩa trang này nhiều bận, nhưng có lẽ hôm nay tôi mới nhìn tận mặt những nấm mộ này.
Sau
một ngày mệt đừ, tôi rủ Đức, Bảng sau này có anh Chính và cháu Đang chạy xuống
khu C tắm biển. Bãi khu C ngó qua đảo Cá Mập. Đảo Cá Mập một thời là nơi cấm
tới, nhắc tới tên ai cũng sợ, kèm theo nó là cả những câu chuyện huyền bí đến
thần thoại còn lưu truyền trong những người từng ở Bidong. Nhưng tôi có nghe nói
nhiều tay gan lì dám đến đó để câu cá vào đêm tối. Từ Bidong qua đó chắc có hơn
2 km(?). Biển khu C là một bãi biển đẹp vô cùng, cát mịn, nước êm và ấm.
Trên bờ dưới gốc cây bàng mát rượi, những công nhân Mã, dựng lều tạm, họ trải đệm để ngủ, căng giây phơi áo quần. Mỗi ngày họ cầu nguyện 2-3 lần. Sau mỗi buổi làm họ trở về lều để cầu nguyện chung. Họ cũng ăn chung cùng một nhà bếp với chúng tôi.
Mới chạy xuống tắm Bảng thấy một chú thanh niên Mã cầm một bọc con đồm độp, tức hải sâm có người gọi là đĩa tàu, món ăn mắc tiền. Bảng và Đức đi tìm được chục con ném lên bờ, nhưng sau đó một anh Mã trong lều ra nói, không ăn được, chỉ dùng làm thuốc, nên bọn tôi đành trả lại cho biển. Bảng còn tiếu : “Hay là họ sợ mình bắt hết nên nói vậy ?!”
Ngày thứ 3 nghĩa trang khu F đã hiện ra vóc dáng xưa của nó gần như nguyên vẹn. Tức nhìn chung sẽ thấy toàn những nấm mồ mà không còn cây cối hay cỏ dại um tùm như trước. Một nhóm gồm tôi, Đức, Bảng, và nhiều anh em khác di chuyển qua Đồi Tôn Giáo và chỗ Cánh Buồm tỵ nạn để dọn dẹp tiếp, phần còn lại của khu F do toán sơn, anh Lưu Dân, anh Nhuận, Trần Nhân, anh Tâm, anh Chính và những người khác tiếp tục đảm nhận. Theo anh Trần Đông cho biết người Mã rất là cảm kích công việc làm của VKTHVN, đã nhiều năm nay vẫn âm thầm sửa sang mộ cho người kém may mắn, nên họ đã cho người tới phát quang dọn dẹp trước một phần, trước khi đoàn chúng ta tới. Có lẽ họ làm tới nơi đúng nghĩa chử “clean up “cho nên chùa chiềng, nhà thờ hôm nay rất là quang đãng. Những mái tôn cũ, những cột kèo mục gẩy mục mà năm ngoái chúng tôi thấy còn ngổn ngang, đã được dọn sạch. Tuy nhiên cần nhiều công sức để làm cho tươm tất hơn. Đi theo các bậc tam cấp từ chánh điện chùa Từ Bi xuống dưới, tôi thấy nhiều tấm bảng Tạ Ơn do các Phật tử đúc bằng xi măng, khắc tên tuổi –quê quán, ngày rời VN, ngày tới đảo, có khoảng vài trăm tấm, nhiều tấm đã tróc ra nằm chồng lên nhau. Chùa Từ Bi có 3 tượng. Chánh điện là tượng Phât Thích Ca, trước sân là tượng Phật Quan Âm và phía dưới phải xuống nhiều bậc tam cấp là tượng Phật Di Lạc.
Tiếp tục chúng tôi qua dọn dẹp bên Cánh Buồm Tỵ Nạn, nằm kế bên nhà thờ Công giáo. Cánh buồm còn vững chắc, chỉ cần rửa sạch, sơn lại là xong. Cạnh nhà thờ có một chiếc tàu tỵ nạn đúc xi măng cốt sắc, còn chắc chắn tôi đọc dường như chữ NT 20582 ở mũi tàu. Xung quanh được gắn hàng trăm tấm “Tạ Ơn”như Tạ ơn Đức Mẹ, Tạ ơn Chúa, cùng với tên người khấn, hình thức những tấm Tạ Ơn cũng giống như ở bên chùa Từ Bi. Có những tấm khắc chữ nổi bằng xi măng rất đẹp, có tấm viết tay, dù hơn 30 năm nhưng vẫn còn đọc được họ tên người trên đó. Nếu có thì giờ tôi muốn chụp hết những tấm Tạ Ơn này đưa lên net, biết đâu những người chủ của chúng sẽ đọc được. Nhưng tiếc là không có giờ. Dọn dẹp xong thì mệt đừ, chỉ chờ để được nghỉ ngơi lấy sức cho hôm sau làm tiếp. Lần này ở Bidong 5 ngày mà chúng tôi trãi qua 3 cơn mưa. Mỗi lần mưa lại làm gián đoạn công việc. Nhớ ngày chót 12-4-2013, chúng tôi một nhóm 6-7 đi lên khu G, khu G được coi là hiểm trở nhứt trong các khu mộ ở Bidong. Đường đi dốc đứng, trơn trợt nếu trời mưa. Và sau gần mười chuyến VBTD, lần rồi năm 2012, anh em trong VBTD10 mới lên tới đỉnh khuG lần đầu-theo lời anh Trần Đông. ”Khu G ai dám mò lên đỉnh-sợ dẫm xương người dưới đá trơn”. Trên 90% mộ trên khu G là không tên tuổi, có khoảng trên 50 ngôi mộ. Đặc biệt gần 20 mộ chôn thẳng hàng nằm dưới bồn chứa nước, nay đã rỉ sét có thể xụp xuống bất cứ lúc nào. Có lẽ đây là mộ những thuyền nhân mà xác tấp vào Bidong(?) được chôn sau này. Trên đây còn nguyên tấm Bia Tưởng Niệm cũng do những thuyền nhân tới sau ngày “cut off “-ngày đóng cửa trại dựng(14-3-1989). Nhưng bia được dựng năm 1991. Hôm lên khu G, anh Trần Nhân vừa sơn xong tấm Bia, thì trận mưa đổ xuống, nước sơn trôi hết. Anh em chui đại dưới bồn nước rỉ sét và ngồi trên các hòn đá quanh các ngôi mộ để trú mưa. Chỉ có 2 chàng Đức và Bảng là tiếp tục dùng máy cắt cây quanh các mộ ở một góc xa. Hỏi lại có lẽ 2 chàng sợ cái bồn nước sập nên cứ lang thang bên ngoài!Trần lão gia vì tình nguyện trở xuống lấy xăng, nên cùng chung số phận. Hôm đó có một việc làm anh em hết hồn. Đó là chuyện cô Mee Ann của công ty du lịch, cô theo đoàn nhà bếp mang thức ăn lên khu G. Có lẽ sợ anh em đói, cô ráng đi nhanh, mà đường đi thì quá khó khăn, lên tới nơi cô ngồi thở không ra, mặt mày xanh mét, trời lại âm u vần vủ như sắp đổ trận tiếp. Cũng may nửa giờ sau cô tỉnh lại. Trời gần xụp tối chúng tôi trở xuống.
Vừa xuống tới, anh Đông lại lăng xăng tiếp cho khu E, tới đó thấy anh Bằng đang cùng mấy người bạn Mã đang dựng nhiều trụ xi măng đúc sẵn. Ai cũng muốn làm cho xong trước khi ngày mai nhổ trại. Nghĩa trang khu E nằm dưới trũng, có khoảng mười mấy ngôi mộ, lần này được phát quang, trồng trụ bao quanh và chất cát đá xi măng để ngăn cát lấn vào, vì phần lớn các ngôi mộ đã bị chìm trong cát. Hy vọng từ nay khu E sẽ được khá hơn.
Đêm chót trước khi rời Bidong, đứng nhìn lên đã thấy đồi Tôn Giáo, thấy Cánh Buồm Tỵ nạn, thấy Ông già Bidong và cô gái nằm dựa lưng vô những tảng đá. Tượng bị gẫy tuột từ trên đỉnh xuống, nhưng còn nguyên vẹn. Gương mặt ông già trông rất uy dũng. Dưới chân ông còn rất nhiều tấm bảng tạ ơn. Một ngày nào đó sẽ dựng lại tượng Ông Già Bidong, một biểu tượng mà ai từng ở đó không thể không biết đến.
Ngày nhổ trại anh em còn cố gắng dậy sớm leo lên khu F để chụp vài tấm hình vì hôm trước trời mưa. Khu F bây giờ giống như khu mộ ở một nghĩa trang nào đó vừa qua tiết thanh minh, sạch sẽ, gọn gàng. Những ngôi mộ xi măng được sơn màu trắng, vài ngôi mộ có thập tự giá trông khá đẹp. Có bạn còn đùa, từ dưới bãi khu C nhìn lên những ngôi mộ sơn trắng, cứ tưởng là một khu nhà ở một hòn đảo nào đó ở Hylạp. Khu F là một trong những điểm chính của chuyến công tác kỳ này.
“Em dẩn tôi về bên khu F. Chỉ mộ người thân nằm mé kia đồi. Lượm đá rừng làm bia khắc vội. Tên người ở lại Bidong”. Tạm biệt khu F.
Trước khi rời trại một buổi Lễ được Đại Đức chủ trì, thắp hương, đọc kinh, cầu siêu cho các vong linh được siêu thoát. Cám ơn trời đất phù hộ cho cả đoàn suốt 5 ngày công tác trên Bidong được an toàn dù trãi qua mấy cơn mưa lớn làm xập ướt cả lều trại và vật dụng.
Cám ơn các bạn người Mã đã làm việc tận tình sát vai sát cánh với đoàn. Cám ơn VKTNVN cho tôi có dịp tới thăm lại Bidong. Những người phụ nữ trong nhà bếp cũng vui vẻ chụp hình chia tay chúng tôi và tiễn đưa ở tận cầu Jetty. Ở họ vẫn là những nụ cười hiền thục và đầm ấm như những cô gái quê mùa ở đâu đó Việt Nam. Biển vẫn mênh mông quanh đây mà sao nghe lòng biển nhớ. Một vẫy tay mà xa cách nghìn trùng.
Cầu Jetty mờ nhạt dần, Bidong mờ dần, có chăng chỉ là nghe sóng hát mênh mang như thầm nhắc những người đi về một ngày trở lại.
Bidong tháng 4/2013
Lâm Hảo Khôi
Trên bờ dưới gốc cây bàng mát rượi, những công nhân Mã, dựng lều tạm, họ trải đệm để ngủ, căng giây phơi áo quần. Mỗi ngày họ cầu nguyện 2-3 lần. Sau mỗi buổi làm họ trở về lều để cầu nguyện chung. Họ cũng ăn chung cùng một nhà bếp với chúng tôi.
Mới chạy xuống tắm Bảng thấy một chú thanh niên Mã cầm một bọc con đồm độp, tức hải sâm có người gọi là đĩa tàu, món ăn mắc tiền. Bảng và Đức đi tìm được chục con ném lên bờ, nhưng sau đó một anh Mã trong lều ra nói, không ăn được, chỉ dùng làm thuốc, nên bọn tôi đành trả lại cho biển. Bảng còn tiếu : “Hay là họ sợ mình bắt hết nên nói vậy ?!”
Ngày thứ 3 nghĩa trang khu F đã hiện ra vóc dáng xưa của nó gần như nguyên vẹn. Tức nhìn chung sẽ thấy toàn những nấm mồ mà không còn cây cối hay cỏ dại um tùm như trước. Một nhóm gồm tôi, Đức, Bảng, và nhiều anh em khác di chuyển qua Đồi Tôn Giáo và chỗ Cánh Buồm tỵ nạn để dọn dẹp tiếp, phần còn lại của khu F do toán sơn, anh Lưu Dân, anh Nhuận, Trần Nhân, anh Tâm, anh Chính và những người khác tiếp tục đảm nhận. Theo anh Trần Đông cho biết người Mã rất là cảm kích công việc làm của VKTHVN, đã nhiều năm nay vẫn âm thầm sửa sang mộ cho người kém may mắn, nên họ đã cho người tới phát quang dọn dẹp trước một phần, trước khi đoàn chúng ta tới. Có lẽ họ làm tới nơi đúng nghĩa chử “clean up “cho nên chùa chiềng, nhà thờ hôm nay rất là quang đãng. Những mái tôn cũ, những cột kèo mục gẩy mục mà năm ngoái chúng tôi thấy còn ngổn ngang, đã được dọn sạch. Tuy nhiên cần nhiều công sức để làm cho tươm tất hơn. Đi theo các bậc tam cấp từ chánh điện chùa Từ Bi xuống dưới, tôi thấy nhiều tấm bảng Tạ Ơn do các Phật tử đúc bằng xi măng, khắc tên tuổi –quê quán, ngày rời VN, ngày tới đảo, có khoảng vài trăm tấm, nhiều tấm đã tróc ra nằm chồng lên nhau. Chùa Từ Bi có 3 tượng. Chánh điện là tượng Phât Thích Ca, trước sân là tượng Phật Quan Âm và phía dưới phải xuống nhiều bậc tam cấp là tượng Phật Di Lạc.
Tiếp tục chúng tôi qua dọn dẹp bên Cánh Buồm Tỵ Nạn, nằm kế bên nhà thờ Công giáo. Cánh buồm còn vững chắc, chỉ cần rửa sạch, sơn lại là xong. Cạnh nhà thờ có một chiếc tàu tỵ nạn đúc xi măng cốt sắc, còn chắc chắn tôi đọc dường như chữ NT 20582 ở mũi tàu. Xung quanh được gắn hàng trăm tấm “Tạ Ơn”như Tạ ơn Đức Mẹ, Tạ ơn Chúa, cùng với tên người khấn, hình thức những tấm Tạ Ơn cũng giống như ở bên chùa Từ Bi. Có những tấm khắc chữ nổi bằng xi măng rất đẹp, có tấm viết tay, dù hơn 30 năm nhưng vẫn còn đọc được họ tên người trên đó. Nếu có thì giờ tôi muốn chụp hết những tấm Tạ Ơn này đưa lên net, biết đâu những người chủ của chúng sẽ đọc được. Nhưng tiếc là không có giờ. Dọn dẹp xong thì mệt đừ, chỉ chờ để được nghỉ ngơi lấy sức cho hôm sau làm tiếp. Lần này ở Bidong 5 ngày mà chúng tôi trãi qua 3 cơn mưa. Mỗi lần mưa lại làm gián đoạn công việc. Nhớ ngày chót 12-4-2013, chúng tôi một nhóm 6-7 đi lên khu G, khu G được coi là hiểm trở nhứt trong các khu mộ ở Bidong. Đường đi dốc đứng, trơn trợt nếu trời mưa. Và sau gần mười chuyến VBTD, lần rồi năm 2012, anh em trong VBTD10 mới lên tới đỉnh khuG lần đầu-theo lời anh Trần Đông. ”Khu G ai dám mò lên đỉnh-sợ dẫm xương người dưới đá trơn”. Trên 90% mộ trên khu G là không tên tuổi, có khoảng trên 50 ngôi mộ. Đặc biệt gần 20 mộ chôn thẳng hàng nằm dưới bồn chứa nước, nay đã rỉ sét có thể xụp xuống bất cứ lúc nào. Có lẽ đây là mộ những thuyền nhân mà xác tấp vào Bidong(?) được chôn sau này. Trên đây còn nguyên tấm Bia Tưởng Niệm cũng do những thuyền nhân tới sau ngày “cut off “-ngày đóng cửa trại dựng(14-3-1989). Nhưng bia được dựng năm 1991. Hôm lên khu G, anh Trần Nhân vừa sơn xong tấm Bia, thì trận mưa đổ xuống, nước sơn trôi hết. Anh em chui đại dưới bồn nước rỉ sét và ngồi trên các hòn đá quanh các ngôi mộ để trú mưa. Chỉ có 2 chàng Đức và Bảng là tiếp tục dùng máy cắt cây quanh các mộ ở một góc xa. Hỏi lại có lẽ 2 chàng sợ cái bồn nước sập nên cứ lang thang bên ngoài!Trần lão gia vì tình nguyện trở xuống lấy xăng, nên cùng chung số phận. Hôm đó có một việc làm anh em hết hồn. Đó là chuyện cô Mee Ann của công ty du lịch, cô theo đoàn nhà bếp mang thức ăn lên khu G. Có lẽ sợ anh em đói, cô ráng đi nhanh, mà đường đi thì quá khó khăn, lên tới nơi cô ngồi thở không ra, mặt mày xanh mét, trời lại âm u vần vủ như sắp đổ trận tiếp. Cũng may nửa giờ sau cô tỉnh lại. Trời gần xụp tối chúng tôi trở xuống.
Vừa xuống tới, anh Đông lại lăng xăng tiếp cho khu E, tới đó thấy anh Bằng đang cùng mấy người bạn Mã đang dựng nhiều trụ xi măng đúc sẵn. Ai cũng muốn làm cho xong trước khi ngày mai nhổ trại. Nghĩa trang khu E nằm dưới trũng, có khoảng mười mấy ngôi mộ, lần này được phát quang, trồng trụ bao quanh và chất cát đá xi măng để ngăn cát lấn vào, vì phần lớn các ngôi mộ đã bị chìm trong cát. Hy vọng từ nay khu E sẽ được khá hơn.
Đêm chót trước khi rời Bidong, đứng nhìn lên đã thấy đồi Tôn Giáo, thấy Cánh Buồm Tỵ nạn, thấy Ông già Bidong và cô gái nằm dựa lưng vô những tảng đá. Tượng bị gẫy tuột từ trên đỉnh xuống, nhưng còn nguyên vẹn. Gương mặt ông già trông rất uy dũng. Dưới chân ông còn rất nhiều tấm bảng tạ ơn. Một ngày nào đó sẽ dựng lại tượng Ông Già Bidong, một biểu tượng mà ai từng ở đó không thể không biết đến.
Ngày nhổ trại anh em còn cố gắng dậy sớm leo lên khu F để chụp vài tấm hình vì hôm trước trời mưa. Khu F bây giờ giống như khu mộ ở một nghĩa trang nào đó vừa qua tiết thanh minh, sạch sẽ, gọn gàng. Những ngôi mộ xi măng được sơn màu trắng, vài ngôi mộ có thập tự giá trông khá đẹp. Có bạn còn đùa, từ dưới bãi khu C nhìn lên những ngôi mộ sơn trắng, cứ tưởng là một khu nhà ở một hòn đảo nào đó ở Hylạp. Khu F là một trong những điểm chính của chuyến công tác kỳ này.
“Em dẩn tôi về bên khu F. Chỉ mộ người thân nằm mé kia đồi. Lượm đá rừng làm bia khắc vội. Tên người ở lại Bidong”. Tạm biệt khu F.
Trước khi rời trại một buổi Lễ được Đại Đức chủ trì, thắp hương, đọc kinh, cầu siêu cho các vong linh được siêu thoát. Cám ơn trời đất phù hộ cho cả đoàn suốt 5 ngày công tác trên Bidong được an toàn dù trãi qua mấy cơn mưa lớn làm xập ướt cả lều trại và vật dụng.
Cám ơn các bạn người Mã đã làm việc tận tình sát vai sát cánh với đoàn. Cám ơn VKTNVN cho tôi có dịp tới thăm lại Bidong. Những người phụ nữ trong nhà bếp cũng vui vẻ chụp hình chia tay chúng tôi và tiễn đưa ở tận cầu Jetty. Ở họ vẫn là những nụ cười hiền thục và đầm ấm như những cô gái quê mùa ở đâu đó Việt Nam. Biển vẫn mênh mông quanh đây mà sao nghe lòng biển nhớ. Một vẫy tay mà xa cách nghìn trùng.
Cầu Jetty mờ nhạt dần, Bidong mờ dần, có chăng chỉ là nghe sóng hát mênh mang như thầm nhắc những người đi về một ngày trở lại.
Bidong tháng 4/2013
Lâm Hảo Khôi
No comments:
Post a Comment